Đêm hội Long Trì của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng nổi tiếng trong dòng văn học lịch sử. Đây cũng có thể nói là tác phẩm tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng nhất của ông.
Tiểu thuyết Đêm hội Long Trì của Nguyễn Huy Tưởng lần đầu tiên được đăng tải năm 1942 trên tạp chí Tri tân. Đây cũng là dấu mốc đánh dấu sự ghi nhận của nền văn học Việt Nam đối với nhà văn. Tiếp sau Đêm hội Long Trì, tác giả đã cho ra đời tiểu thuyết An Tư và vở kịch Vũ Như Tô kiệt xuất cho thế hệ sau.
Đêm hội Long Trì kể về thời vua Lê – Chúa Trịnh, về bi kịch của gia đình Trịnh Sâm và bức tranh toàn cảnh về một xã hội phong kiến tối tăm, mục nát.
Lịch sử kể lại về Đặng Lâm – em trai của Tuyên phi Đặng Thị Huệ - một người vợ mà vua vô cùng sủng ái là một kẻ bệnh hoạn, hãm hiếp phụ nữ rồi bị bắt lưu đày. Thì trong Đêm hội Long Trì, Đặng Lâm bị đem đi xử chém. Màn đối đáp giữa Đặng Lân và Nguyễn Mại trước khi chàng võ quan vung kiếm chém cũng cho thấy tính chất quyết liệt trong sự hành xử của người thực thi pháp luật: “Ta là Cậu Trời!” - “Cậu Trời cũng chém!”
Đêm hội Long Trì còn rất nhiều câu chuyện lịch sử thú vị, sau này được dựng thành phim cũng vô cùng nổi tiếng và xuất sắc. Tác phẩm phim được nhận giải Cánh diều vàng – một giải thưởng danh giá của nền Điện ảnh Việt Nam