rương Đình Ngọc quá cẩn thận cũng không thừa. Từ ngày Ung Chính rời Khai Phong, tuần phủ An Huy chờ mãi mà vẫn chưa nhận được tin tức chuyến thuyền đưa Ung Chính về Kinh, sợ liên lụy liền viết mật thư gửi Thượng thư phòng, nội dung "Không rõ tung tích thánh thượng". Liêm thân vương biết tin, lập tức cáo bệnh, không ra khỏi vương phủ nửa bước, mọi công việc đều đẩy cho đại thần Mã Tề lo liệu, lệnh cho Doãn Tường và Mã Tề phong tỏa tin tức, lý do thật là không quang minh chính đại, Mã Tề "quá bận", Doãn Tường "có bệnh", không thể dùng những lời không rõ đầu cua tai nheo để chỉ trích họ được. Còn Doãn Tự cũng "ốm", không thể đảm trách quốc sự được. Việc Ung Chính đứt liên lạc với triều đình, được Long Khoa Đa báo cho con trưởng hoàng thượng Hoằng Thời đang trấn giữ Bắc Kinh biết. Hoằng Thời chỉ là một a-ca rỗng tuếch, không có thực quyền, nếu chịu khó suy nghĩ, diễn giải thì lại nghĩ: tốt nhất Ung Chính bị chết do đắm thuyền trên sông Hoàng Hà, Bảo thân vương ở xa, bản thân lại là hoàng tử trưởng, "nước không thể một ngày không có vua", đương nhiên sẽ được xếp đầu trong danh sách kế vị. Con kế nghiệp cha là việc thuận lý vẹn tình, đến khi tay cầm ngọc tỉ, miệng ngậm thiên hiến, bất luận Phong Đài đại doanh, hay là Nhuệ Kiến doanh ở phía tây bắc, đều phải phủ phục xưng thần. Vì thế, không cần nắm vội binh quyền, trước tiên sai người đến Tuân Hóa truyền dụ, khống chế chặt Thập tứ a-ca, không được tự ý di dời lăng tẩm dù chỉ là nửa bước chân; truyền lệnh Niên Canh Nghiêu: "Thánh thượng chưa về Kinh, cẩn thận, chuẩn bị đón ở ngoại ô" nhằm ngăn chặn Hoằng Lịch về Kinh trước; hỏa tốc cho người vượt 600 dặm đưa thư cho Điền Văn Kính "Cử người do thám, hoàng thượng hiện đang ở đâu", khi Điền Văn Kính cấp báo về Kinh, Hoằng Thời mới biết tin thuyền chở hoàng thượng không bị đắm, mà chỉ bị mắc cạn ở khu vực Lộc Ấp, hơn 700 quan quân của thủy sư Lạc Dương xung phong kéo thuyền, cả ngày chỉ đi được gần 20 dặm... Khi nhận được tin này, Hoằng Thời nhấp nhổm không yên, lúc căng thẳng, khi vui vẻ, lúc sợ hãi: cửa khẩu Cổ Bắc duyệt binh, Hoằng Lịch thay thiên tử tuần hành; thu lương ở Sơn Tây, Hoằng Lịch thay thiên tử tính toán; đón Niên Canh Nghiêu vào Kinh, Hoằng Lịch thay thiên tử thân chinh đi đón; đưa linh cữu Khang Hy đi Tuân Hóa, vẫn là Hoằng Lịch thay thiên tử chuyển linh cữu. Còn ngày thường, Hoằng Lịch "học tập" ở Thượng thư phòng, học gì vậy? Học năng lực chế ngự toàn cục? Nhỏ như việc chia thịt, Hoằng Thời cũng đã từng làm. Xé nhỏ sự việc phân tích, mổ xẻ kết luận, sẽ cho kết quả. Hoằng Thời đức, tài, năng lực, tri thức đều không. Chỉ là "người nhà của thánh thượng", tóm lại không có hi vọng đăng quang kế vị. Trong khi Doãn Đề không ở trong Kinh, Ung Chính khốn khổ ở xa, nếu bỏ lỡ cơ hội này, hậu thế đàm tiếu, cho rằng mình là đồ bỏ đi, bất tài!... Hoằng Thời suy tính: Nếu như ra tay, lại sợ hoàng thúc (Bát a-ca) mượn gió bẻ măng, sợ hơn cả là không khống chế được toàn cục, Ung Chính trở về, thì ngàn năm cũng không thành.
Qua vài đêm trăn trở trên giường, suy đi tính lại, Hoằng Thời quyết định tin dùng Long Khoa Đa. Long Khoa Đa trước được tiên đế tin dùng, nay là thư đại thần binh quyền chức trọng, lại rất quen và hiểu Liêm thân vương, lợi dụng điểm này có gì là không được? Nghĩ vậy bèn lệnh "mời Long Khoa Đa vào phủ nghị sự".
Vào lúc lên đèn, Long Khoa Đa từ cửa Đông Hoa bước ra, nhận lời mời đến Tam bối lặc phủ. Ba anh em Hoằng Thời, Hoằng Lịch và Hoằng Trú vốn dĩ học và ở trong cung Ung Hòa. Ung Chính lên ngôi, ba anh em mỗi người xây riêng một tòa nhà, toàn nhà mới. Phủ Nha Khai tọa lạc ở trong cửa Triêu Dương cách cửa Đông Hoa không xa, ba tòa nhà trong phủ Bối lặc được qui hoạch thống nhất theo kiểu chữ nhất, thứ tự từ bắc đến nam, cửa mở về phía đông, nhà mái cong, chạm trổ tinh xảo, cực kỳ nguy nga tráng lệ. Trong nhà còn một số phòng đang tiếp tục hoàn thiện, cả ba phủ đều không xây dựng vườn hoa.
