ác gia nhân ai cũng thấy bất ngờ vì bỗng tự nhiên từ đâu lại nẩy nòi ra một người lạ mặt đến khóc thiếu da nhà mình. Họ đều kinh ngạc nhìn nhau, Lý Phất một tay cầm tờ giấy mầu vàng, một tay vén màn chạy đến trước bàn thờ, phục người xuống đất vái, miệng thì khóc đến lả người:
- Mai Thanh huynh ơi! Tôi đến thăm anh đây...
Lý Phất trên mặt nước mũi ròng ròng, nước mắt chảy ra như suối:
- Vốn hN65;n với anh mùa thu năm nay cùng trèo núi Tây, uống nước suối ngọc, ngắm rừng phong buổi chiều, tạm dừng chân nơi đất lạ, cắt ngọn bấc đèn bàn luận văn chương. Vậy mà sao anh bỏ tôi anh đi? Xin anh hãy sống lại... ngoảnh đầu lại nhìn Lý Phất, anh hãy trả lời tôi đi!
Lý Phất ngồi trước linh cữu vừa khóc, vừa kể lể; ai oán, đau đớn như không còn muốn sống nữa. Trong linh bằng, ngoài linh bằng gió buồn phơ phất, mưa lạnh hắt hiu càng tăng thêm không khí thê lương; không ai trông thấy cảnh này mà không bồn bã r lệ? Ô Tư Đạo mới đầu thấy rất ngỡ ngàng, nhưng sau suy nghĩ một chút thì Ô biết ngay kẻ kia là đồ man trá, giở mưu gian tà, làm kế tráo lộn, thi hành khổ kế để đến gõ cái chuông gỗ Trương Đình Ngọc. Với tâm địa như vậy con người đó đã đủ làm người ta không rét mà run! Không ngờ một con người ra vẻ trung hậu nho nhã, một thư sinh lả lướt như một trinh nữ mà lại có thủ đoạn như vậy! Ô Tư Đạo còn chưa tìm hiểu được gì, để cho rõ câu chuyện, vừa ngoảnh mặt lại Ô đã thấy một bà cụ tóc bạc trắng được dìu bởi một người trung niên khoảng ngoại tứ tuần. Xúm quanh bà cụ có đến ba, bốn mươi bà già, hầu gái rồng rắn vừa đi tới. Quản gia thấy vậy khẽ nói:
- Lão da cũng đến!
Nói rồi y đến trước bà cụ cúi mình cất lời thỉnh an:
- Nô tài có lời thỉnh an, lão thái thái và thái thái!
Ô Tư Đạo thấy vậy biết ngay người trung niên có khuôn mặt trắng, mặc chiếc áo dài vải trúc bâu nguyệt bạch là Trương Đình Ngọc; một sủng thần của thiên tử, quyền nghiêng ngửa trong triều, thượng thư phòng hành tẩu, thị vệ nội đại thần, thái tử thái bảo kiêm đông các đại học sĩ.
Người quản gia sau khi thỉnh an lão thái quân và Trương Đình Ngọc liền liếc nhìn Lý Phất, đương định nói gì đó thì Trương Đình Ngọc xua xua tay, ra ý bảo y không cần nói. Trương đỡ bà mẹ run rẩy rồi đứng một bên, trầm ngâm suy nghĩ.
- Mai Thanh huynh... - Lý Phất khóc đến nỗi mặt tái đi, từ tốn nói trong tiếng nức nở: - Anh linh không xa, nơi cầm đài (97) hiểu nhau,huynh dậy tôi vẫn đinh ninh; nay xin đưa anh về chốn dạ đài (98)!
Nói rồi Lý Phất lấy trong người ra một đĩnh bạc mười lạng, bàn tay run run đặt lên trên linh án, khom người xuống vái một vái, tay y cầm tờ giấy vàng, đọc ngân nga theo giọng đọc bài tế:
- Duy Đại Thanh, ngày 18 tháng 6, trọng hạ năm Khang Hy thứ 46 Kim Lăng thư sinh Lý Phất có tâm hương một chút, tiền mã hai bó khóc bạn như mưa, vén bức màn trắng, các tế trước vong hữu là Mãi Thanh: Ngô huynh sinh ra, xe vàng giầu c,ó gia đình huân quý, thuộc dòng trâm anh, quan tước đầy nhà mà vẫn ôm trắng ngậm trong, siêu nhiên nhã lưu, hào phóng, đạm bạc khiêm tốn, thoang thoảng như gió trong rừng xào xạc. Với tư chất như Tân di (99), như Lộ thân (99) với sự trinh trắng kém gì lan huệ, cúc thơm; còn như phong tiết của trúc, đượm thơm của mai, dáng xinh của quế hoa, bóng bẩy của ánh trăng đều không so được! Ngu đệ với tâm tình buồn chán, với tài năng kém cỏi, như ngọn cỏ yếu ngậm sương, gầy gò mang bệnh. Chúng ta gặp nhau trong chốn tươi vui, nào ngờ lại tái phùng nơi từ miếu. Nhờ có mắt xanh của Nguyễn Lang mà được hầu Ngô huynh, hẹn sau ở chốn cầm đài... Nhớ lại buổi sơ giao xin có mấy câu: Ơn người quân tử, năm đời không hết (100), tuy may gặp thời thịnh Nghiêu Thuấn, luống mang chí hướng cứu dân, nhưng lại thiếu thuật trị đời; sợ rằng khó toại được nguyện bình sinh! Biết Ngô huynh xưa, lòng khiêm tốn sâu rộng mênh mông; ngu đệ tuy bất tài, nhưng trong lòng rất khâm phục! Nay trong số đông đảo sĩ lâm, đệ tử, thật ít thấy được có người tài hoa, đức độ...
Lý Phất sang sảng tụng đọc, không hề vấp váp, y kể lể: bản thân kết giao với Trương Sĩ Bình như thế nào, hai người tương đầu ý hợp ra sao, rồi sau đó cứ như vậy hai người cùng đi Bắc Kinh. Y đọc tiếp: Ngày nay núi cao vẫn còn, nhưng nước vẫn vô tình trôi xuôi; tơ đàn đã đứt nhưng vẫn còn lại mộng hồn; máu đã chảy hết mà bướm kia còn bay lại nói đến chỗ đau lòng thì y đập ngực, vỗ đầu, cau mày bóp tay; từng chữ từng câu như xuyên vào tim, như khóc ra máu, khiến mọi người nghe đều phải sững sờ! Ô Tư Đạo cũng không khỏi có nhận xét: con người này viết văn thật giỏi! Đương lúc mọi người xúc động thì bài văn của Lý Phất đã đến phần cuối, mọi người chỉ thấy y mặt đầy nước mắt ngửa lên trời, nói trơn tru:
-...Nay năm dây còn đây, mà Thu Hồng ở đâu... trời ơi, trời hỡi, sao cướp đi người bạn tốt của tôi, mà còn để kẻ bất tài quê mùa ở lại? Lòng đau không nói được nên lời, nước mắt và máu làm sao khô được, xin phục xuống đất mà hỏi rằng: Trời cũng vô tình không nói gì sao!... phục duy thượng hưởng!
Lý Phất đọc đến đây thì coi như bài văn kết thúc, Lý khấu đầu ba lần; thấy rõ là sức y đã kiệt, giọng y đã tàn! Các gia nhân tuy không hiểu được những lời văn hoa đó, nhưng thấy y thương tâm đến mức độ ấy, mọi người cũng đều chảy nước mắt, nức nở sụt sùi!
Trương Đình Ngọc vốn đã thấy mình không nên vì một người con gái lầu xanh mà trách phạt nặng đứa con yêu, khiến cho mẹ già phải đau xót, dưới gối ít vui; nay nghe bài điếu văn xé gan, đứt ruột này, từng câu khiến tim đau, từng chữ lại đoạt hồn thì Trương làm sao ngăn được những giọt lệ chảy tràn khóe mắt. Lý Phất tỏ ra không hề để tâm đến những điều đó, y đứng dậy, chắp tay vái người quản gia đương đứng trước quan tài, nói:
- Đây là số bạc Manh huynh cho tôi vay ở Nam Kinh, Mai huynh có nói tôi không cần phải trả; tôi định lấy số bạc này mua rượu để hai người cùng uống... nay sự thể như thế này, vậy phiền ông mua một bình rượu, rồi chôn... chôn bên cạnh mộ...
- Đây là bạn của Sĩ Bình?
Lão thái thái quay mặt lại hỏi Trương Đình Ngọc:
- Con có biết anh ta không?
Trương Đình Ngọc lắc đầu, khom người nói:
- Con không biết, một đứa con như thế của nhà ta, mà lại có được một người bạn như thế này!
Lão thái thái sắc mặt đầy vẻ u sầu, đôi mắt rưng rưng lệ, quay lại nhìn thấy Lý Phất định đi, liền giơ tay gọi:
- Này tiên sinh, xin dừng chân lại đã!
Lý Phất đứng dừng lại, dè dặt quay người, vái dài lão phu nhân nói:
- Lão nhân da, người gọi vãn sinh có việc gì ạ?
Lão phu nhân đưa mắt nhìn Lý từ đầu đến chân, thấy y dáng dấp thanh tú, trông người yếu ớt tưởng chừng như gió thổi cũng ngã, khác nào như đứa cháu yêu chết yểu của mình, bất giác lão phu nhân thở dài, hỏi:
- Tiên sinh là bạn văn chương của Sĩ Bì
- Thưa vâng. - Lý Phất gật đầu, suýt nữa thì bật khóc: -... Chúng cháu quen nhau ở Nam Kinh.
- Sĩ Bình chỉ ở Nam Kinh có một tháng...
Trương Đình Ngọc cau mày nói tiếp:
- Vậy mà nó có thể kết bạn với một người như tiên sinh, như thế có thể coi như cuộc đi đó không đến nỗi uổng phí!
Trương vốn là một người đã từng trải sự đời, đối với việc này trong lòng ông cũng có đôi chút nghi hoặc. Lý Phất nhẹ nhàng đáp:
- Cái lẽ trong việc kết bạn là: Dĩ khí tương thông, dĩ thanh tương kết (101) thì tình bạn sẽ bền chặt như cố giao, có đâu ở chỗ thời gian lâu, chóng?
Trương Đình Ngọc nghe y nói vậy, trong lòng xúc động, ngỡ ngàng nhìn "người bạn" của con; nhất thời không biết đáp lại như thế nào nữa.
Lý Phất bước lên, hỏi:
- Tôn giá là...
- Tôi là bố Mai Thanh.
Trương nhìn cỗ quan tài, trong ánh mắt như thầm muốn gọi đứa con của mình đứng dậy; sắc mặt ông lộ rõ vẻ đau buồn. Lý Phất đau khổ thốt
- Thế thúc!
Thế rồi một chữ y cũng không nói tiếp, chỉ ôm mặt khóc nức nở. Trương Đình Ngọc biết là Lý Phất có ý trách mình, lại tránh không gọi mình bằng tên tục, nên trong lòng Trương càng thêm phần cảm mến sự biết lễ của người hiếu liêm này, nhưng Trương không nói gì mà chỉ ứa nước mắt. Lão thái thái đứng ở bên vỗ vai Lý Phất nức nở khóc nói:
- Thật là một người biết lễ! Tiên sinh kỳ này vào Kinh ứng thí chăng?
Lý Phất không đáp lời, chỉ sụt sùi nói:
- Thưa vâng... - rồi khấu đầu, đứng lên.
Lão thái thái nói:
- Họ Trương ta có ba đứa cháu, thì đứa ta mến nhất là Sĩ Bình; không ngờ khi tóc ta bạc trắng thì lại mất nó! Đình Ngọc, ta xem tiên sinh đây hiếu nghĩa song toàn, lại là bạn thân của Sĩ Bình, nay đến Kinh ứng thí, sao con không bảo anh ta đến phủ ta đọc sách? Cùng ở một nơi với anh cả, anh hai nó; rồi có thể cùng đàm luận văn chương với nhau...
- Lão thái thái! - Trương Đình Ngọc vội khom người, nói: - Con cũng rất quý mến các nho sinh, nhưng Lý tiên sinh đã đến đây ứng khảo, theo lệ định là phải hồi tị (102). Ở trong phủ ta không tiện. Nhưng mẫu thân đã có lời như vậy, con thấy rằng, chi bằng để cho tiên sinh đến đọc sách ở trong toà miếu của nhà ta. Sau khi thi, dù đỗ hay trượt, đều tiện cho việc giúp đỡ. Như vậy thì người ngoài cũng không nói vào đâu được. Hện nay triều đình đã có chỉ, gọi Tứ da và Thập tam da hiện nay đang ở An Huy về Kinh. Kì thu vi này rất có thể hai vị a-ca này sẽ phải chủ trì việc thi đó!
Lão thái thái bất giác sững người, thầm nghĩ: ở đây đông người con ta không tiện nói nhiều; nhưng Tứ a-ca Dận Chân và Thập tam a-ca Dận Tường đều nổi tiếng là người khắc nghiệt; Trương Đình Ngọc ở chức vụ cao, có thể "thân nguy"; nó phải suy nghĩ kỹ càng mọi việc cũng không phải là không có lý do. Bà cụ nghĩ vậy, liền nói:
- Thôi được, cứ làm theo ý con.
Nói rồi, lão thái thái bảo khênh kiệu về phủ, Lý Phất tất nhiên cũng cùng đi.
Ô Tư Đạo nặng nề lê đôi chân về hậu viện, bấy giờ Ô mới biết là đã hết mưa, trời đã sáng dần. Âm đầu đà không thấy có ở đấy, chỉ có Điền Văn Kính ôm một quyển sách trong lòng ngả người vào bên tường, ngủ khì. Trong nhà vắng tanh. Ô Tư Đạo bỗng cảm thấy trong lòng dậy lên một nỗi buồn không căn cứ. Ô vốn cảm thấy Điền Văn Kính là một con người đáng kính, đáng yêu, nhưng chợt như có một sự cách bức phủ lên tâm trí, làm mờ đi ấn tượng đó. Trên nét mặt lạnh lùng của Ô Tư Đạo như có một bức màn sương. Ô men theo những tấm bia ven tường, rồi vừa đi vừa cố nhận ra những nét chữ trên những tấm bia đó!
Không biết thời gian đã qua đi bao lâu, trong chùa có tiếng chuông vang lên; thì ra đã đến giờ thụ trai buổi trưa. Bên ngoài bỗng vẳng tiếng bước chân dồn đập và có tiếng người, rồi tiếng đó lại cất lên:
- Ở trong này, đúng là ở trong này.
Liền đó có mười mấy người vừa nói, vừa chạy xô vào. Điền Văn Kính đang ngủ vội nhổm dậy, Điền lấy tay dụi mắt, hỏi:
- Gì thế? Cháy à, hay nổi loạn?
Ô Tư Đạo thấy ngay Trương Quý đứng lẫn trong đám người, y đang trừng trừng nhìn mình. Phút chốc, mặt Ô trắng bệch: Cuối cùng thì Kim Ngọc Trạch đã không để cho mình đi, đã tìm được đến đây rồi!
- Chính là anh ta!
Trương Quý cau mày lại, hung dữ đưa mắt nhìn khắp phòng, chỉ ngay vào Ô Tư Đạo nói:
- Bức gian không được, đem treo cổ bà chủ lên giả làm như bà tự tận, rồi lẻn chốn vào tòa miếu này. Chà! Anh nhìn ta để làm gì? Cái đồ lai căng, tám đời không mọc mũi sủi tăm được này! Anh không biết là trong cái thế giới ba xích này thì anh trốn nổi được sao? Ta cứ nghĩ là anh đã xa chạy, cao bay rồi cơ; thì ra anh vẫn còn bị oan hồn của thái thái nhà ta run rủi! Anh đã làm những việc mà trời không dung, người không tha được; nay anh định trốn đi đằng nào?
Ô Tư Đạo nghe Trương Quý nói vậy thì đầu ù lên, người nhũn ra, Ô vứt ngay đôi nạng xuống đất, mồm lẩm bẩm:
- Cô ấy chết rồi... chết rồi ư? Lan Thảo Nhi chết rồi ư?
Trương Quý khi nào chịu nghe lời phân giải của Ô, y thét lên:
- Bắt lấy!
Ngay lập tức, mấy tên trưởng tùy như sói, như hổ ập đến giở ngay dây ra, trói chặt Ô Tư Đạo lại, trói một con người không có tí chút phản kháng nào! Khi chúng sắp lôi Ô đi thì Điền Văn Kính đã tỉnh hẳn lại. Kịp thấy tất cả họ Điền xua tay, lớn tiếng thét:
- Thong thả đã!
Điền Văn Kính chậm rãi bước đến trước mặt Trương Quý, cười nhạt hỏi:
- Ông ấy bức gian bà chủ của anh, thế ai là người làm chứng?
Trương Quý thấy Điền đội mũ "Tọa quan" thêu hoa bạc, biết Điền là một cử nhân, nên không dám coi thường, y "hừ" một tiếng, nói:
- Việc rõ ràng như vậy thì cớ sao phải có người làm chứng? Bà chủ chúng ta bị chết treo trong phòng Ô Tư Đạo, ở đó lại có cả chiếc hầu bao của Ô, như vậy tỏ rõ là trong đêm mưa, anh ta cưỡng dâm không được nên hốt hoảng bỏ chạy. Tính mạng con người là việc rất quan trọng, ông không được can thiệp vào!
Điền Văn Kính cúi đầu suy nghĩ nói:
- Bà chủ của anh đã chết trong phòng Ô Tư Đạo sao? Theo chỗ tôi biết, Ô Tư Đạo ở nhà họ Kim chưa đầy 12 canh giờ. Từ nơi xa đến thăm người thân, mà ông ta lại phải tiếp đãi khách khứa, thế thì làm sao ông ta có thể có sự gian dâm với bà chủ của anh, vì sao bà chủ của anh lại đến phòng của ông ta? Vảại ông ta là người tàn tật, trói con gà không nổi, thế mà định làm chuyện bức gian thì sao bà chủ anh lại không biết kêu cứu, mà đến nỗi phải treo cổ tự tận?
Điền Văn Kính dồn cho Trương Quý hết câu này đến câu khác; câu nào cũng có tình có lý, khiến cho Trương Quý cứng họng, đờ lưỡi; y lặng im một lát, mới định thần được; sau đó y bèn cười lên khanh khách, chăm chú nhìn ngắm Điền rồi nói:
- Ông là Thuận thiên Phủ Doãn, hay là Uyển Bình huyện lệnh? Ông định thẩm vấn tôi đấy à? Hay là thẩm vấn Ô Tư Đạo? Chẳng qua tôi thấy ông là một nhà nho sợ rằng sẽ làm hại tới bước đường công danh của ông. Phải chăng ông định nhẩy đại vào cái mớ bòng bong này? - Y bỗng đổi giọng: - Đồ khốn kiếp. Hẳn hoi thì không muốn, lại muốn gây chuyện, đã vậy anh cứ sẵn sàng vào cuộc đi! Thật là dơ dáng lại định can thiệp vào việc của chúng ông sao? Lôi cổ lão Ô đó đi thôi!
Vừa đúng lúc đó Âm đầu đà tay bưng một bát cơm chạy từ phía nam hành lang đi tới. Khi đó Âm đã nghe biết hết câu chuyện, liền cười hì hì nói:
- Này, ông đại quản gia nhà họ Kim kia? Làm sao lại có chuyện ấy được? Ô tiên sinh mấy hôm nay đã không ăn gì rồi, toàn dựa vào hơi trong người mà sống đấy; bây giờ mà đi với các ông thì ông ta chết mất! Thôi, đến đây mau lên. Hãy nể mặt hòa thượng tôi, quay về nói với chủ ông, nói là Ô Tư Đạo đang mắc bệnh, hòa thượng tôi đang chữa cho ông ta. Đợi khi Ô Tư Đạo khỏi bệnh, tôi sẽ thân tự đưa ông ta đến quý phủ, được không?
Nói rồi, Âm đầu đà liền đem một bát cháo đến cho Ô Tư Đạo, khi đó Ô đang đờ đẫn và lẳng lặng không
- Cháo đang nóng đấy, ông ăn ngay đi rồi cố ăn thêm bát nữa! Ông Điền, ông cũng đi ăn cơm thôi, muộn quá thì không còn nữa đâu. Không ở chỗ nào tôi gặp phải những vị hòa thượng như ở cái chùa này, những là Phật môn đệ tử gì gì ấy, thế mà họ đều như những quỷ đói đầu thai cả, hễ cứ và vào bát cơm là không kể gì đến cả sinh mệnh mình nữa! Chà chà chà... - Âm đầu đà cười cợt, nghịch ngợm; Âm nói luôn miệng không nghỉ, coi như không có ai ngồi đấy hết. Mấy tên gia nhân nghe âm nói đều không nhịn được cười, chúng bịt miệng cười sằng sặc. Trương Quý thoạt đầu còn cho Âm đầu đà là một người điên, đến lúc đó thì y không nhịn được nữa, giận dữ thét lên:
- Cút! Rồi y vung tay lên định tát một cái vào mặt Âm đầu đà không ngờ bị Âm nắm chặt lấy tay, thuận đà vặn ngược lại. Trương Quí theo đà tay cũng quay người theo rồi ngã khuỵu xuống kéo theo cả đùi gập lại, cong đít lên. Trương đau quá há cả miệng nhe cả răng ra!
Âm đầu đà cười nói:
- Trông xấu quá đấy!
Nói rồi, Âm úp chụp cả bát cháo nóng bỏng đang cầm trong bàn tay phải lên mặt Trương; tiếp đó thuận thế, Âm một tay nhấc bổng Trương lên lẳng mạnh một cái, Trương Quí bị bắn ra xa hơn một trượng. Âm xoa tay, cười nói.
- Phật tổ, tội quá! Một bát cháo ngon thế mà bị bẩn hết!
Nói rồi, Âm quay mặt lại nói với bọn gia nhân:
- Các ngươi c tên nào dám đến đây thử một chút không? Nếu không ta đi lên trai phòng đây? Ở đấy hãy còn một nửa nồi cháo nữa?
Nói rồi, âm dìu Ô Tư Đạo đi ra, nói:
- Chúng ta đi, chúng ta đi... nó động vào ta không được, nay ta hãy tạm lánh đi đã!
Bọn gia nhân thấy Âm đầu đà ghê gớm như vậy thì lẽ nào còn dám cản lại, nên mắt chúng đành cứ giương lên nhìn hai người bỏ đi. Ô Tư Đạo bị Âm đầu đà kéo đi rất nhanh, Ô định giằng ra, nhưng giằng không được; hình như Ô bị dính vào người Âm vậy. Ô Tư Đạo đành nói:
- Thôi, nhà ngươi đừng kéo ta nữa. Ta vốn không có tội gì! Ta sẽ đến đấu lý với bọn chúng ở phủ Thuận Thiên.
- Ô tiên sinh - Âm đầu đà cứ kéo Ô Tư Đạo một mạch ra khỏi cửa chùa ở đó đã có một cỗ kiệu đợi sẵn. Âm đầu đà đẩy Ô Tư Đạo vào ngồi trong kiệu, còn mình cũng theo vào ngồi đối diện trong đó, rồi thong thả nói:
- Tôi là hòa thượng chủ trì ở gia miếu của phủ Tứ Bối lặc. Tôi đã vâng lệnh Tứ da bảo vệ cho tiên sinh! Tiên sinh đã xúc phạm người ta ở Dương Châu, làm cho Bát da tức giận. Nếu Tứ da không mến tài tiên sinh, thì tiên sinh đã bị bọn chúng giết rồi! Trong khắp cả thiên hạ, trừ Tứ da ra thì không một ai có thể giữ cho tiên sinh được an toàn đâu! Như vậy là tôi đã nói rõ mọi điều với tiên sinh, mong tiên sinh hiểu rõ nên như thế nào, rồi cùng với Tứ da gây dựng sự nghiệp. Nếu tiên sinh không thuận theo Tứ da, thì cũng coi như hòa thượng tôi đã hết lòng với tiên sinh.
Ô Tư Đạo lẳng lặng nhìà cửa, phố xá lùi dần về phía sau, thật như vừa tỉnh dậy sau một cơn ác mộng. Rất nhiều điều Ô không rõ thì nay đã mờ mờ, tỏ tỏ sáng dần. Mãi sau Ô mới nói:
- Từ nay, tôi sẽ là người của Tứ da...
- Trong thư, Tứ da đã nói đi, nói lại là không nên ép buộc tiên sinh. Âm đầu đà nói tiếp:
- Tiên sinh thật có phúc phận. Tứ da sẽ lấy "sư lễ" để đối xử với tiên sinh.
°
Trương Đình Ngọc đi cùng với mẹ; khi ông về đến phủ vừa xuống kiệu thì người ở cổng đã đến bẩm rằng:
- Thưa lão da, Hà Trụ Nhi công công ở nội đình vừa ra khỏi. - Công công đến truyền quân dụ (103) của thái tử nói: - Mời lão da vào trong đó!
Trương Đình Ngọc giật mình, vội hỏi:
- Là Dục Khánh cung hay là Sướng Xuân viên?
- Thưa Sướng Xuân viên - Gia nhân nói: - Mã trung đường, Đồng trung đường đều đã đi rồi. Hà công công không thấy lão da ở nhà thì rất lo; ông ấy nói là khi lão da về thì nên mau cùng Mã trung đường, Đồng trung đường cùng xuất trình thẻ bài mà vào.
Trương Đình Ngọc quay vào gặp mẹ; ông hơi khom người.
- Mẹ ở nhà, con phải đi ngay. Còn Lý tiên sinh thì để ông ta ở gia miếu; sau khi ông ta thi xong, con sẽ gặp.
Nói rồi Trương vội vã lên ngựa. Mấy mươi gia nhân ở Trương phủ đã chuẩn bị sẵn mọi thứ triều phục; họ cũng cùng lên ngựa tùy hành. Đó là thể lệ của Trương da, đã trở thành tập quán; ở đây ta cũng không cần nói kỹ.
Sướng Xuân viên nằm ở Nam Hải điện tại tây giao của kinh sư; vì ở phía nam Viên Minh viên, nên nó còn gọi là "Tiền viên". Trước kia nó nguyên là biệt thự đọc sách của Vũ Thanh hầu Lý Vĩ thời Minh. Tổ tiên người Mãn Châu vốn ở miền bắc, khí hậu mát mẻ nên họ không chịu nổi sự viêm nhiệt nóng bức; sau năm Khang Hy thứ 42; kho đụn sung túc, triều đình đã trích ra hơn hai triệu nội tệ. Ngoài sự tu tạo sơn trang nghỉ mát ở Nhiệt Hà ra, còn tiến hành sửa chữa lớn đối với toà Tiền viên ở kinh sư này và đặt tên là "Sướng Xuân". Bên ngoài có suối dài bao bọc, bên trong thấp thoáng đây đó những đầm, hồ sóng biếc, xen kẽ là đường núi thanh u, đình tạ rải rác; tuy vào ngày thịnh hạ mặt trời như đổ lửa, nhưng các du khách đến đây ắt cảm thấy hơi nước mát mẻ, rêu trơn, đá lạnh; thật là cảnh thượng uyển đẹp đẽ có thể xua đuổi hết những gì là oi bức.
Trương Đình Ngọc đem theo gia nhân; ngựa đi nhanh như cuốn gió ra khỏi Tây Trực môn, qua chùa Thanh Phạm thì thấy xa xa cả một giải rừng trúc um tùm, xanh tươi, những tiếng rì rào của gió rít phảng phất như tiếng rồng gào. Hai bên phải, trái cổng "Tiền viên" đều có Thái Phường môn (104), tết lụa gấm năm sắc, trên tường là hình rồng cuốn uốn lượn, những cây cành đan xen nhau kết thành hàng chữ "Vạn thọ vô cương", những rễ dài của cây đủ xuống sát đất. Hai cống thoát nước ở hai bên, trên cộỗ hồng sơn vàng ở cửa lớn, có một đôi doanh liễn (105) viết bằng bút mầu với đường nét rất tinh tế.
Loan minh hòa thịnh thế
Long giác vận trung thiên
Trương Đình Ngọc thấy lầu gác trước cung vội bỏ cương, xuống ngựa, thay triều phục. Trương đã thấy từ trong đi ra một viên quan, trên đầu đội chiếc mũ Kim thanh thạch, bên trên cắm lông cánh chim công song nhãn, áo bào "bát mãng, ngũ trảo", nhưng không mặc bổ phục. Trương Đình Ngọc lấy làm lạ tự nghĩ: ta không hề nghe nói văn quan tứ phẩm mà được thưởng lông cánh chim công, hơn nữa đến bệ kiến hoàng thượng mà sao không thấy mặc bổ phục? Trương đang suy nghĩ thì người kia đã đến gần, Trương bấy giờ mới nhìn rõ, thì ra đó là sứ thần Triều Tiên Kim Trung Ngọc, Kim Trung Ngọc thường trú tại Bắc Kinh giữ việc liên lạc giữa hai nước. Hàm tứ phẩm của Kim đã được Đức vạn tuế thưởng hồi năm ngoái. Trương liền dừng lại, cười hỏi:
- Bác Kim, bác đã được bệ kiến hoàng thượng chưa?
- Đã! - Kim Trung Ngọc cười nói. Tiếng Bắc Kinh, Kim nói rất chuẩn, nếu chỉ nghe giọng ông ta nói thì không ai có thể biết ông ta là người nước ngoài.
- Hôm nay tôi được cái may. Vì tôi sắp về nước thuật chức (107)Bát bối lặc trước mặt hoàng thượng đã nói nhiều điều tốt về tôi. Hoàng thượng rất vui lòng, nên thưởng cho tôi chiếc linh tử (108) này. Như vậy thật không phải với Trương tướng công, vì ngay ngài cũng chưa có chiếc linh tử đó.
- A, ngài sắp về nước sao!
Trương Đình Ngọc trầm ngâm một chút rồi nói:
- Vị Bát da này, ngay các sứ thần ngoại quốc cũng phải lấy lòng ra trò đấy; ngài còn cho rằng thế lực ông ta kém sao?
Trương nghĩ một chút, rồi cười nói thêm:
- Thật rất dở, mấy hôm nay tôi nhiều việc quá, ngài biết đấy! Nếu được rảnh rỗi một chút, tôi sẽ xin thân tự tiễn đưa ngài; nếu không, tôi sẽ xin cho gia nhân đến kính biếu ngài chút trình nghi (109) về nước, xin cho tôi gửi lời kính chúc quý quốc vương khỏe!
Kim Trung Ngọc nghe vậy, cười nói:
- Ngài thì rất bận rồi, nhưng câu nói của ngài thật rất đáng quý. "Trình nghi" thì Bát da đã cho tôi sáu nghìn lạng, như thế là đủ dùng. Mùa xuân sang năm nếu tôi có khó khăn, sẽ xin đến ngài để xin cứu tế. Thôi, xin mời ngài vào ngay cho. Mã Tề, Đồng Quốc Duy đều đang đợi ngài ở Bội Văn trai đó!
Nói rồi, Kim vòng tay vái từ biệt. Trương Đình Ngọc không dám chậm trễ. Một tiểu thái giám dẫn Trương đi vào Thái Phường, đi xuyên qua một vòm hoa do cây hoa hồng và cây mnguyệt kết thành thì thấy ở phía tây có một khoảng đất trống; một bên khoảng đất đó có chín cái lều vàng bằng vải dầu, đó là nhiệm sở của viên quan "hầu chỉ"; viên quan này là người đưa những viên quan các tỉnh ngoài về Kinh "thuật chức" vào bệ kiến. Trương thấy một tòa cung điện nhỏ kiểu Yết Sơn với ba chiếc cột liền nhau sừng sững nằm ở phía bắc đường, trên viết ba đại tự "Bội Văn trai"! Bên trong có một viên quan dáng người cao đội một chiếc mũ trên có nạm những đóa hoa bằng san hô chạy ra đón; viên quan này vỗ tay nói:
- Hoành Thần! Sao thế? Sao bây giờ bác mới tới? Đức vạn tuế vừa tiếp kiến sứ thần Triều Tiên, ngài đương thay thường phục. Một lát nữa mà ông không đến thì chúng tôi không biết xoay xở ra làm sao nữa?
- Mã Tề - Trương Đình Ngọc mỉm cười nói: - Bác thật là con quỷ nhanh chân; tôi chẳng đã đến rồi sao?
Vừa nói, Trương vừa đi vào trong "Bội Văn trai" thì lại thấy một viên đại thần ở Thượng thư phòng nữa là Đồng Quốc Duy, Đồng đương ngồi với một viên quan tại một chiếc bàn trà kê riêng. Đồng Quốc Duy thấy Trương đến thì chỉ gật đầu một cái coi như thay lời chào rồi nói:
- Hoành Thần, tôi xin giới thiệu, đây là Thi Thế Luân, bố chính sứ An Huy...
Thi Thế Luân đã đứng dậy từ trước ngay chỗ bàn đương ngồi khom người hướng về phía Trương; sau đó Thi lại bước lên mấy bước cúi mình làm lễ "tham bái". Trương vội đưa hai tay ra đỡ Thi dậy, cười rồi nói với Đồng Quốc Duy:
- Tôi đã ngưỡng mộ đại danh từ lâu rồi, đây là Lục công tửi Thế Luân của Tĩnh Hải hầu Thi Lương đại nhân đó chăng?
Thi Thế Luân cười nói:
- E rằng ngài Trung đường ngưỡng "xú danh" của tôi. Tôi đã nổi tiếng là "thập bất toàn" đó!
Lời nói đó khiến mọi người đều cười; ngay Đồng Quốc Duy vốn là người có dáng bộ nghiêm nghị nhất cũng phải mỉm cười. Trương Đình Ngọc bấy giờ mới ngắm kỹ Thi Thế Luân. Quả đúng như trong dân gian nói; ông ta: đầu mày thót, mắt ba góc, mũi và mồm sát gần nhau, cằm như cái xẻng đưa ra phía trước, ngực gà, cổ lép, khi đi thì chân có vẻ hơi thọt, mọi cái xấu hầu như tập trung cả trên thân mình ông ta; chỉ có đôi đồng tử trên mặt Thi là long lanh, sắc sảo, sáng quắc; toàn thân Thi toát ra một vẻ gân guốc, mạnh mẽ; tất cả những dáng vẻ đó làm Trương phì cười, nói:
- Quả nhiên là "thập bất toàn"! Chẳng lấy làm lạ khi người ta thường nói là bĩ cực thì thái lai; tất cả những cái "bất toàn" lại chuyển thành quý tướng.
Đồng Quốc Duy nhân đó nói ngay:
- Bác Đình Ngọc, hoàng thượng hôm nay cũng gọi bác Thi cùng vào bệ kiến, sợ rằng ngài hỏi về vấn đề lại trị (110) ta cần phải có sự chuẩn bị trước. Tứ da và Thập tam da ở An Huy đã làm được những việc ra trò, chỉ một tham bản (111) mà đã cách chức
hơn ba mươi viên quan phủ, đạo; nay bác Thi từ An Huy đến, hoàng thượng nhất định sẽ hỏi việc này? Đây là ản tóm tắt, bản đã ngự phê, bác xem qua.
