ng Chính đương nhiên hiểu tâm tư cửa mấy bề tôi tâm phúc này.
Sáng nay, sau khi dùng bữa sáng ông đã gặp Kiều Dẫn Đệ. Lúc đó trời âm u, bão tuyết thổi rất mạnh. Ung Chính rửa mặt súc miệng xong, ngồi trước án thư phê mấy bức tấu chương, cảm thấy trong lòng sốt ruột bất an, không biết là vì chuyện bọn Đậu Nhĩ Đăng cướp mấy thuyền chở lương, tổng đốc phụ trách vận chuyển lương thực và tuần phủ Sơn Đông mỗi người đều có tấu đùn đẩy trách nhiệm cho nhau; hay là vì việc Doãn Đề tự lu loa rồi nhờ Doãn Tự trình tấu thay, nói là trong người khó chịu, muốn thỉnh chỉ về Kinh điều dưỡng... Ngoài ra, ngự sử Tôn Gia Kiềm từ Vân Quý gửi công văn về, mùa năm ngoái, hồ Nhĩ Hải Vân Nam mấy chục chỗ bị sụt lở thỉnh chỉ xin trích ngân khố sửa chữa; Nhạc Chung Kỳ từ Tứ Xuyên cũng có tấu báo, vạch tội thượng thư bộ Binh A-nhĩ-sung-a coi thường chức vị, lấy mười vạn thạch lương thực hỏng mốc cung ứng cho quân nhu, lúc doanh Thiên Thủy vì ăn uống kém quá nên quân sĩ bất ngờ làm phản, giết chết chỉ huy trốn lên sơn lâm, thỉnh chỉ thanh tra và tịch thu tài sản của A-nhĩ-sung-a, bán tài sản của hắn sung vào quân quỹ để an ủi lòng quân... Những tin tức này chẳng tin nào làm Ung Chính thoải mái. Ông lôi bản tấu của Tôn Gia Kiềm ra phê:
Ngươi là ngự sử, đương nhiên ngươi cũng là khâm sai đại thần ở nơi đó, lẽ nào không nghĩ cho triều đình? Từ khi ngươi đi Phúc Kiến - Lưỡng Quảng, động một tí là dâng tấu thò tay xin tiền. Trẫm đã chuyển bản tấu này cho Dương Danh Thời xem: Nhĩ Hải sụt lở, tổng đốc tuần phủ hàng ngày làm việc gì? Hai ngươi bàn bạc kế hoạch, xoay tiền tại chỗ tu sửa Nhĩ Hải, còn việc trồng lương thực trẫm sẽ cử người bộ Hộ đi Quý Dương, không lỡ việc cày bừa vụ xuân là được.
Đang định viết tiếp thì cảm thấy hơi chóng mặt, cổ hơi nóng, lấy tay vuốt nhẹ, thì thấy hạch hơi nổi lên, Ung Chính đành đặt bút son xuống, gọi Cao Vô Dung vào hỏi:
- Hạ Mạnh Phủ chưa đến sao?
Hạ Mạnh Phủ là thầy thuốc chính trong Thái y viện, Ung Chính từ khi mắc chứng bệnh nhiệt không tên này, luôn gọi ông ta đến xem mạch, chiều qua sai ông ta đi Thông Châu khám bệnh cho Phế thái tử Dận Nhưng, sáng nay truyền ông ta vào xem cho mình nhưng vẫn chưa thấy về. Cao Vô Dung thấy Uung Chính thần sắc không được khỏe, cẩn thận từng li từng tí, n
- Nô tài đã bảo người thúc ngựa đi truyền ông ấy về. Hoàng thượng đừng lo, chỉ một lát nữa là về ngay...
Ung Chính không nói gì, lững thững bước xuống chỗ ngự tọa rồi đi ra ngoài. Cao Vô Dung thấy ông định đi ra, vội nói:
- Nô tài lấy cho hoàng thượng cái áo tơi, bảo Ngũ Ca đến hầu hoàng thượng nhé?
- Không cần.
Ung Chính vừa nói đã ra đến Đạm Ninh cư. Một luồng gió lạnh thổi vào khiến ông rùng mình, thấy Cao Vô Dung chạy theo ra bèn hỏi:
- Kiều Dẫn Đệ hiện đang ở đâu?
Cao Vô Dung chỉ về hướng tây bắc, nói:
- Ở trong điện Phương Thiên sau lầu Lộ Hoa. Hoàng thượng ngọc thể khiếm an, trời lại quá lạnh, chi, bằng để nô tài đi truyền cô ta đến gặp...
Chưa dứt lời, Ung Chính đã rảo bước, ông ta đành chạy vội theo sau.
Từ Đạm Ninh cư đi về phía tây một quãng chừng tầm tên bắn rồi ngoặt sang phía bắc là đến lầu Lộ Hoa, Ung Chính vừa đi vừa hỏi:
- Nghe nói cô ta không chịu thay quần áo?
- Vâng, cô ta nói đó là bộ Thập tứ da ban thưởng cho cô ta, nên không muốn thay đ
- Có chịu ăn không?
- Có, nhưng ăn không nhiều.
- Bữa điểm tâm trẫm ban thì sao?
- Bẩm hoàng thượng, cũng ăn - Cao Vô Dung nói: - Cô ta nói cô ta muốn gặp hoàng thượng, có chuyện cần nói.
