Tu Viện Thành Parme

Tu Viện Thành Parme

Tác giả: Stendhal
Số chương: 32
Lượt xem: 8498

Đọc sách Tu Viện Thành Parme

Đây là kiệt tác thứ hai và cũng là cuối cùng của nhà văn Pháp Stendhal. Với Tu viện Thành Parma, Stendhal đã tỏ rõ là bậc thầy trong việc phân tích tâm lý, cũng như trong Đỏ và Đen. Chuyện xảy ra từ khi Napoléon Bonaparte kéo quân vào Bắc Italy (1796) đến những năm 20 của thế kỷ XIX. Bối cảnh từ Công quốc Milan chuyển qua Công quốc Parma.

Quân đội cách mạng Pháp trẻ trung và hăng hái vào đất Italy đánh đuổi quân Áo, đem tự do và vui tươi, khoáng đạt lại cho nhân dân Milan và các phần tử cấp tiến, trong đó có nữ Hầu tước Del Dongo và cô em chồng Gina, trong khi Hầu tước hằn học lánh mặt. Fabrice del Dongo ra đời từ sự gần gũi giữa nữ Hầu tước với một sỹ quan Pháp. Diễm lệ, thông minh, hào hiệp và phóng khoáng, Gina tìm thấy ở người cháu đang trưởng thành một tâm hồn bạn. Khi Napoléon (tướng Bonaparte trước) giành lại được ngôi Vua năm 1815, được bà cô giúp, Fabrice hăng hái lặn lội sang Pháp với ý định phụng sự con người từng “giải phóng nước Italy” và “muốn rửa nhục cho nhân dân Italy”. Thực tế thô bạo và thấp hèn ở chiến trường Waterloo và cảnh bại trận thảm hại của “Đạo quân vỹ đại” đã làm chàng tỉnh mộng. Chàng cũng mất lý tưởng từ đó. Trở về Milan, chàng bị tình nghi, phải theo cô sang cư trú ở Công quốc Parma. Gina, bây giờ là Nữ Công quốc Sanseverina, cùng với người yêu là Thủ tướng Tosca, giới thiệu Fabrice đi học ở Viện Thần học Naplơ, mong cho chàng tiến thân trong Giáo hội. Ba năm sau, Fabrice trở về, rắn rỏi, đẹp trai hơn trước và vẫn quý mến người cô. Bà Công tước, tuy vẫn trẻ đẹp, nhưng lớn hơn Fabrice 14 tuổi và là cô, không muốn thu nhận mối tình thầm kín trong lòng mình, mà cũng không thể khắc phục. Với sự che chở của Bá tước Mosca và lòng yêu mến của vị Tổng giám mục già, Fabrice nhanh chóng lên chức vị Đệ nhất tổng trợ tá tòa Tổng Giám mục.  Nhưng chàng không sống như một cố đạo gương mẫu. Chàng chơi bời, đấu kiếm, có khi phải trốn tránh vì đã gây tai tiếng. Trong một vụ giành giật tình nhân, vì tự vệ, chàng buộc phải giết kẻ tình địch. Nữ Công tước vốn là một ngôi sao sáng mà Quận vương muốn giữ làm trang trí cho triều đình; Trong một cuộc bệ kiến gay cấn, bà đã dùng nghị lực, trí thông minh và tính táo bạo của mình buộc Quận vương ký lệnh đình truy tố Fabrice. Nhưng sau đó, tên lãnh chúa cảm thấy nhục, đã lật lọng để cho cánh thù địch của Mosca và nữ Công tước lập mưu bắt Fabrice giam riêng ở tầng cao chót vót ngục tháp Phacnedơ. Vào ngục, Fabrice làm một chuyện bất ngờ: Chàng yêu nàng Clelia Conti, con gái tướng trấn thủ ngục thành. Trong cách bức, hai người chuyện trò với nhau bằng tín hiệu. Vốn đã nghe tiếng Fabrice là tay phong tình, lại sợ cha, Clelia cố cưỡng lại thiên hướng của lòng mình. Nhưng khi được biết có người mưu toan đầu độc chàng, nàng xiêu lòng và cùng Nữ Công tước tổ chức cho chàng vượt ngục một cách rất mạo hiểm. Nữ Công tước mượn tay nhà thơ, nhà cách mạng Panla si tình để trừng phạt tên lãnh chúa đê hèn bằng thuốc độc. Nhưng bà buồn rầu thất vọng khi thấy Fabrice ngày đêm chỉ nghĩ đến Clelia, chàng đã trở vào ngục Phacnedơ để chờ tái thẩm vụ án. Chàng sắp ăn bữa cơm có đánh thuốc độc thì Clelia liều lĩnh vào buồng giam, kịp thời đạp đổ hết; Trong khi đó, vì tình yêu, Nữ Công tước hạ mình lợi dụng sự yêu thầm nhớ trộm của Tân vương để đoạt lệnh phóng thích đưa đến nhà ngục. Vì phản quyền lợi cha quá nghiêm trọng và suýt làm cho cha chết vì độc dược, Clelia phát thệ sẽ đoạn tuyệt với Fabrice và lấy người chồng do cha chọn. Nàng làm đúng lời thề. Tuy nhiên, Fabrice bây giờ thừa kế chức Tổng giám mục, đã làm hết cách để nối lại cuộc tình duyên xưa. Không cầm lòng được, Clelia vi phạm lời thề. Họ có với nhau một đứa con. Fabrice thấy mình sống cô đơn, cố đòi bắt con về nuôi – đứa bé chết – Clelia coi đó là một sự trừng phạt của Chúa, rồi ốm chết. Fabrice bỏ chức, vào Tu viện dòng Sactơrơ ở thành phố Parma và chết tại đó một năm sau.


SÁCH CÙNG CHUYÊN MỤC