Chiếc kiệu lớn vừa hạ trước cổng, gia nhân đã vội chạy vào nhà bẩm báo. Hoằng Thời mặc bộ quần áo lụa trắng, bên ngoài khoác áo đỏ tía viền xanh da trời, đóng cúc ở nách, nhanh nhẹn bước ra ngoài, cổng vừa mở liền lên tiếng:
- Ông cậu vất vả quá! Cậu đến thẳng đây chứ?
- Thế nào là đến thẳng, không đến thẳng? Hôm nay không bận gì cả - Long Khoa Đa vuốt hàng ria mép hình chữ bát, cười nói tiếp: - Tào Phủ là con trai của Tào Dân đến kinh thành, Bát da đã tiếp kiến, sau đó đến Sướng Xuân viên gặp Mã Tề, Mã Tề bảo chờ Thập tam da khỏi ốm mới bàn tới việc của Tào Phủ, Tào Phủ lại yêu cầu được gặp, nói chuyện với nhau một hồi lâu, giữ lại ăn cơm, giờ mới đến đây...
Hoằng Thời đi trước dẫn đường, một tay cầm quạt phe phẩy, một tay giữ bím tóc dài chải dầu bóng nhẫy, vào đến nhà tiện tay vén rè
- Mời ông cậu. Thưa cậu, Tào Phủ bị tịch thu gia sản, chắc là kêu nghèo kêu khổ chứ? Lần trước gặp cháu, ăn mặc rách rưới như thẳng ăn mày, vừa khóc vừa nói, cháu không hiểu hắn nói gì. Chắc là thiếu tiền, cháu cho 2 trăm lạng bạc, sướng quá nhẩy cẫng lên.
Vừa nói, vừa mời Long Khoa Đa ngồi, gọi gia nhân:
- Dâng trà!
Long Khoa Đa nhìn khắp nhà một lượt, ngồi xuống, một tay bưng tách trà, một tay lấy nắp đậy gạt búp trà còn nổi trong tách, cười nói:
- Mấy hôm trước đến thăm phủ của Ngũ da, trong ngoài thư phòng treo đầy lồng chim. Phủ Tứ da cực kỳ nhiều sách, khi vào không có chỗ nào trống để mà ngồi. Phủ Tam da cực kỳ thanh nhã: lư, bình, đỉnh chất đầy trên giá; cầm, kỳ, thi, họa đủ cả, lại còn nói "Cơn gió nào đưa cậu tới đây"!
Hoằng Thời cảnh giác liếc nhìn Long Khoa Đa, chưa bao giờ Hoằng Thời thấy Long khôi hài như vậy, có ý gì nhỉ? Một thoáng ngạc nhiên, Hoằng Thời mỉm cười, vén áo lên vắt chân chữ ngũ, nhè nhẹ đưa đẩy cánh quạt, cất tiếng:
- Đương nhiên là việc công rồi! Bát thúc và Thập tam thúc đều ốm, Mã Tề đang bận chính sự ở Sướng Xuân viên, giở sổ ghi chép ra xem, một ngày chỉ ngủ từ hai đến ba giờ đồng hồ. Ngũ đệ sức khỏe như thế nào chắc cậu đã rõ, luôn phải có người hầu hạ, chứ không thể hầu hạ người. Trên danh nghĩa cháu là a-ca đương kim hoàng thượng, kỳ thực không quán xuyến nổi, có việc phải bó tay, mà cháu cũng không muốn nắm giữ công việc nữa, từ hai chữ "công tư", xét vhữ "công", cháu là hoàng tử, phải chịu trách nhiệm toàn bộ, còn chữ "tư", a-ma hiện đang khổ sở xa nhà, cháu đang rất nhớ a-ma. Chính vì lẽ đó, cháu mời cậu đến để xin ý kiến, hoàng thượng hiện nay đang ở đâu, bao giờ về kinh thành, để còn chuẩn bị nghênh giá và bảo vệ an toàn, Thượng thư phòng có cao kiến gì không. Cháu là hoàng tử không thể không hỏi, cần phải hỏi cho rõ ràng. Tính hoàng thượng như thế nào chắc cậu đã hiểu, Người chí công vô tư, kín đáo, không trọng thân khinh sơ, đối với cháu Người đối xử sao đây?
Hoằng Thời tự bộc bạch như đường đường chính chính, với dụng ý dùng câu "Hoàng tử không được can dự triều chính" để chống lại sự kín đáo của Long Khoa Đa. Thoáng ngạc nhiên, Long Khoa Đa cười to, nói:
- Tin tức hàng ngày Tam da đều bẩm báo với hoàng thượng, Người đang ở Thái An tiếp tục hành trình trở về. Cậu và Bát da đã tính toán, từ 3 đến 5 ngày nữa là về tới kinh thành. Trong vài ba ngày tới không có phê chuẩn sớ tấu gì cả, bởi vì: một là sức khỏe của hoàng thượng không được tốt, hai là thánh giá cũng sắp trở về, hà tất phải đi lại giao nhận công văn. Thú thực hoàng tử không cho gọi, thần cũng định đến đây hỏi một số việc: Vốn dĩ doanh trại Thiện Bổ đóng quân ở Sướng Xuân viên, theo quy định cũ, cứ 3 tháng luân chuyển chỗ ở một lần, nay đã đến hạn, có luân chuyển nữa hay không? Nơi Thiện Bổ đóng quân không thuộc sự giám sát của thần, Thiện Bổ tự mình quyết định, trong lòng thần không yên. Còn việc nữa, Niên Canh Nghiêu dẫn 3 nghìn binh mã về Kinh chuẩn bị nghênh giá, nên bố trí họ ở chỗ nào cho tiện, cần phải dựng lều trước khi mưa, họ đều là những chiến sĩ công huân, chứ không thể để họ dựng lều bạt ở ngoài trời được.