Ung Chính đứng lại, buồn rầu nhìn về phía xa, tựa hồ đang nghĩ gì, lại như có phần lơ đễnh, mấy đại thần ngoại tỉnh vừa từ chỗ Hoằng Thời ở hiên Vận Tùng đi ra, thấy vua đứng bên ngoài, tưởng ông đến gặp Tam a-ca Hoằng Thời, vội nghiêng người quỳ xuống bên cạnh nhường đường. Nhưng Ung Chính không hề để ý, ông thở một hơi dài như muốn trút hết mọi u uất trong lòng, quay người đi thẳng đến lầu Lộ Hoa.
Kiều Dẫn Đệ ở trong "phòng chờ lệnh" chuyên dành cho thái giám ở nhà phía sau lầu Lộ Hoa. Thân phận nàng không rõ ràng, Cao Vô Dung không biết bố trí thế nào, nghĩ đi nghĩ lại, liền tìm cái nơi vừa dành cho người dưới ở, vừa có thể truyền gọi lên hầu bất cứ lúc nào. Hơn nữa ở đây rộng rãi, đằng sau cung nhân ra ra vào vào cũng tiện theo dõi. Nói là "nhà sau", thực ra nó thông liền với tầng trệt của lầu Lộ Hoa, vì vậy Ung Chính không đi cửa bên, mà do Cao Vô Dung dẫn xuyên lầu mà qua. Từ phía tây bắc vòng qua mấy chiếc lò than bằng đồng hình con thú đang cháy rực, đi qua một bức bình phong, thì thấy một căn phòng lớn trống trải, trông như phòng khách. Mé phía đông có một cửa sổ bằng kính lớn, che dưới mái hiên vểnh phía tây bắc lầu Lộ Hoa. Dưới cửa sổ này đặt mấy chiếc sập hoa mây, thái giám chấp sự thường ngày ngồi ở đây chờ truyền lệnh. Ở góc phía đông bắc có một chiếc cửa nhỏ thông với hành lang dài của dãy phòng thái giám ở. Người của nhà sau khi vào lầu buộc phải qua đây. GiKiều Dẫn Đệ đặt ở góc tây nam phòng, cũng là chiếc giường cung nữ thường dùng. Đầu giường có một tủ trang điểm nhỏ, trong phòng có một chiếc bàn Bát Tiên, dưới bàn có hai chiếc ghế, trên bàn đặt bộ đồ uống nước, trông rất luộm thuộm. Đây là lần đầu tiên Ung Chính bước vào phòng ở của tôi tớ, vừa từ bên ngoài vào, cảm thấy trong phòng rất tối, chỉ thấy một người con gái mặc váy bông màu mật ong, đang quay lưng ra ngoài cúi xuống bàn Bát Tiên, cầm bút viết cái gì đó. Mấy cung nữ ngồi trên sập hoa, thấy hoàng thượng đột nhiên giá lâm, bất ngờ giật mình đứng cả dậy, rồi vội vàng quỳ xuống. Ung Chính thấy Kiều Dẫn Đệ chăm chú viết, dường như không biết mình vào, giơ tay ra hiệu mọi người im lặng, lặng lẽ đến đứng sau Kiều Dẫn Đệ.
- Giống quá...
Ung Chính trân trân đứng nhìn. Mái tóc dày đen bóng phát ra ánh sáng đen, vóc dáng mảnh mai, bờ vai hơi nghiêng trên bàn, đôi má ửng hồng mang nét ngây thơ đáng yêu, thậm chí mùi hương thoang thoảng tỏa ra từ người cô, tất cả đều y hệt Tiểu Phúc - người đã vì mình mà phải lên giàn hỏa thiêu. Trước mắt ông chợt hiện lên hình ảnh Tiểu Phúc bị trói trên đống củi, ngọn lửa đỏ rực liếm lên người nàng, táp vào gương mặt thanh tú và mái tóc bồng bềnh của nàng. Tiểu Phúc đau đớn giãy giụa, đến chết vẫn không nói một câu... Ung Chính đã hoàn toàn ngập chìm trong dòng hồi ức, gương mặt vừa vui vừa buồn, ông lẩm bẩm: "Phật đưa ra đạo luân hồi, sao không phải là cô ấy tái thế? Đúng rồi, là cô ấy tái thế...".
Kiều Dẫn Đệ bỗng giật bắn người. Nàng quay người lại nhìn thì thấy là Ung Chính, như đang trên đường đột nhiên gặp một con rắn, giật mình né người suýt ngã. Nàng kinh hãi lùi lại một bước, một tay cầm bút, đứng lại nhìn chằm chằm vào Ung Chính, hỏi:
- Ông, ông muốn
Cao Vô Dung đứng bên quát:
- Con tiện dân kia, ngươi nói với hoàng thượng như thế hả?
- Cô ấy vừa đến, không hiểu phép tắc.
Ung Chính giơ tay ngăn Cao Vô Dung, sắc mặt ông có phần sầu muộn, ông bước lên nhặt tờ giấy lên xem, thì thấy trên giấy đề mấy câu thơ:
Đêm dài không nến lân tự sang,
Đoạn hồn ai làm bạn cùng trăng?
Hàng bạch dương một mình thơ thẩn,
Chôn hết Kim Cốc vạn cổ sầu.
Toàn một kiểu chữ Khải đều tăm tắp, ý bút thần bút lại rất giống chữ Doãn Đề. Ung Chính không kìm được tiếng thở dài, hỏi:
- Đây là thơ của ngươi?
