UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ

HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM

Docsach24.com

ột đêm qua đi bình yên vô sự, ngày hôm sau Lý Vệ liền dẫn đám phạm nhân do Phạm Thời Dịch bàn giao đích thân giải về kinh sư. Một ngày mưa gió ở tiệm Sa Hà thị trấn Hạo Sơn khiến người ta cảm thấy thời tiết cả thiên hạ đều như vậy nhưng qua đến Thuận Nghĩa, thì thấy trời xanh khí khoáng, mặt đất khô ráo, Lý Vệ hỏi ra mới biết, chỉ trong gang tấc mà như có hai bầu trời, ông càng tin Giả Sĩ Phương là một đạo sĩ đạo đức cao thâm có thể hô phong hoán vũ.

Đã ba ngày bình yên trôi qua, từ đường trạm dịch phía bắc đi về nam, Đông Trực môn sừng sững đã lờ mờ hiện ra trước mắt. Lý Vệ dừng ngựa suy tính. Vương phủ của Liêm thân vương Doãn Tự ở ngay bên cạnh cửa ngõ Triêu Dương ngoài Đông Trực môn, áp giải đám người "nhạy cảm" này nghênh ngang đi qua trước cửa lớn vương phủ của ông ta, không những không cung kính, mà còn dễ khiến người dân Bắc Kinh ngờ vực rồi đồn thổi lung tung. Suy xét một lúc, liền lệnh cho Hoắc Anh:

- Ngươi cho người phóng gấp đến vườn Sướng Xuân báo cho Trương tướng da biết, nói rằng ta đã về đến Bắc Kinh, từ cửa Bắc Trực môn vào thành. Hơn 40 ngươi giải đến đưa hết cả về bộ Hình hay là tách riêng ra, chúng ta ở bắc cửa Thần Vũ chờ lệnh Trương tướng da.

Nói xong liền giục đoàn người đi về hướng tây, đi quanh co từ cửa Bắc Trực môn tiến vào kinh thành.

Lúc này đang là đầu mùa đông, phía bắc thành Bắc Kinh dân cư thưa thớt, con sông bảo vệ thành đã bắt đầu đóng băng. Một làn gió thổi qua, những chiếc lá liễu tím có, đỏ có, vàng có, nâu có, từ trên cành bay lả tả như tơ xuống làn nước lạnh, cuốn theo những ngọn sóng lăn tăn, lúc chìm lúc nổi. Mặt trời chiều yếu ớt hắt những tia nắng cuối cùng xuống, chiếu vào đoàn người, ngựa, xe vừa trải qua một chặng đường dài đang dừng nghỉ ở Cảnh Sơn phía bắc cửa Thần Vũ, trông thật ảm đạm thê lương. Lý Vệ nhìn mấy chiếc xe vách dầu, đoán được số phận sắp tới của những người tù trong xe, lấy làm cảm khái. Đang không biết làm gì, thì từ đằng xa hai người phóng ngựa như bay tới. Đến gần xuống ngựa, Lý Vệ mới nhìn rõ: Một người là lính cử đi liên lạc với Trương Đình Ngọc, một người khác ông cũng biết, đó là Trương Lộc, thuộc hạ thân cận của Trương Đình Ngọc. Hai người đến trước Lý Vệ cúi chào. Lý Vệ xuống ngựa, Trương Lộc vội nói:

- Bẩm Lý chế đài, Trương tướng da dặn, Thái Hoài Trân và Tiền Uẩn Đấu giao cho Đại Lý tự trông giữ, các thái giám đem đến vương phủ cũ của tướng quân ở tạm, chờ xem xét rồi dùng, không cần cắt quân canh giữ. Ngài đích thân áp giải Kiều Dẫn Đệ, bây giờ đến vườn Sướng Xuân dâng lệnh bài thỉnh kiến.

- Được ta đã rõ. - Lý Vệ nói: - Ngươi về báo lại tướng công Lý Vệ ta sẽ đến ngay.

Nói rồi sai Hoắc Anh chia ra từng tốp dẫn giải phạm nhân. Trong khoảnh khắc bên cạnh chỉ còn một chiếc xe. Lý Vệ lệnh cho Hoắc Anh đích thân giải Thái Hoài Trân và Tiền Uẩn Đấu, dặn rằng:

- Khi bàn giao, chớ quên lấy tờ biên lai nhận người của Đại Lý tự. Hôm nay sau khi xong việc, ngưi dẫn chủ tớ nhà Đoan Mộc, tối nay nghỉ ở chỗ ta ở phố Bàn Cờ, ta gặp thánh thượng xong còn có chuyện nói với ngươi. Cứ thế nhé!

Nói xong nhảy lên ngựa, cùng mười mấy tên thân binh vây chặt xe của Kiều Dẫn Đệ cùng đi về phía vườn Sướng Xuân.

Bấy giờ mùa đông ngày ngắn đêm dài, từ cửa Thần Vũ đến vườn Sướng Xuân còn hơn 20 dặm đường nữa, khi đoàn người của Lý Vệ đến trước cổng lớn vườn Sướng Xuân, thì trời đã chạng vạng tối. Trong cảnh chiều nhá nhem, cảnh trí không còn nhìn rõ, nhưng vẫn thấy khu vườn ngự uyển của hoàng gia chỗ thì cây cối tiêu điều, chỗ thì đen ngòm, chỗ thì xanh thăm thẳm, chỗ thì loang lổ đủ màu, bờ tường kéo dài mười mấy dặm thấp thoáng dưới những bóng cây già. Lý Vệ xuống ngựa, liền thấy một tên thị vệ chừng ngoài 40 tuổi bước tới. Lý Vệ vừa xuống ngựa vừa nói:

- Ngũ Ca quân môn phải không? Bây giờ tôi dâng lệnh bài thỉnh kiến được không?

