Vua Hủi Koolau

Vua Hủi Koolau

Docsach24.com

hỉ vì chúng ta mắc bệnh mà họ đã tước đoạt tự do của chúng ta. Chúng ta đã tuân thủ luật pháp. Chúng ta không làm điều gì sai quấy. Vậy mà họ đã nhốt chúng ta vào tù. Các bạn cũng biết rồi đấy, Molokai là một hòn đảo ngục tù. Coi Niuli kia kìa, cách đây bảy năm, chị cậu ta bị đưa đến Molokai; từ bấy đến nay, cậu ta chưa gặp lại và sẽ không bao giờ còn gặp lại chị mình nữa. Chị ấy phải ở đó cho đến mãn đời. Chị ấy đâu muốn vậy; Niuli cũng đâu muốn vậy ; đó là ý muốn của những người da trắng cai trị xứ này, nhưng những người da trắng đó là ai vậy?

"Chúng ta biết... ông chúng ta, rồi cha chúng ta đã nói lại cho chúng ta biết... Họ đến, nói năng nhỏ nhẹ, hiền lành cứ như những con cừu... Họ phải nói năng nhỏ nhẹ, vì lúc ấy chúng ta đông và mạnh, và toàn bộ các đảo ở đây là của chúng ta... Vâng, như tôi vừa nói, họ nói năng một cách nhỏ nhẹ, dịu dàng... Họ gồm hai loại: Một loại nài nỉ xin chúng ta cho phép họ giảng giải những lời răn của Chúa, và loại kia cũng nài nỉ xin chúng ta chó phép họ buôn bán với chúng ta. Lúc đầu là như vậy. Còn bây giờ, toàn bộ đất đai, toàn bộ các đảo, toàn bộ gia súc, tất cả đều là của họ. Những người rao giảng lời Chúa và những người rao giảng lời của rượu Rhum đã bắt tay nhau và họ đã trở thành những ông chủ lớn. Họ sống như vua chúa trong những ngôi nhà có rất nhiều phòng, có rất nhiều đầy tớ phục dịch. Từ chỗ không có gì, nay thì họ có mọi thứ, và nếu như các bạn, hoặc tôi, hoặc bất kỳ một thổ dân nào khác bị đói, họ sẽ cười khẩy và bảo: Đồn điền đấy, sao không đến đó làm?".

Koolau dừng lại. Anh đưa bàn tay với những ngón tay ngắn ngủn, cong vẹo nâng cao vòng hoa dâm bụt trên đầu. Ánh trăng rải một màu bạc lên cảnh vật. Đêm nay là một đêm thanh bình dẫu cho tất cả những người tàn phế ngồi quanh nghe anh nói đường như đang sẵn sàng xông pha chiến trận. Ngoại thể của tất cả mọi người đều biến dạng; trên gương mặt người này là một hốc sâu nơi vốn là lỗ mui; ở người kia là một khúc tay đã rụng mất bàn tay. Có khoảng ba mươi người, cả đàn ông và đàn bà, tất cả đều bị gạt ra ngoài lề xã hội vì họ đã bị đóng dấu thú vật.

Dưới ánh trăng vằng vặc và trong bầu không khí thoang thoảng hương các loài hoa dại, trang điểm bằng những vòng hoa đội trên đầu, họ ngồi, máy môi phát ra những âm thanh kỳ dị và từ cổ họng họ vang lên những tiếng hậm hự bày tỏ sự tán đồng những lời của Koolau. Họ là những sinh vật đã từng là người, đã từng là những người đàn ông, những người đàn bà, nhưng nay thì họ không còn là đàn ông hay đàn bà nữa mà là những quái vật mang dáng dấp của con người. Họ bị tàn khuyết, biến dạng một cách ghê rợn, trông cứ như những sinh vật đã trải qua hàng ngàn năm bị tra tấn, bị đoạ đày dưới địa ngục. Những bàn tay của họ - khi còn là của họ - trông giống như móng vuốt của một loài yêu quái; gương mặt họ méo mó, lệch lạc dường như đã do một vị tà thần nào đó bóp nặn ra khi chơi đùa trên cỗ máy tạo dựng cuộc sống. Đó đây là những đường nét mà vị tà thần bôi quệt nửa vời, và kia là một người đàn bà để tuôn ra những giòng nước mắt nóng hổi từ hai cái hốc đen ngòm nơi đã từng là đôi mắt của chị. Một vài người đang đau đớn vật vã, để thoát ra nhưng tiếng khò khè từ lồng ngực; một số người khác ho lẹt khẹt từng tràng, tạo thành những âm thanh lục bục nghe như tiếng xé lụa. Có hai người đần độn, tướng tá trông giống như những con dã nhân dị hình mà so với họ, một con dã nhân thật sự còn đẹp hơn nhiều. Đầu đội những vòng hoa đã tàn héo, dưới ánh trăng, họ nhăn mặt, lập bập môi như muốn nói chuyện với nhau. Một trong hai người có vành tai sưng phồng lên như cánh quạt, thõng xuống chạm tới vai; hắn ta gắn vào cái vành tai khổng lồ đó một đoá hoa màu đỏ sậm và làm nó đong đưa bằng những cử động lắc lư của mình.

Và tất cả những con người đó đã quần tụ lại quanh Koolau, coi anh như là Vua của họ, và đây là vương quốc của anh, một hẻm núi với ba mặt là những vách đá cheo leo hiểm trở mọc dày các loài cây nhiệt đới và rải rác những hang động thâm u mà các thần dân của anh dùng làm nơi trú ngụ cho mình. Ở mặt còn lại, đất sụp xuống thành một cái vực sâu thăm thẳm, xa xa bên dưới là những ghềnh đá ăn lan ra vịnh biển quanh năm sóng vỗ ì oàm. Vào những lúc trời quang mây tạnh, tàu bè có thể cập vào bãi đá dẫn đến lối lên hẻm núi Kalahau, nhưng phải là vào những lúc thật tốt trời mới được. Một người leo núi gan dạ có thể leo từ bãi biển lên tới hẻm núi Kalahau, đến tận các đỉnh núi trong vùng c quản của Koolau, nhưng một người leo núi như vậy phải hết sức bình tĩnh và đồng thời phải biết rõ các lối mòn do những đàn dê núi qua lại tạo thành. Điều kỳ lạ là gần như tất cả thần dân tàn phế của Koolau đã lê được tấm thân tàn của họ theo những lối mòn chóng mặt đó để tới được nơi hiểm trở này.

