au khi Doãn Nhưng mất được ba ngày, Doãn Kế Thiện và Du Hồng Đồ cùng trở về Bắc Kinh. Doãn Kế Thiện về Kinh tường trình công việc, Du Hồng Đồ về Kinh theo chiếu chỉ vua. Phủ Doãn và Du gia tuy đều ở Bắc Kinh nhưng Du Hồng Đồ là thân phận quan khâm sai đại thần, chưa gặp hoàng đế thì chưa được về thăm nhà, còn Doãn Kế Thiện không có chỗ ở trong phủ nên không mấy vui lòng khi trở về nhà. Thế là hai người hẹn gặp nhau ở trạm Lộ Hà, Doãn Kế Thiện tránh được bó buộc ở Phủ Doãn, Du Hồng Đồ cũng có thêm một người bạn. Họ nói rất nhiều chuyện nhưng ăn tối xong thì Doãn Kế Thiện cứ khăng khăng đòi về nhà. Du Hồng Đồ biết phủ Doãn rất nghiêm ngặt, có lẽ vị danh thần đại sứ phong cương này rất sợ thân phụ Doãn Thái. Du Hồng Đồ chỉ trao đổi vài câu rồi để Doãn Kế Thiện lên xe về nhà.
Một mình Du Hồng Đồ chiếm sáu phòng trống trải, không người trò chuyện. Người của bộ Lễ lại tiếp đón phái viên của triều đình theo thông lệ, không được ra khỏi cửa. Ông bèn lấy bút nghiên, ngồi dưới cửa sổ vẽ phỏng theo thiếp mời.
Đang giết thời giờ, bỗng thấy rèm cửa động đậy, ông quay lại thì nhìn thấy người bạn thân là Thượng Đức Tường ở trong phủ Nội các, bèn bỏ bút xuống cười nói:
- Đức Tường à? Sao chỉ có một mình ngài đến đây? Già Mã, già Kim đâu cả rồi. Biết tôi đến đây, thế nào họ cũng đến thăm.
Đức Tường cười, chắp tay vái chào:
- Du đại nhân! Bỉ chức có lời chúc sức khỏe đại nhân.
Du vội ngăn lại cười nói:
- Ngài với tôi đã làm một trận náo loạn ở đây. Năm đó, hai chúng ta đến già Kiềm uống rượu, trên đường về bị mưa, sợ ướt giày nên phải bỏ giày chạy mấy chục dặm về nghỉ ở nhà ngài. Ngài còn nhớ không?
Thượng Đức Tường ngồi xuống ghế gỗ, nhận trà từ tay người dịch thừa, cười nhẹ mà nói:
- Hát ca ở đâu, việc quan quan cứ làm nhưng không thể phá vỡ tình thân được. Nay các già không tới được Phế thái tử mất rồi, phủ Nội các bày đặt chuyện cúng tế, hoàng thượng ngự giá đến dự, các ông lớn đều đi cả. Trong phủ bận tối ngày, tôi vừa thảo xong một bài văn tế, sai người giúp việc đi mua hương và nến lễ nên mới dư chút thời giờ đến bái kiến đại nhân.
Du Hồng Đồ rất cảm động. Mới một năm qua đi mà có nhiều đổi thay. Hết phụng chỉ ra đi rồi lại phụng chỉ về Kinh, gặp gỡ nhau thì còn gì vui bằng. Nghĩ vậy, Du Hồng Đồ cười nói:
- Bạn bè vẫn là bạn bè. Danh phận có thay đổi chăng là ở trong mắt người ngoài thôi. Trước mặt các ngài thì run như cầy sấy, sau lưng không chửi tôi mới thấy lạ.
- Ai dám chửi ngài. - Thượng Đức Tường nhổ bã chè vào bát, than thở: - Khác quá rồi! Đại nhân không biết ngài được hâm mộ là chết chúng tôi rồi. Các vương gia làm loạn, già Mã cũng dính vào đó. Sau đó gặp bọn tôi ông ta tự búng vào tai mình nói: "Mẹ cha nó, sao ta lại mê muội như thế. Hãy mở to mắt ra mà nhìn. Ta cần phải nói trước một bước với người họ Du vài câu, có lẽ cũng được tuyển làm quan phủ, quan huyện cũng nên". Tôi nói, đó là do người với người không thống nhất. Bọn Bát gia thích sinh chuyện. ông hiểu được mấy vị vương gia ở liên đông không? Du Hồng Đồ là người giỏi có thể giúp được vua. ông không có tâm cũng không có gan, nếu có theo hầu bọn ta cũng chỉ để uống trà, xem Dinh báo ở phủ Nội các hoặc nghe các quan viên chào hỏi nhau mà thôi.
