Yểu Mệnh

Chương 6: Cuộc hội ngộ 2

Câu nói này càng làm cho Văn hoang mang:

- Sao lại có chuyện đó? Nàng cười thành tiếng:

- Bộ anh tưởng tự nhiên anh biết nơi này mà tới sao? ở khách sạn Giang Thành hôm qua, đâu phải tự dưng người ta chỉ cho anh biết em ở xứ này? Cũng như lúc nãy, làm sao bác đạp xe lôi biết anh mà chở đến tận đây?

Văn rùng mình:

- Thì ra...

Anh cũng đừng lo, mọi điều cũng chỉ tạo cơ hội cho cơ hội cho anh đến gặp người mà anh ngại gặp nhất mà thôi và anh đã gặp rồi đó. Nhưng xem ra dì em cũng không đến đỗi quá căng thẳng với anh, khác với thái độ của bà suốt ba năm nay. Bà chỉ muốn gặp và ăn tươi nuốt sống anh thôi, chắc anh biết nguyên do?

- Vậy cô là…

- Em đã nói rồi, em là cháu của dì Thảnh.

Nhớ lại chuyện xâu chuỗi và những gì xảy ra ở Hà Tiên, Văn hỏi dồn:

- Vậy chyện của Ngọc Mai chuyện về xâu chuỗi kia. Xuân Lan nhẹ lắc đầu:

- Mọi việc không phải do tôi. Anh muốn biết thì cứ hỏi dì tôi. Còn bây giờ… Cô quay lại, tìm thì chẳng còn thấy bé Ngọc Ngà đâu. Nàng hoảng hốt:

- Ngà ơi, con ở đâu?

Chẳng nghe con bé trả lời, cô càng quýnh lên. Văn cũng hoảng, anh cùng chạy đi tìm. Cả hai chạy khắp nhà, ra cả ngoài sân vườn cũng chẳng thấy. Lúc này Xuân Lan đã thấy run, cô líu cả lưỡi:

- Không.. không được... không xong rồi! Văn hỏi mãi cô ta mới nói rõ hơn:

- Để cho con bé đi coi như nó sẽ trở về với mẹ nó, và như vậy có nghĩa là... là... anh phải đi khỏi đây ngay!

Văn ngơ ngác:

- Cô nói gì tôi không hiểu? Vậy hoá la cô không phải là mẹ của bé Ngọc Ngà sao? Và tại sao tôi không được ở lại đây?

Nàng nói như hét:

- Anh đi ngay đi!

Nói xong, nàng ta gục xuống khiến Văn càng hoảng sợ hơn:

- Kìa, cô Lam Cô sao vậy?

Xuân Lan lịm dần và suýt ngã xuống đất, may mà Văn đã đỡ kịp. Anh gọi lớn:

- Cô tỉnh lại đi, cô Lan!

Cô nàng chỉ còn là cái xác biết thở nhè nhẹ... Văn chẳng còn cách nào hơn nên phải bế cô lên, định bước vào nhà thì anh nghe Lan thì thào:

- Đừng vào đó, hãy đưa em ra ngoài...

Văn làm theo như cái máy. Anh đưa Xuân Lan ra ngoài cổng, vừa nhìn thấy một chiếc xe lôi trờ tới, anh gọi:

- Chở đi bệnh xá gần nhất!

Xe chạy một lúc thì đột nhiên ngừng ngay cửa một nhà trọ, Văn khoát tay:

- Không phải đây!

Nhưng một lần nữa, anh nghe giọng thì thào của Xuân Lan:

- Cứ đưa em lên đây!

Một người trong phòng trọ bước ra giúp đưa cô vào phòng. Họ nói:

- Cô này là khách ở đây mà. Văn nói cho họ rõ:

- Không, nhà cô ấy ở gần đây cô ấy bị bệnh nên tôi phải đưa đi bệnh viện ngay!

Nhân viên tiếp tân quả quyết:

- Cô Xuân Lan này ở đây từ hôm qua với một đứa bé, lúc nãy nó chạy về trước và đang ở trong phòng!

Vừa khi ấy, bé Ngọc Ngà từ trong chạy ra, nó một lần nữa mừng rỡ khi gặp Văn:

- Chú, con chờ chú về.