"Các anh em," Koolau hắng giọng, nhưng một trong hai người có bộ dạng dã nhân đã nhăn mặt rú lên như điên loạn, và Koolau phải dừng lại một lúc lâu chờ cho những tiếng vọng từ các vách đá lắng hẳn xuống; giọng trầm lắng, anh nói:

"Các anh em, anh em không thấy lạ sao, của cải của chúng ta là đất đai, vậy mà giờ đây đất đai lại không còn là của chúng ta! Những người rao giảng lời Chúa và những người rao giảng lời của rượu Rhum đã mang lại cho chúng ta những gì để đổi lấy đất đai của chúng ta? Đã có người nào trong các bạn nhận được đồng nào của họ để nhường đất đai của mình lại cho họ chưa nào? Đã vậy, họ còn nói là chúng ta được phép đến làm lụng trên đất đai đó, đất đai của họ, và những gì mà chúng ta đổ mồ hôi sôi nước mắt làm ra sẽ là của họ. Hồi trước chúng ta đâu bị buộc phải làm lụng cực nhọc; lại nữa, khi chúng ta mắc bệnh, họ tước đoạt ngay tự do của chúng ta...".

"Ai đã mang căn bệnh này tới đây vậy, Koolau?"- Kilolilma hỏi. Kiloliana là một người gầy gò nhưng dẻo dai có gương mặt trông giống như gương mặt của vị thần đồng áng 1 đang cười; nhìn gương mặt anh, người ta có cảm giác như sẽ nhìn thấy đôi chân của loài móng guốc nếu nhìn xuống chân anh, và quả đúng là như vậy, do những vết loét hoại thư, đôi bàn chân anh tẽ hai ra và co rút lại trông giống hệt như chân của loài móng guốc. Mặc dầu vậy, Kiloliana lại là người leo núi giỏi nhất; anh biết rànhả các con đường mòn mà những đàn dê núi thường đi và anh chính là người đã hướng dẫn Koolau cùng đoàn người của anh lên đến những nơi hiểm trở nhất trong hẻm núi Kalahau này.

"Hay, câu hỏi hay lắm!" Koolau đáp. "Bởi vì chúng ta không chấp nhận làm lụng trên những cánh đồng mía nơi trước đây vốn là những đồng cỏ mà chúng ta chăn thả ngựa, bọn người da trắng ấy đã đem dân phu người Hoa từ xa tới, và cùng với họ là bệnh phong cùi; chính căn bệnh đó đã lây sang chúng ta và khi chúng ta mắc bệnh, họ đã nhốt chúng ta trên đảo Molokai. Chúng ta sinh ra ở đảo Kauai. Chúng ta đến sinh sống ở khắp các đảo khác trong vùng, từ Oahu, Maui tới Hawaii, Honolulu nhưng chúng ta luôn luôn trở về Kauai. Tại sao lại trở về Kauai? Bởi vì chúng ta yêu Kauai; chúng taÂ� được sinh ra và đã lớn lên ở Kauai, và chúng ta cũng sẽ chết ở Kauai, trừ phi... trừ phi... giữa chúng ta có những con người hèn yếu. Đó là điều không ai muốn. Những người đó cam chịu sống cuộc sống tù đày trên đảo Molokai, và nếu có những con người như vậy, chúng ta hãy coi như họ không tồn tại. Ngày mai bọn lính sẽ đổ bộ lên bờ biển. Chúng ta cứ để cho những kẻ ươn hèn xuống dưới ấy với chúng và chúng sẽ đưa họ về Molokai ngay lập tức. Còn chúng ta, chúng ta sẽ ở lại và chiến đấu. Hãy biết rằng chúng ta sẽ không chết. Chúng ta có súng. Chúng ta biết những lối mòn hẹp mà nếu muốn leo lên, bọn chúng phải bò từng người một. Tôi, Koolau, tôi vốn là người chăn bò ở Niihau, một mình tôi có thể giữ một trong những lối mòn đó để chống trả lại cả ngàn người xâm nhập... Còn đây là Kapahei, một người đã từng là quan toà xét xử những người khác, một người đã từng có danh vị, nhưng nay anh ấy là một con chuột bị săn đuổi cũng giống như tôi, giống như các anh em. Anh ấy là người hiểu biết, anh em hãy nghe anh ấy nói...".

Kapahei đứng dậy. Trước kia anh đã từng là quan toà. Anh đã từng tọc ở Punahau, đã từng hội họp với quý ngài lãnh đạo và đại diện cao cấp của các cường quốc xa lạ để bảo vệ quyền lợi cho những thương nhân và những nhà truyền giáo. Kapahei đã từng như vậy, nhưng giờ đây - như Koolau vẫn nói - anh là một con chuột bị săn đuổi, một sinh vật bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, bị chìm đắm trong vũng lầy khủng khiếp của loài người khiển cho anh vừa phải đứng trên luật pháp, lại vừa bị nó lăm le nhấn xuống đến tận đáy. Gương mặt anh không có đường nét gì đặc biệt ngoại trừ lỗ mũi, lỗ miệng trống hoác và đôi mắt trụi cả lông mi, lông mày. "Chúng ta không có gì phải lo", anh bắt đầu nói; "Chúng ta đòi hỏi họ cứ để mặc chúng ta tự lo liệu, nhưng nếu họ không để mặc chúng ta, thì đó là chính họ đã tự chuốc lấy điều phiền toái, và do đó họ phải bị trừng phạt. Như các bạn thấy đấy, mấy ngón tay của tôi đã rụng cả rồi" - anh đưa tay lên cho mọi người nhìn thấy - "tôi chỉ còn một lóng của ngón tay cái ở bàn tay trái, với lóng ngón tay này tôi vẫn có thể ngoéo cò súng như trước đây khi các ngón kia vẫn còn. Chúng ta yêu đảo Kauai. Chúng ta phải sống ở đây, hoặc chết ở đây, chứ nhất định không để bị giam hãm trên đảo Molokai. Căn bệnh này đâu phải của chúng ta; chúng ta đâu làm gì nên tội; khi đem những dân phu đến lao dịch trên đất đai cướp của chúng ta, bọn người rao giảng lời Chúa và lời của rượu Rhum đã đem theo cả căn bệnh này. Đã từng là quan toà, tôi biết luật, biết lẽ phải, và tôi xin tuyên bố với các bạn: tranh cướp đất của người ta, gieo rắc bệnh cho người ta rồi giam hãm người ta suốt đời trên đảo tù, đó là những hành vi bất công".