Kiều Dẫn Đệ gặp Ung Chính lần này là lần thứ hai. Lần gặp đầu tiên là lúc Doãn Đề mới bị truất vương tước, đưa nàng vào cung thăm hoàng cô thứ mười bảy đang hấp hối tình cờ gặp Ung Chính trước giường bệnh hoàng cô. Lúc đó Ung Chính bất ngờ gặp nàng, giật mình lùi liền hai bước, mặt trắng bệch như tờ giấy, mãi sau này nghĩ lại nàng vẫn thấy buồn cười: "Hoàng thượ gì mà nhát gan thế?". Nàng từ nhỏ học kịch xem kịch, những ông vua trong kịch không hồ đồ ngu xuẩn thì là tham tửu háo sắc, nhưng ông vua đang đứng sờ sờ trước mặt mình đây, một gương mặt mệt mỏi phảng phất nỗi buồn u uất, so thế nào cũng không giống hình tượng trong kịch. Nàng mơ màng nghe Ung Chính hỏi, chỉ cảnh giác gật đầu.
- Viết hay lắm! - Ung Chính nhíu mày, thần sắc có vẻ kinh ngạc - Có điều thê thảm quá. Phong cách thơ Lý Hạ, không phải là những lời phúc thọ. Ngươi còn trẻ, sao lại lắm u sầu đến thế?
Kiều Dẫn Đệ đáp:
- Ý của hoàng thượng, muốn làm thơ thì phải gượng cười sao? Thiếp vì số mệnh sắp đặt, phải sinh ly tử biệt mà đến đây, làm sao mà nặn ra được những từ vui vẻ?
Ung Chính bật cười nói:
- Ngươi lại tìm cách để cãi cọ rồi. Ai bắt ngươi cười gượng? Trẫm chẳng qua là hỏi ngươi, an ủi ngươi thôi! Nghe ý của ngươi, chắc không nỡ rời Thập tứ da?
- Vâng.
- Nhưng anh ta đã phạm quốc pháp?
- Thiếp là người của ông ấy.
- Không! - Giọng Ung Chính nặng đến mức như ông cũng phải gồng mình lên, khản đặc: - Ngươi là người của triều đình, chẳng qua được điều đến hầu hạ anh ta mà thôi. Anh ta là con cháu hoàng thân, lấy thê nhận thiếp đều phải theo chế đ̕
- Thiếp là người của ông ấy. - Dẫn Đệ kiên trì nói: - Trong lòng thiếp có ông ấy, trong lòng ông ấy cũng có thiếp. Hoàng thượng giữ thiếp lại, thiếp không cưỡng được, nhưng trong lòng thiếp không có ngài. Nếu không phải vì sợ liên lụy đến Thập tứ da, thì thiếp đã chết từ lâu rồi. Ví dụ như thiếp không ăn không uống, thì hoàng thượng có ngăn được thiếp chết không?
Tất cả thái giám cung nữ có mặt ở đó đều sợ hãi trợn tròn mắt. Lời nói của Kiều Dẫn Đệ không hờn không giận, từng câu từng chữ đều rất khoan thai nhưng khẩu khí lại như chém đinh chặt sắt, không chút nhượng bộ, họ đã bao giờ được thấy có người nói chuyện với hoàng thượng như vậy chưa? Nhưng Ung Chính lại không hề giận dữ, chỉ thấy sắc mặt ngài càng thêm u uất, nhợt nhạt, hồi lâu mới nói:
- Ngươi có lòng như vậy sao? Chà... Trẫm rất ngưỡng mộ những người như vậy... Nhưng ngươi nhất định phải sống, nếu ngươi chết, trẫm sẽ hạ chỉ xử chết Thập tứ da!
Ông bỗng thấy đầu choáng váng, nghi ngại nhìn Kiều Dẫn Đệ, rồi im lặng quay gót đi ra...
Ung Chính ngồi trên chiếc ghế da hươu của Doãn Tường, hồi lâu mới đổi giọng nói:
- Thập tam đệ nói cái gì? Ồ... Lẽ nào trẫm không muốn anh em đồng tâm? Chính vì họ đều không phải là "những người bình thường" nên trẫm mới cẩn thận từng bước như đi trên băng mỏng! Năm xưa mọi người tranh quyền đoạt vị, ghen ăn tức ở, Đức thánh tổ chọn ta - người không có bụng làm vua - lên làm vua, trong lòng họ không nguôi được chuyện này. Đến Long Khoa Đa không hiểu vì sao cũng bước lên cái thuyền giặ của họ, Niên Canh Nghiêu thì nóng lòng tạo loạn. Nay lại giở cái trò "chỉnh đốn việc kỳ" gì gì đó, họ cứ đà như vậy, mà trẫm chỉ một mực tụng kinh niệm Phật cho họ, liệu có được chăng?
Tay ông run run lấy từ trong túi ra một gói thuốc, mở ra soi dưới ánh đèn, thì thấy là thuốc tán như tàn hương. Lý Vệ vội rót từ trong chiếc bình bạc ra một cốc nước bưng đến đứng hầu cạnh, Ung Chính gượng cười lắc đầu, nhíu mày nói:
- Những thái y khác đều không dùng được, thuốc của Hạ Mạnh Phủ tốt hơn một chút thì lại đắng quá...
