Ai cũng có những nỗi lo lắng, đau khổ. Nhưng khi lâm vào hoàn cảnh đó đã có ai nghĩ tới những người cũng giống mình không. Chắc không đâu nhưng có đấy chính là Đỗ Phủ - 1 người tận trung với triều đình nhưng cuối cùng lại không được gì mà còn phải sống trong đau khổ, bệnh tật.
Tháng tám, thu cao, gió thét gài,
Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta.
Tranh bay sang sông rải khắp bờ,
Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa,
Mảnh thấp quay lộn vào mương sa.
Ôi! một cảnh tượng thật bi đát.
Nhưng càng tội nghiệp hơn nữa khi ở đoạn tiếp theo:
Trẻ con thôn Nam khinh ta già không sức,
Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật,
Cắp tranh đi tuốt vào luỹ tre
Môi khô miệng cháy gào chẳng được
Quay về chống gậy lòng ấm ức!
Thật là 1 lũ khốn .Đã thấy như vậy không những không giúp mà cón cắp luỹ tranh đi. Khi phục vụ triều đình không công lớn thì công ít ông cũng đã phấn nào làm điều tốt cho dân chúng trong thời Đường.
Đoạn tiếp theo:
Giây lát, gió lặng, mây tối mực,
Trời thu mịt mịt đêm đen đặc
Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt,
Con nằm xấu nết đạp lót nát
Đầu giường, nhà dột chẳng chừa đâu
Dày hạt mưa, mưa, mưa chẳng dứt
Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê
Đêm dài ướt át sao cho trót?
Có ai thấu hiểu được nỗi khổ đó không. Căn nhà mới xây dựng chưa bao lâu thì đã như thế này.
Hoàn cảnh thật bi đát: trời tối đen, mền vải lạnh như sắt, con cái khổ, khắp nơi nhà dột, mưa không ngơi, tình hình xã hội rối loạn, suốt đêm ướt át...
Và cuối cùng đây mới chính là nội dung chính đây:
Ước được nhà rộng muôn ngàn gian
Khắp thiên hạ, kẻ sĩ nghèo đều hân hoan,
Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn
Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt,
Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!
Một tấm lòng nhân đạo: Vượt lên bất hạnh của bản thân, Đỗ Phủ Đã bộc lộ Khát vọng cao cả : ước sao có được ngôi nhà vững chắc ngàn vạn gian để che chở cho tất cả mọi người nghèo trong thiên hạ.
hàng trăm nghìn năm nay, tình cảm lo nước thương dân nồng cháy và lí tưởng cao cả - yêu cầu khẩn thiết thay đổi hiện thực đen tối - của Đỗ Phủ mãi mãi kích động đến thô ca và con người sau này.