Tuy nhiên, mọi việc diễn ra sao đó đã làm đảo lộn mọi dự tính của cả hai. Lúc vừa bước vào nhà đã gặp ngay bà chủ Bền. Hôm nay thấy mặt con dâu bà đã cười toe toét ngay:
Dữ không, tưởng mày bỏ luôn cục cưng của tao chứ! Phụng ngơ ngác nhìn bà rồi nhìn lại út Nguyệt, chưa hiểu gì thì chủ Bền lại nói:
Nó dễ thương lắm mày ơi! Tao vốn ghét con nít, vậy mà từ lúc nó về đây tao thương hết biết, bồng ẵm không rời tay!
Bà nói xong quay lại chiếc nôi đặt giữa nhà, bế lên một đứa bé còn trong tháng, vừa nựng nịu:
Cục cưng của bà nội ơi, con mẹ mày nó hư lắm sinh ra mày rồi bỏ đi luôn, bữa nay mới về! Dậy mà la cho nó một trận đi!
Phụng thảng thốt:
Má nói…
Bà chủ Bền sang thằng bé qua cho Phụng:
Sinh con dễ thương như vậy mà không chịu về bồng ẵm, cưng yêu nó! May là có nó nên tao tha cho, bây giờ về mà chăm sóc nó đi. Nhưng nhớ, cục cưng của ta à nghen, nuôi không kỹ thì biết tay tao!
Phụng như từ trên trời rơi xuống:
Má nói...?
Út Nguyệt cũng hỏi:
Đứa trẻ này là… Bà chủ Bền gắt lên:
Trời ơi, con nó mà nó còn hỏi! Bộ mày điên hả Phụng? Chứ đứa nào sai ẵm nó về đây, nói mày còn phải nằm bệnh viện dưỡng bệnh sẽ về sau. Lúc đầu tao định lên Sài Gòn kiếm mày, nhưng mấy bữa nay mắc ôm cái cục cưng này đâu làm sao đi được!
Phụng ẵm đứa nhỏ trong tay mà chẳng hiểu ra sao, cô đưa mắt nhìn sang cô mình. Út Nguyệt lanh trí hơn, nên nói khoả lấp:
Đúng rồi, con Phụng bữa nay mới khoẻ... Nhưng ai ẵm đứa nhỏ về vậy? Hay là của ba nó?
Thì là con của thằng Tường chứ ai! Mà con thằng Tường là con của con Phụng! Bộ cô tưởng thằng con tôi nó năm thê bảy thiếp sao!
Bà quay qua Phụng, cầm bàn chân của thằng bé lên, suýt xoa:
Bàn chân giống thằng Tường như khuông đúc. Còn cái môi, cái mũi nó giống con như cắt để qua. May cho tụi bây, sinh ra mà không giống đứa nào thì chết với tao.
Phụng nhìn kỹ thì công nhận lời nói của bà không sai, đứa bé trai quả giống cả cô và Tường không chối cãi đi dâu được.
Bà chủ Bền chợt hỏi:
Về sao không thấy đồ đạc đâu hết? Út Nguyệt nhanh miệng đáp thay:
Nhân tiện tôi đưa nó về nhà, để đem qua sau.
Rồi nhân lúc bà chủ không để ý, út Nguyệt kéo cháu ra ngoài, hỏi nhỏ:
Chuyện này là sao Phụng? Phụng bối rối:
Nhiều chuyện quá con cũng không biết sao nữa... Hết thằng quái thai kia, rồi cái thai mắc dịch, và bây giờ lại thằng nhỏ này? Con nghi có thể con rơi của thằng Tường, rồi nó tìm cách đưa về đây để bắt con gánh quá! Nếu vậy thì con sẽ bỏ nhà đi cho út coi!
Út Nguyệt có được sự bình tĩnh lạ thường trong những trường hợp nguy. Cô suy nghĩ rất nhanh rồi nói:
Chuyện này rất có uẫn khúc. Để tao tìm hiểu... Phụng lắc đầu:
Chắc con chịu thua quá út ơi! Con không còn chịu nổi những rắc rối nữa. Rồi bây giờ không lẽ con phải ôm con người khác mà nuôi sao?