- Lý đại nhân, hoàng thượng lúc này đang tiếp kiến đại thần, đang rất tức giận, tạm thời không gặp ngài. - Nét mặt Trương Ngũ Ca tươi cười, tự tay đón lấy dây cương của Lý Vệ, nói: - Ngài dẫn Kiều Dẫn Đệ vào, trước hết đến phòng Thị vệ của tôi nghỉ một lát, ăn chút gì điểm tâm, tôi sẽ hầu chuyện ngài, lúc nào cần gọi, bọn Lý Thiết Thành ắt sẽ đến gọi chúng ta.

Nói xong, đến trước xe mở cửa, nhỏ nhẹ nói:

- Kiều cô nương, đến nơi rồi, xin xuống xe. Tôi không tiện đỡ, xin cô nương cẩn thận.

Trong x tiếng đáp lại, Trương Ngũ Ca nhắc lại lần nữa, mới nghe tiếng quần áo sột soạt bên trong, một phụ nữ trẻ đầu tóc rối bời, quần áo nhầu nát, một tay vịn khung xe, chân cẩn thận giẫm lên bàn đạp xe bước xuống. Lý Vệ áp giải người đàn bà thần bí này đã hai ngày, để tránh hiềm nghi, trên đường đi tất cả đều do cung nữ khác chăm sóc, thực sự chưa có dịp nhìn kỹ cô ta. Lúc này tuy trời đã tối hơn, nhưng vì đứng quá gần, mặt đối mặt, nên vẫn thấy được gương mặt cô ta cũng không lấy gì làm "nghiêng nước nghiêng thành", trên khuôn mặt hình hạt dưa, một mái tóc dày, vì mấy ngày không chải nên rối bù. Bên má trái còn có mấy nốt tàn nhang, trán hơi dô, giữa hai hàng lông mày hình trăng lưỡi liềm hơi chau lại, mắt cũng không to lắm, nhưng đi với đôi lông mày như vậy, thì dù mắt thế nào, nhìn vào cũng thấy trống ngực đập thình thình. Cô ta mím chặt miệng, mép hơi vểnh lên, hai lúm đồng tiền bên má làm nổi bật khuôn mặt thanh tú, trong nét xinh tươi toát lên vẻ hiếu thắng, cương cường, chỉ có sắc mặt là nhợt nhạt đến mức không ai dám nhìn gần. Đó chính là Kiều Dẫn Đệ, người đã lật tẩy vụ thâm hụt ở Sơn Tây, khiến tuần phủ Nặc Mẫn phải treo cổ tự tử, trước được Điền Văn Kính nâng đỡ, sau lại làm tì thiếp của Thập tứ a-ca Doãn Đề, rồi không hiểu vì sao lại bị Ung Chính ra đặc chiếu giải về Kinh. Lý Vệ chỉ nhìn cô ta một cái rồi quay mặt đi, im lặng giơ tay nhường đường. Kiều Dẫn Đệ cũng không nói gì, liếc nhìn phòng Thị vệ ở phía bắc con sư tử đá ở cửa lớn, rồi lủi thủi bước vào. Lý Vệ và Trương Ngũ Ca cũng lập tức đi theo. Quẹt lửa châm 6, 7 cây nến lên, căn phòng tiểu thị vệ bỗng sáng trưng.

Có lẽ đây là tình huống gượng gạo, khó xử nhất trên đời này. Kiều Dẫn Đệ khi còn ở Bối lặc phủ của Thập tứ a-ca, Trương Ngũ Ca thường đến truyền chỉ hay đưa các thứ, có thể nói ba người đều quen nhau, nhưng lúc này hai bên vừa không dám nói, mà cũng chẳng biết nói gì. Trương Ngũ Ca bảo Kiều Dẫn Đệ ngồi xuống ghế, tự tay rót một cốc trà, rồi nhỏ nhẹ nó

- Xin mời uống cốc nước, ở đây tôi đã mượn đến một bộ đồ trang điểm, đợi lát nữa dùng cơm xong, cô nương có thể thay đồ, rửa mặt chải đầu. Tôi chỉ được chuyển tới cô nương một câu: hoàng thượng không hề có ý làm khó cô nương đâu.

Kiều Dẫn Đệ gương mặt không chút biểu lộ, nói:

- Cảm ơn. Nước ta uống, cơm ta ăn, nhưng ta không thay quần áo, không rửa mặt chải đầu.

Trương Ngũ Ca chưa kịp đáp lời, thì một thái giám Tiểu Tô Lạp chừng 12, 13 tuổi đã bưng một mâm cơm tới, bày một bát cháo gạo tẻ, bốn đĩa thức ăn lên bàn, rồi lại bày ra một khay bánh nữa. Tên tiểu thái giám này là một đứa lanh lợi, vừa bày thức ăn, vừa cười hì hì nói:

- Chị Kiều, em tên là Mị Mị, em có phúc được hầu chị. Chị có việc gì xin cứ dặn em. Bây giờ chị cố ăn nhiều vào, là chị thương em rồi.

- Nghe ta dặn ư? - Kiều Dẫn Đệ ngơ ngác, rồi lập tức làm như không có chuyện gì, bê bát cháo lên húp một miếng, rồi lạnh lùng dặn: - Ngươi nói với hoàng thượng là ta muốn chết, ta muốn gặp ông ấy một lần, xem mặt mũi ông ta như thế nào.

