“Bố mẹ và con và đại ngàn” là một câu chuyện ngắn vô cùng cảm động kể về những tháng ngày tuổi thơ sống ở miền rừng núi bao la, tác giả Dương Bình Nguyên đã mang đến một làn gió mới, thổi vào chính câu chuyện của mình những đức tính chất phác thật thà của người con lớn lên giữa sự đùm bọc của núi rừng.
Tuy bố mẹ đều là người Kinh nhưng họ đã sinh ra và nuôi nấng Nguyên như những người Trại nơi đây. Bố thường đi săn trong một khoảng thời gian vô cũng dài, mẹ Nguyên chỉ biết ngậm ngùi đến từng ngòn tay mong chồng trở về, đôi khi chỉ là tiếng hươu chạy qua cũng khiến mẹ ngỡ tưởng bố về.
Những ngày bố ở nhà, căn nhà như vui đến lạ, những lúc đó Nguyên chỉ ước bố cậu có thể ở nhà với hai mẹ con mãi mãi. Lớn dần lên giữa sự đùm bọc của xóm làng, câu bé ngày nào giờ đã lớn và được đi học ở thành phố để phát triến bản thân. Bố mẹ lấy đó là niềm tự hào nhưng cũng là niềm lo lắng. Khuân mặt gầy đi do sự vật vả của mẹ và đôi mắt sau thẳm của bố, cậu biết cậu sẽ không thể quên được ở nơi thành phố bộn bề này...