Bỗng từ miệng đứa bé thốt ra mấy lời nghe lạnh cả sống lưng:
Sao lại là con người khác. Con là con của bà đây mà!
Suýt nữa Phụng đã buông rơi đứa bé xuống đất! Út Nguyệt đỡ lấy nó vừa run run nói:
Không xong tồi, còn nguy hơn cả quát thai nữa!
Thầy Tư Thế không cần nhìn ra cũng đã biết là ai tới. Thầy cất tiếng:
Tới kịp lúc thì vào đi, còn ngần ngại nỗi gì nữa. Út Nguyệt nhìn Phụng rùng mình:
Ông này như có mắt ở ngoài đường vậy?
Chưa đợi hai người bước vào tới nhà, thầy đã nói liền:
Cái hoạ đã tới rồi phải không? Tôi đã nói rồi, oan gia nghiệp chướng này thì khó mà thoát được nó lắm!
Út Nguyệt mạnh dạn kể sơ qua câu chuyện đã xảy ra. Cô không kể rõ chi tiết, tuy nhiên thầy Tư đã nhắc:
Cô kể còn thiếu lần có thai sau này của cô kia? Rồi không đợi Nguyệt đáp, ông nói tiếp:
Đứa quái thai đã biến mất rồi phải không? Phụng nhanh nhảu:
Dạ, nó biến rồi, con mừng quá!
Thật ra nó không biến, mà chỉ thay đổi hình dạng thôi. Nó là biến thể của cái bào thai mà cô đã phá lúc năm tháng có thai. Nó chết đi và hiện về phá cô, báo oán thì đúng hơn! Nhưng do thấy cô quá sợ và khó lòng sống chung với cô và gia đình chồng, nên nó biến thành cái bào thai bất ngờ làm cho cô hoảng sợ mấy hôm! Chính nó định qua lần có thai lần nữa của cô để ra đời và bắt đầu cuộc báo oán ầm ĩ hơn...
Phụng buột miệng:
Con đã không còn có thai nữa rồi thầy! Thầy Tư lắc đầu:
Có thể tự nhiên mà có thai được, bởi đó là mang thai của ma! Nhưng làm sao tự dưng mà hết có thai được.
Vậy tại sao…?
Cô đã sinh con mà không biết đó thôi! Con ma thì sinh cũng theo kiểu của ma! Cô vừa sinh non đứa bé đó trong lúc đi vệ sinh mà không hề hay biết. Và đứa bé đó hiện nay đang được bà nội nó nuôi!
Út Nguyệt hoảng hốt:
Vậy ra đứa nhỏ đó... Thầy Tư trầm giọng:
Bây giờ nó đã lọt vào nhà phú hộ Bền được một cách êm xuôi, được cưng chìu nữa, như vậy coi như cuộc báo oán bắt đầu...
Phụng nói vội:
Như vậy con có thoát được không thầy? Ông thầy lắc đầu:
Cô mang tội nghiệt quá lớn thì làm sao thoát được! Nhà phú hộ Bền do làm giàu bất chánh, từng có ân oán nặng với nhiều người và người ta muốn qua con cháu họ để báo oán. Đáng lý ra cô có thể thoát được, nếu cô không nhẫn tâm giết chết cái thai năm tháng tuổi đó. Bây giờ đứa bé vừa báo oán nhà Tư Bền, mà cô cũng phải lãnh phần. Nhưng do cha mẹ cô ăn ở có đức hơn, nên cô chỉ phải gánh chịu chuyện đứa bé cho đến khi nó được ba tuổi. Khi ấy nhà bá hộ Bền trả nợ xong thì cô cũng được thoát. Cho nên mọi chuyện của cô bây giờ là trở về nhà chồng và chờ cho đến mảng kỳ hạn mà thôi.
Phụng hốt hoảng:
Cứu con thầy ơi! Con không thể chịu nổi... Nhưng thầy Tư đã đứng lên, giọng dứt khoát:
Ta chỉ biết và kể lại cho cô nghe thôi, còn mọi việc là do ở số phận, phúc phận của cô thôi. Về trước khi xảy ra những điều tệ hại hơn…
Ông nói xong bước ra nhà sau rồi mất tăm luôn.