Trương Ngũ Ca và Lý Vệ giật mình kinh ngạc, toàn thân sởn gai ốc. Con nha đầu yếu đuối này sao lại dám hỗn xược như vậy? Nhưng nếu quát mắng, thì lời này cũng chẳng có gì không phải. Hai người vẫn chưa hoàn hồn, thì lại nghe Tiểu tần nói:

- Chị Kiều cứ ăn cơm đã. Chị muốn chết, thì cũng không thể bắt em chịu tội thay được, đúng không? Hoàng thượng nhất định là muốn gặp chị, gặp rồi có điều gì thì chị tự nói với hoàng thượng không được sao? Em thấy, bây giờ chị muốn chết, cái đó khó mà xua khỏi ý nghĩ ngay được. Nhưng đến khi chị xua nó ra khỏi ý nghĩ thì có bảo chị chết chị cũng không dám!

Câu nói làm cho Trương và Lý bật cười.

Nhưng Kiều Dẫn Đệ không hề cười, nàng cúi mặt húp hết bát cháo, rồi lại ăn một miếng bánh, rồi đẩy nhẹ cái khay ra, bó gối khoanh chân ngồi nhắm mắt lại, tựa hồ như đang thư giãn, lại như đang lấy sức. Tần Mị Mị vừa thu dọn bát đũa, vừa cười đùa tí tởn, nói:

- Chị Kiều, em thấy chị có duyên phận với hoàng thượng đấy!

Kiều Dẫn Đệ trừng mắt, ánh lên một tia giận dữ chằm chằm nhìn tên tiểu thái giám, không nói.

- Chị đừng nhìn em thế, em còn bé, em sợ ánh mắt của chị lắm. - Tần Mị Mị đương nhiên là một kẻ cực kỳ tinh ranh mà Ung Chính chọn đi chọn lại mới được, vẫn cợt nhả nói: - Em không có ý gì khác, cơm vừa nãy chị ăn là bữa cơm mà hoàng thượng ban cho. Bữa tối của hoàng thượng cũng chỉ mấy thức như vậy, thường ngày em hầu hạ nhiều rồi, hoàng thượng cũng vội vàng ăn cháo như vậy, dùng một miếng bánh, sao đó ngồi nhắm mắt lại, chẳng để ý đến ai cả. Chẳng khác gì điệu bộ của chị lúc này, như thế không phải là duyên số run rủi sao?

Kiều Dẫn Đệ có lẽ chưa bao giờ gặp phải loại người này, chau mày trừng mắt nhìn Tần Mị Mị một hồi lâu, đành cười trừ rồ

- Ngươi đi đi!

- Vâng! - Tần Mị Mị cúi người chào, bưng mâm cơm lên nói tiếp: - Hoàng thượng nói, nếu hôm nay em làm cho chị cười được, thì ngài sẽ thưởng cho em 50 lạng vàng! Từ nay trở đi, em còn phải hầu chị nhiều! Chị cười nhiều nhiều vào, thì em giàu to!

Nói xong vội vàng lui ra.

Trong phòng chỉ còn lại ba người, nhưng nhờ cái trò quỷ của tên tiểu thái giám vừa nãy mà không khí có phần đỡ căng thẳng hơn. Kiều Dẫn Đệ không ngồi bó gối nữa, mà đứng dậy bước đi lững thững dưới ánh đèn. Nàng lúc thì chắp hai tay lầm rầm niệm Phật, lúc lại như đang nguyền rủa cái gì, không hề nhìn Lý Vệ và Trương Ngũ Ca. Như thế Lý Vệ và Trương Ngũ Ca lại cảm thấy dễ chịu hơn, hai người ngồi thỉnh thoảng lại đưa mắt nhìn nhau, nhưng ánh mắt lại không nói được điều gì.

Không biết thời gian đã trôi qua bao lâu, Tần Mị Mị lại quay trở lại, hắn đứng trước cửa nói:

- Phụng thánh chỉ truyền: Lý Vệ và Kiều Dẫn Đệ vào, hoàng thượng tiếp ở lầu Phong Hoa. Hôm nay trời đã tối, Trương Đình Ngọc không về phủ, nghỉ ở chùa Thanh Phạn, truyền thị vệ Ngũ Ca hộ vệ Trương tướng quân.

- Vâng, nô tài tình chỉ!

Lý Vệ và Trương Ngũ Ca nhất tề đứng dậy đáp. Đợi Kiều Dẫn Đệ ra khỏi cửa, hai người cùng thở phào nhẹ nhõm. Trương Ngũ Ca thấy hai chiếc đèn dẫn Trương Đình Ngọc ra, liền vội vàng nghênh đ

Tần Mị Mị dẫn Lý Vệ và Kiều Dẫn Đệ tới cổng chắn, đã có hai cung nữ tay cầm đèn đứng đợi ở đó, thấy hai người đến, lặng lẽ đi trước dẫn đường, đi xuyên qua hiên Thuần Ước của Đạm Ninh cư - nơi thường ngày Ung Chính làm việc, tiếp khách, rồi vòng lại phía bắc theo con đường có giàn hoa tường vi tối om. Ở mé phía tây song song với lầu Lộ Hoa là lầu Phong Hoa cao sừng sững, trên lầu 8 ngọn đèn lồng xếp thành hàng ngang, trong ngoài lầu đều thắp nến, chỉ có hai tên thái giám đứng nghiêm trước bậc thềm, còn lại là một bầu không khí im lặng như tờ. Lý Vệ cứ ngỡ bên trong chỉ có một mình Ung Chính, đứng lại, sửa sang áo mũ, đang định bẩm báo, thì nghe bên trong có tiếng người nói:

- Cứ như thế, khanh lui ra đi. Lát nữa Lý Vệ, học trò của khanh còn vào nữa. Chính kiến của hắn không giống của khanh đâu! Lời trẫm nói chỉ là nói chung cả thiên hạ, còn vùng Vân Quý của khanh nếu bây giờ chưa tiện thực hiện thì cứ theo ý khanh mà làm. Cải thổ quy lưu [4] là quốc sách, sớm muộn nhất định phải làm, khanh cứ suy nghĩ cho kỹ, nghĩ thông rồi thì trình cho trẫm bản điều trần. Ngày mai trước lúc khanh đi, không cần phải trình lệnh bài vào nữa, trẫm sẽ bảo Lý Vệ và Sử Di Trực tiễn khanh lên đường. Nào, mang gói sâm kia đi!