"Đời người thì ngắn ngủi mà chuỗi ngày đó lại chất chứa khổ đau", Koolau nói. "Chừng nào còn có thể được, chúng ta cứ ăn uống, cứ nhảy múa, cứ sống cho thật vui lên...".

Từ một trong những hang đá trên vách núi, những vỏ bầu khô được đưa ra và chuyền quanh; trong các vỏ bầu ấy là thượu mạnh được chưng cất từ rễ cây huyết rồng, và khi thứ rượu cháy bỏng ấy trôi qua cuống họng và bốc lên đầu, họ quên hết những bất hạnh đang đè nặng lên cuộc đời họ, và họ lại là những người đàn ông, những người đàn bà, lại là những con người với những khát vọng tự do và yêu thương của con người. Người đàn bà có đôi hốc mắt lúc nào cũng tuôn chảy những giòng lệ nóng quả thật là một người tràn trề sức sống khi chị vẫn búng đàn ukulele vừa cất lên tiếng hát man dã dường như vọng ra từ những.cánh rừng thâm u của thời nguyên thủy. Không khí như rung lên trong tiếng hát thiết tha và lôi cuốn của chị. Trên một manh chiếu, Kiloliana lắc lư thân mình theo nhịp điệu lời ca; trong từng động tác của anh, tình yêu như cất cánh, và rồi, cùng nhảy múa với anh trên manh chiếu là một phu nữ to béo có bộ ngực núng nính như muốn che khuất gương mặt đã bị ăn ruỗng; đó là điệu nhảy của những xác chết còn sống, bởi vì ẩn tàng bên trong cái thân xác đang bị hủy hoại của họ là ngọn lửa tình yêu và đấu tranh vân đang bừng cháy. Chừng nào người đàn bà mù có đôi dòng lệ nóng tuôn ra từ hốc mặt còn hát, chừng nào những người khiêu vũ còn nhảy múa điệu múa tình yêu trong đêm nồng ấm, và chừng nào bầu rượu vẫn còn được chuyền quanh, thì trong óc họ vẫn còn cháy bỏng những ký ức và mơ ước. Và trên cùng manh chiếu với người đàn bà đang hát là một cô gái vóc người thon thả có gương mặt xinh đẹp chưa bị tàn phá, nhưng những cánh tay co rút co duỗi không ngừng của cô cho thấy cô đang bị căn bệnh hành hạ. Cả hai con người đần độn miệng lúc nào cũng rú rít, lập bập những tiếng kêu vô nghĩa cũng uốn vặn người theo tiếng hát như thể họ cũng tha thiết sống, tha thiết yêu thương.

Nhưng tiếng hát chất chứa yêu thương của người phụ nữ mù bỗng dưng tắt ngấm, các bầu rượu đã cạn và những người nhảy múa cũng ngừng lại, tất cả đều hướng về phía vực biển vừa bùng lên chùm pháo sáng ma quái nhợt nhạt dưới ánh trăng bàng bạc.

â�n lính đó", Koolau nói. "Sáng mai bọn chúng sẽ kéo lên. Giờ thì chúng ta hãy đi ngủ và chuẩn bị chiến đấu là vừa."

Nghe theo lời anh. những người hủi lần lượt bò vào những hang động của họ, cho đến khi chỉ còn lại Koolau một mình ngồi bất động dưới ánh trăng, khẩu súng gác ngang đùi; ánh mắt hướng về phía những chiếc thuyền đang cập vào bờ biển.

Đầu kia của hẻm núi Kalahau đã được chọn làm nơi ẩn náu. Ngoại trừ Kiloliana, người biết rõ những lối mòn lẩn khuất trên các vách núi dựng đứng, không ai có thể lên tới được hẻm núi này mà không phải lần lên theo triền núi hẹp như sống dao kia. Dải triền núi dốc đứng chạy dài trên một trăm thước, và nơi rộng nhất cũng không quá nửa thước bề ngang. Ở một bên dải đường đó, vực biển há ra sẵn sàng nuốt chửng kẻ nào chệch chân, nhưng một khi đã vượt qua được, y sẽ thấy như mình lạc vào chốn thiên đường nơi trần thế. Dập dờn trên các vách đá là biển cây xanh trải rộng với những búi dây leo vươn ra che phủ các mỏm đá, và rải rác trong các kẽ đá là những búi phong lan chen giữa đám dương xỉ ken dày. Trong suốt những tháng chiếm lĩnh nơi này, Koolau và thuộc hạ đã phải chiến đấu với biển cây xanh ấy, đã đẩy lùi cả một vạt rừng dày để lấy chỗ cho đám chuối, cam, xoài rừng vươn dậy. Trên những khoảnh đất nhỏ vừa khai phá, họ cắm xuống những bụi giong riềng; trên những nền đất cao còn lổn nhổn đá giữa những vạt khoai sọ, những dây dưa bò lan, và trên những khoảnh đất quang quẻ, mọc lên những thân đu đủ quả đeo lúc lỉu. Từ thung lũng cạnh bờ biển bên dưới, Koolau đã lên đến cứ điểm này và nếu cần, anh còn có thể lên đến những cứ điểm vững chắc hơn trên những đỉnh núi chớn chở phía sau, ở đó anh có thể sống với những thần dân của mình và lãnh đạo họ.

Trời đã sáng rõ; nằm dài dưới một lùm cây rậm, với khẩu súng đặt bên cườn, Koolau phóng ánh mắt qua kẽ lá ken dày, chăm chú quan sát đám lính đóng trên bãi biển. Anh nhận ra những khẩu súng lớn sáng lấp lóa dưới ánh mặt trời. Dải triền núi hẹp như sống dao nằm ngay phía trước mặt anh, và anh nhìn thấy những đốm người đang lúi húi lần theo con dốc để leo lên dải triền núi ấy. Anh biết đó không phải là bọn lính, mà là bọn cảnh sát, và bọn lính chỉ vào cuộc khi nào đám cảnh sát thất trận.

