“Bột Mì Vĩnh Cửu" được xuất bản vào năm 1928 bởi nhà văn Alexander Romanovich Belyaev. Ông là người đi tiên phong cho nền văn học viễn tưởng của Xô Viết.
Sở dĩ ông đặt cái tên như vậy là bởi vì thứ bột mì đó ăn hết bao nhiêu lại nở ra bấy nhiêu, có thể cưu vớt nhân loại khỏi nạn đói đã hoành hành bao đời nay. Ông thử nghiệm phát minh đó bằng cách đưa cho một người đánh cá nghèo, và dĩ nhiên, ông căn dặn rất cẩn thận về những mặt hạn chế của thứ “bột mì” đó.
Thế nhưng, họ đã phớt lờ những lời căn dặn mà sử dụng một cách vô tội vạ, thậm chí bọn thương gia còn lợi dụng nhân số lượng bột lên để rao bán trên thị trường. Để rồi, bột tự nảy nở quá nhanh không thể kiểm soát, chúng tràn khắp nơi cả trên biển lẫn dưới mặt đất, đe dọa đến mạng sống của con người…
Vị giáo sư rất đau đầu để tìm cách phá hủy đi phát minh của mình, nếu không, cả thế giới sẽ bị diệt vong. Và trong quá trình tìm kiếm giải pháp đó, ông còn phải đối mặt với những “lòng tham không đáy” từ chính những người mang ơn ông…