Ba năm sau
Cả vợ chồng phú hộ Tư Bền đều ngã bệnh và cùng chết một ngày trước sự ngơ ngác của thân nhân! Khi cậu Hai Tường về thì đáng lẽ phải đau buồn và lo lắng chuyện ma chay, đằng này anh ta lại dửng dưng, phó mặc cho mấy người bà con. Anh ta còn ra lệnh cho người chú họ:
Chú lo chôn hai người họ xong thì bảo tất cả bà con ở quê lên phải về hết! Ông chú Tám của Tường bất mãn:
Bà con anh em người ta lên đây là do hay tin anh chị Tư chết, chứ đâu phải lên để nhờ vả gì đâu!
Nhưng Tường vẫn hách dịch:
Tôi nói là sau đó tôi có chuyện phải làm việc với những quan chức ở Sài Gòn về. Tôi đâu cần nhiều người!
Quá bất mãn với thái độ mất dạy của Tường nên đám bà con thân nhân đã kéo nhau về hết. Cũng may cho họ, chứ nếu họ còn ở lại thì chỉ mất công chứng kiến một chuyện không ai ngờ.
Quả có khách Sài Gòn về thật. Nhưng họ không phải là khách thân thiện, mà họ về là để làm thủ tục tịch biên toàn bộ gia sản của phú hộ Tư Bềm Chính Tường cũng kinh ngạc:
Tại sao mấy người làm vậy?
Một luật sư đại diện cho phía chủ nợ đã trưng ra các giấy tờ mà nhà này nợ ngân hàng họ. Số tiền quá lớn, đến Tường còn phải thất thần:
Sao nợ gì mà lớn quá vầy nè? Vị luật sư nói:
Phân nửa số nợ này là do cậu vay đã mấy năm nay rồi mà chưa trả, nay đã quá hạn.
Tường gân cổ cãi:
Nhưng hôm nay tôi sẽ tính sổ và trả hết!
Vị luật sư bảo:
Đó là ý của cậu. Còn thực tế thì tài sản nhà cậu đâu còn gì để mà trả. Đây cậu coi.
Tường xem xong sổ sách, giấy nợ, anh thất thần:
Trời ơi, như vậy mấy ông tính sao với gia sản này?
Tính kỹ rồi, qua đối chiếu thì cả hai số nợ gộp lại thì tài sản này trọn vẹn đủ
trả cho ngân hàng. Hôm nay chúng tôi làm thủ tục, yêu cầu anh ký tên.
Tường hét lên như điên:
- Tôi chỉ nợ một phần, còn lại ai nợ tôi đâu có biết?
Như cậu thấy đó, người ký giấy nợ là cha mẹ anh và người được hưởng một phần sau khi ngân hàng tính toán chính là đứa con còn nhỏ của anh, Nó sẽ được hưởng khi đủ tuổi trưởng thành.
Tường bắt buộc phải ký tên vào giấy thanh lý. Sau đó anh ta phát điên và bỏ nhà đi mà chẳng biết là đi đâu.
Thế là chỉ trong phút chốc thì cả cái gia sản kết sù đã biến thành của người khac1 Phụng âm thầm bỏ đi, để đứa bé ba tuổi lại với chị vú em.
Lạ một điều là hình như đã biết trước mọi việc, nên thằng bé vẫn bình thản khi biết Phụng bỏ đi. Nó còn nói như người lớn:
- Bà vú cứ ở lại với con, rồi bà vú sẽ được đền bù!
Chuyện kết cuộc đúng y như vậy: mười lăm năm sau đứa bé lớn lên và hưởng phần gia tài còn lại. Còn Tường thì chẳng thấy bóng dáng đâu. Có người nói hình như là anh ta điên đi lang thang rồi chết bờ chết bụi ở đâu đó…
Rồi vào một đêm kia, ngôi nhà ngói như cái dinh thự của bá hộ Tư Bền đã bỗng dưng bốc cháy dữ dội vài giờ sau thì cả cái cơ ngơi đó thành tro bụi...
HẾT.