Tiếp đó nghe bên trong có tiếng tạ ơn từ biệt. Lý Vệ nghe nói biết ngay là tổng đốc Vân Quý Dương Danh Thời, hai người cực kỳ quen thân, nhưng lúc này không tiện gặp, vội lánh xuống dưới bóng đèn, nhìn Dương Danh Thời đi ra, đợi khi tiếng giày lộp cộp xa dần mới bước ra báo danh xin gặp. Ung Chính ở bên trong ho khan một tiếng, nói.

- Vào đi!

Lý Vệ đứng dưới thềm son "dạ" một tiếng, quay lại nhìn Kiều Dẫn Đệ, hai người bước vào, thì thấy ở gian phía tây đặt một chiếc giường lớn của Ung Chính, ở giữa ngăn bằng một tấm bình phong. Gian phía đông có một chiếc bàn ăn cơm của vua, hình như vừa có người ăn, chưa kịp dọn. Khắp phòng đâu đâu cũng có đèn, sáng lóa mắt. Dưới đất một chiếc vỉ to làm bằng men Cảnh Thái rừng rực lửa than, vừa bước vào cửa đã thấy ấm hẳn lên. Lý Vệ liếc nhìn thấy Ung Chính đang ngồi trên giường súc miệng, liền đánh "phạch" chiếc ống áo móng ngựa một cái bước lên trước một bước rồi quỳ xuống nói:

- Nô tài Lý Vệ xin vấn an hoàng thượng!

Kiều Dẫn Đệ đứng sau Lý Vệ không hề nhúc nhích, chỉ nhìn vị chí tôn này một cách hiếu kỳ. Đám cung nữ và tám thái giám đang đứng cạnh chiếc bình phong sát tường phía bắc, thấy cô gái trẻ này dám vô lễ trước mặt vua như vậy, ai nấy sợ hãi, trống ngực đập thình thình, tái mặt đứng cúi đầu không dám nói một câu.

- Đứng dậy! - Ung Chính chỉ mặc một chiếc áo bào lụa trắng, lưng thắt một dải thắt lưng bằng màu vàng, ngồi khoanh chân trên giường, đưa mắt liếc nhìn Kiều Dẫn Đệ một cái, rồi nói với Lý Vệ:

- Trẫm tính hôm qua khanh phải về đến Bắc Kinh rồi, trên đường có trở ngại gì thế? Thập tam da đi Mã Lăng Dụ lúc nào?

Lý Vệ dập đầu ba cái, đứng dậy đáp:

- Bẩm, vâng! Trên đường gặp mưa to, phải đi đường Sa Hà, nên chậm mất hai ngày. Thập tam da giờ này có lẽ đã đến Mã Lăng Dụ rồi...

Sau đẩm qua về việc bàn giao ở Sa Hà và tình hình Trương Đình Ngọc bố trí như thế nào. Rồi tiếp:

- Người này là Kiều Dẫn Đệ, phụng chỉ theo nô tài đến gặp hoàng thượng.

Ung Chính lúc này mới chăm chú nhìn Kiều Dẫn Đệ, vừa lúc Kiều Dẫn Đệ cũng ngẩng đầu lên, hai người bốn mắt nhìn nhau, và đều nhìn lảng sang chỗ khác. Ung Chính hài lòng gật đầu với Lý Vệ nói:

- Chắc khanh đói rồi. Ban cơm!

Lý Vệ vội đáp:

- Vừa nãy Dương Danh Thời vừa được ban cơm, trên bàn cơm hẵng còn nguyên, nô tài không hay kiêng kị gì, xin dùng một ít ở đó là được rồi.

Ung Chính nói:

- Cơm đó nguội rồi, đó là cơm đãi ngoại thần. Khanh là gia nô thân cận của trẫm, trẫm đã bảo bọn họ làm cho khanh một suất y hệt lúc nãy, vừa có không khí gia đình lại vừa ấm bụng. Ghế kia, khanh ngồi xuống ăn cơm đi!

Đang nói, thì vẫn là tên Tần Mị Mị lúc nãy bê hộp cơm vào. Kiều Dẫn Đệ để ý nhìn, thì quả nhiên thấy một suất cơm y hệt như vừa nãy đãi mình. Trước nay nàng vẫn tưởng rằng bữa cơm của hoàng đế thì phải là sơn hào hải vị, của ngon vật, lạ nhìn mười chỉ dùng một, lúc này không khỏi sững sờ kinh ngạc. Tần Mị Mị đưa xong cơm, đang định lui ra, thì Ung Chính gọi lại:

- Ngươi đừng đi, lát nữa ta còn có điều này dặn ngươ

- Bẩm vâng - Tần Mị Mị vội đáp: - Nô tài tuân chỉ.

Lúc này Ung Chính mới quay sang Kiều Dẫn Đệ, hỏi:

- Ngươi là Kiều Dẫn Đệ?

- Vâng, thiếp là Kiều Dẫn Đệ!

Kiều Dẫn Đệ đứng thẳng người, nhìn chằm chằm vào Ung Chính, không chút sợ hãi. Ung Chính hoàng đế hồi ở dinh Phiên thuộc vốn được mệnh danh là "ông vua mặt lạnh", ánh mắt lạnh lùng, nghiêm nghị của ông đã làm không biết bao nhiêu thân vương, quan lại phải kinh sợ. Tổng quản thái giám điện Dưỡng Tâm là Cao Vô Dung đứng bên cạnh quát:

- Ngươi nói với hoàng thượng như vậy hả? Quỳ xuống!

