iền Văn Kính đến nhậm chức ở Khai Phong chưa đầy 3 tháng. Sự việc đột nhiên vượt qua ba cấp: Đạo, niết, phiên, nhẩy thẳng lên làm tuần phủ Hà Nam, đã làm cho các bạn đồng liêu trong toàn tỉnh vô cùng ghen tức. Viên tri phủ mới ở Khai Phong chưa đến nhậm chức, mọi công việc trong phủ đều do Mã Gia Hóa, tri phủ cũ điều hành. Cha mẹ vợ con viên tuần phủ cũ cũng chưa rời chỗ ở khỏi nha môn tuần phủ, cho nên khi vừa đến nhậm chức, Điền Văn Kính thấy thật là khó xử rất ngại đến công đường làm việc. Hai là, phía bắc thành Khai Phong là sông Hoàng Hà, năm nào cũng gây ra vỡ đê lụt lội, mà trước mắt thì mùa lũ sắp đến rồi. Qua công văn chiếu lệnh của triều đình, có thể đoán được, nhà vua Ung Chính hình như sắp đích thân đến thị sát công việc đê điều phòng lũ ở Hà Nam. Dù là tuần phủ hay tri phủ đi nữa, thì công việc hộ đê chống lũ vẫn cứ là công việc cấp bách hàng đầu, nếu để xảy ra bất cứ việc gì cũng đều không thoát khỏi hình phạt. Đối với huyện Khai Phong, thì chỉ cần vỡ đê là sẽ bị ngập lụt ngay. Năm thứ 26 đời Khang Hy, sông Hoàng Hà bị sụt l đoạn đê phía bắc, ở Hà Nam vùng ngoại thành bị ngập sâu ba trượng, và trong nội thành nước cũng ngập đến hơn một trượng, dù quan hay dân đều phải leo tất lên mái nhà, gội nắng gội mưa chờ cứu tế. Trận lụt ấy, vì nước cuốn trôi, vì đói rét và cả dịch bệnh nữa, đã cướp đi 7, 8 nghìn mạng sống. Triều đình xuống chiếu: Tuần phủ cho sung vào lính phục vụ quân ngũ, còn tri phủ ban cho được tự vẫn. Vì vậy, khi về nhậm chức, với tấm lòng nguyện đền đáp công ơn tri ngộ của nhà vua, Điền Văn Kính muốn tận tâm tận lực cải cách chế độ sưu thuế cũ, xét xử lại các vụ án còn nhiều uẩn khúc, tổ chức lại đội ngũ quan lại, cố gắng trở thành một tuần phủ mẫu mực trong thiên hạ, thế nhưng công việc khẩn cấp ngay trước mắt vẫn cứ phải là làm sao để sông Hoàng Hà không gây ra lũ lụt. Họ Điền phải lặn lội khắp vùng Thiệu Hưng Triết Giang mới mời về được bốn vị danh sư làm cố vấn cho mình, cho hai người trông coi về luật pháp, còn hai người trông coi tài chính. Mỗi năm chu cấp cho mỗi người 3 trăm lạng bạc, ngoài ra còn mời Ô Tư Đạo chuyên lo liệu việc soạn thảo tấu biểu điều trần, chi trả cho họ Ô mỗi năm 5 nghìn lạng bạc. Chả phải chỉ có bốn vị danh sư kia cảm thấy khó chịu, mà ngay cả Điền Văn Kính, cứ nghĩ đến ông già họ Ô ấy, trong lòng đã sôi như lửa đốt. Thế nhưng, Ô Tư Đạo lại là người của Lý Vệ, trước đây đã tiến cử ông ta cho Nặc Mẫn, Nặc Mẫn đổ rồi, thì lại tiến cử cho mình. Thế mới biết, con người này vốn có một mối quan hệ khá đặc biệt với Lý Vệ. Mà Lý Vệ thì lại là một con người trung thành hết mực với Ung Chính, và với Di thân vương thì lại luôn gắn bó và thân thiết. Vì vậy mà Điền Văn Kính vẫn muốn tìm cớ để tống cổ cái của nợ công việc thì không làm, suốt ngày chỉ biết rượu và gái này đi, nhưng vẫn còn e ngại chưa dám ra tay. Hơn nữa những tấu biểu điều trần mà Ô Tư Đạo dâng lên, hầu như đều được triều đình phê chuẩn, có khi còn được ngợi khen, vì vậy, cũng không bắt bẻ vào đâu được. Bây giờ sắp đến tháng Năm, những tin tức thủy văn từ các trạm thượng nguồn báo về tới tấp, Cam Túc, Thiểm Tây đang có mưao, tuyết trên núi còn đọng lại nhiều, mùa lũ năm nay có chiều dữ dội. Điền Văn Kính đã phải ra lệnh dốc toàn bộ ngân khố trong phủ Khai Phong chi cho việc đắp đê phòng lũ, thế mà số tiền ấy vẫn chưa thấm vào đâu, bèn dùng con dấu tuần phủ, thông tư cho bên nha môn, quan thông chính rút 1 trăm vạn lạng bạc để trưng dụng dân công. Công văn trả lời của nha môn Phiên ty lời lẽ rất là khách khí, ý tứ rất chặt chẽ:
Kính gửi quan tuần phủ Điền Văn Kính!
Đã nhận được thông tư của quý phủ, ngày 29 tháng Ba, Hộ bộ thừa lệnh Liêm thân vương Doãn Tự, Di thân vương Doãn Tường và Thượng thư phòng đã ra sắc lệnh: Số bạc hiện đang được lưu giữ trong kho bạc Hà Nam là 319 vạn lạng. Nay lệnh chi: Để 100 vạn lạng sẵn sàng chờ lệnh để dùng vào việc quân ở chỗ Niên Canh Nghiêu, 50 vạn lạng dùng cho Sơn Tây cứu tế thiên tai (năm sau bộ Hộ sẽ bù trả), 150 vạn lạng Lý Vệ sẽ nhận để thu mua lương thực (đã phát) để trợ cấp cho việc nuôi quân trong kinh thành. Kính thưa quý phủ! Mới tính sơ sơ như vậy, nay kho chúng tôi chỉ có thể chi 39 vạn lạng để quý phủ chi dùng trong việc hộ đê. Hiện còn khoản tiền úy lạo quân sĩ khi Niên Canh Nghiêu tuân chỉ hồi kinh, phải đi qua tỉnh nhà, xin quý phủ cho hướng giải quyết.
