ấy hôm liền, Hoằng Lịch không tiếp kiến các quan viên trong thành Khai Phong, mỗi sớm thức dậy, chàng liền gọi bọn Hình Kiến Nghiệp lại, sai họ tới các trấn trong thành, hỏi nông dân tới từ các vùng về tình hình mùa màng thu hoạch ra sao, giá cả trong các cửa hàng thóc và bột thế nào, lại hỏi về tình hình mua bán ở thị trường ngựa, cùng giá thức ăn, đinh ba, chổi, rọ mõm bò và cuốc đầm, xẻng, lưỡi cầy, búa, liềm, mai, có bao nhiêu là do địa phương sản xuất, bao nhiêu là hàng nhập từ nơi khác, nhất nhất đều phải hỏi rõ ràng, rồi ghi vào sổ. Bọn họ không biết chàng làm như vậy để làm gì, nhưng cũng không dám hỏi, ngày nào cũng ra ngoài, gặp mặt hàng nào cũng chỉ hỏi giá mà không mua, buổi tối trở về lại phải báo cáo tình hình với Lưu Thống Huân. Mới được mấy hôm, ai nấy đã cảm thấy phiền hà quá mức. Hoằng Lịch ban ngày cũng không ở trong dịch quán, vì trường thi Hương sắp mở, một loạt nhà trọ,quán rượu ở chùa Tướng Quốc, phố Huệ Tế Hà, đường Bao Phủ, ngõ Nam Thị đều đấy chật tú tài từ các huyện lên tỉnh ứng thí. Nay mời nhaống rượu, mai lại họp hội văn, vô cùng náo nhiệt. Hoằng Lịch trà trộn trong đám người đó, có lúc tới nửa đêm mới về. Liền sáu hôm, hôm sau là ngày thi, Hoằng Lịch mới về sớm hơn được một chút, rồi sai người "gọi Lưu Thống Huân tới đây".
- Thưa Tứ da, đây là giá cả các mặt hàng đã thu thập được cho tới ngày hôm qua. - Lưu Thống Huân dụi dụi cặp mắt hơi thâm vì thức khuya, để một quyển sổ dày lên đầu án của Hoằng Lịch, cười nói: - Trừ mấy mặt hàng như tre, gỗ, ngọc, kiệu, tơ, những thứ còn lại, như xì dầu, dấm, củi, trà, rau cũng đều có trong này cả rồi ạ. Không có sư gia, tất cả đều do đích thân thần chép vào đấy cả. Như vậy thì bệ hạ xem xét càng tiện.
Hoằng Lịch gật gật đầu, xem lướt từng quyển, có quyển thì cười mỉm rồi bỏ qua, có quyển lại xem rất kĩ, thỉnh thoảng lại nhắm mắt lại, như đang hồi tưởng điều gì đó, miệng lẩm bẩm, không rõ là đang nói gì, phải tới một canh giờ mới xem xong. Rồi chàng hốt hoảng vùng dậy, nét mặt thoáng có vẻ như ngái ngủ, bình tĩnh vặn người vài lượt, rồi bảo với Lưu Thống Huân đang quỳ nhìn mình:
- Cho mười sao những quyển này ra một bản để lưu lại, còn bản gốc thì hãy niêm phong, trình lên hoàng thượng.
Lưu Thống Huân ngạc nhiên, há mồm nhìn chằm chằm vào Hoằng Lịch, mãi sau nói:
- Nô tài rõ rồi ạ!
- Chưa chắc ngươi đã rõ đâu. - Hoằng Lịch cười nói, ở đây chỉ có ta và ngươi, ta cứ nói thẳng cho ngươi hay. Ta rất ghét cái tên Điền Văn Kính nhưng ta lại cũng không thể không thừa nhận hắn là một vị quan thanh liêm, tốt bụng, một viên chức có năng lực hiếm cói để biết vậy thôi, người mà hé răng ra với ai là ta sẽ không nhận đâu đấy nhé.
- Vâng thưa Tứ da!
- Ngươi hãy xem giá lương thực này đi, - Hoằng Lịch mở một quyển sổ ra, chỉ vào một hàng nói, - giá lúa mạch là ba tiền bốn li. Năm ngoái là ba tiền bảy li, năm kia mất mùa, là sáu tiền; năm kìa Điền Văn Kính giảm giá lúa mạch từ sáu tiền xuống bốn tiền rưỡi, thường thì, lúc đó, giá mạch phải là sáu tiền rưỡi, hoặc hơn sáu tiền cơ. Như vậy có nghĩa là, Điền Văn Kính chủ trì công việc ở Hà Nam, giá lúa năm mất mùa cũng xấp xỉ những năm bình thường khác, ba tiền bốn li, như vậy là quá rẻ, không đắt hơn giá lúa ở Giang Nam những năm được mùa là mấy. Cũng cần nghĩ tới việc Hà Nam sắp gặt tiểu mạch rồi, chủ các cửa hàng lương thực cũng đang chuẩn bị kho xưởng, mua rẻ là cái chắc rồi. Bọn họ ở bản địa, nếu năm nay Hà Nam mất mùa tiểu mạch, nhất định sẽ găm lúa lại. Còn nữa, liềm sắt vùng Vương Nhị và liềm sắt ở các cửa hàng địa phương cũng chung một giá là năm chế tiền 1. Trừ phí vận chuyển của liềm Vương Nhị, thì liềm địa phương còn đắt hơn nửa giá. Ngươi chớ có coi nhẹ điều ấy. Ngươi cười gì vậy. Đó là dân kế dân sinh đấy!
Lưu Thống Huân cười nói:
- Nô tài đâu dám cười Tứ da, nô tài thấy điều đó rất có ý nghĩa đấy chứ ạ. Không ngờ quyển sổ này lại chứa đựng nhiều điều đến thế. Nô tài đã học hành bao năm, nhưng trong sách của thánh nhân không có những bài học về kinh tế như vậy đâu ạ!