- Đừng làm khó cô ta. Cô ta dù có bảo người ấn xuống đất cũng không phải là thực lòng phục tùng. Trẫm cần cái lễ giả tạo đó làm gì?

Ung Chính thản nhiên cười như không có chuyện gì lại hỏi Kiều Dẫn Đệ:

- Ngươi người Sơn Tây?

- Người Định Tương!

- Nhà ngươi có những ai?

- Cha, mẹ, anh trai.

Kiều Dẫn Đố tình tỏ ra ngang bướng, nghĩ rằng nhất định Ung Chính sẽ truy hỏi mình về những việc làm sai trái của Thập tứ a-ca Doãn Đề, không ngờ Ung Chính lại mở đầu như vậy, tuyệt nhiên không hề có ý làm khó mình. Nàng ngạc nhiên nhìn Ung Chính, ánh mắt Ung Chính có vẻ mệt mỏi, và dường như lộ chút nghi ngờ, nhưng lại tràn ngập sự ấm áp và yêu thương. Lòng nàng thoáng chút xao động, nhưng lập tức lại nghĩ đến cảnh sinh ly tử biệt với Doãn Đề dưới cơn mưa tầm tã trong ngày tết Trùng dương, hình ảnh Doãn Đề quỳ hai gối dưới mưa, tiếng gào khóc khản đặc của ông văng vẳng bên tai nàng... Mặt nàng lập tức lại lạnh như băng. Ung Chính cúi thấp đầu, nói:

- Thập tứ da đối xử rất tốt với ngươi, đúng không?

-...

- Trẫm biết, Thập tứ da tốt với ngươi. - Ung Chính nói: - Nhưng anh ta là người vừa phạm quốc pháp, vừa phạm gia pháp, cần phải xử phạt!

- Thập tứ da phạm vào cái gì?

- Việc nhà khó nói rõ, trẫm có nói ngươi cũng không tin. - Ung Chính nhếch mép cười lạnh lùng: - Niên Canh Nghiêu cử ngươi liên lạc với anh ta, định lén lút trốn đi Tây Ninh, dựng anh ta làm đế rồi trở về Bắc Kinh. Có người mua chuộc được Thái Hoài Trân và Tiền Uẩn Đấu, đưa một mảnh giấy vào, trên giấy viết: "Ngày 7 tháng Hai nắm thiên hạ. Thiên hạ từ đây thái bình", Doãn Đề giấu kín không báo. Ngày mồng 9 tháng Chín, Uông Cảnh Kỳ giả mạo người của phủ Nội vụ định xông vào khu lăng mộ Cảnh Lăng, đúng hôm đó Doãn Đề cũng đến núi Kỳ Phong khu lăng mộ, có điều chưa kịp liên hệ thì đã bị trẫm phát giác, nên mới không thành công. Đây là tội đại nghịch, hắn có thể tránh được gia pháp, nhưng chắc ngươi cũng biết, vương pháp vô thân!

Sắc mặt Kiều Dẫn Đệ trắng bệch như tờ giấy dưới ánh trăng, không còn một giọt máu. Những việc cơ mật này, có những việc nàng tận mắt nhìn thấy, có việc nàng cũng lờ mờ biết được, rất có thể đó là sự thực nếu mắc tội "đại nghịch", thì theo luật nhà Đại Thanh chỉ có hình phạt "lăng trì". Lòng nàng bỗng nhói đau, nàng liều nói:

- Hoàng thượng bắt làm thơ 7 bước, muốn khép tội cho người thì lo gì không có cớ? Nói những lời vô căn vô cớ đó, nghe thật ghê tởm!

- Anh em trẫm có 24 người, chỉ có Doãn Đề là em cùng một mẹ. - Ung Chính thở dài: - Trẫm xử phạt Doãn Đề đến Cảnh Lăng, mục đích là để hắn bớt ngỗ ngược, cũng là để hắn xa cái lũ tiểu nhân kia, không muốn để chúng xúi giục hắn đến mức không thể cứu vãn. Trẫm không muốn làm Trịnh Trang Công, nuông chiều, dung túng em đến mức không còn trời đất pháp luật gì, sau đó lại giết nó, đó không phải là cái tâm của người nhân. Lý Vệ đây là một nhân chứng. Đám quân của Niên Canh Nghiêu đều là những người mà ngoài Niên Canh Nghiêu ra không ai biết. Hắn ăn ở hai lòng, trẫm bỏ tước của hắn, cách chức hắn, ban cho hắn tự chết, không một người nào dám nói hộ cho kẻ loạn thần tặc tử như hắn. Lý Vệ, khanh xem trẫm nói có đúng không?

Lý Vệ vì đói bụng, như gió cuốn mây tàn, một lúc chén sạch chỗ cơm Ung Chính ban, đang định nấc một cái vội vàng kìm lại, khom người cười lấy lòng, nói:

- Sớ cầu xin đổi lệnh trước lúc sắp chết của Niên Canh Nghiên nô tài có xem qua. Ông ta nói: "Muôn phần biết lỗi của mình", nhưng cũng đã muộn rồi. Hoàng thượng là người theo đạo Phật, đối với anh em ruột thịt như Thập tứ da càng muốn bảo toàn. Sợ rằng Thập tứ da bị người ta xúi giục, làm điều tộiỗi không ai có thể bảo lãnh được. Dẫn Đệ, cô nương chưa từng nghe câu "Vương tử phạm pháp, tội như thứ dân" sao?

