Đất nước ta đang trên đường phát triển. Thành tựu về kinh tế, văn hoá, xã hội; tình hình an ninh, quốc phòng; đối nội, đối ngoại là thật đáng tự hào. Đảng và nhà nước đang có nhiều chủ trương để đảm bảo đất nước phát tiển bền vững. Song, bên cạnh những gì đáng tự hào, chúng ta cúng thật xót xa khi được biết vấn đề môi trường của đất nước đang có những dấu hiệu không tốt. Điều đáng quan tâm nhất là hiện tượng ô nhiễm môi trường nước. Những ngày gần đây, trên báo chí và phương tiện thông tin đại chúng đã thông tin về hiện tượng “ Hiện nay, trên đất nước ta có những dòng sông đã chết và những dòng sông đang kêu cứu”. Đây không chỉ là hiện tượng đáng suy nghĩ mà còn là vấn đề cần hết sức quan tâm.
Hiện tượng trên đất nước ta có những dòng sông đã chết và những dòng sông đang kêu cứu là một thực tế. Báo Việt nam net (5.10.08) phản ánh “Sông Thị Vải đã trở thành dòng sông chết. Và hiện nay, sông Dinh ở TP Vũng Tàu cũng đang hấp hối. Theo phản ánh của nhiều người nuôi bè hàu trên sông Dinh, đoạn thuộc phường 12, TP Vũng Tàu (gần cầu Cỏ May), từ chiều 2/1/2008, bắt đầu xuất hiện hiện tượng cá, tôm chết, và lượng cá, tôm chết đã tăng thêm rất nhiều trong những ngày gần đây...Hiện nước trên sông Thị Vải đã trở nên đen đặc, hôi thối nồng nặc. .Không chỉ sông Thị Vải, sông Dinh mà còn rất nhiếu con sông khác đang kêu cứu “Sông Đồng Nai : Ô nhiễm vi sinh và dầu mỡ rõ rệt, ô nhiễm kim loại nặng, pheno,; Sông Sài Gòn: Mức độ ô nhiễm là nghiêm trọng . Sông Cầu: Chất lượng nước các sông thuộc lưu vực ngày càng xấu đi, nhiều đoạn sông đã bị ô nhiễm tới mức báo động. Ô nhiễm cao nhất là đoạn sông Cầu chảy qua địa phận thành phố Thái Nguyên” ( Trích báo cáo môi trường Nước Việt Nam tháng 12. 2007). Ở Quảng Nam, dòng sông Trường Giang đã chết dần do chất thải từ các bải khai thác vàng đã từng được báo chí địa phương kêu cứu liên tục trong muà hè vừa qua là hiện thực gần nhất . Rõ ràng, có biết bao dòng sông thơ mộng đã sống trong thơ, trong nhạc, họa một thời hiện đang chết, đang hấp hối và đang kêu cứu!
Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng những dòng sông Việt Nam đã chết và đang kêu cứu như đã nói ở trên? Trả lời câu hỏi này thật không khó. Song chúng ta cần suy xét cho đầy đủ, sâu sắc.
Có thể nói,nguyên nhân chính là con người, những con người vì lợi ích của mình đã bằng nhiều cách tạo nên sự ô nhiễm, dẫn đễn cái chết của biết bao dòng sông. Dòng sông Thị Vải chết từ sự ngọt ngào vô cảm của những người chủ Ve dan. Vì lơi nhuận, họ đã trở thành người vô trách nhiệm đã giết chết dần một dòng sông. Sự ô nhiễm môi trường nước ở sông Nhuệ - sông Đáy bắt đầu từ đâu nếu không phải do sự ra đời và hoạt động của các khu công nghiệp, khu khai thác và chế biến, các tụ điểm dân cư ... Không nên đổ lỗi cho mặt trái của qúa trình phát triển, mà phải nói ngay rằng, con người chúng ta đang giết chết dần những dòng sông của đất nươc. Nói con người cũng cần thấy nguyên nhân từ sự phát triển kinh tế không bền vững, cách nhìn nhận về vai trò của môi trường nước chưa thật đúng đắn. Các cơ quan nhà nước đã chưa làm việc có hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường. Sự quản lý bằng luật bảo vệ môi trường còn yếu kém. Rõ ràng, muốn bảo đảm đời sống con người nhất định phải quản lý tốt môi trường. Cần nghiêm khắc nhìn nhận về nguyên nhân này mới có thể cứu sống những dòng sông.