Có nghĩa là, tổng kho chỉ có thể chi ra 39 vạn lạng, đã thế khoản tiền úy lạo quân sĩ Niên Canh Nghiêu, Điền Văn Kính phải tự thân lo liệu. Nhận được bức công văn trên, Điền Văn Kính vô cùng tức giận, mặt mũi tái xanh, chân tay run lẩy bẩy. Thế nhưng đối với tuần phủ, Phiên ty về danh nghĩa thì là cấp dưới, nhưng về cấp bậc thì chỉ kém nhau nửa cấp. Quan thông chính ở Phiên ty đất Hà Nam lại là Xa Minh, một môn khách gần gũi của thân vương số một trong triều Doãn Tự, thế lực và vây cánh mạnh hơn hẳn Điền Văn Kính, vốn vẫn coi thường họ Điền, một viên quan vượt liền ba cấp vừa ngoi lên chức tuần phủ. Điền Văn Kính đành phải nuốt girở về phòng Tây Hoa trong nha phủ. Gian chính, phòng Thiêm áp đã phải nhường cho Mã Gia Hóa dùng làm nơi làm việc, họ Điền cho gọi bốn vị cố vấn riêng đến bàn công việc.
- Cơn lũ năm nay đã làm vỡ mất một đoạn đê, cả vùng Lan Khảo ngập chìm trong nước. - Điền Văn Kính đưa mắt nhìn thẳng vào hai vị cố vấn về tài chính: - Ông tuần phủ Hà Nam trước đây đã bị xử lưu đầy vì bọn thủy tai này, trên sông nước lũ càng to lớn, hung hăng, thì lòng ta càng như lửa cháy rối bời. Công lao danh vọng của ta chẳng kể làm gì, chỉ lo rằng loan giá của hoàng thượng, nếu có xảy ra chuyện gì trong khi người đích thân đi thị sát vùng này, thì tấm thân ta liệu có được vẹn toàn, biết ăn nói thế nào với các đời con cháu mai sau, xin các vị hãy cùng ta bàn bạc, có kế sách gì hay, mong các vị cứ thẳng thắn giúp ta.
Điền Văn Kính vốn dĩ đã gầy lại đen, trong những ngày qua vì quá bận rộn trong công việc phòng chống lũ lụt, điều động dân công, đốc thúc quan lại, tất bật lo toan làm ông càng sắt lại như một thanh củi khô. Và cũng do thường phải thức thâu đêm, nên vành mắt quầng thâm, mí mắt thì trễ xuống, có cảm giác như nếu họ Điền ngã xuống thì không thể nào đứng lên được nữa. Ông mệt mỏi ngả người trên ghế tựa, liên tục nhấp những ngụm nước trà đặc quánh. Hai vị danh sư kia, một người tên là Ngô Phượng Các, và người kia là Trương Vân Trình, cả hai tuổi đều trên dưới 50, miệng liên tục hút thuốc lào sòng sọc. Họ ngồi lặng im, trên khuôn mặt nhăn nheo lộ ra vẻ đăm chiêu suy nghĩ. Mãi lâu sau, Trương Vân Trình mới hắng giọng lên tiếng:
- Bẩm Điền trung thừa, bọn tôi đã bàn bạc kỹ với nhau, nếu có được 39 vạn lạng ấy, thì có thể đủ chi dùng cho việc dùng bao cỏ gia cố cho các khúc đê xung yếu từ Quảng Vũ cho đến thành Nam, còn đoạn hạ du thì khó mà giữ nổi. Nếu hoàng thượng có đến thị sát, tất phải đến Khai Phong, lúc ấy Điền trung thừa sẽ trực tiếp tấu trình mọi việc với hoàng thượng, nỗi cực khổ khó khăn của vùng này, ai mà chẳng biết, biết đâu hoàng thượng chẳng thương hại bọn ta lệnh cho bộ Hộ tăng thêm cho ta được chút ít vàng bạc nữa. Đất Hà Nam năm nào mà chẳng có vỡ đê, Điền trung thừa, ông nhậm chức ở đây là đã đeo thêm một gánh nặng, hoàng thượng chắc sẽ không quở trách ông vì để lũ lụt ở hạ lưu đâu.
Ngô Phượng Các, mình mặc một chiếc áo đoạn dài màu đen, mắt đeo một đôi kính to cũng màu đen, ngồi vắt vẻo, tỏ ra rất ung dung đĩnh đạc. Ông ta chậm rãi vê một điếu thuốc, hút sòng sọc, thong thả nhả khói rồi nói:
- Ông Vân Trình, ông có biết khi hoàng thượng đột nhiên cất nhắc Điền trung thừa, cho làm tuần phủ cái xứ này đã có biết bao người ghen tức đến nổ ruột nổ gan không? Dù là thượng lưu hay hạ lưu, chỉ cần để vỡ một đoạn đê, thì lập tức quan bố chính, quan án sát, và các phủ đạo ở dưới hạ lưu sẽ ầm ầm như đê vỡ, tranh nhau dâng sớ đàn hặc Điền trung thừa. Cho nên dù thế nào cũng phải cố liều mình, không để cho cơn lũ tháng Năm này gây ra lụt lội. Việc này, không có đủ 150 vạn lạng bạc, không xong!
- Nói thì nói vậy thôi, chứ đào đâu ra 150 vạn lạng bây giờ? - ông cố vấn pháp luật Tất Trấn Viễn đang ngồi lắng nghe, bỗng buột miệng nói: - Biên giới phía tây, cuộc chinh phạt của Niên tướng quân đã kết thúc, nói rằng "chi phí cho việc quân" chẳng qua chỉ là cái cớ, cố tình gây khó dễ cho Điền trung thừa mà thôi. Ngay cả việc úy lạo quân sĩ khi đi về qua đất của ta, cũng làm gì mà tốn kém như thế. Theo tôi, 3 nghìn quân mã thì chỉ cần 5 vạn lạng là thừa thãi chán. Lại cả việc mua lương thực để dự trữ cho kinh thành nữa, đã việc gì mà phải gấp gáp thế. Nước lụt mênh mông, mua lúa gạo để tiếp tế cho dân cần hơn nhiều chứ. Bỏ tiền ra để đắp đê chống lụt tốt hơn, hay mua gạo dự trữ tốt hơn? Điều đó ai cũng rõ. Cho nên,ý kẻ hậu sinh này, Điền trung thừa nên dâng sớ bác lại những lý do giả dối ở trong bức công văn kia, làm cho họ không còn biết chối cãi vào đâu nữa. Như vậy, thì dù cho họ vẫn không chịu chi thêm, nhưng một khi đê có bị vỡ, suy cho cùng, họ cũng phải gánh chịu một phần trách nhiệm. Điền trung thừa dù sao cũng là một tuần phủ mới nhậm chức, các đời quan trước không chịu tu sửa đê kè, lẽ nào bắt Điền đại nhân phải gánh chịu hoàn toàn?