Hoằng Lịch vươn mình, cặp mày thanh tú cau lại, hồi lâu mới nói:
- Đạo thánh nhân bao quát khắp vạn phương vạn vật, chứ đâu có để ý tới những chuyện vặt vãnh này? Thực ra thì trong một câu ở đầu sách "Đại học" cũng nói tới vấn đề này đó. "Đại học chi đạo tại thân dân, tại thượng vu chí thiện" 2. Giáo hóa dân chúng, tinh thần cầu thiện, chính là ở trong chữ "đạo" đó cả đấy. - Chàng ngừng lại một chút, - Có người dùng thuyết vô vi của Hoàng Lão 3 để khuyên hoàng a-ma, nói rằng, "vô vi nhi vô bất vi" 4, tựa như điều này là một đạo lý lớn thành chuẩn mực ở khắp bốn bể vậy. Nhưng thực ra, người ta đã không hiểu nổi rằng đạo không chết cứng, mà đang uyển chuyển như khí như nước vậy. Thiên hạ rối rắm, cần lấy sự khoan dung để uốn nắn; thiên hạ phóng túng, thì phải lưu tâm từ những chuyện nhỏ nhặt nhất. Bởi vậy mới nói rằng "nhất trương nhất trì, văn vũ chi đạo" 5 chính là bài học đầu tiên mà Chu sư phó đã dạy cho các Hoàng a-ca chúng ta.
Đang nói, thì thấy Du Hồng Đồ hốt hoảng tiến vào, vừa hành lễ ở thiên tỉnh, vừa nói:
- Bẩm Tứ da, nô tài đang nói chuyện ở chỗ Trương Hưng Nhân, thì Hình Kiến Nghiệp lại gọi nô tài, nô tài tới chậm một chút, xin Tứ da thứ tội.
Hoằng Lịch cười nói:
- Không muộn đâu, bây giờ ngày dài lắm, còn hai canh giờ nữa mới tối, ta muốn tới đê Hoàng Hà, chúng ta đi ngừa xem đê, vừa trò chuyện nhé.
Miệng nói, chân liền bước ra khỏi phòng. Lưu Thống Huân vừa nói được một câu: "Tứ da...", Hoằng Lịch đã cười bảo:
- Không việc gì phải tránh cả, ngươi cũng đi luôn.
Anh em họ Hình đứng chờ tại hành lang phía tây một chốc, rồi tới hậu viện dắt ngựa, đeo binh khí, cùng cưỡi ngựa thong dong đi.
- Tứ da, - Du Hồng Đồ lên ngựa, nói với vẻ ưu tư: - Theo nô tài, thì trường thi Khai Phong nhất định sẽ có chuyện.
Lưu Thống Huân đi đằng sau, kinh ngạc tới mức run bắn cả người, lại nghe Hoằng Lịch tiếp:
- Điều này ta cũng tính tới. Ngươi có nghe Trương Thực Mai nói gì không?
Du Hồng Đồ nhìn trước nhìn sau, đáp:
- Tôi và Trương Hưng Nhân đã bàn rồi, bãi thi, là chuyện chưa từng xảy ra từ khi nhà Đại Thanh khai quốc tới giờ, cũng là việc hiếm thấy trong các triều trước, xin Thực Mai huynh lưu ý. Ông ấy nói, đã niêm yết danh sách rồi, tất cả những kẻ quấy nhiễu trường thi vô cớ đều bị truy cứu nghiêm ngặt, pháp luật không dung tha. Cổng trường thi mở rộng, mà mọi người không tới thi, thì còn gì là phép tắc nữa? - Xem ra, Trương Thực Mai đã quyết ý rồi.
Hoằng Lịch nhìn đám người lèo tèo trong ngõ nhỏ, hồi lâu mới nói:
- Trương Hưng Nhân không biết đến đại thể. Ông ta quên rằng bản thân mình là Học chính, là quan lớn triều đình chủ quản Hà Nam học chính giáo hóa!
Du Hồng Đồ nói:
- Theo ông ta, thì Hoành Thần tướng công đã gửi thư cho ông ấy rồi. Ông ấy còn nói, thúc da của tôi cũng như chim nhỏ sợ cành cong mà thôi. Trương Đình Lộ là cấp trên, phạm tội hối lộ, so tôi với ông ta chẳng đáng thành chuyện cười sao? Có người nói, tôi phải dựa vào thế của Trương Đình Ngọc mới ngang hàng với Điền Văn Kính, nhưng thực ra thì chỉ cần nhìn vào lý lịch của tôi, thì nếu không có sự yêu mến của Trương Đình Ngọc, lẽ nào tôi lại chỉ làm Học chính một tỉnh thôi sao? Người ta bảo tôi là nhờ bóng người khác, nhưng tôi lại cảm thấy mình như một cái cây vì bị che nhiều quá, mà thành ra bị cớm nắng, không cao lên được!
Lưu Thông Huân vội hỏi:
- Trương Hưng Nhân lại là người có họ với Trương Đình Ngọc à?
Hoằng Lịch gật đầu, thở dài:
- Là chú cháu hàng ngũ phục 6. Trương Đình Ngọc là danh tướng một đời, nên họ hàng vừa được hưởng vinh quang, vừa chịu thiệt vì ông ta. - Ngừng lại một lúc, chàng lại tiếp - Bên nha môn Niết ti nói sao, đã tra ra kẻ cầm đầu việc các tú tài bãi thi chưa?
- Tôi đã đi gặp Kha Anh. - Du Hồng Đồ chau mặt, - bọn quan lại Hà Nam đều là đồ rắn mặt. Hắn bảo, sĩ tử bãi thi là việc của nha Học chính, có nghĩaếu có bắt được tội phạm, thì cũng đưa về cho Trương Hưng Nhân thẩm lí. Đây là điều vừa thành luật vừa thành lệ. Nha môn Niết ti không quan tâm tới.
Lưu Thống Huân lại thở dài, tiếp:
- Phong khí ở đây và Giang Nam khác nhau một trời một vực. Tôi cảm thấy một khi đã đi tới Hà Nam, thì ai cũng nói tới việc đút lót, trong đầu ai cũng có từ "đút lót". Đất Trung Châu là nơi có văn minh sớm nhất, sao lại nảy ra cái tệ nạn này, đúng là kì quái thật.
Du Hồng Đồ cười, nói:
- Điều ấy cũng không có gì là lạ, Hà Nam gần Bắc Kinh như vậy, ngựa đưa thư tới rồi về chỉ mất hai ngày. Ở Bắc Kinh ném một hòn đá, thì Hà Nam có thể nghe thấy tiếng. Giấy cửa sổ bên kia rách, thì bên này gió thổi vào được. Đó là điều không giống với Giang Nam.