- Thiếp là đàn bà, - Kiều Dẫn Đệ nghe hai người nói thấy mình không thể đấu khẩu nổi, nàng cắn môi nói: - Chuyện đúng đúng sai sai cửa đàn ông các ngài thiếp không biết, và cũng không muốn biết. Thiếp chỉ biết từ đầu đến cuối, thiếp đã cùng Thập tứ da, cho dù ông ấy đã phạm tội tày trời, lên núi làm phỉ, xuống địa ngục bị ném vào vạc dầu, đằng nào cũng là người đàn ông mà thiếp hầu hạ. Bây giờ thiếp chỉ mong được chết. Nếu có thể chết được nhanh một chút thì thiếp tạ ơn hoàng thượng, nếu có thể cho thiếp chết cùng một chỗ với Thập tứ da, thì dưới suối vàng thiếp cũng vui lòng.

Nói rồi đứng trân trân nhìn Ung Chính, không chút sợ sệt. Khắp phòng, vài chục cung nữ, thái giám chưa từng thấy ai dám nói chuyện với hoàng thượng như vậy sợ hãi đứng như phỗng, không khí căng thẳng lặng ngắt như tờ.

Ung Chính cũng chăm chăm nhìn Kiều Dẫn Đệ, hồi lâu mới ngoảnh mặt, chậm rãi nói:

- Thập tứ da đối xử rất tốt với ngươi phải không?

-...

- Trẫm sẽ đối xử với ngươi tốt hơn Thập tứ da.

-...!!!

Kiều Dẫn Đệ trợn tròn mắt, nhìn Ung Chính không chớp. Đúng là anh em cùng cha cùng mẹ với Doãn Đề, vùng trên hai lông mày rất gần nhau, nhất là khi Ung Chính chau mày, hai con ngươi đen láy quả thật trông giống hệt Doãn Đề. Chỉ có Ung Chính cao hơn Doãn Đề một chút, lớn hơn Doãn Đề đúng 10 tuổi, trông tiều tụy mệt mỏi hơn Doãn Đề. Nàng không biết đã bao nhiêu lần nghe Doãn Đề nói về Ung Chính: "thô bạo, tàn nhẫn, thất đức", nhưng hình ảnh trước mắt nàng lúc này dù thế nào cũng không thể đối lại với một Ung Chính "cay nghiệt bạc bẽo, tính khí thất thường kia. Càng không giống loại hoàng đế phong lưu trong các vở kịch, thấy gái đẹp là tít mắt lại, không chịu buông tha. Thế này là thế nào?... Kiều Dẫn Đệ cúi đầu. Đột nhiên, nàng ngẩng mặt hỏi:

- Vừa nãy ngài luôn miệng nói niệm tình huynh đệ, tại sao ngài lại chà đạp ông ấy như vậy? Thiếp là người của Thập tứ da, tại sao ngài lại chia cắt thiếp và ông ấy?

- Các người? - Trong lòng Ung Chính dâng lên một chút đố kị, nhếch mép một cách châm biếm, nói: - Ngươi là phúc tấn hay là Trắc phúc tấn? Phúc tấn thì phải do trẫm phong, còn là Trắc phúc tấn thì phải được đăng ký trong quyển ngọc điệp của phủ Nội vụ. Chiểu theo luật Đại Thanh, Doãn Đề phạm tội như vậy mọi người trong nhà đều đòi đày hắn đến Hắc Long Giang làm nô lệ!

- Vậy thì xin hoàng thượng xử thiếp theo luật Đại Thanh.

-... Hoặc là phân đến các vương phủ cung uyển làm nô lệ, xử lý thế nào, không phải do ngươi, mà nằm ở trong đầu trẫm.

Kiều Dẫn Đệ kinh ngạc nhìn Ung Chính rồi lùi một bước, nàng không hiểu mình đốp chát như vậy, tại sao hoàng thượng trước sau vẫn nhẫn nại, không hề tức giận. Nếu xét về "tình cảm" thì nàng từ khi làm tì thiếp của Doãn Đề, mới chỉ gặp Ung Chính một lần; nếu xét về nhan sắc, thì những thị nữ trong lầu này cũng không ai thua kém mình; nếu nới về "danh phận", thì khác nào trời với đất. Nàng vốn đoán hoàng thượ gặp mình chỉ là để tìm những "'tội chứng" của Doãn Đề từ mình, nhưng câu chuyện tối nay dường như không phải là việc đó! Suy nghĩ một lát, Dẫn Đệ run giọng nói:

- Hoàng thượng, ngài... ngài định xử lý thiếp như thế nào?

- Ngươi ở lại đây làm cung nữ, không có xử lý gì khác - Ung Chính dửng dưng nói: - Dưới ngươi còn có người hầu ngươi, ngươi không phải là cung nữ hạ đẳng.

- Ý của ngài là đoạt thiếp từ chỗ Thập tứ da về để hầu hạ ngài? Hoàng thượng, ngài không sợ thiếp phạm tội giết vua sao?

Ung Chính bỗng ngửa mặt lên trời cười lớn, hồi lâu mới nói:

- Ngươi càng nói như vậy, trẫm càng muốn ngươi hầu hạ. Trẫm là người của thiên hạ, có thể cảm hóa người trong thiên hạ bằng nhân bằng hiếu, chẳng nhẽ không cảm hóa được ngươi?

Nói xong, dặn Tần Mị Mị:

- Đưa cô ta đi. Theo phép tắc trong cung, thay quần án đi giày đế bồn hoa, chải đầu bó, bảo Cao Vô Dung cắt thêm ba thái giám, bốn cung nữ đêm ngày chăm sóc.

Lý Vệ đợi họ đi ra, lúc này mới hoàn hồn, cúi người trên ghế nói với Ung Chính: - Nô tài xin khuyên hoàng thượng một câu, người như vậy không nên để hầu hạ cạnh hoàng thượng, hoặc là đẩy vào lãnh cung, hoặc là giết đi, như thế an toàn cho hoàng thượng, mà cô ta cũng toại nguyện.

Ung Chính dường nhươi tiu nghỉu, chậm rãi nói:

- Nếu như trẫm nỡ làm như thế thì tốt biết bao... việc này sau này khanh hỏi Thập tam da xem, ông ấy biết...

Nét mặt Ung Chính không rõ buồn hay vui, ngài thở dài một tiếng. Lý Vệ vốn là người lanh lợi, lúc này cũng không đoán được tại sao Ung Chính lại hậu đãi Kiều Dẫn Đệ như vậy, suy tính một lúc mới nói:

- Bẩm hoàng thượng, Kiều Dẫn Đệ là nhân chứng của vụ án Nặc Mẫn được đưa về Bắc Kinh, nguyên cáo chính là Điền Văn Kính. Điền Văn Kính thực ra còn đã từng cứu Kiều Dẫn Đệ. Nếu hoàng thượng thật sự muốn Kiều Dẫn Đệ hầu hạ, cũng cần cô ta cam tâm tình nguyện. Bảo Điền Văn Kính vào Kinh khuyên nhủ, chắc cô ta sẽ hồi tâm chuyển ý.

Ung Chính lắc đầu, nói:

- Đây là việc riêng của trẫm. Khanh xuất thân là gia nô của trẫm, nên trẫm không giấu khanh. Không nói chuyện này nữa! Khanh nói xem, bên ngoài có dư luận gì về việc ban chết cho Niên Canh Nghiêu?

- Quan hệ quần chúng của Niên Canh Nghiêu rất xấu - Lý Vệ ngồi thẳng lưng, nghiêm trang nói: - Gia nô ông ta ra ngoài giục làm lương bổng, từ tri phủ trở xuống đều phải quỳ tiếp, mọi người đều nói, cho dù Niên Canh Nghiêu không có tội mưu phản, ông ta hoành hành ngang ngược như vậy, hoàng thượng giết ông ta cũng là đúng lắm! Tây Chinh đường tùy bút của Uông Cảnh Kỳ tra ra, có thể thấy rõ ông ta ôm lòng phản nghịch, định tập hợp binh lực đợi thời cơ làm loạn. Vụ án này chứng cớ rành rành, bất kỳ ai cũng không thể lật lại bản án cho ông ta được...

Ung Chính không để ông nói hết, nhẹ nhàng xua tay, n

- Trẫm không muốn nghe chuyện này nữa. Những việc khanh nói đều là mặt tốt. Những lời thuộc mặt trái quan trọng hơn, khanh đừng mải ca tụng trẫm nữa!

Lý Vệ ho khan một tiếng, liếm môi nói:

- Đây là điều hoàng thượng từ lâu đã răn dạy nô tài trong mật sớ châu phê. Nô tài là gia nô của hoàng thượng tự đi đến chỗ quan trường nghe chuyện phiếm, nhất định chẳng có ai dám nói thật. Nô tài phụng chỉ kết bạn với người trên giang hồ, những thủ lĩnh của các nhóm như Tào Bang, Diêm Bang, Thanh Bang, cũng vẫn nghe lời nô tài. Luôn luôn truyền đến những lời đồn nhảm trong dân gian, lại sợ đứt mất đường cho dân nói, nô tài chỉ nghe, phụng chậu phê không truy xét.

Ông lấy hơi, liếc nhìn Ung Chính đang tỉnh bơ như không, nói tiếp:

- Còn mặt trái, một là nói Niên Canh Nghiêu công cao chấn động chủ, không biết dừng, nếu ông ta học Quách Tử Nghi từ bỏ binh quyền, thì không đến nỗi rơi vào thảm cảnh này! Còn có một số kẻ ngông cuồng, nói rằng tiên đế băng hà, Long Khoa Đa ở trong, Niên Canh Nghiêu ở ngoài, hai người cấu kết với nhau, tự sửa di chiếu của tiên đế, sửa chữ "truyền ngôi cho Thập tứ tử" thành "truyền ngôi cho Tứ tử", cho nên vạn tuế vừa lên ngôi là muốn diệt khẩu, lôi ba người này ra chém.

Vẻ mặt Ung Chính càng lúc càng nghiêm nghị, ánh mắt nhìn vào cây cột sau chiếc đèn cung, như muốn xuyên qua bức tường cung nhìn về phía xa. Thấy Lý Vệ ngừng nói, Ung Chính vội giục:

- Khanh nói, nói đi.

- Vâng. - Lý Vệ nuốt nướcọt - Có người nói, em gái Niên Canh Nghiêu là quý phi của hoàng thượng, từ thời trẻ đã ở bên cạnh hoàng thượng, biết quá nhiều chuyện của hoàng thượng, hoàng thượng không trừ bỏ, sợ... sợ thiên hạ đời sau bàn luận...

Có người nói, là do Phấn Uy tướng quân Nhạc Chung Kỳ kiện Niên Canh Nghiêu, Niên Canh Nghiêu và Nhạc Chung Kỳ tranh công, hoàng thượng mượn cớ giết Niên Canh Nghiêu!

Còn có người nói, hoàng thượng là "ông vua tịch thu gia sản". Bát da là một hiền vương, cả danh tiếng lẫn tài năng đều hơn hoàng thượng. Niên Canh Nghiêu thấy hoàng thượng không phải là... ông vua nhân đức liền bắt tay với Bát da, hoàng thượng diệt trừ Niên Canh Nghiêu, là để phòng Bát da làm loạn.

Thái hậu tạ thế, đương thời có người đồn, là hoàng thượng bức thái hậu không còn cách nào sống được phải đập đầu vào cột tự tử. Thái hậu bảo hoàng thượng nới tay, đối xử với Bát da và Thập tứ da như là anh trai đối với em, hoàng thượng cãi lại, mẹ con trở mặt, thái hậu liền... tự tử. Lúc bấy giờ Thập tứ da ở đó, viết thư báo chuyện này với Niên Canh Nghiêu, nói hoàng thượng là Tần Thủy Hoàng. Niên Canh Nghiêu muốn làm khai quốc công thần, muốn làm vương gia, liền sai Uông Cảnh Kỳ đi Mã Lăng Dụ liên lạc với Thập tứ da, Uông Cảnh Kỳ bị bắt, sự việc bại lộ.

Ung Chính nãy giờ nghe rất chăm chú, nhưng sắc mặt ông càng lúc càng khó coi, khuôn mặt xanh xám trở nên căng thẳng, hai hàm răng trắng đều cắn chặt môi, chốc chốc lại co giật một cái. Đợi Lý Vệ nói xong, Ung Chính bưng cốc uống một ngụm sữa, có lẽ sữa đã nguội từ lâu rồi, ông chau mày nhắm mắt cố nuốt xuống như nuốt thuốc đắng, vừa giơ cốc lên như muốn ném vỡ, lại nhẹ nhàng đặt lên bàn. Ông xuống đất, chắp tay sau lưng đi đi lại lại, càng bước càng nhanh. Lý Vệ và các thị nữ, thái giám trong phòng đều dõi mắt nhìn theo bóng của chuyển đi chuyển lại. Đột nhiên, ông dừng lại, mắt dán chặt vào dòng chữ sau ghế:

"Giới cấp dung nhẫn" (Răn khi nóng vội, hãy giữ nhẫn nhịn)

Bốn chữ to bằng bát trà ở trên viết bằng chữ Lệ đều tăm tắp, nét nào ra nét ấy, đây là cách ngôn viết để tại chỗ ngồi mà năm xưa hoàng đế Khang Hy ban cho Ung Chính. Ung Chính thở một hơi thật sâu, dường như muốn trút bỏ hết nỗi uất ức đang chất chứa trong lòng. Thần sắc của ông đã bình tĩnh trở lại gượng gạo cười, nói với Lý Vệ:

- Đây là câu cách ngôn năm xưa tiên đế ban cho trẫm khi trẫm và Phế thái tử cãi nhau về chuyện phát chẩn ở Sơn Đông. Trẫm vốn nóng tính, thấy chướng tai gai mắt là không chịu được, tối nay suýt nữa thì thất thố.

- Hoàng thượng, - Lý Vệ thấy vua kiềm chế bản thân như vậy trong lòng lấy làm cảm động, vẻ mặt ông cũng trở nên thiểu não. - Tiểu nhân tung tin đồn nhảm thì cái gì chúng chẳng nói được. Nhưng mọi người đều biết tự đánh giá trong triều ngoài dân, trên dưới đều biết hoàng thượng là người nhân đức, thành thực, cần chính yêu dân. Những lời bậy bạ vô căn cứ này hoàn toàn là bịa đặt. Nhưng cũng phải đề phòng bọn tiểu nhân gây rối, bắt được mấy đứa có chứng cứ, trị chúng thật nghiêm, thì những lời đồn đó không dập mà tự tắt.

Ung Chính đứng im một chỗ, không nói ngay, hồi lâu, mới vẫy tay bảo:

- Lý Vệ, khanh lại đây.

Lý Vệ vừa lo sợ vừa nghi hoặc cúi người bước đến gần Ung Chính. Ung Chính nắm chặt tayệ đi đến trước án thư, một tay cầm tờ thánh chỉ châu phê ngày hôm đó vuốt thẳng ra, Lý Vệ cảm thấy lòng bàn tay Ung Chính toàn là mồ hôi, vừa lạnh vừa ấm lại vừa dính, thử giãy một cái, nhưng Ung Chính không bỏ tay ra, gọi tên sữa của Lý Vệ ra, giọng run run nói:

- Cẩu Nhi còn có việc khanh chưa nói; có người nói trẫm ngày nào cũng say bí tỉ, có người nói trẫm là loại hiếu sắc. Có kẻ còn thêu dệt ly kỳ hơn, rằng thị vệ của trẫm là đội quân "hút máu" gì đó. Đồ Lý Thâm chỉ huy "đội quân" này, muốn giết đại thần nào, chỉ cần đưa mắt ra hiệu, đêm đến sai người giết ngay! - Ngực ông phập phồng thở mạnh, tay bóp chặt tay Lý Vệ đến phát đau - Đây là tấu chương trẫm phê hôm nay, có hơn 1 vạn chữ, chỗ kia phê hôm qua, gần 8 nghìn chữ. Trẫm còn phải tiếp kiến đại thần phải đến gia miếu tế tự... Trẫm hàng ngày canh bốn đã dậy, làm việc đến giờ Tí mới ngủ. Cẩu Nhi, khanh không tưởng tượng được trẫm mệt mỏi thế nào đâu. Trẫm nghe những điều khanh nói, không thấy tức giận, mà chỉ thấy mệt mỏi, chỉ thấy đau lòng...

Cuối cùng ông buông tay Lý Vệ ra.

Lý Vệ kinh ngạc nhìn thấy, vị hoàng đế mặt lạnh được gọi là "con người thép" này đã giàn giụa nước mắt.

--------------------------------

1

Dưới triều Ung Chính nhà Thanh, thực hiện chính sách bỏ chức thổ ty thế tập trước đây bằng cách cử quan triều đình xuống nhậm chức ở vùng Vân Nam.