Văn còn thắc mắc nhưng không thể hỏi đứa bé ba tuổi, vả lại anh còn phải lo cứu chữa cho Xuân Lan trước. Nhân viên nhà trọ nói cho Văn biết:

- Cô ấy nói lúc sáng rằng mình về chơi nhà người quen, tôi cứ tưởng đến chiều cô ấy mới về, nên vừa rồi có một cô bạn của cô ấy tới đây tìm, tôi đã chỉ cho vào phòng đợi, bây giờ chắc còn trong đó.

Bé Ngà nói:

- Đi rồi, chỉ để lại cái này.

Nó đưa ra cho Văn một cái bọc, trong đó có một gói giấy được gói khá chu

đáo:

- Con về phòng thì không gặp cô ấy, nhưng khi con vào trong phòng rồi thì cô ấy đứng từ ngoài nói vọng vào, dặn con lấy cái bọc này đưa cho má Xuân Lan hoặc người nào đi cùng má Lan cũng được. Vậy chú cũng là người được gửi cái này, chú mở ra xem đi.

Văn không định mở, nhưng nghe con bé nói vậy anh mở ta xem thử. Vật gói kỹ kia khi được mở ra khiến cho Văn điếng hồn, đó là bức ảnh chụp Ngọc Mai lúc vừa tự tử đang còn nằm yên trên giường!

- Trời ơi!

Văn chỉ kêu được mấy tiếng rồi thì lảo đảo, mặt xanh tái! Con bé Ngà không hiểu chuyện gì, nó hoảng sợ:

- Chú, chú làm sao vậy chú?

Văn cố lắm mới nói được mấy tiếng:

- Ngọc… Mai…

Bé Ngà bỗng ôm cứng lấy Văn, như sợ anh chết. Nó gào lên:

- Chú ơi, chú!

Xuân Lan lúc ấy kêu lên ú ớ:

- Đừng đừng hại người ta.. đừng… Con bé Ngà cũng hét lớn:

- Đừng hại chú này! Con thương chú ấy!

Vừa nói nó lại càng siết chặt Văn hơn như sợ ai đó bắt mất anh, đến nỗi Văn cũng phải ngạc nhiên:

- Chú có sao đâu con?

Bé Ngà vẫn không lơi tay nó càng la lớn hơn và cứ xoay người hết bên này lại qua bên kia, như đang cố che chở cho anh khỏi bị ai đó tấn công! Và đến khi Văn không còn đủ sức để đứng vững thì một lần nữa con bé lại thét lên:

- Mẹ, đừng hại người ta!

Rồi như liều mình, nó ngã nhoài lên thân thể vừa đổ xuống của Văn, chẳng khác gì tấm lá chắn. Lúc ấy thì Xuân Lan cũng đã nằm yên, Vậy bé Ngà sợ ai? Chẳng thể lý giải được, bởi lúc ấy cả Văn và Xuân Lan đều đã ngất đi. Chỉ còn chị chủ nhà trọ, chị hốt hoảng giục mấy người làm lo cấp cứu cho hai người. Tuy nhiên, khi mấy người kia kéo bé Ngà ra khỏi người Văn thì con bé nhất quyết không bỏ ra, nó gào lên:

- Đừng để mẹ giết chú này!

Cho đến khi họ đưa Văn vào phòng mà con bé vẫn còn ôm cứng anh. Chị chủ nhà trọ nói với một nhân viên:

- Chạy vào xóm trong, chỗ gần nhà máy xay có một ngôi nhà ngói xưa, cô này có bà con ở đó, báo cho họ biết cô ấy đang bị bệnh ngoài này, kêu họ ra ngay.

Người nhân viên chạy đi một lúc khá lâu, khi trở về đã lắc đầu báo:

- Em kiếm nãy giờ mà có ngôi nhà ngói xưa nào đâu, chỉ có một cái nhà lớn, nhưng khi nhìn vào thấy chỉ có mồ mả chung quanh chứ đâu có người ở!

Chị chủ phòng trọ ngạc nhiên:

- Tôi cũng nhớ ở đó không có người nào ở, mà sao cô này lại nói có bà dì ở đó! Mày có hỏi kỹ mấy người chung quanh đó không?