Hoằng Lịch không nói gì, nhưng trong lòng cũng nghe như vậy: - Lý Vệ ở bên đó quyền hành nhất thống, điều cần quan tâm tới là thành tích chính trị, tuy nhiên cũng có nhiễu nhương về nhân sự, nhưng không khí quan trường vẫn còn ngay ngắn. Điền Văn Kính có ý cách tân chính trị, lại xử sự cứng nhắc, thiếu tình người. Nếu cứ một mực như vậy thì sẽ bị cô lập. Đang nghĩ xem làm thế nào gặp Điền Văn Kính để tâm tình, thì Du Hồng Đồ giơ roi chỉ về phía trước nói:
- Kia là Thiết Tháp, đi qua con đê cao cao kia là Huyền Hà rồi!
Hoằng Lịch thoáng ngây người, ngửng đầu lên, lúc ấy mới phát hiện ra rằng đã tới ngoại vi thành từ lúc nào rồi.
Lúc này trời đã về chiều, con đê dường như cao bằng đỉnh ngọn Thiết Tháp, trông giống như một bức tường thành không có tường trổ, đen sì, áp sát bờ sông, chạy dài suốt từ tây sang đông. Tiếng chảy lặng lẽ của dòng sông dường như mang theo cả hơi nước mênh mang màu tía từ bên kia đê lại, cùng với ngọn gió như đang cuốn theo thủy tinh quét sạch bãi cát mênh mông phía trong đê. Trên cát, những ruộng lạc ngút ngàn cùng những luống dưa xanh nõn xen giữa ruộng lúa mạch chín vàng suộm, dường như cũng không chịu nổi những đợt gió kinh người, cứ rạp theo đợt quét của những cơn gió rít. Ở nơi xa phía tây, ánh tà dương đang vét những ánh sáng cuối cùng còn sót lại của mình. Những tia nắng chiều như đang giãy giụa, không chịu rơi xuống, chới với chìm dần xuống núi Mang Sơn. Hoằng Lịch theo bậc thang hình chữ chi, leo lên đê, bỗng có tâm trạng không giống như lúc đang ở trong đê. Tất cả những gì Điền Văn Kính nói đều không hề khoe khoang chút nào. Từ đỉnh con đê tới máng sông, bên trong toàn dùng đá khối lớn ốp chặt, xám ngắt một màu. Hoằng Lịch lấy tay khều vào trong mấy chỗ hõm của bức tường đá, nhưng không một tảng đá nào lung lay, nhìn kỹ thì thấy toàn được trát bằng vôi. Lúc này, lũ Thái Hoa vẫn chưa hết hẳn, trên nửa thân đê vẫn còn ngấn nước. Phóng mắt nhìn sang bờ đê rộng chưa đầy một dặm bên bờ bên kia, dòng nước xiết đục ngầu xoáy tròn, cuốn theo những đám cỏ, rong rêu về phía đông. những con sóng cao bằng người dường như không ngừng không nghỉ, từ đáy sông cuồn cuộn bốc lên, bắn những bọt nước cao tới hai ba trượng lên trên đê, rồi lại trôi theo dòng nước, tiếng sóng chìm lấp trong âm thanh đáng sợ của dòng sông, chẳng khác nào như một tiếng thở dài bị chặn nghẹn lại.
- Thật là hùng tráng! - Vạt áo của Hoằng Lịch bị gió trên đê cuốn lên cao. ánh mắt chàng lộ vẻ kinh ngạc và phấn khích, chàng quay đầu lại, nói với hai người đang theo mình:
- Các ông trông kìa, con đê này đã tốn biết bao công ức, tiêu biết bao nhiêu tiền của? Điền Văn Kính dù không làm gì ở Hà Nam, thì con đê này đã đủ để coi là công đức vô lượng của ông ta rồi. Văn Kính có một nghìn lỗi lầm chăng nữa, thì chỉ riêng con đê này đã khiến ông ta trở thành một tổng đốc gương mẫu!
- Tứ da nói phải lắm. - Du Hồng Đồ hùa theo - Thời Thánh tổ da trị hà cũng không thể xây được một con đê lớn thế này. Nô tài cũng nghĩ như vậy. Bách tính không chịu nối lao dịch, có bỏ sang vùng khác rồi cũng vẫn có thể trở lại. Tú tài bãi thi, thì vẫn có thể đợi tới khoa sau. Điều đó có đáng gì? Những người đang công kích Điền Văn Kính hãy tới đây mà xem!
Lưu Thống Huân không nói gì, trầm ngâm nhìn về phía xa, mãi tới lúc Hoằng Lịch gọi xuống đê mới giật mình quay lại. Ngẫu nhiên, ông quay mặt về phía đông, thấy một người chắp tay sau lưng, lẻ loi một mình trên đỉnh đê, vội nói:
- Tứ da, người kia trông giống Điền Chế Đài quá!
Tùy tòng cùng quay lại, nhìn chăm chú. Người ấy đi gần lại, thì đúng là Điền Văn Kính thật. Ông vừa đi vừa ngắm cảnh sông, không để ý tới Hoằng Lịch và mọi người. Mãi tới khi chỉ cách có hai trượng, Hoằng Lịch mới cao giọng gọi từ sườn đê:
- Điền Ức Quang, đang nói chuyện với ai mà lầm bầm thế?
- Ôi! Tứ da đấy ạ? - Điền Văn Kính bấy giờ mới nhận ra, ngây người, rảo bước xuống sườn đê. Không tiện quỳ trên bậc thang, chỉ cúi mình hành lễ nói: - Trong lòng đang buồn bực, đi dạo trên đê một lúc là thấy thoải mái hẳn ra.
Hoằng Lịch nhìn ông ta. Điền Văn Kính hơi xanh, tóc thì bị gió sông thổi rối tung lên, khóe miệng đầy những vết sẹo như dao cứa, lại cứng đờ như đá. Bấy giờ đã tới rất gần, chàng mới để ý rằng tay vị tổng đốc này đầy vết sẹo, thô ráp, trông như vỏ của một cây tùng già. Hoằng Lịch không khỏi thắt lòng, nói: - Buồn ư, ta cũng đang ở Khai Phong đây... Đang nói, bỗng nhiên nhớ tới mình đã từng hạ lệnh đuổi, liền không nói nữa, bước từng bước một xuống chân đê.
- Tứ da vừa hỏi nô tài đấy ạ? - Sắc mặt Điền Văn Kính vẫn như không, ông chậm rãi bước trên bờ ruộng mạch theo Hoằng Lịch, từ tốn nói:
- Nô tài chỉ nói riêng với hoàng thượng thôi. Có một số người, một số việc mà cho dù chết tôi cũng không hiểu nổi. Có người ngồi một chỗ mà bàn tới Huyền Hà, không làm một chút gì, cứ ngồi trên mây trên gió.Có người lại liều chết, một lòng muốn vì triều đình, vì bách tính làm một chút gì đó, lại bị chửi mắng phỉ nhổ. Có người làm việc gì cũng thuận lợi như thuyền gặp gió, căng buồm thẳng tiến, gặt hái thành quả không phí một chút tâm sức nào, có người lại gặp khó khăn khắp nơi, luôn bị trở ngại, tốn bao công sức mà vẫn không được yên ổn... Nô tài... rất hận mình không có năng lực...
Đây là chủ đề quan trọng đến tức thở. Hoằng Lịch cúi đầu ngẫm nghĩ, mãi sau mới hỏi:
- Có chuyện gì ư?
Điền Văn Kính thấy một lão nông đang gặt lúa mạch phía trước, nên cứ há mồm ra rồi không nói gì. Hoằng Lịch cũng không hỏi thêm nữa, chậm rãi bước tới, hỏi khẽ ông cụ:
- Cụ ơi sao cụ gặt sớm thế
- Thửa này phải gặt sớm, địa thế cao, đã chín cả rồi! - Lão nông đang mải miết cúi đầu gặt, không ngờ lại có người nói chuyện với mình, nên giật mình, đứng thẳng dậy, thấy mấy người lạ này không có vẻ gì là người xấu, mới không có vẻ cảnh giác nữa, giắt bó lúa vào dây lưng, nói:
- Tôi sợ lũ lắm, hàng năm, khi lúa sắp chín là phải gặt luôn rồi, chín bao nhiêu là gặt luôn bấy nhiêu.
Hoằng Lịch thấy những chỗ ông cụ đã gặt lam nham như mảng đầu người hói, những chỗ chưa chín đều được chừa lại, không nén nổi cười:
- Cụ biết cần kiệm chắt bóp quá. Thế các con cụ đâu cả rồi? Sao lại để thân già một mình thế này?
- Chúng nó bảo rằng năm nay nước sẽ không lên đâu, đợi hai hôm nữa cũng không sao, nên không tới đây. Ôi dào, cái bọn nhãi ấy thì...
- Theo cụ thì năm nay có vỡ đê không?
- Không đâu. - ông cụ liếc con đê một cái, rồi không ngẩng đầu lên, tiếp - Có một năm nhà tôi tính rằng hôm sau bắt đầu gặt, thì đêm ấy mưa to, sông tràn. Từ đó, cứ chín khoảnh nào là tôi gặt khoảnh đó. Tôi sợ lũ quá rồi.
Hoằng Lịch muốn an ủi Điền Văn Kính, bèn nói:
- Cụ cần cám ơn con đê lớn này đi, nếu không có nó chặn nước, thì năm nay ruộng mạch của cụ cũng hỏng
Lão nông đáp:
- Tôi phải cám ơn ông trời đã không lấy mất mạng người nào trong lúc đắp đê!
Hoằng Lịch thấy khó xử, lại hỏi:
- Một mẫu được bao nhiêu tiểu mạch hả cụ?
- Cũng được một thạch rưỡi.
- Thế đã coi là được mùa chưa?
- Được mùa thì phải được hai thạch. - Lão nông quạt mấy cái vào bộ ngực phanh khuy của mình bằng chiếc mũ cỏ, nói tiếp - Năm nay chỉ có thể coi là trung bình, đất cát, thì phải bón thêm phân cơ. Phân xanh, phân bắc, phân gio, càng nhiều càng tốt. Đừng nghĩ là đất bạc, cứ như vậy là sẽ có nhiều lương thực thôi. Nhưng tiếc là chúng tôi không có tiền, không mua được phân!
Đến lúc này, Điền Văn Kính không nhịn nổi nữa, nói:
- Phía đông thành Khai Phong có nơi chuyên làm phân đấy, một văn tiền một gánh, rẻ đấy chứ. Một mẫu mua độc mấy chục thạch mà bón. Ở đây lại không bị nước lũ, cũng chẳng hạn, đúng là đất bội thu còn gì!
Lão nông cười một cách đau khổ, nói:
- Điền Chế Đài thì không cần bàn tới rồi. Ông ấy biết rõ về việc làm phân bón, nhưng không xem xem bãi phân xa đây bao nhiêu, vừa đi vừa về là 40 lí một trăm líăm cân là một điếu 7, giá phân vượt quá giá lúa, lấy đâu ra tiền. Công vận chuyển thì cũng là tiền cả!
Hoằng Lịch cười thầm trong bụng, thấy Điền Văn Kính ngây ra, liền bảo:
- Trời tối rồi, thành sắp đóng cửa. Chúng ta về thôi.
Điền Văn Kính đành theo họ tới dịch đạo bên Thiết Tháp. Hình Kiến Nghiệp thấy ông không cưỡi ngựa, vội chạy tới đưa ngựa của mình cho Điền Văn Kính cưỡi. Điền Văn Kính vừa lên ngựa, vừa tự trào:
- Mình đúng là ngốc thật, cứ tưởng rằng hết lòng hết sức thì người ta khắc biết tới. Mình ngốc quá.
Ông ho mạnh hai tiếng, lấy khăn tay hứng, thấy có màu, run bắn tay lên, nhưng rồi lại làm ra vẻ không có chuyện gì, nhét khăn vào trong ống tay, vừa đi chầm chậm, vừa nói:
- Tứ da, quả thực là tôi mệt mỏi quá rồi, tâm lý cũng không được tốt lắm, phải đi thôi. Lý Phất từ Hồ Quảng đến Bắc Kinh, đi suốt dọc Hà Nam, mới xem xét qua quýt đã tỏ vẻ không vừa lòng với tôi, nếu vậy thì cũng còn có lý do, nhưng A Sơn Bố La, Kha Anh, Trương Hưng Nhân ngày nào cũng ở trong cùng một thành với tôi mà không biết tôi là người trung hay kẻ gian, là người liêm khiết hay kẻ tham lam hay sao? Tối qua ba người đó cùng đứng tên đàn hặc tôi "cậy thế khoe công, làm quan hà khắc", nơi có trách nhiệm sao ra một bản đưa tôi. Vẫn chưa hết đâu, Vạn tuế da còn chuyển tới một phong thư nặc danh nói rằng tôi "chà đạp lên đạo thánh nhân, coi khinh kẻ sĩ". Hoàng thượng bảo tôi viết một tờ tấu lại về việc đó cho rõ ràng. Tôi nghĩ suốt một đêm màược chữ nào. Có lẽ tôi sai thật rồi! Nhưng tôi không biết là mình đã sai chỗ nào.
Tôi làm quan gần hai chục năm dưới triều Khang Hy, khi Thánh tổ da băng hà, chẳng qua tôi cũng chỉ là một Bộ tào lục phẩm. Ung Chính da lên ngôi, tôi phụng mệnh tuyên chỉ Thiểm Tây, trên đường qua Sơn Tây, đàn hặc "Thiên hạ đệ nhất phủ thần" Nặc Mẫn, được tỏ rõ chí hướng trước thánh chúa, trong vòng ba năm đã được thăng chức từ phủ doãn Khai Phong lên tuần phủ, lại được hoàng thượng cho dựng tổng đốc nha môn ở Hà Nam, rồi cử tôi làm tổng đốc, trở thành một đại thần có vị trí cực cao. Hãy tạm không nói tới những đạo lý trung hiếu tiết nghĩa lớn lao, Điền Văn Kính này được mang ơn như thế, không biết liều mình báo đáp, thì liệu còn có thể được coi là một con người không? Thế mà giờ đây tôi lại trở thành một gian thần như Vương An Thạch rồi! - Điền Văn Kính hết sức kìm nén cơn phẫn uất trong lòng, tay nắm chặt dây cương đến trắng bệch ra, - Đã không được coi như bậc sĩ đại phu, lại cũng không được bằng thứ dân. Người Hà Nam chúng tôi thắt chặt dải váy ba năm, con đê này đắp xong, muôn sự đều có thể xử lý một cách yên ổn được rồi. Nếu nay đê đã đắp xong, bọn bỏ đi bảo rằng bị tôi ép đi; dân chúng nói tôi đốc công và quyên tiền như loài hổ lang; quan trường lại bảo tôi cậy thế khoe công. Tôi hận lắm! Hận mình không có năng lực, không thể khiến người ta hiểu lòng mình, cũng hận bọn dân quê thiển cận! Tứ da! Có lẽ ông không biết đâu, tôi đã bị bệnh gan từ lâu, giờ hơn sáu mươi tuổi, cũng như ngọn đèn trước gió rồi, tự biết không còn ở trên đời này lâu nữa. Duy chỉ lưu lại tấm lòng trung trên đất Trung Châu này, chẳng còn tính toán thiệt hơn gì cả. Trời cho tôi mượn tuổi, trong vòng ba năm, nếu Hà Nam không thể có đủ lương cho dân, thì xin Tứ da cứ dùng Thượng Phương kiếm lấy đầu tôi đi!
Những lời dồn nén trong lòng từ bao lâu đã được Điền Văn Kính nói ra cả, những giọt nước mắt lăn xuống nh những hạt ngọc. Du Hồng Đồ và Lưu Thống Huân nghe những lời nói từ gan ruột ấy, trong lòng rất đau xót, cũng không ngăn nổi, trào nước mắt.
- Đó chính là "tri nhân dã nan, vi nhân tri dã vưu nan" 8 Hoằng Lịch trầm ngâm hồi lâu trong tiếng vó ngựa, sắc mặt đã có vẻ tươi lên chút ít, cười khẽ một tiếng, rồi nói - Người trong nước dù đều nói rằng đáng giết, nhưng ta chỉ tiếc cái tài của ngươi. Đừng có sầu não như bà già thế. Ta đã ở đây rồi, thì tất nhiên là sẽ chống đỡ cho ngươi đến cùng. Ngươi là tổng đốc mẫu mực của hoàng thượng, thì bụng dạ phải thoáng hơn và cũng cần phải độ lượng thêm chút nữa! Vừa nãy nhìn con đê, ta cũng rất cảm động. Ngươi huy động sức của cả một tỉnh để làm một việc lớn như vậy, thế mà vẫn không để lỡ các việc chính sự khác, quả là không thể nói gì được nữa rồi. Ta sẽ thượng tấu lên Hoàng a-ma rằng nếu kẻ nào còn nói lăng nhăng gì về Điền Văn Kính, thì nhất định phải bắt hắn tới đê Hoàng Hà này mà xem!
Hoằng Lịch đang hết sức an ủi Điền Văn Kính, thì nghe tiếng vó ngựa dồn dập từ phía xa, rồi một đoàn đèn lồng lúc lắc tiến dần tới. Gần hơn chút nữa, mọi người mới nhìn ra là đèn của nha môn tổng đốc. Điền Văn Kính vừa nhìn thấy có cả Sư Phục, Tiền Độ và Tất Trấn Viễn, liền gọi:
- Có phản loạn hay sao mà mọi người hoảng hốt thế? Tứ da đang ở đây này, đừng làm kinh động!
- Tứ da! Chế Đài! - Tiền Độ đầu đẫm mồ hôi, dắt ngựa tiến tới gần, nói trong tiếng thở gấp - Bọn tú tài bãi thi rồi! Hơn năm trăm người đang vây kín thư viện, xin gặp tổng đốc, xin gặp Trương Học Đài. Bọn thần tìm khắp trong thành mà không ấy Đốc soái, tới dịch quán của vương gia, thì thấy bảo là vương gia đã đi xem sông rồi, mới chạy tới đây!
Điền Văn Kính hừ một tiếng:
- Ngày nào cũng sợ bãi thi, ngày nào cũng nói đến chuyện bãi thi, đúng là vẫn không tránh nổi họa. Bọn tú tài này đúng là không muốn sống nữa rồi!
Thế rồi không kịp hỏi rõ đầu đuôi, quay đầu nói với Hoằng Lịch:
- Để nô tài đi xử lý việc này, xin Tứ da cứ về dịch quán đợi tin của nô tài!
Đoạn, giật cương, thúc hai chân. Con ngựa hí lên một tiếng, rồi phi vút đi.
- Tứ da! - Lưu Thống Huân thấy Hoằng Lịch vẫn ghìm cương ngựa, chần chừ không đi, liền nói:
- Điền Văn Kính đi là đúng rồi. Ngài là vương gia, lại kiêm khâm sai đại thần, không nên gặp bọn tú tài đó. Để xem tỉnh lí của ông ta xử lý thế nào, ngài hãy tránh sang một bên để cho họ làm.
Hoằng Lịch gật đầu nói:
- Diên Thanh nói đúng lắm. Nhưng nếu không có ai ở đấy thì cũng không hay. Du Hồng Đồ thử đi xem sao. Chỉ nhìn và nghe thôi, đừng nói gì cả. Đi đi! - Nói rồi quay ngựa thẳng về dịch quán, cùng Lưu Thống Huân chơi cờ, nhưng vẫn không yên lòng, chẳng thể chú tâm vào bàn cờ được.
Du Hồng Đồ phóng ngựa tới thư viện, thấy đầu phố Văn Miếu đã giới nghiêm, ọc các cửa hàng trên phố có tới năm sáu chục ngọn đèn lồng, dịch nhân gác bên ngoài phủ Khai Phong một tay cầm xích sắt, một tay cầm đuốc, đứng im phăng phắc như tượng. Dưới ánh đuốc như ban ngày là đám sĩ dân và thương nhân có tới hơn ngàn người, đang vươn cổ, ngây người, ngóng vào phố Văn Miếu. Người thì trầm ngâm không nói gì, kẻ thì bàn tán xôn xao, lại có người hưng phấn hét toáng lên, nhưng chẳng ai thống nhất ý kiến với ai cả:
- Điền chế đài cũng tới rồi, xem bọn chó ngày nó cắn này!
- Tú tài làm phản, ba năm không thành. Ôi...
- Đây đều là cái họa không đáng có trong chính sự. Thái học sinh thời Đông Hán đại náo Lạc Dương chẳng phải cũng là do chính trị tối tăm đó sao?
- Anh đừng có vớ vẩn! Bọn này toàn là bọn ăn lắm rồi rửng mỡ, cứ đem chém đầu hết là yên ngay ấy mà!
- Mô Phật, tội lỗi quá. Toàn là thanh niên cả. Chỉ tiếc cho mạng sống của chúng thôi!.
Du Hồng Đồ buộc ngựa ở đầu phố, chen mãi mới vào tới cổng Văn Miếu, thì lại bị hai lính gác chặn lại, bảo:
- Ông mù à? Còn định chen đi đâu nữa? Trong đó không có tú tài đâu, đã giải ra ngoài hết rồi! Ông có muốn theo bọn ô hợp đó tới chợ Tây không thì bảo?
Du Hồng Đồ không tiện nói trước mặt mọi người về chức vụ của mình, trình bày một hồi, lính gác vẫn trơ ra như gỗ như đá, quyết không cho đi. Du Hồng Đồ nổi giận, tát cho tên lính gác một cái, mạnh đến nỗi hắn loạng choấy bước liền:
- Ngươi đi bẩm với Trương Hưng Nhân là Du Hồng Đồ tới rồi, hỏi ông ta xem có cho ta vào không?!
- Đây không quan tâm làm chó gì tới Du Hồng Đồ và Du Hồng Điếc nào cả, chỉ biết vâng lệnh ngăn không cho ai vào hết!
Tên lính không khỏi nổi giận.
- Ta lại cho ngươi soi gương bằng nước đái bây giờ. Định tìm Trương học đài của bọn ta à? Bắt lão già này lại!
Mấy tên lính lập tức vây lại, túm chặt lấy Du Hồng Đồ, giải vào trong phố. Trông thấy Tiền Độ đang dẫn mấy thư lại vội vàng đi qua, ông liền gọi to: - "Tiền Độ, Tiền Độ!"
Tiền Độ giật mình, thấy là Du Hồng Đồ, vội quát mấy tên lính thả ra, rồi nói với ông:
- Làm đại nhân kinh sợ rồi, nhưng bây giờ không phải là lúc tạ lỗi. Tôi còn phải ra đằng trước gặp Môn lãnh 9. Để tôi bảo chúng nó dẫn ông tới gặp Chế Đài.
Nói rồi lại vội vã đi. Du Hồng Đồ như có lửa đốt trong lòng, mãi sau mới bình tĩnh trở lại, theo bọn nha dịch tới thư viện nằm ở phía bắc Văn Miếu. Vừa mới cổng thư viện, đã ngây ra vì quang cảnh ở đó.
Tú tài bãi khảo tổng cộng là hơn năm trăm người, đều ngồi sau bức tường ngoài đại môn sảnh, quanh bức tường cao ngoài thư việ hơn trăm ngọn đèn gió, lại còn có khoảng vài nghìn ngọn đèn lồng các mầu treo trong nha môn đang tỏa sáng trước cống học phủ cao nhất Hà Nam. Các tú tài đều mặc áo xanh, tạo thành một mảng xanh nhức dưới ánh đèn. Bọn họ đều đang ngồi ngay ngắn, áo xếp phẳng phiu, lặng phắc không một tiếng ho. Hai con sư tử đá cao hơn một trượng đều khoác một miếng vải trắng, phía trên là những đại tự bằng châu sa, đỏ như máu:
Văn nhân sao lại quét đất
Năng lực của quan nhỏ bị coi khinh
Bọn gian nịnh muôn đời làm cho nền chính trị xấu đi
Quan lớn quan nhỏ sao không kiêng sợ?
Kẻ lao tâm cai trị người
Kẻ lao lực bị người cai trị
Đó là di huấn muôn đời của thánh bậc hiền
Lẽ trên sáng dưới ngu đâu dễ thay đổi?
Ngồi yên ở bên ngoài sân thư viện còn có hơn chục sư gia và thư lại của nha môn vừa giở sách vừa liếc về phía đám người như đang đối chiếu cái gì đó. Dưới ánh đèn trước tường là ba đội quân quần áo đen sì, đều là quân sĩ, nhưng không ai mang binh khí. Vì vậy, không khí ở đây chỉ hơi căng thẳng, chứ không đến nỗi sát khí đằng đằng như ở đầu phố Văn Mi
- Du da, xin hãy ra phía này rồi vào nghi môn. - Thư biện dẫn đường thấy ông định bước lên bậc thềm, vội đưa tay về hướng đông, nói:
- Các ông chế đài, niết đài, học đài đều đang tới công đường nghị sự rồi ạ!
Du Hồng Đồ gật đầu, theo người ấy tiến vào thư viện, quả nhiên thấy Điền Văn Kính, Kha Anh và Trương Hưng Nhân đều đang ở trong công đường. Ở đây chỉ thắp hai cây nến nhỏ, tối hơn rất nhiều so với bên ngoài. Dưới bóng nến lung linh, sắc mặt ba viên quan tỉnh đài biến đổi liên tục. Trương Hưng Nhân ngồi, Kha Anh đứng, Điền Văn Kính cứ chầm chậm đi đi lại lại, cái bóng lêu đêu như bóng ma của ông chốc chốc lại lướt qua ô cửa pha lê trước gian phòng. Thấy Du Hồng Đồ tiến vào, Trương Hưng Nhân cúi mình, nói:
- Tứ da phái người tới rồi, xin Du đại nhân chủ trì cho.
Du Hồng Đồ vội truyền lại chỉ của Hoằng Lịch, cười nói:
- Tôi là Từ Cái vào trại Tào, nên không nói gì cả, các ông cần làm gì thì cứ làm theo chương trình của các ông đi.
- Bọn tú tài hoàn toàn không làm phản, cũng không phỉ báng triều đình. - Vầng trán nhẵn bóng của Kha Anh sáng bóng lên trong ánh đuốc như một cái đàn tế, hừ một tiếng, ông nói tiếp, - Bọn chúng cứ ngồi lì ở đây, xin các đại nhân ra nói chuyện. Không phạm phép vua, ông bảo tôi nên làm thế nào? Nên xử chém đứa nào đây?
Du Hồng Đồ không nói, ngồi xuống bên cạnh, nghe Điền Văn Kính nói:
- Khánh lệnh triều đình, tụ họp chống lại việc thi cử lại còn không phạm pháp à?! Tất cả những đứa tới đây đều là loại cứng đầu cứng cổ, theo tôi thì phải bắt hết. Sau khi tra xét rõ ràng rồi, thì thằng cầm đầu cần trị tội, đứa nào bị lôi kéo phạm tội thì cắt bỏ công danh, còn lại thì ghi làm danh sách, cho dự thi. Cứ thế mà làm!
Nghe vậy, lòng thương xót Điền Văn Kính lúc ở trên đê của Du Hồng Đồ tới nay lại mất sạch: Bọn học sinh chẳng cũng qua chỉ là đám ngờ nghệch chưa hiểu rõ việc chính sự, thật thà ngồi ở bên ngoài xin gặp đại nhân. Ông có tôn quý đến đâu, thì cũng không thoát khỏi cái lẽ nhân tình. Đi ra khuyên giải chúng một lát, tuyên rõ ân chỉ của hoàng thượng. Biến việc lớn thành việc nhỏ chẳng cũng là công đức sao? Nói ra câu nào là có ý bất thiện câu đó rồi, vơ đũa cả nắm như vậy mà trị dân sao được? Đang suy nghĩ, thì Trương Hưng Nhân sồng sộc chạy vào:
- Sợ là không thể xử lý vội vã như thế được. Nhiều tú tài đều đã đèn sách khổ luyện hàng chục năm trời, hoặc cũng là hàng anh tuấn sắp ra giúp nước, công danh sự nghiệp không ở trong tay chúng ta được. Nếu ghi thành án, thì có lẽ sẽ hại cả một đời của bọn họ. Văn khí Hà Nam từ xưa vốn rất bình thường, tôi chỉ mong sao đất này có được một trạng nguyên. Việc này chỉ có thể xử lý một cách thiện chí được thôi, nếu cư xử tàn bạo, thì tôi xin nói ngay là tôi không thông đâu!
- Điền Văn Kính! - Kha Anh bất ngờ hét đầy đủ cả tên lẫn họ ông lên, - Tú tài bất mãn vì chính sách hà khắc của ông nên mới tụ tập cầu xin đó thôi. Sao ông lại không thể bỏ lòng tự cao mà đi gặp họ, hòa khí chẳng phải là tốt hơn sao
Kha Anh là con thứ của Tư Lan Bố. Cha ông là thân binh trong lúc theo Khang Hi Tây chinh và đã vì hứng tên cho Khang Hi trong lúc Khoa Bố Đa yểm hộ Khang Hi phá vây mà tử trận. Khang Hi thoát đại nạn, lập tức xây đền thờ Tư Lan Bố tại thành Lương Châu, phong làm thành hoàng, cho các con cháu của Tư Lan Bố vào Nhương Hoàng Kì, thế tập vị bá tước. Vừa là quân chính thức trong đội Tử kì, lại không có gì phải lo sợ, nên Kha Anh rất coi thường Điền Văn Kính. Chính ông là người đầu tiên vạch tội Điền Văn Kính ở Hà Nam. Lúc ấy, Kha Anh giận đến nỗi nổi cả gân xanh lên, nhổ một bãi nước bọt, rồi mắng tiếp:
- Trời sinh ra Chu Hưng và Lai Tuấn Thuần 10. Tôi không thể sống cùng ông được.
Trương Hưng Nhân đứng bên cạnh, vội nói:
- Lão Kha, có điều gì thì cứ bình tĩnh nói với ông ấy, đừng to tiếng!
- To tiếng à? - Kha Anh phồng mang trợn mắt, - Tính tôi nó thế, tôi còn muốn cho ông ấy một trận nữa cơ!
Điền Văn Kính trợn mắt nhìn hai người, ánh mắt sáng lên rồi lại tắt lịm. Hai mi mắt ông khép lại như hai bức tường che lấy con ngươi. Hồi lâu, ông cười, bảo:
- Tôi đã đọc hết những tờ đàn hặc tôi rồi, trừ hai câu thô tục vô lối ra, thì chẳng có gì là mới mẻ cả. Ý chỉ của hoàng thượng đã bố cáo từ lâu. Học sinh là môn sinh của thiên tử. Bọn chúng tự có trách nhiệm phải tuyên giảng rộng rãi ý chỉ. Chúng đã làm vậy lại còn vẫn định chiếu theo danh sách mà dạy dỗ chúng nó sao? Đây là lần bãi thi đầu tiên từ khi khai quốc đến nay. Nếu không thể nghiêm khắc trấn áp, thì về sau sẽ có nhiều kẻ bắt chước làm bậy theo. Trong chúng ta, ai sẽ là người có thể gánh nổi bốn chữ "thủy tác dũng giả" 11 đây? Còn họ nói ta là tàn khốc, thì các ông vẫn có thể viết lại.
- Ông chính là viên quan tàn khốc, rồi cũng sẽ có ngày xin ông vào vò thôi! - Kha Anh lớn tiếng nói, - Nhân dân Hà Nam không biết dựa vào đâu để sống, cũng chính là vì sự "mẫu mực" của ông đấy!
- Mẫu mực là từ hoàng đế nói ra, chứ không phải là do tôi tự phong đâu. Lời của ông chỉ có thể dùng trong đơn tố cáo thôi!
- Ông nghĩ là tôi không dám à?
- Dĩ nhiên là ông dám rồi, chẳng phải là ông có một ông bố tốt đó sao?
Kha Anh giận run người, định vớ lấy chiếc ghế để ném, nhưng bị Trương Hưng Nhân giữ chặt lấy, cứ thở hồng hộc. Điền Văn Kính cười nhạt, bảo:
- Tôi biết là Lý Phất cũng đàn hặc với tôi, thế là các ông có bốn người. Tôi chờ hoàng thượng xử lý, rồi cũng viết một điều trần. Dù sao thì đến giờ tôi vẫn là tổng đốc, gánh nặng quân chính, dân chính, tài chính, văn chính của Hà Nam vẫn trên vai tôi đây. Các ông sợ làm kẻ ác, thì tôi làm Vương An Thạch, Thiếu Chính Mão. Tôi không sợ gì cả. Ti học chính đã không chịu ra mặt bắt người, thì nha môn tổng đốc tôi sẽ đứng ra xử lý cái án này.
- Chế đài! - Trương Hưng Nhân đứng phắt dậy, dưới ánh nến, mặt ông ta trắng bệch như sáp. - Tôi sẽ làhẳng qua là chỉ cần trung hòa một chút thôi. Tôi đi tuyên rõ mệnh lệnh của Chế Đài, nếu họ tản đi, thì coi như xong. Sau đấy sẽ tra dần ra tên cầm đầu, rồi xin chỉ dụ của thánh thượng để xử lý. May mà ngày mai mới thi, hôm nay xin mọi người cứ ngồi yên ở đây, đừng nhắc tới hai chữ "bãi thi" nữa, được không? Chúng tôi đàn hặc ông là việc quang minh chính đại, có gì thì cứ nói ra. Quân tử chịu đức của người, nói ra những lời từ trong gan ruột thì không có ác ý. Nếu kiến nghị này của tôi không được ông nghe theo thì tôi cũng đành tuân mệnh thôi.
Lúc ấy, Điền Văn Kính cũng đã hoàn toàn bình tĩnh. Bãi thi là một vụ án lớn chấn động thiên hạ, những vùng cũng "mẫu mực" như Hà Nam là Giang Nam của Lý Vệ, Vân Quý của Ngạc Nhĩ Thái đều không xảy ra loạn, chỉ có ta là cứng nhắc nhất, chỉ có Hà Nam có chuyện bãi thi, quả là mất mặt quá. Suy nghĩ hồi lâu, Điền Văn Kính thở dài mạnh một hơi, nói:
- Thôi được! Cứ làm theo lời ông. Còn mấy kẻ cầm đầu thì một là Tần Phượng Ngô, một là Trương Hi, tôi đã tra xét rõ rồi. Ông đừng có dùng cái nhân đức của đàn bà để lọt lưới chúng nó đấy. Còn lại thì chỉ cần đến thi đúng hạn là tôi sẽ tha cho, còn những kẻ bị ép làm bậy thì không hỏi đến nữa.
Nói xong, rút một mảnh giấy từ trong ống tay áo ra, đưa cho Trương Hưng Nhân, lại quay lại nói với Kha Anh:
- Việc ở đây xin giao cho học đài, ông cũng không cần quan tâm nữa.
- Về đến dịch quán, xin Du đại nhân thỉnh an Tứ da hộ bỉ chức. Mọi việc ở đây đều sẽ do Trương đại nhân lo liệu. - Kha Anh hừ một tiếng, chắp tay vái Du Hồng Đồ, rồi không thèm nhìn Điền Văn Kính, đi thẳng
Điền Văn Kính cũng hừ một tiếng, chờ Kha Anh đi xa hẳn, mới một mình ra nghi môn, hằm hằm quét mắt một lượt khắp đám tú tài, rồi dắt ngựa, ra một roi mạnh vào mông nó, phóng đi.
--------------------------------
Tên gọi của loại tiền đồng thông hành trong thời Minh Thanh do triều đình đúc. |
Cái đạo của người học rộng là ở chỗ thân với dân chúng, ở chỗ đề cao cái chí thiện. |
Tức Lão Tử, một triết gia Trung Quốc thời cổ đại. |
Không làm mà chẳng có điều gì là không làm được. Câu này khuyên người làm vua chớ có can thiệp vào quy luật tự nhiên, cứ để mặc cho sự vật phát triển như nó vốn có, thì đời sống tự khắc sẽ tốt đẹp, không có tranh giành. |
Khi căng khi chùng, là đạo văn. |
Ngũ phục: Chế độ để tang giành cho những người thân thích. |
Đơn vị tiền thời xưa. |
Biết người đã khó, được người hiểu lòng mình còn khó hơn. |
Quan võ hàm Tứ phẩm, tương đương với Thành Phòng Tư Lệnh. |
Võ Tắc Thiên lệnh cho Lai Tuấn Thần thẩm vấn Chu Hưng, nhưng Chu Hưng không biết điều ấy. Lai Tuấn Thần hỏi Chu Hưng: "Phạm nhân không chịu nhận tội thì làm thế nào?": Chu Hưng đáp: "Thì đem một cái vò lớn ra, xung quanh chất than đỏ, nhét phạm nhân vào đó. chuyện gì mà chẳng phải nhận?". Lai Tuấn Thần gọi người đem tới một cái vò lớn, bốn bề chất lửa, nói với Chu Hưng: "Phụng mệnh thẩm vấn lão huynh, xin lão huynh vào vò cho!". Chu Hưng sợ quá, vội rập đầu nhận tội. |
Có nghĩa là người đầu tiên làm tượng gỗ tùy táng. Câu này có trích từ một đoạn trong Mạnh Tử. Lương Huệ vương thượng: nói về chuyện Khổng Tử phản đối việc dùng người gỗ chôn theo người chết. Ông nói rằng, người đ tiên làm người gỗ tuẫn táng sẽ không có con nối dõi. Sau, người ta dùng mấy chữ này để chỉ những người khởi nên việc xấu. |