"Ngày xửa ngày xưa" chắc những lời kể chuyện của mẹ cứ văng vẳng trong đầu mỗi người, không ai quên được. "Con hãy nhớ rằng nếu con chân thật với mọi người, con sẽ được mọi người yêu quí" những câu giảng nghiêm khắc nhưng chứa chan mong muốn con hiểu được sự hiểu biết cũng chẳng quên được phải không? Nhưng đối với tôi người tôi thương yêu nhất của tôi không phải là họ mà là người ông thân thương của tôi. Nếu từ xa tôi có thể thấy được một cái bóng gầy gò, nho nhỏ tôi co thể cất lên tiếng gọi : "Ông ơi!"
Đôi mắt ông đẹp biết bao! Nó nở ra cái nhìn nhân hậu, tràn đầy yêu thương, những lúc tôi vui đạt điểm cao đôi mắt ấy lại sáng lên như một vì sao! Còn những lúc tôi buồn đạt điểm thấp, đôi mắt ấy lại rơi xuống 1 vài giọt nước mắt, tôi nhìn mà cứ như những giọt máu trong trái tim ông đang rơi. Nụ cười tươi của ông làm tan bao mệt mỏi của tôi mỗi lần tôi đi học về. Ông đã già rồi, giọng nhỏ lắm, người khác nghe vào chỉ nghe được liu xiu thôi. Nhưng tôi thì khác, dường như tôi với ông có một mối liên kết nào đó, dù là tiếng nhẹ như cơn gió dịu tôi cũng có thể nghe thấy cả. Bàn tay ông rám nắng, nổi lên những đường gân xanh bởi dấu ấn thời gian nhưng chính bàn tay xấu xí đó đã nuôi tôi trưởng thành, dạy tôi biết bao điều. Mỗi lần tôi dựa vào vòng tay đó tôi cảm giác ấm áp, tràn trề niềm vui, hạnh phúc.
Rồi một ngày kia, ngày vực thẳm của tôi mở ra, người ông của tôi đã ra đi . "Ông ơi! Sao ông ra đi mà không cho cháu nói lời từ biệt,có phải là tại cháu chăng ,cháu nhớ ông lắm ông ơi! Ông có nhớ những lần cháu vấp ngã trên con đường cuộc đời ông đã nhẹ nhàng nâng niu cháu lên, ông có nhớ những lần cháu và ông chơi với nhau không ! Cháu nhớ ông lắm ông ơi!"
Tuy ông đã ra đi nhưng cuối cùng tôi cũng đã hiểu ra, trước khi ông ra đi ông đã để lại cho cháu hai món quà: Món quà của sự trí thức, tuy ông ra đi nhưng cháu vẫn thấy linh hồn ông đang ở bên cháu. Còn món quà kia một góc vườn nhỏ mà ông cho cháu trồng cây ô-mai. Đã có lần cháu ước mong nó nở ra thực nhanh để cháu có thể tặng nó bằng chính bàn tay mình, nhưng giờ thì đã không còn nữa rồi, chỉ còn linh hồn người ông dưới mái vườn ô-mai.