Long đột ngột thay đổi cách xưng hô, nói xong ngả người, mắt lim dim liếc nhìn bộ mặt non choẹt của a-ca Hoằng Thời, ánh sáng ngọn nến bị bóng người che khunên không nhìn rõ ánh mắt ông ta có ý gì.
- Ngươi nói gì? - Hoằng Thời nhếch mép nhìn "ông cậu hoàng đế" hiển hách, nhấp một ngụm trà, nói tiếp: - Thưa cậu, cháu không hiểu gì cả. Chú Bát và cậu là quân sư lão thành, nhất định phải có sự xếp đặt rồi chứ?
Nói xong đứng dậy, vừa quạt vừa từ từ đi lại trong phòng.
Long Khoa Đa cảm thấy câu nói của Hoằng Thời có hàm ý gì đó, vội liếc mắt nhìn Hoằng Thời. Cứ tưởng Hoằng Thời nông cạn, đối phó khó gì, nào ngờ chỉ một câu nói xem ra có vẻ bình thường, làm cho Long Khoa Đa khó xử. Liêm thân vương nói thẳng mình là người của "Đảng Tam da", nhưng sự liên kết giữ chú và cháu đã sâu sắc chưa? Sâu sắc đến mức nào? Còn Doãn Tự thì không nói gì, Long không dám hỏi, hôm nay tự mình rước vạ vào thân, song cái được là đã hiểu vị a-ca non choẹt này không phải là người dễ đối phó. Nếu như so sánh về mặt ăn nói, Hoằng Thời hơn cả Doãn Tự. Đang suy nghĩ, Hoằng Thời đứng gần cửa sổ, nhìn ra ngoài trời tối đen như mực, đầu không ngoảnh lại, nói:
- Ông cậu đừng nghi ngờ, tính cháu nói thẳng, chú Bát là thanh bảo kiếm nhưng già rồi, không kham nổi sa trường, hiện tại phụ hoàng, thái tử, đại thiên tuế đang có sự hiềm khích lẫn nhau, đều có thể vạch trần ra được.
Giang sơn, mỗi đời đều có người tài xuất hiện
Thói hư tật xấu tồn tại suốt trăm năm
Tuy là bài thơ hay, nhưng thời gian kéo dài quá, nên đọc là:>
Thói hư tật xấu tồn tại hơn chục năm
Hoằng Thời đột ngột quay người, mắt rực sáng:
- Có phải thế không? Ông cậu?
Long Khoa Đa nhìn thấy ánh mắt sắc lạnh của Hoằng Thời, bất chợt giật mình. Long là người biết tự kìm chế, trấn tĩnh lại rất nhanh, lắc đầu cười nói:
- Thần không thật hiểu câu nói của hoàng tử.
- Có gì là không hiểu nhỉ? Suy nghĩ của chúng ta giống nhau, đều muốn lão da "bình an" trở về kinh thành cơ mà! Vì thế, cần phải chuyển đổi cảnh vệ ở Sướng Xuân viên, việc quân tạm thời do nha môn thống lĩnh, quân của Niên Canh Nghiêu không thể ở lều bạt, quân của đề đốc Phong Đài cần phải đưa ra ngoài, những việc này chẳng phải là cậu và chú Bát và một số người khác đã bàn kỹ rồi sao? Tại sao cậu lại còn hỏi cháu?
Long Khoa Đa vô cùng kinh ngạc, đây chính là kế hoạch bạo loạn đã được bàn suốt đêm tại phủ Liêm thân vương, gồm có Long Khoa Đa, Doãn Tự, Vương Hồng Tự, A Linh A, khống chế Sướng Xuân viên, đập tan hệ thống chỉ huy đại bản doanh Phong Đài, cắt đứt đường về Kinh của Ung Chính, Liêm thân vương ra lệnh cẩn thận tuyệt đối không cho Hoằng Thời, Hoằng Trú biết "không để cho họ biết", cuộc họp mới quạ sáu tiếng đồng hồ, nội dung cuộc họp Hoằng Thời đã rõ như lòng bàn tay, thật là đáng sợ... Mặt Long Khoa Đa trắng bệch khác thường.
- Có gì đâu nàoHoằng Thời cười thầm, ngồi xuống, uống một ngụm nước trà, - Tất cả vì sự an toàn của hoàng a-ma, công việc nên làm như thế nào, thì cậu hãy làm đi. Thật là, "mỗi người mỗi tật", một khi đã tính toán chắc chắn, hà tất phải lo?
Khẩu khí Hoằng Thời đã thay đổi, giọng nói ôn tồn trở lại:
- Bất luận thế nào cháu vẫn là hoàng a-ca, không chỉ phải có trách nhiệm với hoàng thượng, mà còn vì thiên hạ xã tắc, bản thân cháu như thế nào, cháu xin mượn câu nói trong "Xuất sư biểu", "thành công - thất bại, sắc bén - cùn trơ, người xấu thì hay có cái nhìn thiên lệch!" - Nói đến đây, Hoằng Thời cười to, nói tiếp: - Thanh kiếm hoàng thượng ban tặng cho cháu, cháu đưa cho cậu.
Trước hôm Ung Chính đến đại bản doanh Phong Đài một ngày, trời vừa sáng, một chiếc kiệu quan như thường lệ dừng lại tại cửa cống nằm trên trục đường từ Sướng Xuân viên đi ngược lên Hạ Môn, Mã Tề cúi người chui ra khỏi kiệu, toàn thân mệt mỏi rã rời, nếu như nơi đây không phải là nơi tôn nghiêm, thì sẽ tha hồ vươn vai duỗi chân cho thoải mái. Mã ngẩng đầu nhìn trời, hít mạnh vào lồng ngực bầu không khí trong sạch ban mai, nhìn thấy hơn chục người đang ngồi cạnh Nghị Môn chờ, Mã bước vào, gặp ngay Ngạc Luân Đại đang trực ở ngoài, liền dừng chân, vẫy tay gọi Ngạc Luân Đại lại, hỏi:
- Bát da và Long trung đường có chuyển tráp vàng tới đây không?