Anh đưa tay âu yếm vuốt nhẹ nòng súng và biết chắc các ống ngắm gắn trên thân súng vẫn sáng rõ. Anh đã từng học bắn súng với một tay thợ săn thú rừng ở Niihau, và ở trên hòn đảo ấy, người ta vẫn chưa quên tài thiện xạ của anh. Khi những đốm người bên dưới dò dẫm tiến lên gần hơn và có thể thấy rõ hơn, Koolau ước lượng tầm bắn, phán đoán sức gió bạt ngang đường đạn và suy tính từng điểm đến của đích ngắm. Nhưng anh không bắn, và ngay khi toán cảnh sát đã leo lên đến chân dải triền núi hẹp, anh vẫn chưa bắn để tránh cho khỏi lộ nơi anh đang ẩn mình. Từ trong lùm cây rậm, anh quát hỏi:

"Các anh muốn gì?".

"Bắt thằng hủi Koolau," một tên Mỹ mắt xanh chỉ huy toán cảnh sát địa phương lớn tiếng đáp.

"Các anh phải quay xuống ngay!", Koolau hét to.

Anh biết tên Mỹ đó; hắn là Phó cảnh sát trưởng, kẻ đã dồn đuổi anh từ đảo Niihau qua đảo Kauai tới thung lũng dưới chân đỉnh Kalahau rồi từ thung lũng lên tới hẻm núi này.

"Mày là ai?", tên Phó cảnh sát trưởng hỏi.

"Tao là thằng hủi Koolau đây!".

"Vậy thì hãy ra đi! Tụi tao muốn bắt mày; người ta đã treo thưởng một ngàn đô la cho người nào bắt được mày, dù còn sống hay đã chết; mày không thoát được đâu!".

Koolau cười rộ lên.

"Ra đi!", vên chỉ huy cảnh sát ra lệnh, nhưng đáp lại lời y là bầu không khí lặng như tờ.

Y quay lại trao đổi với tên cảnh sát bản xứ đứng bên cạnh, và Koolau biết bọn chúng đang chuẩn bị xông lên.

"Koolau", tên chỉ huy gọi. "Tao lên bắt mày đây!".

"Nhưng trước hết mày hãy nhìn bầu trời, mặt đất quanh mày lần cuối!"

"Được thôi, Koolau," viên cảnh sát trầm giọng nói, "tao biết mày bắn giỏi, và cũng biết chắc là mày sẽ không bắn tao; tao chưa hề làm bất cứ điều gì sai đối với mày...".

Trong lùm cây, Koolau nghiến chặt răng.

Viên cảnh sát tiếp tục lải nhải: "Nghe tao nói đây, Koolau, tao chưa từng làm điều gì sai đối với mày, phải không nào?".

"Mày đã sai khi cố bắt tao vào tù," từ trong bụi rậm, Koolau đáp, "Mày đã sai khi cố bắt tao để lấy món tiền thưởng một ngàn đô la. Muốn sống, mày hãy đứng yên ở đó!".

"Xin lỗi, vì nhiệm vụ, tao phải

"Mày sẽ chết nếu liều mạng xông lên đây!".

Viên Phó cảnh sát trưởng không phải là kẻ non gan, cũng không phải là người do dự. Hắn ngước nhìn vách đá, rồi nghiêng đầu nhìn xuống vực, rồi phóng ánh mắt dọc theo dải triền núi mà hắn phải vượt qua, rồi quyết định.

â��Koolau!", hắn gọi.

Thảm cây rừng vẫn im ắng.

"Koolau, đừng bắn, tao lên đây!".

Viên Phó cảnh sát trưởng xoay lại ra mệnh lệnh gì đó cho tên cảnh sát bản xứ rồi dè dặt đặt chân lên dải triền núi hiểm trở. Hắn dò dẫm tiến lên từng bước một trông giống như đang đi trên trên một sợi dây thừng nhưng ngoài không khí, hắn chẳng có điểm tựa nào. Dưới chân hắn, những mảng dung nham vỡ ra, rơi rào rào xuống vực. Hắn phơi mình dưới nắng, mặt ướt đẫm mồ hôi. Từng bước từng bước một, hắn dò dẫm tiến lên cho đến khoảng gần giữa dải triền núi.

"Dừng lại!", lừ trong lùm cây rậm, Koolau hô to. "Tiến thêm một bước nữa là tao bắn ngay!".

Viên Phó cảnh sát trưởng dừng lại, gượng người giữ thăng bằng trên dải đường cheo leo. Gương mặt hắn trắng bệch nhưng đôi mắt vân lộ vẻ cương quyết. Hắn liếm đô môi khô khốc rồi nói, giọng khản đặc:

"Koolau, tao biết... tao biết là mày không dám bắn tao..."

Vừa nói hắn vừa bước tới, nhưng ngay lúc đó một viên đạn đã xoáy vào người làm cho gương mặt hắn díu tít lại trong nỗi ngạc nhiên đến tột độ và hắn loạng choạng ngã nhào xuống. Hắn cố rướn người bấu vào vách đá, nhưng cái chết đã ập đến. Trong một thoáng, dải triền núi trở lại trống trơn, nhưng liền đó, từ bên dưới đã có năm tên cảnh sát nối bước nhau theo hàng một tiến lên trong khi những tên còn lại bắn như vãi đạn về phía lùm cây. Bất chấp tiếng đạn réo, Koolau nhả liền năm phát súng liên tiếp rồi khom người luồn qua lùm cây khác. Anh vạch lá nhìn xuống: bốn tên trong toán cảnh sát đã ngã nhào xuống vực theo chân viên Phó cảnh sát trưởng, trên dải triền núi chỉ còn một tên oằn người nằm vắt ngang, hai tay bấu chặt vào các gờ đá; ở bên dưới, đám cảnh sát lố nhố; trên dải đường trần trụi, chúng không thể nấp vào đâu để tiến lên được. Trước khi bọn chúng kịp rút xuống, Koolau vẫn có thể bắn tỉa mấy tên ở phía sau, nhưng anh không bắn. Sau một lúc hội ý, một tên trong toán cảnh sát này cởi chiếc áo lót trắng phất lên như một lá cờ, rồi cùng với một tên khác lần theo dải triền núi hẹp đến chỗ tên đồng đội bị thương. Koolau đứng yên; anh chăm chú nhìn chúng kéo tên đồng đội bị thương xuống rồi từ từ rút lui cho đến khi chúng chỉ còn là những vết lốm đốm di chuyển vào thung lũng ở dưới thấp.