Nói xong run run đổ thuốc vào mồm, đón cốc nước Lý Vệ đưa tu liền mấy ngụm mới nuốt hết, ông chụm môi nói tiếp:
- Thuốc tốt tuy đắng nhưng dã tật, lời nói thẳng tuy trái tai nhưng có lợi cho việc làm. Hoành Thần và Lý Vệ không nên im như thóc thế, kẻ nói vô tội người nghe răn mình mà!
- Những điều hoàng thượng nói, nô tài đều là tận mắt nhìn thấy - Trương Đình Ngọc ho khan một tiếng, vuốt bộ râu lơ phơ bạc nói: - Nhàn rỗi ngồi nghĩ thay cho hoàng thượng, hoàng thượng cũng thật là khó xử. Lý Thế Dân đã từng nói: "Người chủ chỉ có một lòng, mà người công kích vào thật là nhiều Hoặc là dùng vũ lực, hoặc là dùng lời hùng biện, hoặc là xu nịnh, hoặc là gian trá, hoặc đánh vào dục vọng, mỗi người đều tìm một cách để giành được sự sủng ái và bổng lộc. Chủ nhân chỉ cần hơi lơi lỏng mà nhận một trong những thứ đó, thì nguy vong cũng theo đó mà đến, cho nên cái này thật khó! Từ khi hoàng thượng còn là hoàng tử làm việc công đến nay, chẳng phải là luôn bị tấn công sao? Nô tài cho rằng, người chủ nếu quyền bính không rơi vào tay kẻ khác, thì cái gọi là "dũng lực" của thần dân cũng khó mà lay chuyển được lòng ông ta, ngư̖ chủ thông minh cảnh giác, thì "lời hùng biện", "sự xu nịnh", "gian trá" cũng khó có chỗ trổ tài. Chỉ có "dục vọng" là cái thiên tính của con người, nếu không cố gắng "khắc kỷ", thì khó tránh khỏi rơi vào bẫy của kẻ tiểu nhân.
Ung Chính vừa nghe vừa gật đầu cười mỉm, nói:
- Hoành Thần nói đúng, nhưng trẫm có "dục vọng" gì sao không nói rõ ra?
Doãn Tường và Lý Vệ đều tưởng rằng Trương Đình Ngọc muốn nói chuyện Dẫn Đệ để khuyên Ung Chính xa nữ sắc, không ngờ Trương Đình Ngọc bình thản nhấp một ngụm sữa rồi nói:
- Dục vọng của hoàng thượng là "nóng vội muốn thành công". Bề tôi nắm đúng điều này liền tìm cách làm vừa lòng chủ. Ngân khố vùng phiên thuộc thâm hụt là do mấy chục năm tích lại, hoàng thượng ra lệnh hạn trong 3 năm phải hoàn trả đủ ngân khố. Đầu tiên là ở Hồ Quảng, báo cáo láo là đã hoàn trả xong khoản thâm hụt, Lý Phất trình tấu lên, mấy viên quan bị bãi chức; Nặc Mẫn Sơn Tây gian dối tranh công, Điền Văn Kính vạch mặt, hai quan lớn chết oan uổng. Họ cố nhiên là tự gây ra tội thì phải gánh lấy, nhưng cũng có một phần nguyên nhân là công lệnh của triều đình cho thời hạn quá ngặt. Hoàng thượng đã mấy lần nói: "Không nói điềm lành". Thượng Sùng Khoáng tấu ở Tuân Hóa phượng hoàng bay hàng đàn, Ngạc Nhĩ Thái tấu ở Quý Châu thạch chi mọc thành bụi đều không chuyển đến dinh để báo lên. Nhưng theo nô tài thấy, tư tâm cho rằng hoàng thượng vẫn trông chờ "điềm lành". Ngạc Nhĩ Thái tấu rằng Cổ Châu trong một tháng "bảy lần hiện "khanh vân", Lưu Thống Huân bên cạnh Thập tam da lúc đó đang ở Đại Lý, khi điều về Bắc Kinh, nô tài hỏi ông ta "khanh vân" hình dạng như thế nào, Lưu Thống Huân nói ông ta chưa từng thấy "khanh vân". Tổng đốc Triết Giang Tính Quế tấu rằng, nhà Vương Văn Long người Hồ Châu, vạn con tằm cùng nhả một tấm kén dài năm thước táộng hai thước ba, rõ ràng là bịa, vậy mà vẫn tuyên bố. Điền Văn Kính dâng tấu báo Hà Nam có mạ tốt thóc lành, một cây có tới mười lăm bông, hoàng thượng vẫn biểu dương. Nhưng Hà Nam đói kém vẫn hoàn đói kém. Ý nô tài là không phải mọi tấu báo điềm lành đều không tốt, nô tài muốn nói là "dục vọng" trong lòng hoàng thượng là cái cớ khiến bề tôi muốn lấy lòng hoàng thượng, lâu dần, không phân biệt được đâu là thật, đâu là giả nữa.
Ông ngừng lại một lát, thận trọng chọn câu từ, rồi tiếp:
- Còn về những dục vọng khác, nô tài trông thấy hoàng thượng từ nhỏ đến lớn, quả thực ngài không ham rượu cũng không hiếu sắc. Bên ngoài đồn đại chuyện Kiều Dẫn Đệ gì đó, nô tài không dám tin, cũng không muốn tin, nhưng nô tài cũng có một câu, thiên tử không có chuyện riêng, "chuyện riêng" của thiên tử cũng liên quan đến việc nước, nói trắng ra là nước và nhà khó phân biệt. Chuyện đúng hay sai, đã là "người nói không có tội" thì thần cũng xin mạnh dạn nói ra như vậy.