- Không có. - Ngạc Luân Đại phẩy tay nói tiếp: - Sức khỏe Bát da vẫn chưa thật tốt, Long trung đường đang chuẩn bị tiếp giá về Kinh, có nói là trưa nay đến Sướng Xuân viên bàn chuyện với Mã trung đường.
Nhìn nét mặt Ngạcết ngay tối qua không ngủ. trĩu nặng lo lắng. Đang định đi, nghe thấy tiếng tiếp giá, bèn đứng lại, hỏi:
- Long trung đường còn nói gì nữa không? Hoàng thượng hiện ngự giá ở đâu?
Ngạc Luân Đại cúi người xuống, nói:
- Hoàng thượng ngự giá ở đâu, Long trung đường không nói, tôi cũng không dám hỏi. Chỉ nói là cảnh vệ ở Sướng Xuân viên đã đến hạn luân chuyển thì cần phải chuyển, ngoài ra không nói gì nữa.
Mã Tề nghiêng đầu nghĩ ngợi rồi cười nói:
- Đến thời điểm rồi, có thể sớm hoặc muộn hơn dự định từ 3 đến 5 ngày, ông chuyển lời tới mọi người ở ngoài đó, tiến vào đến lầu Lộ Hoa thì dừng lại.
Đường vào phòng làm việc của Ung Chính ở trong Sướng Xuân viên, men theo đường Động Dung trồng cây tường vi, đi tiếp con đường ngoằn ngoèo về phía tây, qua tiếp 18 ngôi nhà đại diện cửa 18 tỉnh là đến nơi. Mã Tề đứng ngoài cung, chắp tay vái rồi quay người đi về phía bắc, đi qua hồ sen đang độ ra hoa thơm ngát, xung quanh hồ bóng liễu rủ xanh rờn càng làm nổi bật ngôi nhà hai tầng năm gian mái lợp ngói Lưu Ly; đây chính là lầu Lộ Hoa. Thị vệ Lưu Thiết Thành chờ sẵn ngoài cửa, nhìn thấy Mã Tề đi tới bèn lệnh cho thái giám vén rèm. Khu vực này là nơi cao nhất trong Sướng Xuân viên, là nơi dành riêng cho Khang Hy ra hóng mát hay đọc sách. Phía bắc khu này là "lều tranh", nơi Khang Hy thết tiệc. Lều tranh được xây dựng rộng rãi, thoáng mát, không cao, được bao quanh bằng bức tường, bên ngoài tường là hồ rộng khoảng vài trăm mẫu, gió thổi gợn sóng lăn tăn, mang hơi mát vào trong khu nhà, dù đang giữa mùa hè, ở đây vẫn mát rượi. Lưu Thiết Thành cùng Mã Tề bước vào, nói:
- Ngày thường đều ở Vận Tùng hiên, nơi đó không rộng rãi sáng sủa bằng nơi này, song cũng mát lắm. Tại sao Mã trung đường lại vào tận đây để làm việc?
Mã Tề ra lệnh mở toang tất cả các cửa sổ, cười nói:
- Chẳng giấu gì chú Lưu, tôi mỏi mệt lắm rồi, ở đây gió to quá, e rằng rất dễ ngủ gật. Dạo nọ gặp Thái Đĩnh, tôi cũng ngủ gật đấy. Họ có biết tôi hay thức khuya đâu, họ chỉ nói tôi phải làm việc nhiều, vả lại hoàng thượng sắp về Kinh rồi. Vận Tùng hiên là nơi Bảo thân vương làm việc, người ra vào tấp nập, nhưng không sang trọng.
Nói xong, sắp xếp lại giấy tờ, quay sang dặn Lưu Thiết Thành:
- Chú xem, các quan đã đến chưa, tôi thấy Xa Phan Đài ở Hà Nam đến rồi, tôi gặp ông ấy trước. Chú là thị vệ, chú khác tôi, không phải chờ đợi, ra dạo ở vườn hoa kia kìa, cần quét dọn gì thì sai thái giám quét. Hoàng thượng thích yên tĩnh, chú cho người chặn tất cả các đường vào nơi hoàng thượng ở.
Nói xong, châm lửa hút thuốc, giở sách ra xem, Lưu Thiết Thành "dạ" rồi đi. Một giờ, cầu thang kêu nhẹ lộp cộp, một viên quan hơn 50 tuổi, da trắng, mặt tròn béo múp míp, ăn mặc cầu kỳ, để râu chữ bát, râu đen nhánh, tinh thần phấn chấn, người mặc áo dài thêu hình chim sẻ, đầu đội mũ màu ngọc bích, bước đi nhè nhẹ, cộp hai chân giậm xuống làm động tác chào quân sự:
- Bỉ chức xin thỉnh an Mã trung đường!
- Ồ, Xa đại nhân - bàn tay Mã Tề hơi giơ lên, mỉm cười: - Ngồi, ngồi đi, ngồi dễ nói chuyện, không phải gò bó lễ nghi. Tôi có hôm tiếp khách hơn 100 người đều không làm theo quy tắc lễ nghi khách sáo, huynh đến Bắc Kinh lúc mấy giờ?
