Cuộc Hành Trình Của Nanh Trắng - Tiếng Gọi Nơi Hoang Dã Từ Jack London

983 lượt xem | thứ bảy, 08/05/2021 - 02:50

Nanh Trắng được xem là tác phẩm hoàn hảo, nhân văn nhất trong suốt sự nghiệp sáng tác của Jack London.

Những thông điệp sống được tác giả này lồng ghép khéo léo trong từng trang sách, từng giai đoạn phát triển của nhân vật chính. Bên cạnh đó, người đọc vẫn được thưởng thức những chi tiết thú vị nhất về cuộc phiêu lưu đầy “giông bão” của một chú chó hoang tên là Nanh Trắng. Tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về tác phẩm này nhé.

Đôi nét về tác phẩm Nanh Trắng

nanh-trang

Sơ lược về tác giả

Jack London sinh ngày 12 tháng 1 năm 1876 và mất vào ngày 22 tháng 11 năm 1916 (40 tuổi). Ông là một nhà văn người Mỹ, nổi tiếng với rất nhiều tác phẩm “kinh điển” như “Nanh Trắng”, “Gót sắt”, “Tiếng Gọi Nơi Hoang Dã”,…

Tác giả Jack London còn được biết đến là một trong những người tiên phong của thể loại tạp chí thương mại – một trong những nghề thịnh hành bấy giờ. Bên cạnh đó, ông là một trong những nhà văn người Mỹ đạt được nhiều thành tựu về mặt tài chính nhờ vào nghề viết văn.

Sự ra đời của Nanh Trắng

Nanh Trắng (nguyên tác tiếng Anh là White Fang) được ra mắt lần đầu tiên vào năm 1906 bởi tác giả Jack London. Tác phẩm này thuộc thể loại tiểu thuyết, được đăng từng kỳ trên tạp chí Outing, kéo dài trong 5 tháng (từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1906).

Tính đến thời điểm hiện tại, có 2 bản dịch tiếng Việt của tác phẩm Nanh Trắng lần lượt vào năm 1997 và 2013. Điều này giúp cho độc giả Việt Nam có thể tiếp cận tác phẩm được xem là “kinh điển” này dễ dàng hơn so với phiên bản bằng tiếng Anh.

Nội dung tiểu thuyết

noi-dung-tieu-thuyet

Nội dung chính của tác phẩm này được lấy cảm hứng từ một con sói cùng tên, Nanh Trắng. Nó là một chú chó khác biệt so với phần còn lại của thế giới. Vì sao lại như thế? Chú chó này đặc biệt bởi nó là sự lai tạo giữa chó và sói. Cụ thể hơn, màu sắc lông xám xịt giống với bố - Sói Một Mắt, cùng với sự điềm đạm trong tính cách như mẹ đã khiến cho Nanh Trắng gặp khá nhiều rắc rối.

Cuộc hành trình bắt đầu khi Nanh Trắng nhận thấy những loại thức ăn phổ biến như thịt và sữa không đủ để cung cấp cho dạ dày của mình. Nó đã tự biết tìm thức ăn bằng cách lẻn ra ngoài, thay vì chờ đợi sự giúp đỡ như những con chó bình thường khác. Tuy nhiên, thế giới bên ngoài không thực sự “màu hồng” như Nanh Trắng tưởng tượng. Đỉnh điểm là khi nó vô tình bị rơi vào bẫy của những người da đỏ.

Không thể trốn chạy, không thể lùi bước, bản lĩnh của một con sói không cho phép Nanh Trắng bị khuất phục dễ dàng như vậy. Vậy nó phải làm như thế nào? Đọc truyện Nanh Trắng tại docsach24 để hiểu rõ hơn nhé.

Sách Nanh trắng đã được chuyển thể thành phim

Sự chuyển thể thành công của một cuốn tiểu thuyết kinh điển

phim-nanh-trang

Nhận thấy được tính nhân văn, có chiều sâu trong cách thức xây dựng cốt truyện, Nanh Trắng đã được chuyển thể thành các phiên bản phim khác nhau. Qua đó, dễ dàng tiếp cận với nhiều đối tượng hơn.

Tính đến thời điểm hiện tại, có hai phiên bản phim Nanh Trắng được phát hành rộng rãi trên toàn thế giới. Nếu bạn yêu thích sự chân thực, bộc lộ cảm xúc nhân vật mạnh mẽ thì có thể thưởng thức phiên bản do con người đóng vào năm 1991. Ngoài ra, sự thú vị trong phiên bản hoạt hình được Netflix ra mắt vào năm 2018 cũng sẽ không làm bạn cảm thấy thất vọng.