Ông Diêu Tiệp, cũng là cố vấn pháp luật của Điền Văn Kính, cười nhạt, nói:
- Ông anh nói sao dễ dàng quá vậy? Xin ông anh hãy xem kỹ lại bức công văn, người ta có nói là kho bạc chúng tôi không đồng ý cấp tiền cho các ông đâu, ông mà bác lại bức công văn ấy, chẳng phải là ông bác lại kho bạc đâu, mà ông đang bác lại Liêm thân vương, Di thân vương đấy! Chưa nói đến việc làm mất lòng hai ông hoàng ấy, mà ngay cả các đại thần trong Thượng thư phòng liệu các ông có dám bác lại không?
Điền Văn Kính lắng nghe và suy nghĩ, thấy bên nào nói cũng có lý, bên nào cũng kín kẽ, hùng hồn. Suy nghĩ hồi lâu, rồi quay sang hỏi Diêu Tiệp:
- Theo ý ông thì nên như thế nào?
Diêu Tiệp là người trẻ tuổi nhất trong bốn ông cố vấn mới có ngoài 30 tuổi, ăn mặc rất là chải chuốt. Nghe thấy Điền Văn Kính hỏi đến mình, ông lặng lẽ cúi đầu suy nghĩ, rồi vuốt lại nếp áo, xòe mạnh chiếc quạt lụa, thong thả phe phẩy, cuối cùng từ trong kẽ răng bỗng bật ra một tiếng:
- Vay.
Điền Văn Kính bỗng ngớ người ra, rồi cúi sát mặt Diêu Tiệp nói:
- Vay ai?
- Trung thừa! Kho bạc thì không vay được rồi. - Diêu Tiệp hất chiếc đuôi sam bóng mượt ra sau gáy, rút khăn tay lau miệng, rồi nói dằn từng tiếng: - Các quan lại thì hoàng thượng vừa tróc nợ sạch trơn, vay kho bạc triều đình thì phạm vào điều vua cấm, không thể đụng chạm vào đó được. Xin mách với trung thừa rằng, nha môn Niết ty có tiền đấy, lại nằm trong phủ này, hôm qua kẻ hèn mọn này có đến Niết ty chơi, nhân câu chuyện có nói đến nỗi lo lắng, khó khăn của trung thừa hiện nay, Trương Cầu và các ông ấy đều cười ồ lên, thế là họ gom ngay tiền lại, có ngay 50 vạn lạng!
Nói rồi liền rút từ trong chiếc ủng đang đi ra một tập tiền đưa cho Điền Văn Kính.
- Đây này! Ông cứ đến gặp Hồ đại nhân ở Niết ty, chỉ cần lời vàng vừa ngỏ, nhiều thì chưa dám chắc, chứ 5, 7 chục vạn lạng chắc là chẳng khó khăn gì!
Điền Văn Kính trố mắt ngạc nhiên, giơ tay nhận nắm bạc, tờ thì 3 vạn, tờ thì 5 vạn, tờ bé nhất cũng là 3 nghìn lạng, những đồng tiền đều có in đầu rồng chính hiệu, mới tinh, lại còn có một mảnh giấy kèm theo:
Nước lụt mênh mông, dân chúng lầm than, trong nội phủ đều đang trông cậy cả vào ông, tính mạng cả gia đình kẻ tiện dân này cũng đang trông cậy ở quý ông. Chẳng lẽ nào lại dám tiếc mấy đồng bạc lẻ này để rồi phải trở thành hồn ma ôm đống của cải chết chìm trong nước lụt? Quốc gia lâm nguy, tiện dân đâu dám tiếc điều gì, xin nguyện được chia sẻ nỗi lo với Trung thừa đại nhân, xin hiến số này, để đại nhân chi dùng trong công việc hộ đê chống lũ.
Trương Cầu xin kính bái!
Điền Văn Kính vừa mừng vừa cảm động, tay cầm nắm bạc cứ run run, liền đứng dậy vái Diêu Tiệp một vái:
- Thật là làm phiền ông nhiều quá! Đất Hà Nam này có được một Trương Cầu trọng nghĩa khinh tài, hết lòng vì nước như vậy thì thật là một vinh dự lớn cho tỉnh nhà. Tôi phải nhờ Ô tiên sinh viết ngay cho một tờ trình, dâng lên hoàng thượng, để người kịp thời tuyên dương công trạng của Trương Cầu!
Nói rồi liền đứng dậy:
- Ta phải đến thăm ông Hồ Kỳ Hằng ngay bây giờ, nhân tiện cũng là để cảm ơn các quan bên đó.
- Thấy chưa!
Thấy Điền Văn Kính ngồi lên đại kiệu tám người, mở cổng chính ra đi, bốn ông cố vấn bèn quay lại sảnh đường, Diêu Tiệp đắc ý phe phẩy quạt, nheo mắt cười, rồi cất tiếng ngâm nga:
- Non nước quanh co như tắc lối, thuyền vượt qua cầu, lại băng đi.
Trương Vân Trình gật gù khen ngợi:
- Không ngờ ông còn try, mà làm ăn đâu vào đấy!
Tất Trấn Viễn mỉm cười:
- Mấy ngày nay chả thấy mặt mũi ông đâu, thì ra đang còn bận đi chia sẻ nỗi lo với quý chủ!
Trương Vân Trình lại cười nhạt, nói:
- Ô tiên sinh mỗi năm lĩnh 5 nghìn lạng bạc, tiền công của ông cũng phải trả 3 nghìn mới đáng chứ?
Đang ngồi lặng im nghe, Ngô Phượng Các sửa lại gọng kính, rồi bỗng cất tiếng cười khanh khách:
- Này ông em Diêu, vừa rồi ông mới lấy tiền ở chiếc ủng bên phải, còn chiếc ủng bên trái nữa chứ, mau lấy ra đi, chia đều cùng hưởng lộc!
- Cái gì? - Diêu Tiệp bỗng ngây người - Ngô tiên sinh nói gì lạ vậy, kẻ hậu sinh này thật tình không hiểu?