Xa ngồi xuống, người hơi cúi, thong thả đáp:
- Bỉ chức đến Bắc Kinh đã 3 ngày rồi. Vì bên bộ Hộ thúc Hà Nam nộp ngân khố cho Bắc Kinh, bên Điền trung thừa hiện vay quan ngân khố Hà Nam Phan Lý 1 trăm vạn, đòi mãi không được. Quan thượng thư Mạnh yêu cầu Phan Lý thuyết trình bằng văn bản. Hôm qua bỉ chức gặp Mạnh đại nhân, Mạnh đại nhân bảo bỉ chức tiếp kiến Mã trung đường, có chỉ dụ gì đó. Vậy xin Mã trung đường chỉ bảo, để bỉ chức cứ theo thế mà làm.
Mã Tề hút thuốc bằng chiếc điếu bát, rít kêu "lọc xọc", lấy tay vuốt tóc trên đầu rồi nói:
- Điền Văn Kính vay tiền là vì việc công, đắp đập kè đê, chứ không phải vay dùng việc tư. Việc này chờ khi nào hoàng thượng trở về ta đích thân nói rõ. Lão huynh phải thông qua các nha huyện, các quan ở triều đình, mới nắm rõ đại cục, chứ không nên hiểu lầm Điền Văn Kính, huynh thấy thế có đúng không?
Xa Phan Đài ấm ức đầy bụng, chỉ vài câu nói của Mã Tề sự việc đơn giản đi nhiều, không còn gì để nói, ậm ừ một lúc mới cất tiếng:
- Đúng ạ! Bỉ chức rõ rồi ạ!
- Tôi mời huynh đến không phải việc này. - Mã Tề xem qua sổ sách rồi nói tiếp: - Tôi hỏi về vụ án Tiều Lưu thị, trước đây Điền Văn Kính có bản tấu, vụ án do nha huyện Niết Tư phụ trách, do đích thân Hồ Kỳ Hằng xử, Hồ tham ô, coi tính mạng người như cỏ rác. Nha môn Niết Tư có 44 quan thất phẩm trở lên, trong đó chỉ có Trương Cầu là chí công vô tư. Vụ án còn liên quan đến hơn hai mươi ni cô ở am Bạch Y và bảy hòa thượng ở miếu Hồ Lô. Vụ án không phải do huynh xử, song sự việc chắc huynh đã rõ. Tôi muốn hỏi: Hồ Kỳ Hằng là người như thế nào? Quan lại Hà Nam tham ô như vậy ảnh hưởng xấu của vụ án đã lan rộng, có phải có rất nhiều quan chức tham ô hay không? Chẳng lẽ hỏng hết rồi sao? Nếu cần, triều đình sẽ quét sạch nạn này!
Xa liếc nhìn Mã Tề, một tể tướng già tóc trắng như cước, nét mặt nghiêm nghị, chần chừ do dự. Xa Phan Đài tuy không tham gia xét xử vụ án, song từng chi tiết của vụ án Xa nắm rất chắc, hiềm một nỗi có quá nhiều quan chức bị liên lụy, bản thân Xa cũng mắc, thậm chí có một số việc đích thân Xa can dự. Quan tuần phủ có mái tóc đen này biết rằng sự việc đã vỡ lở, lan rộng ra các tỉnh xung quanh, tin đó đến cả Bắc Kinh. Xa rất hiểu tính tình nóng nảy của hoàng thượng, mua chuộc cũng muộn rồi, đành phải nói thật thôi. Xa nói:
- Thưa Mã trung đường, vụ án này đã kéo dài 3 năm rồi, khắp nơi đều biết, bỉ chức tuy không xét xử, song tình tiết có biết chút ít. Việc xét xử có hơi cẩu thả, nếu vén bức màn đen này lên, thì tệ hại lắm ạ, không biết Mã đại nhân...
- Ta không có ý kiến gì. - Mã Tề suy xét, trong vụ án này cũng có liên lụy tới vài môn sinh của ông, thực tế ông cũng khó xử, song nét mặt ông vẫn không hề thay đổi: - Huynh biết thì nói đi!
Xa khẽ ho, bắt đầu kể:
- Ch của Lưu thị là Tiều thư sinh bị chết. Cái chết của Tiều thư sinh chỉ là một mồi lửa nhen nhóm dẫn tới các vụ việc khác. Nếu chỉ xét riêng án này, thì kết thúc lâu rồi. Mùa đông 3 năm về trước, tuyết rơi rất nhiều, Tiều Minh một mình đến am Bạch Y chơi, nơi đây gần sông, cảnh vật rất đẹp. Tiều Minh đẹp trai, đỗ tú tài, làm thơ hay, các ni cô trong am Bạch Y đã đưa Tiều Minh vào vòng ngắm, thường xuyên giữ lại ăn cơm và ngủ lại am. Về sau, lợi dụng lúc Tiều Minh ngủ, một ni cô giả cạo trọc đầu ngày đêm thông dâm. Họ giày vò một công tử khỏe mạnh thành thân xác sức cùng lực cạn, như một cái xác không hồn. Họ sợ vợ Tiều Minh đến tìm, lại không biết xử lý thế nào. Từ lâu các ni cô ở am Bạch Y có quan hệ "không ra thể thống gì" với bảy hòa thượng ở miếu Hồ Lô, họ đành phải nhờ các hòa thượng giúp đỡ. Họ lừa Tiều Minh đến gần miếu Hồ Lô, giết chết vứt xác xuống giếng cạn. Lúc bấy giờ Tiêu Thành là quan tri phủ Khai Phong điều tra phá án rất nhanh, sau 7 ngày phá xong án, bắt giam Pháp Viên, Pháp Thông và Pháp Minh.