Trương Đình Ngọc nói xong, thở phào một cái, Lý Vệ ngồi bên thầm thán phục: Trương Đình Ngọc thản nhiên như không, thong thả vào đề, lồng cái "chuyện nhỏ" Dẫn Đệ mà Ung Chính động lòng nhất này vào một đống chuyện quốc gia đại sự để can gián, quả thật dễ chấp nhận hơn kiểu can gián thẳng về việc hiếu sắc mà bỏ nước nhiều, chẳng trách 30 năm vinh sủng không giảm, đúng là gừng quế càng già càng cay. Lý Vệ vừa đắn đo suy nghĩ vừa nói:
- Những điều Trương Đình Ngọc vừa nói, nô tài có cái biết có cái không. Nô tài từ nhỏ đã được hầu hạ bên hoàng thượng, lại ở dưới làm quan bao nhiêu năm, những tệ nạn ngoài xã hội cũng còn biết một ít. Hai chữ "đoán chừng" trên quan trường thật là vô phương cứu chữa. Anh dâng cây lúa bốn bông, thì tôi tìm được cây hai mươi bốn bông. Đó chẳng qua chỉloại của thóc, cây bo bo! Đánh lừa để hoàng thượng vui mừng, không biết thì được thăng quan, mà có biết thì cũng không vì chuyện này mà bị bãi quan, cho nên chuyện báo cáo láo về việc giao nộp khoản thâm hụt nô tài cũng có. Chỉ có điều chuyện lừa dối triều đình nô tài có, thì trong mật tấu vẫn phải nói thật với hoàng thượng. Cho nên trong lòng nô tài cảm thấy việc nhà và việc nước của hoàng thương vẫn không hoàn toàn là một chuyện. Nghe Hoành Thần tiên sinh lập luận, nô tài cảm thấy trước kia nghĩ sai rồi. Dâng mật sớ tấu sự, ngay cả một số thân vương cũng không có may mắn này, có thể thấy hoàng thượng vì việc quốc gia mà đặt riêng ra để nghe ngóng rộng rãi. Ví dụ như Bát da, năm đó nô tài bán trộm hết bức bình phong của họ, cũng không vì việc này mà trở nên xa lạ với hoàng thượng. Nhưng chính sự quốc gia, Bát da ở dưới chuyên làm vướng chân, xúi giục phá rối, gặp việc gì chỉ mong triều đình làm hỏng, ví như một nhà có đứa con như thế này, cũng thật sự phải đề phòng cháy nhà lúc nào không biết. Nhưng họ lại là cốt nhục của hoàng thượng đóng cửa bảo nhau, lại dễ khiến kẻ tiểu nhân cãi vã. Chà, nói ra cũng thật là khó! Nô tài ít chữ, chỉ xem trong kịch, đều nói đàn bà là tai họa cho đất nước, thực ra triều đại nào cũng là đàn ông làm chủ, nếu triều đình không nghe bà ta, bà ta gập tay thay hoàng đế viết thánh chỉ sao? Cứ cho chuyện Kiều Dẫn Đệ là thật, một người như Thập tứ da, nô tài thấy không đáng vì một đứa a hoàn mà khủng khỉnh với hoàng thượng. Hoàng thượng cũng chưa chắc đã thật sự yêu cô ta! Khi xét xử vụ án Nặc Mẫn, nô tài là chủ thẩm ngày nào cũng gặp Kiều Dẫn Đệ, vai bẹt, lưng rắn nước, đùi ngắn chân to, có gì đáng nhìn?
Lý Vệ trong lòng biết rõ, nhưng ngoài miệng lại con cà con kê, biết rõ mình "không biết chữ" hoàng thượng cũng dễ bỏ qua, cố tình nói lộn xà lộn xộn, không câu nào nói thẳng, nhưng từng câu từng chữ đều có ý khuyên Ung Chính vì đại cục mà buông Kiều Dẫn Đệ. Nghe ông nói Doãn Tường và Trương Đình Ngọc đều bật cười, nhưng vội kìm lại.
- Các cứ vòng vo tam quốc mãi, định nói gì trẫm biết tỏng rồi. - Ung Chính nghĩ lại lúc gặp Kiều Dẫn Đệ, lòng bỗng nhói đau, ông nhăn trán lại nói: - Doãn Đề gào thét trước linh đường tiên đế không tuân theo lời dạy của thái hậu, không giữ phép tắc, bất kính với bề trên. Hắn là kẻ có tội, nhưng hắn lại là anh em của trẫm. Xét về công, việc thay đổi người hầu hạ cho hắn là đúng đắn; xét về tư, trẫm cũng không muốn hắn quá tổn thương tình cảm. Đã nói như vậy, trẫm ghi nhận tấm lòng này của các khanh. Doãn Tường có thể viết thư báo cho hắn, ở đó giữ lăng cũng được, mà về Kinh làm việc cũng được, trong vòng 3 năm nếu tự tu tỉnh mà sửa chữa lỗi lầm, thì vẫn là anh em tốt của trẫm, mọi việc đều có thể bàn bạc. Còn nếu hắn vẫn khăng khăng chui vào "đảng" gì gì đó, thì cũng không còn phương cứu vãn nữa.