Tất Trấn Viễn ngạc nhiên nhìn Ngô Phượng Các, không nói năng gì, Trương Vân Trình bèn quay sang hỏi Diêu Tiệp:
- Trong cái hồ lô kia của ông, đựng thứ thuốc tiên gì vậy?
Ngô Phượng Các bèn đứng dậy, thong thả bước đi chiếc túi đãy đeo bên sườn lúc lắc theo từng bước chân đi. Họ Ngô bỗng cười nhạt rồi nói:
- Chúng ta đều là những danh sư đất Thiệu Hưng, đến đây chia ra làm hai phái, dù là pháp luật hay tài chínhười đều có những bí quyết nhà nghề không được truyền lại cho ai. Còn tôi? Một chú em hèn mọn, chưa con cái, chỉ có một cái đầu tích góp được đôi điều cả về luật hình và tài chính. Hồi còn ở nha môn Niết ty, chỉ chuyên việc săn lùng trộm cướp; quản ngục, xét án, ngay thẳng chính trực, không màng đến những đồng tiền đút lót, vậy thì lấy đâu ra bạc vàng để quyên hiến cho công việc đê điều? Trương Cầu, con người này tôi có biết sơ sơ đôi chút, trong phủ Quy Đức; Trương, Tào là hai nhà giàu có nức tiếng, ruộng đất thẳng cánh cò bay, chỉ vì nghe thầy phù thủy, tranh nhau một mảnh đất "mắt rồng" bé tí để để mả, kiện tụng nhau, đến nỗi cả hai nhà đều khuynh gia bại sản... Hừ, bây giờ có ai mà đến nói với ông ta, là Điền đại nhân sẽ giúp đỡ một tay, thì 10 vạn, chứ đến 50 vạn lạng, ông ta cũng vui vẻ nâng cả hai tay kính biếu! Thế nào, các vị nghe tôi nói có sai không?
Trương Vân Trình, Tất Trấn Viễn như chợt hiểu ra, bất giác nhìn sang Ngô Phượng Các với ánh mắt đầy bái phục, rồi cùng quay sang phía Diêu Tiệp. Diêu Tiệp cười ngượng nghịu rồi móc từ trong chiếc ủng bên trái ra một xấp tiền lớn:
- Giấu ai chứ giấu sao nổi đôi mắt thánh, tôi đâu có dám giấu giếm món tiền này để ăn cả. Chỗ này có 5 vạn, tôi xin lấy vạn tư, còn lại xin ba vị cứ chia đều. Thế có được không ạ? Xét cho cùng, số tiền như thế này bọn chúng kiếm được quá dễ dàng. Ta không ăn cướp của ai, thế nhưng ai đã đi ăn cướp, thì ta phải tìm mọi cách mà cướp lại. Có điều, cũng xin giao hẹn trước với các vị, có món hời nào trong việc chi trả về vụ đê điều này, các vị cũng không được đắp chăn mà ăn tất nhé!
Câu nói ấy làm cho cả bốn vị đều cười ha hả, Tất Trấn Viễn nói:
- Cẩn thận đấy! Những đồng tiềnấy là đồng tiền xương máu đấy!
Trương Vân Trình nói tiếp:
- Trước đây cha tôi cũng từng làm cố vấn cho Hoàng Đạo Đài ở Hồ Châu, mỗi năm cũng còn được một vạn tư đút túi. Tôi nghĩ rằng, bọn mình làm gia khách cho Điền Văn Kính, đường đường là một ông tuần phủ, chí ít cũng phải được 1 vạn trở lên. Thật không ngờ, nói 3 trăm là chỉ trói tròn có 3 trăm! Cái hằng cha họ Ô ấy tài cán gì thế mà một năm hắn được những 5 nghìn. Tấu biểu, điều trần, mấy cái thứ văn chương văn phòng ấy, đến thằng cháu tôi cũng viết được!
- Đối với quan trung thừa, không thể mặc cả chuyện tiền nong được. - Ngô Phượng Các vênh mặt lên, nói: - Bọn chúng ta 3 trăm, cứ phải là 3 trăm đi. Trước sau gì rồi tự họ cũng phải thay đổi mà thôi. Nghe nói trung thừa và ông ấy đã hứa hẹn với nhau, làm chức tuần phủ mỗi năm 8 nghìn, thế là cứ 8 nghìn mà nhận. Thế thì chúng ta cũng cứ vui vẻ mà nhận 3 trăm thôi. Điền trung thừa lúc này vẫn muốn hết lòng cúc cung tận tụy để báo đáp ân tri ngộ của hoàng thượng, chứ chưa khi nào nghĩ đến chuyện làm quan để vơ vét lợi lộc trong thiên hạ. Thế thì bọn chúng ta cũng phải hầu hạ quan trung thừa với cách suy nghĩ như thế chứ. Trước sau gì rồi cũng sẽ đến lúc quan trung thừa rơi vào cảnh quẫn bách, lúc bấy giờ chắc quan sẽ trả thù, vơ vét tàn bạo hơn ấy chứ.
Chưa nói dứt thì chợt thấy Ô Tư Đạo bước vào. Ngô Phượng Các im lặng không nói thêm câu nào nữa. Ô Tư Đạo hai tay chống nạng, có hai tiểu đồng xốc nách hai bên. Thấy Ô Tư Đạo loạng choạng bước vào, Ngô Phượng Các vội chạy ra, cúi gập người đon đả vái chào:
- Tĩnh Nhân huynh! Ông anh hôm nay mặt mũi hồng hào, thật là đẹão, chắc ông anh vừa tiệc tùng ở đâu về phải không ạ?
Chống hai chiếc nạng lên, Ô Tư Đạo hai tay chắp lại đáp lễ:
- Hôm nay là ngày lễ tắm Phật mà, tôi là nhà nho, vốn không tin chuyện đó, thế nhưng bà cả bà hai nhà tôi thì cứ nằng nặc đòi đi lễ chùa Tướng Quốc, đành phải đi theo hai bà, cũng là để xem cảnh lễ lạt ra sao. Trên đường về, các bà ấy còn rẽ vào nhà họ Bao xem tắm tượng Phật, tôi bảo phu kiệu đưa tôi lên đê sông Hoàng ngắm cảnh, rất may lại gặp được một người bạn cũ, thế là liền kéo nhau vào quán, thù tạc với nhau, bây giờ mới về được đến đây. Thế, quan trung thừa đâu? Hôm nay chẳng phải có chuyện cần bàn bạc sao?