Nào ai ngờ vừa dùng hình phạt, ba tên hung thủ khai ra sư phụ Giác Không, đồng bọn gồm ba anh em: Pháp Tịnh, Pháp Tẩm, Pháp Huệ, chúng câu kết với nhau giết người đã nhiều lần. Đào sau miếu Hồ Lô sâu chừng ba mét phát hiện tám cái xác không đầu, những người bị chết, qua xét nghiệp dường như toàn là học sinh đi Bắc Kinh ứng thí, chỉ nhận dạng được một học sinh tên là Lý Liêm, các hòa thượng không nhớ họ họ tên gì và bị giết bằng cách nào.
Vụ án lớn như vậy, Tiêu Thành không dám chậm trễ, lập tức cho vây chặt am Bạch Y, đưa tất cả các ni cô đến phủ Khai Phong, duy chỉ có một ni cô già Tĩnh Từ, hiệu "Trần Diệu Thường" trốn thoát.
Đại nhân cũng biết đấy, gia quyến các quan không ai là không tin Phật. Am Bạch Y là am lớn nhất ở Khai Phong. Thỉnh thoảng các ni cô đi khắp nơi, nha môn tuần phủ, đến gặp quan huyện, họ còn đưa các hòa thượng đi theo, xem bói, làm lễ cầu tự cho các quan, họ còn làm những việc đồi trụy khác. Có quan nhà không có con trai, nhờ ni cô sinh hộ, có không ít quan lại còn thông dâm với các ni cô. Điền Văn Kính nói câu "màn rách không vá", thật là một câu văn hoa. Trần Diệu Thường chạy trốn, không biết chạy đến phủ nào, vài ngày sau mang về lệnh thả các ni cô. Sau khi được thả, họ tung hoành hơn cả trước. Cả ngày họ lượn lờ quanh các phủ hàng nửa tháng trời. Sau đó bảy hòa thượng cũng được thả với lệnh "tạm tha chờ thẩm vấn". Tiều Lưu thị khăng khăng khẳng định chồng thị bị các hòa thượng giết chết, lao đơn kiện. Tiêu Thành hôm nay nhận được lệnh thả người, mai lại nhận được lệnh "nghiêm trị hung thủ, không được khoan dung", làm cho đầu óc rối tung lên, đúng lúc đó mẫu thân ốm chết, báo lên trên nhà có đại tang, vội vã về quê.
Điền trung thừa gặp Nặc Mẫn ở Sơn Tây, Điền được điều về Hà Nam. Tiều Lưu thị lại tiếp tục kiện. Không biết kẻ nào bắt cóc con trai Lưu thị, mục đích của cuộc bắt cóc là ép Lưu thị thôi kiện. Ai ngờ lại càng bức bách Lưu thị hơn. Trong lúc Điền trung thừa tuần thú, thị chặn kiệu nộp đơn kêu oan. Nha môn Niết Tư sợ lộ, chúng định giết người diệt khẩu, lại muốn bàn giao vụ án này cho Điền trung thừa xử phúc thẩm, nên tối đến cho người đến nhà Lưu thị để bảo vệ Lưu thị, một mặt báo cho Điền trung thừa cho quân mật phục bắt kẻ gian tại hiện trường, chỉ một mẻ tóm gọn cả bọn...
Mã Tề vừa nghe vừa gật đầu. Những lời Xa Phan Đài kể, có một số chi tiết Điền Văn Kính đã viết, có chi tiết do Hồ Kỳ Hằng viết, đầy đủ và chi tiết nhất, có đầu có đuôi nhất là lời kể của Xa Phan Đài. Song sự thật vụ án cũng không đúng hoàn toàn như Xa Phan Đài kể.
Từ triều đại Ung Chính trở lại đây, Sơn Tây kết án sai một vụ trọng án, tiếp theo đến Quảng một vụ án chín mạng, đã cách chức hơn 200 quan chức chấp pháp. Vụ án lần này ở Hà Nam, đúng như Xa đã nói: đó là sự liên kết móc xích: hòa thượng - ni cô - gia quyến các quan - các quan. Vụ án có nhiều quan ăn đút lót, dâm ô trụy lạc, sự bẩn thỉu quan trường đã bị phơi bầy trước bàn dân thiên hạ, dân chúng được dịp thêm dầu thêm mỡ càng làm cho vụ án thêm ly kỳ. Vụ án làm cho triều đình bị mất mặt. Riêng Điền Văn Kính bất chấp tất cả, bắt giam người của nha môn Niết Tư, cách chức hơn 30 quan, ý định giải quyết vụ án đến cùng, viết bản tấu về triều, đăng báo, chỉ một mẻ lưới tóm gọn.
Chờ Xa kể xong, Mã Tề cười rằng:
- Xem ra lão huynh tường tận vụ án quá nhỉ! Trong các bản tấu, tin tức chắp vá nên cũng khó hiểu. Nay nghe nói vậy, tôi cũng chỉ biết nghe. Kết luận thế nào chờ hoàng thượng về giải quyết. Còn về kho bạc thế nào, lão huynh cũng không phải lo, chỉ vài ngày nữa hoàng thượng sẽ về, ta xử lý sau!
Xa cầm chén trà đứng dậy, chưa kịp uống, nghe thấy tiếng động ở cầu thang, Lưu Thiết Thành sợ hãi, mặt mũi xanh xám, tay nắm chặt chuôi kiếm, tay còn lại vén rèm nhảy vào, nhìn thấy Xa, không nói gì. Xa vội cáo từ đi ra.
- Mã trung đường! - Lưu Thiết Thành gân cổ lên gọi, khuôn mặt xám ngoét, vết sẹo ở đuôi mắt giật giật, mắt vằn lên những tia máu dữ tợn, nhìn chòng chọc vào Mã Tề, nói: - Quân của đề đốc Cửu môn đến tiếp quản Sướng Xuân viên, ông có biết không?
