Mở bài:
Về chuyện đi công viên nước Hồ Tây, ai chẳng thấy vui, chẳng thấy thích. Nhưng đối với tôi nó đã ghi dấu 1 kỉ niệm về tình thương giữa con người với con người - mà có lẽ suốt đời tôi cũng không sao quên được.
Thân bài:
Lần ấy, bố mẹ đưa tôi đi công viên nước. Ngày ấy, tôi còn bé lắm và chưa biết bơi. Nhưng các trò chơi dưới nước, trò nào cũng hấp dẫn tôi. Tôi lao theo các bạn, thưởng thức các trò chơi dưới nước, cười đùa như nắc nẻ. Chao ôi! Những ngày đi chơi như thế này thú vị biết bao! Đối với học trò nhỏ tuổi chúng tôi, những chuyến đi chơi rừng, chơi biển và đi chơi các công viên thật là những ngày vui vẻ và đầy cảm giác sung sướng. Đang mải miết, tôi bỗng thấy trước mắt có một bể bơi. Tôi nghĩ rằng nó cũng như các trò chơi mình vừa trải qua, tôi nhảy xuống bơi. Nhưng lạ quá, nước hồ lạnh và tôi với chân mãi không thấy đáy bể đâu! Hoảng hốt, tôi vùng vấy để trôi sát vào bờ, nhưng không được. Tôi khua tay lên và bắt đầu uống nước bể!... Bỗng có tiếng người nhảy ùm xuống bể và tôi có cảm giác được nâng lên, đưa vào bờ. Bố mẹ tôi hốt hoảng chạy đến. Sau vài phút, cả nhà bình tĩnh lại. Tôi nghe tiếng 1 cụ già nói:" trên bờ có ghi bảng là 4 mét-nước rất sâu. Các cháu không được hướng dẫn, nên vào bừa khu vực cấm này, có ngày nguy to. Thôi các anh chị ủ ấm cho cháu". Cụ già không nói tên, cụ chỉ nói:" Tôi là 1 cựu chiến binh". Cụ rất cao to vạm vỡ, tuy tóc đã bạc nhiều. Trước khi chia tay, bố mẹ tôi cảm ơn cụ và xinh địa chỉ nhà. Cụ chỉ xoa đầu tôi và bảo: "Phải cẩn thận, nghe con. Bao giờ bơi thật giỏi mới được xuống bể này".
Kết bài:
Bố tôi nói rằng:" Con còn đến ngày nay là nhờ tình yêu thương của các cụ già không quen biết đó". Tôi không bao giờ quên điều đó. Cho đến nay, tôi mới hiểu được chút ít ý nghĩa của câu nói đó. Đó là tình cảm" bầu ơi thương lấy bí cùng ; Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn". Có lẽ, phải ngẫm nghĩ thêm nữa, tôi mới hiểu hết được ý nghĩa của câu nói ấy.