Những tình huống truyện hài hước, mang đậm sắc thái dân gian Việt Nam đã cho chúng ta thấy được phần nào xã hội phong kiến nước ta thời xưa. Các giai cấp được phân chia rõ ràng, có quan lại, có địa chủ, có nông dân, có nô lệ và cả những tên tay sai bán danh dự để có được lợi ích riêng. Ở xã hội đó, Trạng Lợn được coi là một con người ngang ngược, thích bày trò quậy phá. Ấy vậy, Trạng lại được đông đảo nhân dân ủng hộ mình. Có lẽ cũng bởi mục đích mà Trạng làm vậy cũng chỉ để châm biếm bọn quan lại tham lam, tàn nhẫn. Qua đó, tác phẩm cũng cho chúng ta thấy được mặt trái của xã hội, nơi những con người không có quyền lực, không có của cải luôn là những người ở đáy xã hội. Hoặc là họ sẽ chọn cách sống ngay thẳng với bản thân của mình, hoặc là họ sẽ biến đổi bản chất con người chỉ để thoát khỏi kiếp sống nghèo khổ.
Không phải là một tác phẩm quá dài nhưng “Trạng Lợn” vẫn đem lại những giây phút thư giãn hài hước với những tình tiết thú vị. Và đặc biệt là những bài học sâu sắc của xã hội đương thời để lại cho chúng ta.