Đồng nói rồi đưa ra một bản sô tấu đóng bìa lĩnh vàng. Trương Đình Ngọc đón lấy giở xem, trong lòng thấy rất phân vân: đôi anh em này đã cộng sự với nhau ở Kinh và cùng thanh lý những món nợ chồng chất, bức tử mười chín viên mệnh quan, làm cho triều đã sôi lên sùng sục. Thái tử cho họ đi An Huy giải quyết mọi việc về sông nước, kỳ thực là để họ tránh những búa rìu, chẳng hiểu vì sao ở An Huy họ vẫn cứ có cách làm như trước, vẫn chuyện đòi nợ như cũ? Nếu không vì bản thân, lẽ nào lại không vì thái tử mà lo liệu? Đang mải suy nghĩ thì Mã Tề nói:
- Bất kể là mọi người nói như thế nào, nhưng thật khó có được những tấm lòng như Tứ da và Thập tam da, thật là những tấm lòng son vì xã tắc, đến bây giờ thì vấn đề "lại trị" thật cũng ghê! Một tay thì vơ vét bạc trong quốc khố, một tay thì cạo xương, róc tủy bách tính. Bác xem, làm khảo quan thì thu tiền các hiếu liêm; làm tướng thì ăn tiền không ngạch (112) của quân sĩ, vơ vét quân lương; xử án thì ăn hối lộ; thu thuế thì lấy tiền ngoại phụ! Thiên hạ nhà đại Thanh thật may có được một người như Tứ da ra tay chỉnh đốn. Nếu không, tất sẽ bị bọn sâu mọt ăn ruỗng hết!
- Trị đại được như phanh tiểu ngư (113) - Đồng Quốc Duy cười nói: - Một con cá nhỏ mềm nhũn mà bác dùng cái sảm chảo (114) nào lật, nào xoay, có được không? Dục tốc bất đạt (115), không được nóng vội?
Ông là đích đệ của Đồng Giai Thị, sinh mẫu của Khang Hy, với một dáng dấpặc mùi cành vàng lá ngọc, khi nói năng bao giờ ông cũng có một giọng độc đoán, lời lẽ toàn lên mặt dậy người.
Trương Đình Ngọc thấy hai người ý kiến đối lập nhau thì nhẹ gấp bản sớ tấu lại, nói:
- Việc "lại trị" bại hoại thì rõ rồi, chả trách Tứ da và Thập tam da lo lắng, nhưng "cắm sào sâu khó nhổ", chỉ lấy nhiệt tình không thôi thì cũng khó giải quyết vấn đề! Thế Luân; người An Huy đối với việc này thì ý họ ra sao?
- Xin đáp lời Trương trung đường, Thế Luân khom người đáp: - Quan viên ý khác, dân gian lại ý khác. Các quan viên thì nói: "trời không sợ, đất không sợ, chỉ sợ Tứ da bắt trả tiền", bách tính thì nói: "trời không sợ, đất không sợ, chỉ sợ Tứ da phải hồi Kinh". Ý hai bên khác nhau!
Thế Luân nghển cổ lên chỉ mải nói tiếp. Trương Đình Ngọc chợt nhìn thấy một người chạc ngoại ngũ tuần đang đứng bên chiếc đại đỉnh bằng vàng ròng trước nhà "Bội Văn trai" người này để tay sau tai lắng nghe, Trương vội vàng xua tay, đứng thẳng người bước lên một bước quỳ xuống, khấu đầu nói:
- Vạn tuế! Bệ hạ đến từ lúc nào vậy? Các nô tài chỉ mải nói chuyện nên không nhìn thấy người?
Thi Thế Luân cũng giật mình sợ hãi, vội quay người lại làm lễ ba quỳ, chín vái, Mã Tề, Đồng Quốc Duy cũng quỳ thẳng đơ; rồi họ mời Khang Hy hoàng đế vào Bội Văn trai.
---------------------
(97) cầm đài: tức đài ngồi gẩy đàn của Tư Mã Tương Như: nhà tứ phú và giỏi đàn đời Tây Hán, ý nói người giỏi đàn.
(98) Dạ đài: tức âm phủ
(99) Tân di, Lộ thân: 2 loại cây rất cứng, 2 loại hoa này đã được Khuất Nguyên và Tê Thức sử dụng trong tác phẩm của mình.
(100) Ơn người... không hết: Lấy chữ "liên" trong sách Mạnh Tử, bởi câu: quân tử chi trạch, ngũ thế nhi trảm.
(101) Dĩ khí tương thông, dĩ thanh tương kết: vì chí khí mà cảm thông với nhau, vì thanh danh mà giao kết.
(102) Hồi tị: ý muốn nói là "tránh sự hiềm nghi"
(103) Quân dụ: từ khách khí có nghĩa là thư của cấp trên gửi cho cấp dưới.
(104) Thái phường môn: Cửa đi vào cung điện có trang hoàng sặc sỡ (gọi tắt là thái môn)
(105) Doanh liễn: Bức liễn treo trên cột.
Chim loan hòa đời thịnh
Sừng rồng chuyển giữa trời
(107) Thuật chức: báo cáo công tác
(108) Linh tử: Lông cánh chim công.
(109) Trình nghi: tức lộ phí.
(110 ) Lại trị: Trừng trị bọn quan xấu
(111) Tham bản: bản đề xuất ý ki
(112) Không ngạch: không có trong danh sách quân sĩ mà báo cáo "ma" để lấy tiền bỏ túi.
(113) Trị đại... tiểu ngư: Trị nước như một con cá con
(114) Sảm chảo: một loại thìa dùng để sào nấu.
(115) Dục tốc bất đạt: nhanh quá sẽ hỏng việc