Hai giờ sau, ẩn mình trong một lùm cây khác, Koolau nhìn thấy một toán cảnh sát từ dưới thung lũng đang lần mò trèo lên ở phía vách núi bên kia. Khi chúng lên cao hơn, anh nhìn thấy mấy con dê núi phóng vụt đi; cảm thấy bất an, anh ra hiệu gọi Kiloliana bò tới gần.

Chăm chú nhìn xuống vách núi, Kiloliana cả quyết: "Bên đó không có lối mòn nào đâu".

"Thế còn mấy con dê kia thì sao?", Koolau

"Chúng từ thung lũng bên kia vượt qua, nhưng chúng không thể nào lên tới đây được đâu Không có đường nào cho chúng lên đâu. Bọn người kia làm sao khôn được bằng mấy con dê, không khéo chúng trượt chân rơi xuống vực chết cả cho coi...".

"Bọn chúng quả thật gan dạ...", Koolau nói.

Trên đám bìm bìm mọc lan dưới đất, dưới tán bụp tra 2 hoa vàng che kín trên đầu, họ nằm bên nhau nhìn những đám người đang dò dẫm bò lên cho đến khi điều phải đến đã đến: ba người trong toán cảnh sát trượt chân, lăn tròn rồi rơi thẳng xuống vực sâu.

Kiloliana cười lục khục trong cổ họng.

"Về mặt bên đó, chúng ta không có gì phải lo đâu", anh nói.

"Bọn chúng có súng lớn đấy," Koolau nói. "Chưa đến phiên bọn lính lên tiếng đấy thôi...".

Trong cái nắng ngột ngạt của buổi xế trưa, hầu hết những người hủi đều rút vào ngủ trong hang động của họ. Ngồi trước hang của mình, súng gác ngang đùi, Koolau cũng đang lơ mơ ngủ. Dưới tán cây rậm, cô gái xinh đẹp có cánh tay vặn vẹo nằm chăm chú quan sát dải triền núi hẹp. Bỗng nhiên từ phía bờ biển dội đến một tiếng ình rồi liền đó là một tiếng nổ to bùng lên làm Koolau giật nảy mình choàng tỉnh. Anh có cảm giác như bầu không khí vừa bị xé toác ra. Tiếng nổ khủng khiếp làm anh hoảng sợ. Anh ngơ ngác nhìn quanh, cố tìm hiểu xem chuyện gì vừa xảy ra, và nhìn thấy trên một mỏm đá trên cao, một bựng khói đen kịt cuộn lên cùng với đất đá rào rào tuôn xuống.

Koolau đưa tay quệt mồ hôi đang túa ra trên trán. Anh rùng mình, cảm thấy ớn lạnh từng cơn. Anh chưa từng nếm mùi đạn trái phá; đó quả là thứ đáng sợ hơn tất cả những gì mà anh có thể nghĩ tới.

Như chợt nhớ ra, Kapahei buột miệng đếm: "Một".

Cùng với hai tiếng nổ ình ình vang dội, hai viên đạn trái phá rít lên trên đỉnh vách núi và nổ bùng, nhanh đến mức không kịp ngó. Như một cái máy, Kapahei tiếp tục đếm: "Hai... ba...". Từ trong các hang động, những người hủi túa ra khoảnh đất trống phía trước. Lúc đầu họ hoảng sợ, nhưng khi thấy những viên đạn trái phá liên tiếp nổ bùng lên bên trên vách núi, họ dần dần trấn tĩnh lại và tò mò nhìn cảnh tượng đang diễn ra. Hoàn toàn không biết gì về mối nguy đang đe dọa, hai tên hủi khờ nhảy cẫng lên reo hò mỗi khi thấy ánh chớp đạn trái phá lóe lên. Koolau dần dần lấy lại bình tĩnh. Chưa xảy ra tổn hại gì; rõ ràng là đối với những viên đạn trái phá to như vậy, bọn chúng không thể nhắm bắn chính xác như nhắm bắn bằng súng trường.

Nhưng tình hình đang dần dần thay đổi. Những viên đạn trái phá bắt đầu rơi thấp xuống. Từ lùm cây nhìn xuống dải đường sống dao, một bựng khói bùng lên. Nhớ đến cô gái giữ việc quan sát bên dưới, Koolau lao vội xuống. Khi anh đến nơi, trên các lùm cây, khói vẫn còn đen đặc. Anh sững sờ. Các nhánh cây tan tác, gãy vụn. Trên mặt đất chỗ cô gái nằm quan sát lúc này là một hố sâu, và xác cô gái cũng bị bắn tung ra thành những mảnh vụn. Viên đạn đã rơi trúng ngay chỗ cô nằm.

Koolau chăm chú nhìn xuống dải triền núi, và khi biết chắc bọn lính chưa xông lên, anh quay mình chạy về phía các hang động. Suốt trong quãng thời gian ấy, đạn trái phá vẫn tiếp tục gầm rú, và hẻm núi rung lên trong tiếng nổ ì ầm. Còn cách hang động một quãng x nhìn thấy hai tên khờ vẫn tiếp tục ôm nhau nhảy múa nhưng ngay khi anh vừa dợm bước tới, từ mặt đất chỗ gần hai tên khờ, một bựng khói đen chợt bùng lên cùng với tiếng nổ oàng chát chúa làm cho hai tên khờ văng ra hai ngả; một tên nằm bất động, còn tên kia cuống cuồng chống khuỷu tay cố lết về phía hang, hai chân hắn lặc lìa kéo thành một vệt dài ; từ người hắn, máu túa ra nhuộm đỏ khắp từ đầu tới chân trông như thể hắn mới được vớt ra từ trong một bể máu; vừa lết, hắn vừa la ằng ặc như một con chó con. Chỉ trừ Kapahei, còn tất cả những người hủi khác đều đã rút vào các hang động của họ.

"Mười bảy", Kapahei tiếp tục đếm. "Mười tám...".

Trái đạn thứ mười tám này rơi đúng vào một trong các hang động trên vách núi. Tiếng nổ làm cho những người vừa rút vào hang lại túa ra, nhưng từ cái hang vừa trúng đạn, không một người nào xuất hiện. Koolau khom người bò xuyên qua làn khói cay xè chui vào. Bốn xác người, không một xác nào nguyên vẹn, nằm rải rác, trong số đó anh nhận ra xác người đàn bà mù có đôi giòng nước mắt không ngừng tuôn ra từ hai hốc mắt.

Chui ra ngoài, Koolau nhìn thấy các thần dân của mình đang hoảng loạn, nhốn nháo tranh nhau leo lên lối mòn dẫn ra mé ngoài hẻm núi để leo lên những vạt núi chớn chở bên trên. Tên khờ bị thương cố chống khuỷu tay lẩy bẩy lết theo nhưng vừa đến khoảng dốc đầu tiên, hắn đã ngã lăn ra.

"Giết nó đi coi bộ tốt cho nó hơn...!", Koolau nói với Kapahei.

"Hai mươi hai", Kapahei vừa tiếp tục đếm vừa đáp. "Anh nói phải đấy; giúp nó chết sớm chút nào đỡ khổ cho nó chút ấy... Hai mươi ba... Hai mươi bốn...".

Thằng khờ ré lên k nhìn thấy mũi súng chĩa vào đầu hắn. Koolau lưỡng lự, rồi hạ nòng súng xuống.

"Làm việc này sao mà khó quá!", anh lẩm bẩm.

"Hai mươi lăm, hai mươi sáu... Hai mươi bảy... Anh yếu đuối quá đấy", vừa tiếp tục đếm, Kapahei vừa nói. "Thôi, để đó tôi làm cho!".

Anh đứng dậy nhấc một hòn đá to rồi xăm xăm bước về phía tên khờ bị thương đang nằm quằn quại. Khi anh vừa nâng cao tảng đá, một viên đạn trái phá cũng vẫn rơi xuống nổ tung ngay trên đầu anh, giúp anh khỏi phải làm cái việc đau lòng đó đồng thời cũng chấm dứt luôn việc đếm những trái đạn đang nổ dồn.

Trên hẻm núi chỉ còn lại một mình Koolau. Anh đưa mắt nhìn theo những người cuối cùng trong đám thần dân của anh đang rướn tấm thân tàn phế của họ trên dốc núi và khuất hẳn trong biển cây xanh màu chàm trên cao. Anh quay lai, đi xuống chỗ lùm cây nơi cô gái bị đạn, xé nát. Cuộc pháo kích vẫn tiếp diễn, nhưng anh vẫn còn sống. Nhìn xuống dưới, anh thấy bọn lính đang trèo lên. Cách chỗ anh đứng khoảng mươi thước, một trái đạn chợt nổ tung hất anh ngã nhào xuống đất; anh nghe tiếng mảnh đạn cùng với đám cành và lá cây rơi rào rào xuống quanh người. Anh ngước đầu nhìn xuống dải đường mòn rồi thở dài. Anh cảm thấy sợ. Anh không ngán đạn súng trường, nhưng thứ đạn trái phá này quả thật kinh khủng. Mỗi lần nghe tiếng súng lớn bắn lên, anh lại nằm dán mình sát xuống mặt đất, và chỉ tiếp.tục ngóc đầu lên quan sát dải đường mòn sau khi nghe tiếng trái đạn đã nổ bùng.

Cuối cùng thì đợt pháo kích cũng chấm dứt. Đoán có lẽ bọn lính sắp leo lên, anh nhoài người ra nhìn xuống. Bọn chúng đang nối đuôi nhau bò thành hàng một dọc theo con đường mòn dốc đứng. Anh nhẩm đếm nhưng không sao đếm xu875;, có đến cả trăm tên chứ không dưới, tất cả bọn chúng đang kéo nhau lên truy đuổi Vua hủi Koolau. Trong anh, thoáng dâng lên niềm kiêu hãnh. Để truy đuổi anh, một người đang bị căn bệnh hủi tàn phá cơ thể, bọn chúng đã phải dùng tới các lực lượng cảnh sát, quân đội cùng với súng lớn, súng dài... Chúng treo thưởng một ngàn đô la cho kẻ nào bắt được anh, dù còn sống hay đã chết. Cả đời anh chưa bao giờ có được một số tiền nhiều đến vậy. Anh cảm thấy cay đắng. Kapahei đã nói đúng. Anh, thằng hủi Koolau, anh có tội tình gì? Cũng bởi bọn da trắng chủ đồn điền cần nhân công khai phá đất đai mà chúng đã tranh cướp của thổ dân, chúng đã đem dân phu người Hoa đến và cùng với họ là chứng bệnh phong cùi. Và nay, vì anh mắc chứng bệnh ấy, anh đáng giá một ngàn đô la nhưng số tiền ấy không phải dành cho anh; số tiền ấy chính là cái giá để trả cho cái thân xác vô dụng đang bị căn bệnh hủi tàn phá, hoặc giả cho cái xác không hồn đã bị đạn xé nát của anh.

Khi bọn lính lên tới chỗ dải triền núi sống dao, anh tự nhủ là phải để ý trông chừng chúng, nhưng ánh mắt anh lại nhìn chằm chằm vào những mảnh thi thể của cô gái bị trúng đạn. Khi sáu tên lính vừa dò dẫm tiến lên, anh nghiến răng siết cò và ngay khi dải đường đã sạch quang anh vẫn liên tục xả đạn, hết kẹp này đến kẹp khác, mắt anh mờ đi trong nỗi căm hận và óc anh cháy bỏng lửa báo thù. Tận dưới chân dải đường mòn, bọn lính xả súng bắn trả, và mặc dù đã cố dán mình nằm sát xuống đất hoặc thu mình giữa những kẽ đá, bọn chúng vẫn hiện rõ mồn một dưới mũi súng của Koolau. Quanh mình anh, tiếng đạn rú rít, một viên sượt ngang đầu anh và một viên khác sướt qua bả vai nhưng chưa làm rách da...

Đúng là một cuộc tàn sát, trong đó chỉ có mỗi một người bắn giết. Bọn lính bắt đầu rút lui, kéo theo những tên bị thương. Trong khi bắn hạ chúng, Koolau thoảng ngửi thấy mùi thịt cháy; anh nhìn quanh và phát hiện tay anh đang bốc khói. Chính nòng súng đỏ lừ đã làm tay anh bị cháy. Chứng bệnh hủi đã tàn phá gần các dây thần kinh trên tay anh, do vậy anh không có cảm giác gì mặc dù vẫn ngửi thấy và nhìn thấy da thịt mình đang ngún cháy.