Nói xong liền đứng dậy, bọn Lý Vệ cũng vội đứng dậy, vì bên ngoài tuyết rơi dày, Lý Vệ nhặt những miếng than đỏ rực cho vào lò sưởi xách tay cho Ung Chính, mấy người vây quanh Ung Chính đội tuyết tiến thẳng đến ngoài cửa chùa Thanh Phạn, đứng nhìn ông bước lên kiệu rồi mới quay lại, vừa lúc nghe tiếng chuông sớm trong chùa vang lên, đã là giờ Tí rồi.
Phòng Tây Hoa tọa lạc ở bờ phía đông bãi hồ Tây Hoa viên của phủ Liêm thân vương, một nửa ở trên bờ, một nửa nằm trên nước, ba mặt là nước, từ mặt đất đến nóc đều khảm bằng những tấm kính to hai lớp, ngồi trong phòng khách có thể thấy những nhà thủy tạ đối diện bên hồ. Mùa hè không cần ra khỏi cửa cũng có thể câu cá qua cửa sổ, mùa đông ngồi trong phòng có thể ngắm tuyết rơi. Để tiện cho việc ngắm tuyết, ngay cả những chiếc cột trong phòng khách cũng đều là những tấm đồng hàn rỗng, ống thông lửa dưới đất thông với lò sưởi, lò sưởi lại thông với "cột". Khi lửa nhen lên, ngay cả tuyết ở trên nóc nhà cũn phải tan ra. Doãn Tự vừa muốn ấm vừa thích ngắm tuyết, liền cho lợp một lớp cỏ tranh dày nửa thước, trên lớp cỏ là ngói. Vì vậy trông như một nhà khách bình thường, nhưng đã dùng hết 4 vạn lạng bạc, không những vương phủ, mà kể cả cung thất ngự uyển, đây cũng là hạng nhất. Lúc này mấy người đều đã cơm no rượu say, ngồi trong "ngôi nhà kính" chìm trong gió tuyết này, dõi mắt nhìn những con hát trên nhà thủy tạ đối diện đang đi lại tập luyện, dưới ánh đèn, những bông tuyết lượn đi vòng lại theo làn gió trên mặt hồ đông cứng như gương, thật là một khung cảnh ngoạn mục nên thơ.
- Những lời khác đều là thừa. - Doãn Tự ngồi tựa người lên chiếc ghế da hươu cạnh bức tường ngăn bằng đá Đại Lý ở phía đông, ánh mắt long lanh nhìn những bông tuyết bay tới tấp bên ngoài, phá tan yên tĩnh - Bây giờ đã đến lúc cơ mưu bại lộ rồi, cá nằm trên thớt rồi, muốn thoát thì cũng phải nhảy một cái chứ.
Ông ta năm nay 46 tuổi, nhưng trông còn rất trẻ, trên khuôn mặt tròn là cặp lông mày hình lưỡi liềm, đôi mắt như con nòng nọc, đuôi mắt hơi trễ xuống, trên khuôn mặt trắng như ngọc không hề có một nếp nhăn, cử chỉ điệu bộ trông rất tao nhã lịch sự, giọng nói hùng hồn mà không chút hăm dọa, vừa ôn tồn vừa không mất đi vẻ uy nghiêm tôn quý của con nhà đế vương. Cái thanh danh "Bát hiền vương" này cả triều đều biết, cái tướng mạo này cũng tăng thêm phần rạng rỡ cho ông ta. Ông ta chậm rãi nói những lời bộc trực, mà vẫn hết sức ôn hòa, thận trọng vững vàng.
Doãn Đường ngồi ngay bên trái Doãn Tự, tay cầm một miếng ngọc bội bằng đá cẩm thạch mải mê ngắm nghía. Ông ta ít hơn Doãn Tự 2 tuổi nhưng trông già hơn nhiều, gầy đen khắc khổ, sắc mặt u ám, giọng nói cũng hơi rờn rợn:
- Bát ca nói đều đúng cả, lão Tứ (Ung Chính) là người cay nghiệt, hay thù vặt, chắc thắn là muốn tính sổ một lúc cả nợ cũ, nợ mới. Đường Quế Nhi trong cung báo tin ra, nghe Doãn Tường nói đầu xuân sẽ tống đệ đến đại doanh Nhạc Chung Kỳ, cho nên thời gian cũng gấp. Việc kỳ chủ Bát Kỳ vào Kinh nhất định phải đến trước rằm tháng Giêng. Lúc này vừa qua Nguyên đán, ai nấy đều mệt mỏi, Cát Đạt Hồn quản bộ Lễ, lại là đại học sĩ điện Văn Hoa, mời hết các vương gia đến đó nghị sự, sau đó xin hoàng thượng tiếp kiến, đề bài vừa đưa ra thì văn đã viết xong rồi. - Bỗng nhiên hắn có vẻ phấn khởi, đứng thẳng dậy bước mấy bước, một tay móc vào mép khung kính, dán mắt vào những bông tuyết đang lả tả bay xuống, nói:
- Chúng ta đã bỏ lỡ bao nhiêu cơ hội? Thánh tổ băng hà, anh em chúng ta nếu có một người chủ trì đại sự ngoài vườn Sướng Xuân, thì Doãn Tường có thể dễ dàng đến đại doanh Phong Đài giết người đoạt binh quyền không? Doãn Tường đi chịu tang, chúng ta thừa cơ đại náo một trận, thì Long Khoa Đa có dám đọc cái di chiếu giả đó không? Doãn Đề nếu không phụng chiếu vào Kinh, cứ ở Tây Ninh án binh bất động, dựa vào uy tín nhất hô vạn ứng của Bát ca, thì liệu Ung Chính có khống chế được chính cục Bắc Kinh không? Người mà Long Khoa Đa đã kéo đến tay, nếu như lần đó cất binh xông vào vườn Sướng Xuân sớm hơn một ngày, thì Ung Chính chỉ đành làm hoàng đế lưu vong thôi. Ta không phải là chỉ trích ai, những việc này ta cũng có trách nhiệm. Nếu như ta công nhiên giết chết tên khâm sai du đãng Lưu Mặc Lâm, Niên Canh Nghiêu đã sinh lòng bội phản, thì hắn dám tự lập làm vương ở Thanh Hải? Ý ta muốn nói là, ông trời cho ta bao nhiêu cơ hội mà ta đều bỏ lỡ, theo lý mà nói thì ta đã tự vứt bỏ mình rồi! Nhưng cơ hội vẫn còn đó! Chúng ta còn dám bỏ lỡ cơ hội nữa không?