Nói xong, Ô Tư Đạo đưa mắt nhìn mọi người một lượt. Ô Tư Đạo vốn là một ông già tàn tật và yếu đuối nhưng gần đây ông thường hay đi ngoạn cảnh khắp nơi, có lẽ vì thế mà tâm hồn sảng khoái, nhất là sau khi đã có vài chén rượu, da dẻ hồng hào, hai mắt long lanh, xem ra có phần đẹp lão.
Cả bốn vị danh sư chẳng ai tin phục cái ông già "cố vấn đầu bảng" có tuổi đời gấp mấy lần họ này, càng nghe ông ta nói càng thêm bực mình: Bọn này "3 trăm lạng một năm" thì phải ngồi đây vắt óc ra tìm kế chống lũ, còn lão ta "5 nghìn lạng" thì lại đi du ngoạn cảnh chùa với vợ đẹp, với hương hoa, đi uống rượu tán gẫu với bạn bè. Đối với lão, cả bọn họ đã ngầm bảo nhau: Việc trâu trâu lo, việc bò bò gánh, không hợp tác, không khích bác lẫn nhau. Cho nên, khi gặp lão mọi người chỉ hàn huyên những chuyện vu vơ. Mãi lâu sau, Tất Trấn Viễn mới lên tiếng:
- Bọn tôi vừa bàn chuyện đắp đê, Điền đại nhân đến phủ Niết ty, thăm Hồ Kỳ Hằng
- Ồ! - Ô Tư Đạo tỏ vẻ suy nghĩ, rồi gật đầu nói: - Thế thì tôi phải ở đây chờ quan trung thừa vậy!
Vừa nói, Ô Tư Đạo vừa chậm chạp đi đến ngồi tựa lưng vào chiếc ghế bành bằng mây đan, tay lần giở mấy tờ công báo, vừa nhấp trà vừa nhẩm đọc. Ông già này chả hợp với ai ở đây cả, mà mọi người cũng vẫn coi ông ta là người xa lạ. Thấy ông ta cứ lặng lẽ ngồi đọc báo, mọi người lần lượt cáo từ rút lui. Họ kéo nhau đến chỗ nào vắng vẻ để chia nhau số tiền 5 vạn lạng kia.
Khoảng chừng quá trưa, ngoài cổng dinh bỗng vang lên ba tiếng pháo nổ, Điền Văn Kính đầu đội mũ xanh dát vàng, mình mặc áo dài có thêu kim tuyến, mặt nhễ nhại mồ hôi bước vào sảnh đường. Ô Tư Đạo đang thiu thiu ngủ trên chiếc ghế mây, thấy Điền trung thừa bước vào, vội ngồi nhổm dậy, cất tiếng hỏi ngay:
- Số tiền chống lũ đã có kết quả gì chưa?
Điền Văn Kính chỉ ậm ừ lạnh nhạt, cởi áo khoác ngoài, rồi cầm ngay mấy tờ công báo, lướt qua một lượt, thế rồi vươn vai một cái, thở phào:
- Ồ! Tính ngày tháng thì hôm nay ngự giá của hoàng thượng đã đến Ngũ Đài sơn, đúng vào ngày lễ tắm Phật, hoàng thượng quả là một người tín tâm thành kính!
- Việc tu hành của hoàng thượng đã đến bậc Bồ-đề-vô-thượng, ấy là việc đạo, còn việc đời thì người vẫn tuân theo Nho học của cửa Khổng sân Trình. - Hình như không để ý đến sự lạnh nhạt của họ Điền, Ô Tư Đạo thả phe phẩy quạt và nói: - Không hiểu Điền đại nhân trù tính hết khoảng bao nhiêu lạng bạc. Tôi vừa lên đê xem xét, có nghe mấy ông già gác đê nói với nhau, cơn lũ năm nay sẽ cực kỳ hung dữ!
Điền Văn Kính đưa mắt liếc nhìn Ô Tư Đạo, rồi lại cúi ngay xuống uống trà, dường như cố ý lạnh nhạt với Ô Tư Đạo, hồi lâu sau mới lạnh nhạt trả lời:
- Chuyện này tôi đã lo liệu từ mấy tháng nay rồi, đến bây giờ mới nghĩ đến có mà hỏng bét! Số tiền hiện nay đã có được hơn 90 vạn lạng. Nếu Phiên ty cho thêm chút nữa thì dám đảm bảo Hà Nam năm nay không bị vỡ đê.
Ô Tư Đạo vốn là một con người thông minh và nhạy cảm, ông biết thừa cái ông tuần phủ mới này luôn cố tình xa lánh mình, nhưng ông tảng lờ như không hề hay biết, ông vẫn mỉm cười gật đầu, rồi đứng dậy chống nạng đi đến bên cửa sổ. Ông trầm ngâm đứng ngắm đôi chim hoàng ly đang ríu rít nhảy nhót trên cành cây. Trong sảnh đường có một không khí im lặng đến khó chịu. Mãi lâu sau, Ô Tư Đạo lên tiếng trước:
- Thế còn sang năm?
Thấy thái độ ngạo mạn của họ Ô, Điền Văn Kính tức đến điên người, muốn cho một trận, nhưng rồi lại nén được, lạnh nhạt trả lời:
- Từ xưa tới nay, Hoàng Hà có năm nào không bị vỡ đê. Ngay như năm vừa rồi đây, Cận Phụ, Trần Hoàng lăn lưng ra trị thủy, tận tụy mưu lược là thế, mà đê vẫn cứ vỡ nữa là. Bản chức mới về đây, mọi việc còn đang bỡ ngỡ, giữ được năm nay đã là cố gắng lắm rồi, còn sang năm, ai dám chắc rằng nó sẽ sao?
Ô Tư Đạo lập tức xoay người lại, ngồi đối diện với Điền Văn Kính:
- Thứ lỗi cho tôi dám nói thẳng. Mấy đời tuần phủ trước về quan hệ thân thuộc với hoàng thượng, hẳn là không kém gì ông. Thế mà lần lượt từng người cứ lặng lẽ khoác áo ra đi, suy cho cùng vẫn là bởi tại dòng sông quái đản này. Ông đã thắng Nặc Mẫn trong lần đấu lý ở Sơn Tây, ông được hoàng thượng gia ơn, mới có được ngày nay. Xin nói thật với ông, nếu không trị được dòng sông này, thì dù rằng trên đất Hà Nam ông có làm đến một nghìn điều thiện, một vạn điều tốt, muốn yên ổn được làm quan thì cũng khó đấy. Đừng nói gì đến các việc cải cách hành chính, bài trừ tham nhũng...