Du Hồng Đồ nói:
- Lúc đó tôi không nghĩ như vậy. Họ làm loạn không ra thể thống gì, tôi làm sao chịu nổi.
- Cho nên tôi nói đại nhân là người hiền đức mà.
Thượng Đức Tường nhấp nha nhấp nhổm nói:
- Du đại nhân, lần này tôi muốn cậy nhờ ngài một việc, không biết có được không?
Du Hồng Đồ kinh ngạc mở to mắt nhìn Thượng Đức Tường nói:
- Tôi là quan ngự sử, có thể giúp gì cho ngài?
- Đại nhân không rõ tin tức rồi. Ngài sẽ được thử sức ở Phan Đài, Tứ Xuyên. Vé đã đặt rồi đấy thôi! Những người ở kinh thành đều biết cả rồi.
- Thật không!
- Thật đấy!
Thượng Đức Tường kéo dài giọng, nói một cách chắc chắn:
- Bảo Thân vương tiến cử ngài. Ông ta nói Nhạc đại tướng quân ở Tứ Xuyên ĩnh mấy chục vạn quân. Tứ Xuyên là nơi có quân đội mạnh nhất cho nên cần người tài giỏi ở Phan Đài. Không phải là tiến cử ngài đến đó sao?
Không biết từ lúc nào, ông ta đã chuyển cách xưng hô từ "Du đại nhân" sang "quan lớn", lại hạ giọng nói tiếp:
- Nhạc đại quân cần xuất binh ngay. Người thử tính mà xem. Đánh một trận, ngài nhất định được thăng tuần phủ, có khi còn được thăng tổng đốc nữa không biết chừng? Đánh trận! Đó là rừng vàng biển bạc. Phen này ngài không những thăng quan mà còn hốt bạc nữa.
Ông ta mở to mắt như thấy phía trước là một ngọn núi vàng. Du Hồng Đồ cười nhẹ nói:
- Ngài biết rằng tôi không phải là kẻ thích tiền.
- Thì đúng thế! Đúng thế! Những người trong phủ Nội các còn ai hiểu ngài rõ bằng tôi. Ông lớn không thiếu tiền. - Thượng Đức Tường lập tức chuyển giọng - Càng không thích tiền thăng quan càng nhanh. Tôi dám nói ngài sẽ tiến nhanh hơn Lý chế đài, Điền chế đài và Ngạc trung đường. Vì sao vậy? Vì ngài được lòng vua, tận tâm, tận trung, không ham tiền bạc, lại trẻ hơn họ, thân thể khỏe mạnh vững chãi. Ngài hãy để ý họ mà xem. Người nào cũng ẻo lả, suốt ngày đau ốm như cây sậy trước gió, làm sao mà bằng ngài được.
Trong phủ Nội các, mối quan hệ giữa Du Hồng Đồ với Thượng Đức Tường kỳ thực cũng vừa phải thôi. Nay nếu như vượt qua được Long môn, suốt ngày làm việc với đám vương công danh thần cao quý Lý Vệ, Doãn Kế Thiện hoặc Hoằng Lịch thì không phải phân biệt đẳng cấp cao thấp nữa.
Như lời nói của Thượng Đức Tường không hoàn toàn vô lý. Ba vị đại thần ấy của vua Ung Chính đều có trọng bệnh cả. Bản thân Du sẽ lại có cơ hội bộc lộ tài năng. Du Hồng Đồ cười nói:
- Đừng nói những lời như vậy, ông lớn. Ai nghe cũng phải sởn gai ốc. Ông còn có việc gì nhờ tôi nữa.
Thượng Đức Tường nói:
- Ngài còn nhớ ông anh rể của tôi không? Ngày 8 tháng Chạp năm ngoái, lầu Gia Hưng đón một vị khách là Đổng Quảng Hưng. Năm trước đến Bắc Kinh muốn nhờ Tam da để được chọn đi Tứ Xuyên. Lần này về Kinh gặp nhau, nói là để bù lại. Ông ta chờ ngài mấy ngày không thấy tới nên đã đi trước rồi.
Đến đây, Du Hồng Đồ đã biết được ý tứ của Thượng Đức Tường, nhớ lại lần uống rượu ở lầu Gia Hưng, thấy không có ác cảm với Đổng Quảng Hưng. Đang định nói thì Thượng Đức Tường lại nói:
- Lần này ông ta tiến Kinh, chúng ta sẽ mời ông ta. Giữa cuộc họp, mọi người sẽ ủng hộ ngài, nói ngài là nhân vật số một trong số tám mươi hai nhân vật ở phủ Nội các. Đó cũng là người làm vẻ vang cho chúng ta. Quảng Hưng nói: "Tiếc rằng tôi không có con mắt tinh tường để nhận biết người anh hùng". Tôi cũng sai rồi. Đó là do tôi đã trông vào hướng Quách Tú Trương Đình Ngọc. Ngài thấy mọi người nói được không?