Nằm dưới lùm cây rậm, bất giác anh mỉm cười cho đến khi nhớ đến những khẩu đại pháo. Chắc chắn là chúng sẽ còn bắn nữa và lần này chắc chắn là chúng sẽ tập trung nã đạn vào những lùm cây nơi anh vừa xả súng bắn xuống. Ngay lập tức anh di chuyển sang một cái hốc nằm bên dưới một mỏm đá và liền đó, đã nghe tiếng đạn trái phá nổ bùng mở đầu cho một đợt pháo kích mới. Anh nhẩm đếm; cho đến lúc bọn lính ngừng bắn đã có không dưới sáu mươi trái đạn rơi xuống hẻm núi. Cả rẻo đất nhỏ bị xới nát hầu như không còn sinh vật nào có thể sống sót. Có lẽ nghĩ vậy nên trong cái nóng hầm hập dưới ánh mặt trời chiều, bọn lính lại theo dải đường mòn tiến lên, và một lần nữa, chúng lại bị quét sạch, từng tên từng tên một nối tiếp nhau rơi xuống vực.

Suốt hai ngày liền, Koolau trấn giữ dải đường cho đến khi anh nghe tiếng của Pahau, một cậu bé hủi, gọi vọng xuống từ trên đỉnh vách đá phía sau hẻm núi. Pahau hét to, báo cho anh biết là Kiloliana, người giữ việc săn dê núi cung cấp cái ăn cho mọi người, đã trượt chân, bị đá lăn đè chết, và lúc này đám phụ nữ đang hoảng sợ, không biết phải làm thế nào... Koolau gọi cậu bé xuống, đưa cho cậu một khẩu súng dự phòng và bảo canh giữ dải đường, rồi anh luồn theo một lối mòn bí mật lên nơi ẩn náu. Koolau thấy mọi người đang nhốn nháo, hoang mang; trong tình cảnh đạn bom này, hầu như mọi người đều bất lực trong việc tìm kiếm cái ăn cho mình, và họ đang bị đói. Anh chọn hai người đàn bà và một người đàn ông tương đối còn lành lặn nhất, sai họ xuống hẻm núi đem thực phẩm và các manh chiếu lên, tiếp đó anh an ủi động viên mọi người cho đến khi ngay cả những người yếu nhất cũng bắt tay vào việc sửa sang lại chỗ trú ẩn cho mình.

Đợi mãi không những người đi lấy thực phẩm quay lên, Koolau vội vã trở xuống hẻm núi. Anh vừa ló ra đầu bờ dốc, một loạt đạn bỗng nổ giòn; một viên đạn xuyên qua vai anh và má anh bị một mảnh đá văng tới cắt một đường đài; trước khi hụp xuống tránh đạn, anh còn kịp nhìn thấy bọn lính đang tràn lên hẻm núi. Người của anh đã phản lại anh; những đợt pháo kích quá dữ dội hẳn đã khiến họ hoảng sợ và cam chịu trở về hòn đảo ngục tù Molokai thay vì ở lại để tiếp tục chiến đấu.

Koolau xoay người chạy ngược về phía vách đá. Anh ngồi thụp xuống, cởi ra một nịt đạn. Nép mình giữa các tảng đá, đợi cho đến lúc thấy rõ cả đầu và vai một tên lính nhô hẳn lên, anh mới bóp cò; sau hai lần như vậy, đến lần thứ ba, thay vì đầu và vai người là một lá cờ trắng nhô lên vung vẩy.

"Tụi bay muốn gì?", Koolau quát hỏi.

Từ bên dưới lá cờ vọng lên tiếng trả lời: "Nếu mày đúng là thằng hủi Koolau thì điều mà tao muốn là bắt được mày."

Quên cả mình đang ở đâu, quên cả mọi chuyện, Koolau lấy làm lạ. không hiểu sao bọn da trắng này lại kiên trì đến như vậy; dù cho trời có sụp xuống đầu chúng, chúng vẫn cố sống cố chết làm cho bằng được điều mà chúng muốn. Anh không khỏi lo lắng trước sự lì lợm của chúng và chợt cảm thấy cuộc chiến đấu của mình quả thật vô vọng. Ý chí của bọn. da trắng quả thật kinh khủng. Cho dù anh có giết cả ngàn người, bọn chúng vẫn cứ sẽ tiếp tục tràn lên, hết đợt này đến đợt khác, càng lúc càng đông hơn; như những con thiêu thân, chúng hè nhau vây bủa anh. Đó là kỷ luật và cũng là chỗ mạnh của chúng. Đó cũng là cái mà giống nòi anh không có. Và bây giờ thì anh đã hiểu tại sao chỉ một nhúm những kẻ rao giảng lời Chúa và những kẻ rao giảng lời của rượu Rhum lại có thể chiếm đoạt được đất đai của giống nòi anh...

Tiếng người nấp dưới lá cờ lại vọng lên: "Nào, nói gì đi chứ, mày chịu hàng rồi chứ?".

Đúng là một tên da trắng như mọi tên da trắng khác; không cần úp mở, hắn nói thẳng toẹt ra điều mà hắn muốn:

"Anh dám lên đây nói chuyện chứ?", Koolau hỏi.

Cái đầu, đôi vai, rồi cả thân người tên da trắng nhô lên; đó là một thanh niên khoảng hai mươi lăm tuổi có đôi mắt xanh và gương mặt nhẵn nhụi, coi bộ trang nhã và gọn ghẽ trong bộ quân phục cấp đại úy. Hắn tiến đến khoảng mươi bước, lưỡng lự một chút rồi tìm chỗ ngồi xuống.

Koolau thốt lên kinh ngạc:

- Anh đúng là gan! Tôi có thể giết anh như giết một con ruồi...

- Tôi tin là anh không bắn tôi - Viên đại úy đáp.

- Tại sao?

- Bởi cho dù anh nguy hiểm, anh cũng vẫn là một con người. Tôi hiểu anh mà, nhưng anh đã bắn giết quá nhiều rồi đấy!

Koolau hừ nhẹ, nhưng không khỏi cảm thấy hài lòng. Anh hỏi:

- Mấy người của tôi - cậu bé, hai người đàn bà và người đàn ông - các anh đã làm gì họ rồi

- Họ đã ra hàng, và bây giờ tôi muốn anh cũng làm như họ.

Koolau cười gằn, tỏ ý nghi ngờ.