Nghe Ô Tư Đạo nhắc lại chuyện Ở Sơn Tây, có ý muốn khoe khoang cái chủ trương "phong thiên khố" của y, nhờ đó mới có được ngày hôm nay của Điền Văn Kính, lòng tự tôn của ông bị xúc phạm nặng nề như một mũi dao đâm, cơn nóng giận bừng lên trên sắc mặt, nhưng vẫn cố kìm chế, nén lòng, cười nhạt nói:
- Tài cán của ông, tôi đã được biết đến từ lâu, có điều theo cao kiến của ông ta phải làm gì với con sông bất trị này?
- Trên dọc tuyến đê phải xây dựng các trạm canh. - Ô Tư Đạo ôn tồn nói: - Hộ đê là công việc của bọn họ. Điền trung thừa có thể dùng tiền trong Phiên khố, dùng con dấu tuần phủ, rồi làm theo cách làm trước đây của danh thần Cận Phụ dưới thời tiên đế Khang Hy, từ bến Phong Lăng cho đến vùng hạ lưu Trần Châu, hàng năm phân đoạn củng cố đê kè, chỗ nào cần đắp đê ngăn mặn, chỗ nào cần đắp đê quai, đê con chạch thì phải cho đắp ngay. Còn chỗ đê nào bị sụt lở thì phải dùng đá hộc xây cho chắc, phảiế hoạch trị thủy trong nhiều năm, chứ tuyệt đối không được chắp vá, ăn đong, đút nút chân đê bằng bao cỏ!
- Ông nói sao mà dễ dàng thế! - Điền Văn Kính lạnh lùng đáp lại: - Phát lệnh rồi đấy, mà Phiên khố chỉ cho được 39 vạn lạng, lại còn cắt đầu cắt đuôi, đủ điều vặn vẹo. Muốn làm một công trình lớn như vậy, mà triều đình không chịu xuất tiền, bộ Hộ không ra tay giúp đỡ, thử hỏi, làm được cái gì?
Ô Tư Đạo tiếp lời:
- Tất cả là ở mình. Hãy dâng điều trần lên, xin hoàng thượng xem xét và định đoạt. Bức công văn ấy tôi đã được xem rồi, và cái ông Xa Minh ấy thì tôi cũng biết. Chỉ cần ông cứ thực tình tâu bày cho tỉ mỉ, thì tin rằng sẽ lấy được tiền ra.
Điền Văn Kính đột nhiên đứng phắt dậy, nhìn trừng trừng vào ông già họ Ô, ánh mắt như đổ lửa. Thấy Ô Tư Đạo vẫn thản nhiên phe phẩy quạt, uống trà, lòng giận sôi sùng sục, bất giác co chân đá bay đi cốc trà bằng bích ngọc. Mãi lâu sau, Điền Văn Kính mới nuốt nước bọt rồi nói tiếp:
- Điều trần đương nhiên là phải có, thực ra tôi đã dâng lên hoàng thượng từ lâu rồi! Còn ông, trong những ngày vừa qua, thấy ông bận quá, nào là đến kịch viện xem tuồng, nào là du xuân ngoạn cảnh, rồi còn hội họp bình thơ, rồi còn uống rượu nghe đàn... cho nên không dám làm phiền đến quý ông! - Rồi bỗng cười khanh khách, lạnh lùng: - Tiền thì đã có trong tay đây rồi, chẳng cần động đến Phiên khố một đồng chinh. Năm nay hãy biết lo việc năm nay đã, còn sang năm sẽ có sự trù liệu cho sang năm. Cũng chưa cần đến quý ông phải lo cho như vậy!
- Có tiềà tốt rồi. - Ô Tư Đạo cũng chậm rãi đứng lên - Nhưng với một khoản tiền to như vậy, chẳng biết rằng Điền trung thừa lấy ở đâu ra?
- Vay!
- Vay ai?
- Nha môn Niết ty!
Ô Tư Đạo ngẩn người ra một lát, rồi bỗng cười toáng lên.
Nhìn thấy lão hủ nho, cáo dựa oai hùm, ngông cồng vô lễ như vậy, Điền Văn Kính không nén nổi cơn giận trong lòng, giơ thẳng tay đập mạnh xuống bàn khay chén, hộp chè và cả những đĩa điểm tâm đều bay lên tung tóe.
- Nhà ngươi điên à? - Điền Văn Kính quát to - Đừng có cậy mình là người được ông Lý tiến cử, mà ta không dám tống cổ ngươi. Lý Vệ là tổng đốc Lưỡng Giang, còn ta tuần phủ Hà Nam, không có gì phải lệ thuộc ông ta cả. Cho nhà ngươi cứ đem những lời nói ấy viết thư tâu với Lý Vệ. Nhà ngươi muốn được yên thân làm việc tại đây, thì phải biết điều như mấy vị danh sư kia, ta sẽ đối đãi tử tế. Nếu nhà ngươi biết tận tâm làm việc, thì mỗi tháng ta sẽ cấp cho 25 lạng bạc, không thiếu một đồng. Ta chỉ có vậy thôi. Đừng cho mình cao giá, đòi ta cho 8 nghìn lạng một năm, ta nói cho mà biết, nửa cái 8 nghìn cũng chẳng có đâu. Ta là quan nghèo, quan trong sạch, chưa bao giờ ta có ý định làm một ông quan giàu, một ông quan nhơ bẩn!
Tiếng cười ngạo nghễ của Ô Tư Đạo vụt tắt, đưa mắt nhìn Điền Văn Kính một lượt, ông lạnh lùng cười,
- Xem ra việc nuôi một ông già tàn phế như ta làm cho đại nhân vất vả quá nhỉ. Ngài là một ông quan thanh liêm, lẽ nào tôi lại là một danh sư ô uế sao? 3 nghìn cũng được, 5, 7 nghìn cũng chẳng sao, bất quá cũng chỉ bằng khoản thu nhập của một tên huyện lệnh. Ông quả thật không có tiền nuôi tôi, thì một đồng tôi cũng không thèm nhận ở ông. Đã đến nước này, tôi phải xin từ biệt ông thôi. Ông hãy tự lo liệu lấy thân mình, có điều, trước khi cáo biệt ông, xin được gửi tặng ông một đôi lời: Đồng tiền đáng nghi ngờ không bao giờ được nhận, cái gì dễ đến thì rồi nó cũng dễ bay đi!