Mã Tề đập bàn đánh rầm một cái:
- Làm gì có chuyện này?
Lưu Thành hạ giọng:
- Đại nhân lại đây! - Lưu đi đến bên cửa sổ, vén rèm che đánh "soạt", tấm rèm rách tan, tay chỉ xuống dưới lầu: - Lính đã vào đến vườn rồi! Hiện đang khám xét lung tung các nhà các điện, mẹ nó chứ, lục soát hay là tạo phản?
Mã Tề chẳng nói chẳng rằng, vội vã đi đến cửa sổ, từ trên cao nhìn xuống, quả nhiên nhìn thấy từng tốp lính đang lục soát từ hướng đông đến hướng tây, khởi điểm từ Đạm Ninh cư - nơi ở của hoàng thượng và Vận Tùng hiên, tiếp đến Thuần ước đường, Kháp Tính các... Mã Tề vô cùng căng thẳng, máu đổ dồn lên mặt nóng bừng, quay lại nói với Lưu Thiết Thành:
- Phương Bao hiện đang ở trong chùa Thanh Phạn cùng với Thập tam da, chú cử người thân cận cưỡi ngựa mời Phương tiên sinh, nếu mời được cả Thập tam da đến đây càng tốt, nhanh lên! Chú đi bố trí đi, chú đích thân đi mời Ngạc Luân Đại đến đây!
Lưu Thiết Thành chạy xuống lầu, tòa lầu năm gian hai tầng im lặng như tờ, một vài thái giám chuyên hầu hạ bút mực sợ chết khiếp, đứng im hai tay buông thõng trông như tượng gỗ, mặt cắt không còn hột máu. Chỉ nghe thấy tiếng gió luồn thổi và tiếng vó ngựa chạy khiến lòng người không yên. Mã Tề định mặc bộ triều phục, sắp xếp chỉnh lý lại giấy tờ chuẩn bị xuống lầu, nghĩ lại, Mã Tề quyết định không mặc lễ phục nữa, quay lại nhìn thấy các thái giám đứng im như những pho tượng đất nung ở trong chùa, bèn cười, nói:
- Các ngươi sao vậy? Sẽ không có chuyện tạo phản đâu. Lính của Long trung đường đến để bảo đảm an ninh cho việc nghênh giá hoàng thượng mà thôi. Ta mệt rồi, các ngươi khiêng chiếc xuân đăng (ghế băng) lại đây để ta ngảưng một lát.
Thái giám vội đi khiêng ghế, Mã Tề nằm xuống, mở quạt ra quạt, suy nghĩ. Lát sau Ngạc Luân Đại tới, cúi chào:
- Mã trung đường, Người cho gọi bỉ chức?
- Ừ. Vừa rồi Thiết Thành vào bảo lính của nha môn đã kéo vào vườn hoa. Ông đương trực thị vệ, họ có báo ông không?
- Không. Vừa rồi đề đốc Cửu môn Lý Xuân Phong đưa quân đến, có mang theo lệnh do đại thần Long trung đường ký, nói là hoàng thượng sắp về, cần phải lục soát kỹ khu vực Sướng Xuân viên. Lực lượng phòng vệ Sướng Xuân viên tạm thời do Cửu môn đảm nhiệm.
- Ta hiểu rồi, họ đến bao nhiêu người?
- Bẩm trung đường, Lý Xuân Phong nói: 1 nghìn 2 trăm quân.
- Ông đi gọi Lý Xuân Phong lại đây, gọi cả các quan đang ở trong vườn lại đây để ta huấn thị.
Ngạc Luân Đại thừa hiểu bản thân có liên quan tới sự việc trọng đại này. Kỳ thực, qua lời nói của Doãn Tự suy đoán ra, đây chẳng qua chỉ là cuộc diễn tập chống binh biến, cứ tưởng Mã Tề sẽ lo sốt vó lên, thế mà ông ấy vẫn nằm khểnh như không có chuyện gì xảy ra, bản thân mình lại sợ hết hồn. Ngạc vừa nghĩ, vừa chạy xuống lầu. Lúc này Mã Tề mới ngồi dậy, mỉm cười, mặc lễ phục, đội mũ, ngồi trước bàn. Ngạc Luân Đại dẫn theo hai sĩ quan ăn mặc cấp tướng và hơn chục tổng đội trưởng du kích lên lầu, tất cả cúi đầu chào Mã Tề, súng ống, g đao va vào nhau leng keng. Mã Tề nhìn viên sĩ quan đứng đầu một hồi lâu, mới hỏi:
- Là do hai ngươi dẫn quân đến? Anh kia tên là gì?
- Bẩm Mã trung đường, anh ta tên là Lý Nghĩa Hợp. Chúng tôi đều là đề đốc Cửu môn!
- Lý Xuân Phong! - Mã Tề ngẩng đầu suy nghĩ - Khang Hy năm thứ 51 ta chủ trì kỳ thi võ, nhớ có một môn sinh tên là Lý Xuân Phong. Có phải là ngươi không?
Lý tiến lên một bước rồi quỳ xuống, tay chắp trước ngực:
- Đúng ạ, thưa thầy! Trò là một trong 41 võ sinh thi đỗ. Mùa xuân năm ngoái mới được đại soái Vân Quí Thái điều về đây, chưa kịp bái kiến ân sư, xin đại sư tha tội!
- Thấy nhà hoàng thượng có nguy cơ bị phá, làm theo ý chỉ thì làm gì có tội? - Mã Tề nở một nụ cười, xong hỏi tiếp: - Lý Nghĩa Hợp, ngươi đỗ khóa nào?
Lý Nghĩa Hợp lại không cung kính như Lý Xuân Phong, hai tay vung lên, nói:
- Bỉ chức thi đỗ năm Khang Hy thứ 57.
Mã bật cười, lắc lắc cánh quạt, nói:
- Tất cả đứng dậy, khóa thi võ năm Khang Hy 57 người chủ trì là môn sinh của ta, Hầu Hoa Hưng, suy ra ta là thái lão sư của ngươi!
Mã Tề là lão thần đời Khang H ngoài Lý Quang Địa ra, không ai có thể vượt mặt ông, lúc này ông đánh bài ngửa, hai Lý chỉ biết lắng nghe mà thôi. Đang suy nghĩ nên trả lời Mã Tề như thế nào, thì Mã đứng dậy cười to:
- Đã là môn hạ của ta, ta không thể không nhắc nhở các ngươi vài câu. Trong thành Bắc Kinh các khu vực sau là khu vực cấm: Khu vực để xe, kiệu của vua, đại nội và Sướng Xuân viên. Quy định không được tự ý thay đổi dù chỉ là một ly. Khu vực phòng vệ của nha môn thống lĩnh bộ binh là ở Cửu môn, Tử Cấm Thành và Sướng Xuân viên từ trước đến nay là đại thần Thượng thư phòng thị vệ đảm nhiệm, không có thánh chỉ, nhất binh nhất tốt không được tự ý vào các ngươi rõ chưa?
- Đưa quân vào Sướng Xuân viên là lệnh của Long trung đường - Lý Xuân Phong cung kính trả lời: - Hai chữ "tự ý" mà Mã sư phụ nói, bỉ chức không dám đâu. Chẳng lẽ Long trung đường không báo gì cho Mã trung đường?
Mã Tề không trả lời câu hỏi của Lý Xuân Phong, quay người đến án thư, lấy bút viết vài hàng chữ, lấy con dấu ra, cẩn thận đóng dấu, đưa cho Ngạc Luân Đại, nói:
- Ngươi phi ngựa vào thành, truyền lệnh của ta, bất luận là chỉ thị của ai, tất cả binh lính đã vào đại nội đều phải rút hết ra ngoài Ngọ môn chờ lệnh.
Ngạc Luân Đại nghe khẩu khí của Mã Tề dứt khoát, dường như không bàn bạc gì nữa, do dự một lát rồi tiếp nhận tờ lệnh.
- Mã trung đường, có nên bàn bạc với Long trung
đường không
Nói chưa dứt lời, Mã Tề cướp lời:
- Bàn bạc đương nhiên là cần rồi, ngươi cần gì phải bảo? Trước tiên là rút quân đã, các việc khác tính sau! Mời Di thân vương và Phương tiên sinh lập tức đến gặp ta, ngươi vào thành gặp Long trung đường, cũng mời ông ta tới ngay đây.
Ngạc Luân Đại ngơ ngác một lúc, không biết làm thế nào, đành phải lùi lũi đi ra. Mã Tề đến lúc này mới quay người lại phía hai Lý, chuyển giọng nhỏ nhẹ trầm ấm:
- Vừa rồi các ngươi nói là không "tự ý". Vậy thế nào là "tự ý"? Vượt quyền phi lý là "tự ý". Trước đây không hiểu, bây giờ vẫn chưa muộn. Ở Sướng Xuân viên có quân Thiện Bổ, cộng thái giám gần 4 nghìn người, lại không có lệnh di phòng, hai bên hiểu lầm lẫn nhau gây ra xung đột, ngay cả Long trung đường cũng không lường hết được, rút quân ngay chờ lệnh sau, đây không phải là việc của các ngươi. Nếu không, ta xin vương lệnh chém các ngươi, điều quân ở Phong Đài quay trở lại bố phòng. Các ngươi định lấy trứng chọi đá sao?
Hơn chục võ tướng nghe Mã Tề giảng giải, mới cảm thấy sự việc đã quá nghiêm trọng. Họ chỉ thừa lệnh vào Sướng Xuân viên, chứ không có lệnh chém giết những người cản trở công vụ, nay vấp phải "cái đinh" cứng này, không biết nên thế nào, ngơ ngác nhìn nhau. Lý Xuân Phong và Lý Nghĩa Hợp đưa mắt nhìn nhau, tiến gần đến Mã Tề, nói:
- Đại nhân và Long trung đường đều là đại thần thị vệ đại nội, việc này khó xử cho các bỉ chức quá. Đã đến nước này, thì bỉ chức tuân lệnh rút quân ra ngoài, chỉ xin Mã trung đường cho một chữ ký, đểức dễ bề ăn nói với trên, như thế là thầy giáo đã thương xót môn sinh rồi.
- Được! Đây mới là học trò của ta!
Khuôn mặt Mã Tề như giãn ra, ông mỉm cười, lập tức viết cam kết.
- Nếu như các ngươi bàn bạc lại tiến vào Sướng Xuân viên thì phải có lệnh khác, các ngươi là quan võ chúng ta đều là mệnh quan của triều đình, thì phải nghe triều đình. Thôi đi đi!
Lý Xuân Phong dẫn đoàn người đi xuống lầu.
Lát sau, thái giám Thái Cẩu Nhi bước vào, Mã Tề hỏi:
- Gặp Di thân vương rồi chứ?
Thái Cẩu Nhi khom người trả lời:
- Bẩm trung đường, tối qua Thập tam da ở đại bản doanh Phong Đài, sau đó gọi cả Phương tiên sinh đến. Nô tài đã báo cho tùy tùng của Thập tam da ở chùa Thanh Phạn, để họ bảo cho Thập tam da, mời Thập tam da đến đây.
Mã Tề tức điên người, ngã ngửa người lên ghế, mồ hôi vã ra như tắm, châm lửa rít mạnh một hơi thuốc, kéo dài giọng:
- Long trung đường đến, lập tức báo cho ta biết!