Doãn Tự nghe hắn nhắc lại những thất bại trước đây vừa ân hận vừa xúc động, máu trong người bốc lên, mặt đỏ gay, ánh mắt lóe lên, nói:
- Những chuyện trước đây, những chuyện sau này, trách nhiệm đều thuộc Bát ca của đệ. Lúc nào cũng muốn mọi việc êm thấm, không làm loạn cục diện triều đình; hơn nữa; chúng ta cũng thiếu một Tề thiên đại thánh dám đại náo thiên cung, một lực sĩ dám xả thân vì thiên hạ. Ta đã nghĩ kỹ rồi, chỉ cần làm rối lên, là Ung Chính không xoay nổi tình thế!
- Nô tài quản bộ Lễ, thái giám điện Văn Hoa cũng nghe theo nô tài. - Cát Đạt Hỗn dường như mang nặng tâm sự, tay phải xoa xoa cái trán cạo nhẵn bóng, than thở: - Hoàng thượng vô đạo, tự ý thay đổi phép tắc của thiên đế, lừa mẹ bức em, bạo ngược với quần thần, đó đều là sự thật. Nô tài chỉ có ba điều lo lắng, chúng ta không có binh quyền thực tế đó là một; chúng ta rốt cuộc thì danh phận đã định, hai chữ "tạo nghịch" này tội danh khó tránh. Một khi có kẻ không phục, cất binh cần vương, thì chúng ta dùng cái gì để chống lại? Đó là hai. Còn điều thứ ba, kỳ chủ Bát Kỳ hiện chỉ mới tìm được bốn người, cả bốn người chưa bao giờ tham dự triều chính, chỉ bực tức sau lưng, đến khi đọ sức tại trận với hoàng thượng, không chừng lại nhũn như con chi chi ấy. Những việc này nghĩ không chín, chuẩn bị không tốt, mất tính mạng bản thân, gia đình là việc nhỏ, nhưng Cửu da đã nói, chúng ta chỉ có thể thắng đã không đáng thu
Doãn Đường nghe vậy, cười nói:
- Lão Cát, ông nên hiểu rằng, chúng ta chỉ mượn những kỳ chủ này một chút thôi. Cờ chia làm mấy nước cơ! Chỉnh đốn việc kỳ là ý chỉ Ung Chính đưa ra, ta tuân theo ý chỉ triệu chư vương về Kinh, ông ta không nói gì được ta. Mục đích chỉnh đốn việc kỳ của Ung Chính có hai điều: thứ nhất là người các kỳ tự kiếm đường sống, chia ruộng trồng cấy, sau đó cắt giảm lương tiền hàng tháng của người trong kỳ; hai là năm kỳ dưới của Bát Kỳ không rõ ràng trong việc lệ thuộc người mặc giáp trong doanh trại các kỳ không lo làm việc, chơi bời phóng đãng. Chúng ta trước hết làm từ việc thứ hai, hồ sơ quản lý doanh kỳ ở Bắc Kinh đã chuẩn bị xong xuôi, thông báo với họ tự vào yết kiến chủ mình, kỳ chủ có thể tiến hành thưởng phạt đối với cấp dưới, thì binh quyền của năm kỳ dưới đã nắm được một nửa rồi. Chẳng hạn như đại doanh Phong Đài của Tất Lực Tháp, Tất Lực Tháp là người Hán, ba tá lĩnh đều là người Mãn, một khi gặp kỳ chủ, thì Tất Lực Tháp không chỉ huy nổi nữa rồi. Việc người trong kỳ chia ruộng tự trồng là làm hỏng luật lệ của Thái tổ, Thái tông và Thánh tổ, từ lâu đã bị khắp nơi oán hờn, cho nên điều này không những không làm được mà các vương gia nhất định còn phải tranh luận với Ung Chính. Phải biết rằng, bình thường họ không có chút quyền bính nào ở Bắc Kinh, nhưng một khi môn nhân tôi tớ dưới kỳ chịu nghe lệnh phục tùng, thì nhất định sẽ tìm mọi cách khôi phục "Chế độ Bát vương nghị chính". Nay Ung Chính bắt quan lại thân sĩ đều phải đi phu nộp lương, còn lại sung công tiền bù hao, tịch thu gia sản đến không còn gì, thật là thiên oán nhân oán, bạo ngược vô đạo, trong triều ngoài dã chất đầy củi khô, một khi lửa bốc lên thì ai có thể dập được? Bát ca đứng ra dàn xếp tình hình, chẳng nhẽ không phải là chuyện hợp tình hợp lý sao?