- Dạ có, ai cũng nói nhà ấy đã bỏ hoang từ lâu rồi, cách đây mấy năm có chôn một người, thành ra nơi ấy gần như là cái nghĩa trang gia đình, chứ đâu phải nhà ở.

Vẫn chưa tin hẳn, nên chị chủ phòng trọ lại sai một người khác đi hỏi. Vài mươi phút sau ngươi này về, cũng báo y như vậy:

- Đó đúng là một nghĩa địa gia tộc, nghe nói của một bà nhà giàu nào đớ ở Sài Gòn, quê quán ở xứ này, nên bây giờ khu đất đó dùng làm nơi chôn người chết. Ngôi mộ nào cũng xây đá kiên cố lắm, nhưng ngôi nhà ngói lớn thì không ai ở đã từ lâu rồi.

Trong lúc họ còn đang bàn tán thì Văn rỉnh lại. Anh nhìn thấy bé Ngà vân đang bám chặt lấy anh và đã ngủ khì thì xúc động lắm, định gở bé ra cho nó ngủ trên giường, nhưng con bé dù đang ngủ vẫn cự tuyệt, không chịu buông tay ra!

Chị chủ nhà hỏi Văn:

- Lúc nãy cậu đưa cô này về từ đâu vậy?

Nghe Văn kể, chị ta kêu lên:

- Chỗ đó là nghĩa địa chứ đâu phải nhà!

Văn không tin, anh định gửi bé Ngà lại để tự đi xem thực hư, nhưng con bé vẫn nhất định không rời ra, nên cuối cùng Văn đành phải bế nó theo, kêu xe lôi chạy trở về chỗ lúc nãy. Tận mắt chứng kiến mà Văn vẫn còn chưa tin, anh hỏi một người gần đó, người ta nói rành rẽ:

- Đây là đất hươg hoả của ông Cả mà ngày xưa người ta gợi là Cả Tự, khi ông mất đi thì để lại cho người con gái tên Thảnh, nhưng sau đó bà này cũng chuyển lên Sài Gòn ở, rất ít khi về đây. Ngôi nhà dần dần xuống cấp, cuối cùng bà Thảnh dùng khu đất ấy làm từ đường thờ tổ tiên.

Nhưng chỉ được một thời gian thì việc thờ tự cũng chẳng ai lo, nên hầu như ngôi nhà đành bỏ hoang. Chỉ có khu đất rộng gần một mẫu chung quanh đã lần hồi biến thành nghĩa trang gia tộc. Hình như có đến gần mười ngôi mộ được chôn trong đó, mà mới nhất là mộ của người con gái bà Thảnh chết cách đây ba bốn năm, được đem về mai táng và thỉnh thoảng bà có về nhang khói. Nhưng mới đây nghe tin bà ấy cũng đã chết, nhưng mộ phần thì không thấy đem về đây, có lẽ đã được hoả táng rồi cũng nên.

Nghe bà ta kể rành rọt như vậy nên Văn không thể không tin, sau một lúc lưỡng lự, anh quyết định vào bên trong khuôn viên ngôi nhà. Vẫn là ngôi nhà mà anh tới lúc sáng, nhưng bây giờ nó là một ngôi nhà hoang, rêu phong, nhện giăng đầy. Văn đứng thẫn thờ khá lâu rồi chợt nhớ, anh bế bé Ngà ra thẳng sau vườn, nơi có đến chục ngôi mộ đá nằm san sát nhau, Một ngôi mộ mới nhất, nổi bật hơn nằm ở cuối dãy, mà vừa thoạt nhìn thấy Văn đã thót tim! Khi bước lại gần bỗng bé Ngà khóc thét lên và co quắp người lại ôm cứng lấy Văn, anh phải dỗ nó:

- Cháu đừng sợ, chú chỉ xem qua rồi đi ra ngay!

Ánh mắt của Văn dừng lại ở dòng chữ trên mộ bia: Phần mộ Lê Thị Ngọc Mai. Bên trên dòng chữ là ảnh chân dung của Mai, gương mặt buồn hiu.

- Ngọc Mai!

Văn kêu lên rồi đứng chết lặng. Trong lúc bé Ngà kéo tay anh giục đi:

- Đi đi chú! Đi đi...