Nói rồi đứng dậy, chống nạng ra đi, không thèm ngoái đầu lại. Điền tuần phủ tức giận điên người, chân tay lạnh toát, buông mình xuống ghế rồi lớn tiếng nói vọng ra ngoài:
- Cám ơn lòng tốt của ông!
Ngay lập tức, Điền Văn Kính lấy giấy bút viết thư cho Lý Vệ. Dù sao Lý Vệ cũng là bề tôi thân tín của nhà vua, lại là người cũ của nhà vua từ thời còn ở trong Phiên ấp. Vuốt mặt phải nể mũi mới là phải đạo.
Có tiền rồi, công trình hộ đê sôi động hẳn lên. Từ Trịnh Châu đến Lan Khảo cả một dải đê dài hàng trăm dặm, theo lệnh tuần phủ, các quan lớn nhỏ ở khắp các châu, huyện đồng loạt ra quân, đích thân đốc thúc dân công, dồn đất đá vào bao tải gia cố chân đê, họ còn dùng cả chiếu cói nhồi nhét vào những chỗ đê bị sụt lở. Vợ con gia đình viên tuần phủ cũ đã rời nơi ở, Điền Văn Kính cũng đã chuyển nhà vào ở trong nha môn tuần phủ, ngày ngày lên công đường xem xét công việc, thường xuyên hội kiến với các hàng quan lại trong tỉnh và trong các huyện phủ, và ngày nào cũng đích thân đi giám sát công việc đắp đê chống lũ, công việc bận bù đầu ti mắt, không kể ngày đêm, chân tay rộp lên vì lội nước. Hai dải đê dọc sông Hoàng Hà cứ chạy dài mãi về phía đông như hai con rồng đất uốn mình bay lượn. Công trình đê điều cũng sắp đến ngày hoàn thành, bấm đốt ngón tay, còn nửa tháng nữa mới đến tết Đoan ngọ, theo thông báo thì xa giá của hoàng thượng hiện giờ đang còn ở Sơn Đông, còn 3 nghìn quân mã hồi Kinh của Niên Canh Nghiêu thì chưa về đến Tây An. Mọi việc đều ổn thỏa, cứ việc ung dung bình tĩnh mà tiến hành. Điền Văn Kính thở phào nhẹ nhõm, ra lệnh bày tiệc rượu tại sảnh đường để khao thưởng bốn vị danh sư. Cuộc rượu đang vui, thì có một tên lính lệ gác cổng bước vào, khe khẽ bẩm báo:
- Bẩm phủ quân đại nhân, bên quan tổng đốc Lưỡng Giang có thư đến ạ! - Nói rồi hai tay cung kính dâng lên một bức thư.
Điền Văn Kính nhận thư, thấy trên phong bì đề:
Kính trình quan trung thừa Điền Văn Kính. Lý Vệ kính gửi.
Hai hàng chữ nghiêng ngả, xiêu vẹo, chứng tỏ là Lý Vệ đã tự tay viết lấy. Từ ngày giận dữ đuổi Ô Tư Đạo ra đi, Điền Văn Kính trong lòng luôn bứt rứt không yên, bèn đứng lên mỉm cười cáo lỗi:
- Tửu lượng của tôi thật là kém cỏi, xin các vị cứ tự nhiên. Ngày mai còn mấy việc nữa, sẽ xin được nghe lời chỉ bảo của các vị.
Nói xong liền bước ra đi về thư phòng, vừa uống trà, vừa mở thư xem:
Quan huynh Văn Kính, thư của ông tôi đã nhận được. ÔÔ Tư Đạo không về đất Giang Nam, cho nên tôi không được gặp ông ấy. Có điều, về con người này thì tôi biết rõ lắm, nên ông và ông ta có chuyện bất hòa thì chắc chắn lỗi sai sẽ thuộc về ông. Dù là lỗi ở cả ông, thì tôi vẫn tin rằng với ông chắc chắn chỉ là sự vô tình. Còn nói rằng, như vậy sẽ làm mất lòng tôi thì chắc đó chỉ là một câu nói đùa. Vì quan hệ giữa tôi và ông ta rất bình thường, sẽ không có chuyện mất lòng hay không mất lòng gì đâu. Các ông không có duyên số với nhau, nếu tìm thấy ông ta, tôi sẽ mời về làm việc ở chỗ tôi, hoặc là tôi sẽ kiếm một việc gì đó để ông ấy có công ăn việc làm, trời xanh chả phụ riêng ai, cơm đâu chả là gạo của triều đình. Nếu chỉ vì 8 nghìn lạng bạc mà ông không chịu nhận ông ta, tôi là người đứng ngoài cuộc, cũng thấy rằng, ông có phần nào hơi tủn mủn, hẹp hòi. Bổng lộc của tuần phủ là bao nhiêu, mỗi chúng ta đều tự biết rõ cả. Có điều vẫn phải nhắc lại với ông một lần nữa, không bao giờ tôi có suy nghĩ không tốt về ông trong chuyện này. Những lời trên đây xin ông giữ để bụng, chỉ biết một mình.
Lý Vệ xin cúi đầu kính bái,
chúc vạn sự hanh thông!
Xem đi xem lại bức thư, Điền Văn Kính thấy vừa tức vừa buồn cười. Mệt mỏi quá, Điền Văn Kính một tay nắm chặt bức thư, một tay vẫn giữ chén trà, ngả người trên ghế tựa ngủ thiếp đi. Mấy tên lính lệ đứng gác bên ngoài rón rén bước đến, nhẹ nhàng nhấc chân quan tuần phủ đặt lên ghế đẩu, đắp lên người quan chiếc áo khoác dầy, thắp lại nén hương trầm đã tắt, rồi rón rén lui ra ngoài. Quan tuần phủ khẽ cựa mình, rồi chỉ lúc sau, tiếng ngáy đã vang lên như sấm.
Những tiếng sấm ầm ì từ xa vọng về đã đánh thức Điền Văn Kính. Ông dụi mắt và ngồi bật dậy, vn to ngọn đèn tọa đăng rồi lấy ra chiếc đồng hồ bỏ túi - quà tặng của Di thân vương khi ông đến cáo từ đi nhậm chức ở Hà Nam - đã vào giờ Sửu. Đang cơn mơ màng ngái ngủ thì bỗng lóe lên một làn chớp sáng, rồi thì gió đùng đùng nổi lên, những chậu hoa cây cảnh, những khóm chuối, rặng trúc ngoài vườn cũng đồng loạt lắc lư như say rượu và phát ra những tiếng kêu nghe rùng rợn, những giàn dây leo run lên bần bật trong ánh chớp sáng lòe. Rồi tất cả lại chìm trong đêm tối... Rồi, đột nhiên một tiếng sét vang trời, cả thư phòng rung chuyển, làm cho Điền Văn Kính kinh sợ, toàn thân run bắn. Ông loạng choạng bước ra khỏi thư phòng, ngoài trời gió như giông bão, những hạt mưa lạnh toát quất thẳng vào người, làm cho Điền Văn Kính hoàn toàn tỉnh ngủ. Một tên lính hầu liền chạy lại, cúi khom người:
- Bẩm phủ đài, trời gió to lắm, quý ông cẩn thận kẻo cảm lạnh ạ!