Du Hồng Đồ nói:
- Điều đó quá tốt rồi! Du này không dám đâu.
Thượng Đức Tường nói tiếp luồng suy nghĩ của mình:
- Chúng tôi dẫn Quảng Hưng đi thăm phu nhân của ngài đấy. Quảng Hưng thấy gia cảnh bần hàn thì rơi nước mắt nói: "Chúng ta là những viên quan ở ngoài nhưng phòng ở còn tốt hơn đây rất nhiều". Lại nói: "Nước xong thì nhà cũng xong". Nói gì nữa tôi cũng không nhớ nữa. Rồi ông ta mua một ngôi nhà nhỏ ở phố Bàn Cờ mời phu nhân ngài đến ở.
Du Hồng Đồ trợn mắt nói:
- Các ngài hồ đồ rồi! Sao lại làm việc này cho tôi làm gì. Không được!
Thượng Đức Tường nói:
- Quan lớn đừng hiểu lầm chúng tôi. Ngài không biết câu đối ngài viết, Đổng Quảng Hưng cho là đáng giá nghìn vàng, nói rằng chữ thế thì chỉ do bậc quân tử hay đấng trượng phu mới viết được. Nhiều người mượn thế của ngài làm bậy, sao ngài lại phải sống thanh bần như vậy.
Du Hồng Đồ đang muốn nói lại nhưng bên ngoài truyền:
- Mời yên lặng! - Rồi dịch thừa truyền hô: - Quan lớn Bảo thân vương tới.
Thượng Đức Tường vội nói:
- Sau bữa cơm sáng mai, phu nhân của ngài và chúng tôi sẽ gặp ngài ngoài cửa Song Án, Sướng Xuân viên.
Nói xong thì lẩn đi. Ông ta đã gặp Hoằng Lịch ở cửa Nhị Môn nhưng lúc này không dám gặp mặt bèn lẩn đi đường khác, chờ Hoằng Lịch và những người đi thẹo đi qua rồi mới đi tiếp. Du Hồng Đồ đã dập đầu chờ sẵn và vô cùng kinh ngạc vì có cả hoàng đế Ung Chính đứng sau Hoằng Lịch từ lúc nào.
Du Hồng Đồ càng kinh ngạc vì thấy vua mặc quần áo thường dân, vội lạy chào nói:
- Chúa thượng! Mời vương tử và vương gia vào trong phòng!
Ung Chính gật đầu không nói, cùng Hoằng Lịch bước vào trong phòng. Du Hồng Đồ lúc đó mới bước vào phòng. Dịch thừa đã nhận ra Ung Chính, liền cắt mấy miếng dưa hấu lạnh, chọn một cái bàn thật đẹp bày dưa bưng lên, cũng không dám cất tiếng nói mà nhẹ nhàng bước ra. Du Hồng Đồ lúc này mới nói:
- Lão da vạn tuế, sao ngài lại phải tự thân đến đây? Chúng thần thật không biết làm gì. Hôm nay vừa mưa xong, trời không nóng lắm, phải chăng vạn tuế có điều gì phiền muộn?
Hoằng Lịch cầm miếng dưa đưa cho Ung Chính nói:
- Ta đi dự đám tang Doãn Nhưng Nhị bá bá, trở về thuận ghé thăm các khanh. Doãn Kế Thiện đâu?
Du Hồng Đồ kể lại tình hình Doãn Kế Thiện, rồi nói:
- Ông ta đã trở về nhà. Chắc không trở lại dịch trạm.
Ung Chính như có điều gì không yên, chau mày lại, điềm đạm nói:
- Khanh hãy ngồi xuống. Trẫm từ trong thành ra, vừa từ biệt linh cữu Nhị ca, trong lòng như có lửa đốt. Nghe nói Kế Thiện và kề Kinh, còn có Tôn Gia Kiềm dẫn lão mẫu trở về, tối nay cũng về tới nên trẫm qua xem thế nào. Xem ra các khanh không có gì để nói.
Du Hồng Đồ vội nói:
- Nô tài chiều nay mới tới, chưa thấy Tôn Gia Kiềm đến.
Hoằng Lịch nói:
- Ngựa xe đi rồi, người đã đến Phong Đài, tiệc đã dọn xong. Nhạc Chung Kỳ một lát nữa sẽ tới.