"Tôi là người tự do", anh dằn từng tiếng một. "Tôi chẳng làm gì sai. Tôi chỉ yêu cầu mỗi một điều là các anh hãy để chúng tôi được yên. Tôi sống tự do, và rồi cũng sẽ chết tự do, tôi không bao giờ chấp nhận nộp mình cho các anh đâu!".

"Vậy là anh không khôn ngoan bằng đồng bọn của anh rồi", viên đại úy trẻ nói. "Anh xem kìa, họ ra cả rồi kìa!".

Koolau xoay lại và nhìn thấy đoàn người của anh đang lũ lượt kéo ra. Họ vừa lê lết vừa rên rỉ than van như muốn tự bộc lộ hết tình cảnh bất hạnh của họ. Koolau cảm thấy cay đắng, và càng cay đắng hơn khi một số người trong bọn họ lên tiếng oán trách, chửi rủa anh. Lần lượt từng người một, họ bám vách đá tuột xuống rồi kéo nhau ra hẻm núi, quây kín trước chỗ ẩn mình của bọn lính.

"Anh đi đi", Koolau nói với viên đại úy. "Không bao giờ tôi đầu hàng đâu, dứt khoát là như vậy. Thôi, chào anh".

Viên đại úy tụt xuống vách đá đến với đám lính của hắn; ngay sau đó, thay cho lá cờ hưu chiến, một mũi súng được dựng cao lên, trên chiếc lưỡi lê gắn ở đầu mũi súng là chiếc mũ của viên sĩ quan; đáp trả lại dấu hiệu đe doạ đó, một phát đạn của Koolau đã xuyên thủng chiếc mũ. Ngay sẩm tối hôm ấy, từ dưới bờ biển, bọn lính lại nã pháo cấp tập lên hẻm núi nhưng Koolau đã kịp rút lên các hang động trên cao vượt ra ngoài tầm

Suốt trong sáu tuần liền, bọn lính lùng sục anh qua hết hang động này đến hang động khác dọc theo các lối mòn và trên khắp các đỉnh núi lửa trong vùng. Khi thoáng thấy bóng anh lẩn vào một vạt rừng cây lúp xúp, chúng giăng hàng đập xua như xua thú dữ, và khi anh chạy thoát vào một cánh rừng thưa, chúng chia nhau ra thành nhiều mũi cố lùa anh vào một góc như lùa một con thỏ rừng. Mỗi khi bị dồn ép quá gắt, mũi súng của anh lại rung lên buộc chúng phải tháo lui mang theo những tên bị thương xuống bãi biển. Có đôi lần, bọn lính đã bắn túa vào anh khi thấy bóng anh thấp thoáng trong những khoảnh rừng thưa và có một lần, khi nhìn thấy anh đang cố bươn lên trên một dải đường mòn chon von, bọn chúng đã xả đạn vào anh; sau đó bọn chúng tìm thấy vết máu và biết chắc là anh đã bị trúng đạn.

Sau một tháng rưỡi truy lùng mà vẫn không bắt được Koolau, bọn lính và cảnh sát bỏ cuộc; chúng rút về Honolulu để lại đỉnh Kalahau mặc cho anh độc chiếm, nhưng thỉnh thoảng chúng vẫn phái bọn săn người táo tợn mò lên lùng sục, cố tìm cho bằng được dấu vết của anh.

Hai năm sau, một lần nữa Koolau lại lần về hẻm núi cũ. Chui vào một lùm cây rậm, anh nằm dài dưới tán những cây huyết rồng và gừng dại. Anh đã sống tự do, và giờ đây anh cũng sẽ chết một cách tự do. Trời giăng giăng mưa phùn, anh kéo tấm chăn tơi tả quấn quanh đôi chân co rút, lở lói; trên mình anh phong phanh một manh áo vải dầu. Anh mân mê khẩu súng gác ngang ngực và cố vuốt sạch hơi ẩm đọng trên nòng súng bằng bàn tay đã rụng hết ngón, chẳng còn lại ngón nào để có thể bóp cò.

Anh nhắm mắt, cơ thê anh lịm dần đi trong khi đầu óc anh xao động không ngừng; anh biết là giờ phút cuối cùng của mình đã điểm. Giống như một con thú hoang, anh đã tìm nơi ẩn mình chờ chết. Trong tai anh, tiếng tí tách của những giọt mưa cứ nhạt nhòa; bất giác anh cảm thấy như mình đang sống lại cuộc sốời trai trẻ ở Niihau; anh như thấy thoang thoáng bóng mình trên lưng một con ngựa non chưa thuần đang lồng lên, rồi lại thấy mình đang xông xáo cùng những người chăn bò lùa những con bò tơ vào bãi, rồi lại thấy mình đang đuổi theo những con bò rừng, quăng thòng lọng bắt một con lôi về thung lũng; mồ hôi anh rịn ra, anh cảm thấy tai và mắt mình tê tê, nhột nhột như có kiến bò vào.

Toàn bộ quãng đời thanh xuân sôi nổi, mạnh mẽ ấy diễu qua trước mắt anh, cho đến khi những cơn co giật giãy chết kéo anh về với thực tại. Anh đưa đôi bàn tay cụt hết ngón lên ngắm nghía và lấy làm lạ, không hiểu tại sao tấm thân nguyên lành của anh lại ra nên nông nỗi này, nhưng rồi liền đó anh lại nhớ ra ngay anh là thằng hủi Koolau. Đôi mi mắt anh rung rung sụp xuống và trong tai anh lặng hẳn tiếng mưa rơi. Toàn thân anh chợt run bắn lên rồi duỗi ra; anh cố nhấc đầu lên nhưng nó cứ ngoẻo xuống; các thớ thịt trên mặt co rúm làm đôi mắt anh mở to ra và không còn nhắm lại được nữa. Như chợt nhớ đến khẩu súng Mauser, anh siết đôi cánh tay co quắp với hai bàn tay đã rụng hết ngón ôm chặt nó vào lòng, và đó là ý nghĩ và hành động cuối cùng của anh.

--------------------------------

1

2

Thần đồng áng, theo truyền thuyết phương Tây, là một vị thần nửa người nửa dê, có sừng, có đuôi và đôi chân dê.

Bụp tra (hautree, tên khoa học: Hibiscus tiliaceus): một loại cây thấp mọc ở vùng núi đá ven biển.