- Ừ! Không sao.
Điền tuần phủ ngửa mặt nhìn lên bầu trời đen kịt, sấm vẫn nổ ầm ầm liên tiếp, chốc chốc trên bầu trời đen sẫm lại hiện lên những tia chớp ngoằn ngoèo như rắn lượn, hạt mưa mỗi lúc một to hơn. Điền Văn Kính đột nhiên nghiêm giọng ra lệnh:
- Chuẩn bị ngay ngựa và áo mưa cho ta. Đánh thức tất cả các trai tráng trong nội phủ, mau theo ta ra bờ đê!
Những hạt mưa to cứ mau dần, rồi thoáng chốc, cả nha đường ngập chìm trong những làn mưa xối xả.
Cả nha phủ bỗng rộn rã hẳn lên, tiếng bước chân huỳnh huỵch, tiếng gọi nhau í ới, mấy tên lính lệ vội vã dắt ngựa ra. Điền Văn Kính vừa khoác áo mưa, vừa quay lại dặn dò:
- Hãy kiểm tra tất cả trong nha phủ, những nhà nào không chắc chắn, hãy dồn lên ở cả trên chùa. Dặn các sư tăng phải thu xếp chỗ ở cho chu đáo.
- Tuân lệnh!
- Trai tráng từ 17 tuổi trở lên, các binh sĩ trong Kỳ doanh của người Mãn, trong Lục doanh của người Hán đều phải chia nhau giữ thành cho cẩn mật. - Khuôn mặt Điền tuần phủ lấp loáng trong ánh chớp, thân hình sừng sững như cây cột thép trong giông bão, giọng nói rắn đanh, dứt khoát: - Cho dù đê có bị vỡ thì các ngươi cũng không được để một giọt nước lọt vào trong thành. Nếu không, trước khi hoàng thượng trị tội ta, thì ta sẽ lấy cờ lệnh của vua ban, lôi cổ Mã Gia Hóa cùng tất cả những tên coi giữ cổng thành ra chém đầu trước đã.
- Tuân lệnh!
Điền Văn Kính dặn dò xong, vội vã ra đi. Mấy tên lính hầu xách đèn chạy trước soi đường, phụ giúp ông lên ngựa. Một tiếng roi vút lên, ngựa phóng như bay ra hướng bắc thành. Trong sấm chớp lập lòe, trong mưa to như trút nước, tiếng gầm réo của dòng nước lũ từ phía sông Hoàng vang lên nghe đến rợn người. Điền Văn Kính xuống ngựa, cầm đèn đi xem xét cẩn thận suốt dải bờ đê, chưa có chỗ nào bị sụt lở, cũng chưa có vết rò rỉ qua đê, bấy giờ mới hơi hơi cảm thấy yên lòng. Toàn thân mệt rã rời, ông tạt vào một trạm gác trên đê tạm nghỉ chân. Tuy đã có mặc áo mưa cẩn thận nhưng vì mưa gió quá to nên Điền Văn Kính toàn thân ướt như chuột lột. Nhìn một lượt không thấy đội trưởng đội gác đê Ung Gia Kỳ, mà chỉ có tên trạm trưởng và mấy tên lính tuần trong chòi canh, Điền Văn Kính vừa vắt bớt nước trên vạt áoội Ung nhà các ngươi đâu rồi?
- Bẩm Điền tuần phủ! - Tên trạm trưởng khom người cung kính đáp: - Đội trưởng Ung Gia Kỳ nhà ở cạnh tường thành, chỗ đất ấy quá thấp, sợ mưa to bị ngập, vừa rồi có người nhà đến báo, đang phải chuyển đồ đạc chuẩn bị dời chỗ ở, lát nữa ngớt mưa sẽ đến ạ.
Nói xong, hai tay trịnh trọng bưng một cốc trà nóng dâng lên mời tuần phủ.
"Choang". Điền tuần phủ ném thẳng cốc trà xuống đất, vỡ tan tành, cười gằn một tiếng, rồi nghiến răng quát:
- Đáng sợ nhất là uống nước!
Ông ta đứng dậy đắn đo một chút rồi hỏi:
- Ngươi tên là gì?
Trạm trưởng đã biết những cơn giận dữ của tuần phủ từ lâu, sợ đến mức tái cả mặt, vội vàng quỳ xuống đáp:
- Bẩm Trung thừa da, bỉ chức tên là Vũ Minh.
Trên khuôn mặt Điền Văn Kính vẫn không lộ ra một chút tình cảm nào cả, buông từng lời một:
- Ta ở đây có hiến bài, nhà ngươi tạm thời giữ chức hà đạo vệ môn sai sứ!
- A? - Vũ Minh giật nẩy người lên dập đầu nói rằng: - Bỉ chức chỉ là một quan bát phẩm, còn cách chức hà đạo đến mấy cấp nữa! Hơn nữa, còn Uông đạo đài...
Điền Văn Kính chặn lời của hắn:
- Cái gì mà bát phẩm tứ phẩm, quan đều là do người làm, không phải là người thì không thể làm quan được!
Ông ta quay đầu lại nói với Qua Thậm Cáp rằng:
- Ngươi đi vào thành tìm Uông đạo đài, bảo hắn ta cứ lo mà chăm sóc gia đình đi, không cần phải ướt giầy đâu. Và nói thêm là hắn ta không phải là đạo đài nữa!
Vừa thu xếp xong công việc này thì Điền Văn Kính nhìn thấy có ánh đèn từ xa đi đến, ông ta tưởng rằng Uông Gia Kỳ đến bèn nén giận ngồi xuống im lặng chờ đợi. Nào ngờ, người đi đến trước lại là một thị vệ cải trang, tiếp theo là hai người thái giám. Đúng vào lúc đó, hoàng đế Ung Chính xuất hiện ở trước mặt.