Doãn Tự lắc lười một cách bất an, khoát tay nói:
- Câu cuối cùng Cửu đệ nói sai rồi, phải là kỳ chủ Bát Kỳ cùng quản triều chính. Chúng ta không phải là loạn thần tặc tử, cũng không có lòng thoán vị. Nhưng Ung Chính quản không tốt triều đình, không lo nổi chính cục trong thiên hạ. Xã tắc là của công, thì phải "quản chung". Vương gia năm kỳ dưới đã đến bốn, Lặc Bố Thát là của kỳ Chính Lam, Đô La của kỳ Tương Bạch, Thành Nặc là của kỳ Chính Bạch, Vĩnh Tín là của kỳ Tương Hồng. Đó là bốn kỳ rồi, ta là kỳ chủ kỳ Chính Hồng, như thế năm kỳ dưới đều đủ cả. Ba kỳ trên đều lệ thuộc vào Ung Chính. Kỳ Tương Hoàng là Hoằng Lịch, kỳ Chính Hoàng là Hoằng Thời, kỳ Tương Hồng là Hoằng Trú. Hoằng Lịch thì quyết tâm theo Ung Chính, hắn sẽ cùng Lý Vệ xuống Giang Nam, Hoằng Trú thì thế nào cũng được, là kẻ lúc nào cũng uể oải, mệt mỏi. Còn Hoằng Thời, các ngươi nên nhớ, vị thân Tam da làm việc ngay tại Bắc Kinh này, anh ta mới là ông chủ mà chúng ta cùng đưa lên. Nếu sự thật Bát vương nghị chính thì Hoằng Thời cũng là thủ lĩnh của chúng ta. Anh ta muốn cướp ngôi, còn chúng ta chỉ cần thực quyền kêu gọi dễ, mà cũng không lo hậu họa về sau. Chư vị còn có điều gì chưa rõ?
- Bát da phân tích rõ cả rồi. - A-nhĩ-sung-a nói: - Ngày mai nô tài đi gặp Ngũ da Hoằng Trú. Nô tài là tá lĩnh thứ hai của kỳ Tương Hồng, do Ngũ da quản lý. Ngài đừng coi thường Ngũ da, ông ta mà nổi giận thì ngay cả Tam da cũng sợ. Ngũ da suốt ngày ngồi nhà đốt lửa luyện đan, năm trước Long Khoa Đa dẫn binh tra khám cung, lúc đó Tam da cũng làm việc ở Bắc Kinh, không thông báo cho Ngũ da. Ngũ da sôi máu lên, xua hết cả người trong phủ ra, canh giữ Đông Hoa môn, nói Đông Hoa môn là chỗ gió lùa vào lò luyện đan của ông ta, không cho binh lính mang dao vào Tử Cấm Thành. Long Khoa Đa nhờ Tam da viết giấy xin gặp Ngũ da, nhưng đều bị chặn ở ngoài cửa. Tử Cấm Thành đều tra khám hết nhưng vẫn không vào được Đông Hoa môn. Lò đan đó cuối cùng cũng không thành công. Ngũ da đến nhà "thỉnh giáo" Tam da tại sao lại quấy rối không cho ông ta tĩnh tu, Tam da phải xin lỗi ngay tại chỗ mới xo
Doãn Tự cười nói:
- Có thể nói chuyện phiếm với Ngũ da, không nhắc vấn đề chính, chúng ta không nên làm lỡ con đường thành tiên của anh ta. Chỗ ta còn có bộ Kim đan chính nghĩa nguyên bản, ngươi mang đi mà tặng Ngũ da của nhà ngươi.
Câu chuyện vốn đang tranh luận hết sức căng thẳng, vì sự chế giễu này, không khí trở nên thoải mái nhẹ nhàng, mọi người đều ôm bụng cười, Doãn Đề nhân A-nhĩ-sung-a nhắc đến Long Khoa Đa, nhớ ra ông ta sắp lên đường đến A Nhĩ Thái hội đàm biên giới với nước La Sát, bỗng nhiên thấy thương hại: Người.này tuy đã bị bãi chức tướng, tịch thu gia sản, nhưng tay chân nha môn thống lĩnh bộ binh ở kinh sư rất nhiều, là một thế lực lớn có thể lợi dụng. Suy nghĩ một lúc, vừa nói câu: "Long Khoa Đa..." thì tấm mành cửa phía trái bức bình phong động đậy, một gia nhân bước vào, ghé sát vào tai Doãn Đề thì thầm gì đó rồi lui bước khom người nghe lệnh.
- Long Khoa Đa đến rồi - Doãn Tự mỉm cười nói: - Nhắc Tào Tháo thì Tào Tháo đến.
Ông ta móc đồng hồ ra xem, kim giờ đã chỉ gần đến giờ Tí, bèn đứng dậy nói:
- Cửu đệ mấy đệ ở đây bàn bạc tỉ mỉ thêm, Tô Nô là cháu ta, cùng đi gặp cũng không sao. Mời cữu cữu sang thư phòng ngồi!