Văn bước đi mà mắt cứ ngoái lại nhìn vào ngôi mộ.

- Nó như có một mãnh lực kỳ lạ, khiến Văn cứ muốn chạy trở lại. Rồi văng vẳng bên tai Văn nghe như có tiếng ai đó gọi tên mình. Anh vừa định lên tiếng

thì bàn tay nhỏ nhắn của bé Ngà đã bụm ngang miệng, khiến anh không thể thốt lên được. Và một lần nữa con bé lại giục:

Đi nhanh lên đi chú!

- Mãi đến khi tới ngoài cổng, con bé mới oà lên khóc và nói rất nhỏ vào tai Văn:

- Người ta đang muốn bắt chú đi, chú mau chạy đi!

Thấy Văn vẫn còn nấn ná chưa chịu bỏ đi, con bé lại giục.

- Chạy nhanh lên!

Lúc này chợt Văn nghe như có bước chân người phía sau lưng, anh cảm nhận hơi thở của ai đó sát vào gáy mình, đồng thời có một mùi hương rất quen thuộc phả vào mũi anh... Văn buột miệng:

- Ngọc Mai!

Đúng là loại nước hoa mà Ngọc Mai thường dùng khi còn sống, khi ấy Văn vẫn thường nói chỉ duy nhất nàng mới dùng loại nước hoa pha lẫn giữa hương của đàn ông với phụ nữ...

Lúc này Văn cảm giác như có luồng hơi lạnh buốt đang phủ lên gáy mình và hình như.. Bỗng con bé Ngà hét lên một tiếng rồi buông tay ra khỏi Văn! Anh hốt hoảng khi nhìn quanh không thấy con bé.

- Cháu ơi! Cháu ở đâu?

Văn điếng hồn khi con bé tự dưng biến mất, mà quên là lúc ấy cái cảm giác lành lạnh sau gáy cũng không còn...

Văn trở về nhà với bộ dạng thất thần. Vừa bước vào cửa nhà trọ, anh đã nghe tiếng khóc nức nở của ai đó từ bên trong. Và khi anh vào hẳn phòng khách thì đã nghe Xuân Lan gào lên:

- Con bé chết rồi!

Văn đang như kẻ mất hồn, đã giật mình:

- Cái gì, bé Ngà đâu?

Chỉ đứa bé đang nằm im trong lòng, mắt nhắm nghiền, Xuân Lan nói qua màn nước mắt:

- Nó chết rồi!

Hốt hoảng. Văn cúi xuống chạm tay vào mũi con bé, không còn tín hiệu của hơi thở, Văn gào lên:

- Trời ơi, chú hại cháu rồi!

Đột nhiên Văn hét vào mặt Xuân Lan:

- Chính cô! Cô là nguyên nhân làm cho con bé chết! Lan ngơ ngác:

- Anh nói gì vậy? Chính em vừa tỉnh lại thì đã thấy con nhỏ nằm bên cạnh rồi. Lúc nãy nó lại đi với anh, vậy ai đã làm gì con bé?

Câu hỏi khiến Văn nhớ lại diễn biến câu chuyện vừa rồi, anh buông tiếng thở dài:

- Ngọc Mai...

Xuân Lan hoảng hốt:

- Anh vừa nói gì? Anh gặp chị ấy? Văn không giấu:

- Tôi vừa cùng bé Ngà vào ngôi nhà hoang và ra nghĩa địa… Anh vừa nói tới đó thì Xuân Lan đã thất thần kêu lên:

- Anh dẫn xác đến đó là tới số rồi. Rồi cô nhìn lại bé Ngà:

- Nhưng sao con bé lại như thế này? Nó là con..

Nàng định nói hết ý, nhưng bỗng ngừng bặt và vẻ sợ hãi lộ rõ. Văn hỏi:

- Cô sao vậy?

Xuân Lan không trả lời, rồi bất ngờ cô ôm bé Ngà đứng vụt dậy và chạy biến ra ngoài. Văn gọi theo.

- Cô Xuân Lan, đừng đưa con bé đi.

Nhưng bóng cô nàng và bé Ngà phút chốc đã không còn thấy nữa...