Ung Chính gật đầu, nói với Du Hồng Đồ:
- Khanh đi Giang Nam lần này, công việc không đến nỗi tồi. Cửa sông Thanh Hà bị vỡ, khanh có công tôn cao mấy trăm dặm đê, có thể ngăn lũ lụt hàng trăm năm sau. Nếu tu sửa đê ở nơi đó không tốt lũ sẽ tiến dần đến Hoài Bắc. Công của khanh không dễ gì mà có được. Lại còn đắp đê Văn Sơn giữ cho Giang Tây, Triết Giang, Phúc Kiến không bị lũ lụt, mở mang hàng triệu mẫu đất. Khanh hãy giúp Doãn Kế Thiện xây dựng nghị thương ở Giang Nam, mỗi làng một tòa, lại thay mặt các làng soạn "Hương ước nghị thương". Các châu huyện đều đã xem "Mô phạm nghị thương" của khanh ở Vô Tích.
Ung Chính nói hết công lao của Du Hồng Đồ. Thiên hạ có mười tám tỉnh, công việc nhiều không kể xiết. Ung Chính nhớ được như thế thì quả thật kỳ tài. Đang nghĩ vậy thì Du Hồng Đồ lại nghe thấy Ung Chính nói:
- Khanh là người cương trực, thẳng thắn. Trẫm đã xem tài liệu ngự sử. Nay thấy khanh là người có tài năng, trẫm định đưa khanh đi làm bố chính Tứ XuyNhạc Chung Kỳ đóng quân ở đó. Khanh một mặt lo quân lương, còn phải quản dân chính nữa. Bảo thân vương ủng hộ khanh. Khanh không thể phụ ông ta. Rõ chưa?
Du Hồng Đồ ngồi nhấp nhổm trên ghế, cúi khom người nói:
- Nô tài rõ rồi. Đó là long ân của chúa thượng, là sự ưu ái của Bảo thân vương. Thành công của nô tài ở Triết Giang cũng là vâng mệnh chúa thượng và có sự hợp tác của Lý Vệ, Doãn Kế Thiện. Nô tài tài mọn sức yếu, làm sao có thể gánh vác hết được. Nô tài muốn can gián chúa thượng mấy câu: Chúa thượng long thể không an, vừa mới khỏi bệnh, đừng nên quá lao lực. Nếu biết thần ở đây, chúa thượng nên cho người gọi vào cung.
Vẻ mặt Ung Chính có vẻ ưu tư nói:
- Trẫm lo lắng. Vừa mới tàn hương trước linh cữu Nhị ca, trẫm nghĩ rất nhiều. ông ấy nếu không thất đức sao lại sa đến bước ấy. Thái tử thì như thế, hoàng đế cũng không ngoại trừ. Hoằng Thời nói: Doãn Nhưng thấy thái tử rung chuông xa giá đã hoàn toàn không nói gì, chỉ dùng đầu nâng gối lên. Trẫm lúc này trong lòng như có dao cắt.
Nói đến đó thì rơi nước mắt.
Hoằng Lịch vốn đã biết đến "tấn trò" của Hoằng Thời, Doãn Chỉ, Doãn Lộc. Họ ca hát ngay cả trong lúc người khác buồn hay người thân thích mất đi. Vừa định an ủi Ung Chính thì thấy tiếng ríu rít ngoài sân, có mấy người tiều phu mang hành lý đến để ở hiên Tây Sương. Một giọng nam cất lên:
- Nhạc lão phu nhân ở dãy nhà phía bắc, hai người hầu ở gian bên ngoài. Ta ở gian phòng nhỏ phía nam. Lão bà có việc gì sẽ gọi
Chỉ nghe thấy tiếng người dịch thừa và hai a hoàn dạ rối rít.
Giọng lão phu nhân:
- Tôn đại nhân, ngài ở gian phía bắc, để cho bạn bè gặp ngài sẽ thuận lợi hơn. Ta vừa ngồi xe đi đường, ăn no uống đủ rồi. Nghỉ ở đâu chả được.
Trong nhà yên tĩnh một hồi. Hoằng Lịch ra cửa nhìn trời, khom người nói:
- Hoàng a-ma, nhà Tôn Gia Kiềm đã tới.
Ung Chính nhìn qua cửa sổ, quả nhiên thấy Tôn Gia Kiềm đang đứng dưới ngọn đèn hiên, hướng dẫn chuyển hành lý, nhà vua liền đi xuống bậc dưới hiên chậm rãi nói:
- Tôn công đã tới rồi.
- Ồ!
Tôn Gia Kiềm giật mình, kinh ngạc nhìn Ung Chính. Ung Chính không chờ ông ta nói, đã cười:
- Đây là lão mẫu của Đông Mỹ chăng? Toàn gia đình ta sẽ ở lầu trên, Hồng Đồ nghