Có vẻ như không một ai đặc biệt quan tâm đến cái tin này: bà ấy vẫn luôn thế, rất thiếu cân nhắc, không có khả năng thích ứng với tình hình lý tưởng ở Villete, nơi tất cả bọn họ đang sống.
- Mari vẫn không hiểu được ở đây chúng ta hạnh phúc như thế nào – một thành viên của hội Huynh Đệ nói – chúng ta là bạn bè, chúng ta có cùng các mối quan tâm chung, một chế độ tự do, chúng ta đi ra thành phố khi muốn, mời cácdiễn giả trình bày về những vấn đề mà chúng ta quan tâm, bàn luận về các tư tưởng của họ. Cuộc sống của chúng ta đã đạt tới sự cân bằng hoàn toàn, thế mà ở ngoài kia, sau những bức tường này có bao nhiêu người muốn được như thế đến phát điên lên.
- Đấy là chưa nói đến chuyện ở Villete chúng ta tránh được tình trạng thất nghiệp, cuộc chiến cuối cùng ở Bosnia, những khó khăn về kinh tế, bạo lực – một người khác bổ sung – Chúng ta đã có được sự hài hoà.
- Bà Mari có để lại cho tôi một lá thư ngắn – Người đem tin đến nói.
- Bà ấy đề nghị tôi đọc to nó lên như một lời chào “tạm biệt” với tất cả chúng ta.
Người đàn ông nhiều tuổi nhất trong số những người có mặt mở phong bì và làm theo yêu câu của bà Mari. Rõ ràng là khi đọc đến nửa chừng ông ta muốn dừng lại, nhưng đã quá muộn, và buộc phải đọc đến cuối.
“Có một lần, khi còn là một luật sư trẻ, tôi có đọc một nhà thơ Anh, và tôi rất nhớ, một câu của ông ta “Hãy như đài phun nước dâng trào, chứ đừng như chiếc bể chứa mãi một thứ nước tù đọng”. Tôi đã luôn cho rằng rằng ông ta nhầm, dâng trào thật nguy hiểm, bởi như thế có thể nhấn chìm nơi có những người thân yêu đang sống, và họ có thể chết chìm bởi tình yêu và sự nhiệt tình của chúng ta. Bởi thế suốt cả cuộc đời mình tôi cố gắng hành xử như cái bể chứa nước, không bao giờ xâm phạm những ranh giới do các bức tường nội tâm của tôi dựng lên.
Nhưng chuyện tôi có triệu chứng hoảng loạn thì tôi chưa bao giờ hiểu nổi nguyên nhân của nó. Tôi đã biến chính cái mà tôi cố gắng hết sức né tránh – thành nguồn nước. kết quả của toàn bộ sự việc này là tôi đã rơi vào Villete.
Sau khi lành bệnh, tôi trở lại là cái bể chứa nước và quen biết các bạn. Cảm ơn các bạn vì tình bạn, vì sự thôngcảm, vì biết bao những giây phút vui vẻ. chúng ta đã sống cùng nhau, như những con cá trong bể cá, hạnh phúc vì đã có người vào một giờ nhất định ném thức ăn cho chúng ta và chúng ta có thể, như mong muốn, ngắm nhìn ra thế giới qua những tấm kính.
Nhưng hôm qua nhờ chiếc dương cầm và một cô gái mà hôm nay, có lẽ, đã chẳng còn sống ở trên đời, tôi phát hiện ra một điều rất đỗi trọng đại: cuộc sống ở trong này cũng đúng như ở ngoài những bức tường kia. Cả ở đây lẫn ở ngoài kia, mọi người tập họp thành các nhóm, dựng lên các bức tường của mình và không cho phép một cái gì ở bên ngoài xâm phạm đến sự tồn tại bình thường của họ! Họ theo thói quen, nghiên cứu các đề tài vô bổ, vui chơi chỉ vì họ bị bắt buộc phải vui chơi, còn phần còn lại của thế giới thì cứ mặc cho nó điên loạn, mặc cho nó thối rữa. May lắm thì họ - như chính chúng ta biết bao lần đã cùng nhau làm cái việc này – xem tin tức trên tivi chỉ để hơn một lần tin chắc rằng, họ hạnh phúc trong cái thế giới đầy rẫy các vấn đề và bất công này.
Nói một cách khác, hội Huynh Đệ đang sống, về thực chất, cũng như hầu hết tất cả mọi người ở ngoài những bức tường này – không một ai muốn biết điều gì đangxảy ra bên ngoài các tấm kính của bể cá. Đã có một thời gian dài điều này đã an ủi và đem lại lợi ích. Nhưng chúng ta đang thay đổi, và giờ đây tôi đang lên đường đi tìm kiếm những cuộc phiêu lưu, cho dù ttg đã ở tuổi sáu mươi lăm, và tôi biết, tuổi tác sẽ gây ra biết bao cản trở cho tôi. Tôi đến Bosnia, có những con người đang đợi tôi ở nơi đó, dù hiện nay họ còn chưa biết gì về tôi, và tôi không biết họ.
Nhưng tôi biết rằng họ cần tôi và rằng sự mạo hiểm của một cuộc phiêu lưu quý giá hơn ngàn ngày bình yên và tiện nghi”.
Khi ông ta đọc xong lá thư, các thành viên của hội Huynh Đệ im lặng giải tán về phòng, phòng của mình, tự nhủ rằng bà Mari điên thật rồi.