Đánh giá phim Nanh trắng

danh-gia-phim

Điều chúng tôi thích nhất là các phần phim đều được giữ nguyên cốt truyện so với bản gốc. Do đó, người xem sẽ có cảm giác như thưởng thức tác phẩm theo phong cách hoàn toàn mới. Mặc dù các phiên bản phim đều được đầu tư cốt truyện, xây dựng nhân vật tỉ mỉ nhưng nó vẫn thiếu một chút gì đó gọi là “bùng nổ cảm xúc” như phiên bản sách. Bạn cảm thấy sao về ý kiến này? Đưa ra ý kiến của bạn bằng cách comment bên dưới bài viết nhé.

Lãnh thổ Yukon được khắc họa tỉ mỉ như bước ra từ trong tác phẩm

lanh-tho-yukon

Có thể bạn chưa biết, lãnh thổ Yukon được nhắc đến trong truyện Nanh Trắng là một địa điểm có thật trong hiện tại. Nó là lãnh thổ liên ban xa và nhỏ nhất của Canada bên cạnh hai lãnh thổ khác là Các Lãnh thổ Tây Bắc và Nunavut. Khí hậu tại khu vực này giá lạnh quanh năm, khiến cho mật độ dân cư trở nên vô cùng thưa thớt.

Đó cũng là nguyên nhân chính khiến cho tác giả Jack London “chọn mặt gửi vàng” tại địa điểm này. Quyết định vô cùng chính xác của tác giả đã tạo cho cảnh vật trong tác phẩm Nanh Trắng trở nên hùng vĩ hơn bao giờ hết.  

So sánh Nanh Trắng và Tiếng gọi nơi hoang dã

so-sanh-hai-tac-pham

Có rất nhiều ý kiến cho rằng Nanh Trắng là một phiên bản đảo ngược hoàn toàn của Tiếng gọi nơi hoang dã. Nếu như trong Tiếng gọi nơi hoang dã, nhân vật chính là chú chó tên Buck đã bị bản năng hoang dã biến thành một chú chó sói. Thì Nanh Trắng từ một con chó sói đã được thuần hóa nhờ lòng yêu thương của con người.

Về cơ bản, cốt truyện của cả hai tác phẩm này có phần đối ngược với nhau, nhưng chung quy thì tác giả Jack London vẫn biết cách làm cho chúng trở nên tương đồng đến kì lạ. Cả hai tác phẩm này đều mang đến cho người đọc những phút giây đi từ cung bậc cảm xúc này đến cảm xúc khác. Đó cũng chính là yếu tố đã tha hóa nhân vật chính, ảnh hưởng từ những sự vật sự kiện xung quanh và thay đổi bản chất theo thời gian.

Tình yêu thương thể hiện qua tác phẩm

tinh-yeu-thuong

Tình yêu thương của tác giả Jack London đã được thể hiện rõ ràng thông qua tác phẩm Nanh Trắng. Đây không phải là tình yêu thương giữa người với người, mà là giữa người và một loại động vật hoang dã như sói. Có thể thấy, Nanh Trắng không những bị khuất phục bởi tình yêu thương của con người. Nó còn yêu thương người chủ mới của mình đến mức sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ bản thân.

Nhìn chung, Nanh Trắng không phải là tác phẩm đầu tiên mà Jack London sử dụng tình yêu để cảm hóa những loài vật hoang dã, nhưng tác phẩm này thật sự đã bộc lộ những gì đẹp và chân thật nhất của tình yêu thương.

Kết luận – ngòi bút đậm chất “phong trần” của Jack London

jack-london

Với một người có sở thích đi ngao du đó đây như Jack London, không quá khó hiểu khi tác phẩm Nanh Trắng được lột tả vô cùng hoàn hảo dưới góc nhìn của một con sói hoang. Đặc biệt hơn, nhà văn đã sử dụng phong cách viết văn “phong trần” của mình để miêu tả sự tác động lẫn nhau của ba tầng lớp khác nhau trên thế giới.

Đó là sự khốc liệt của thiên nhiên với con người, sự đối xử tàn nhẫn của loài người đối với các con vật bị thuần hóa từ thiên nhiên hùng vĩ. Tất cả đều vô cùng tự nhiên trong từng trang sách, chân thực và đậm chất nhân văn cho độc giả.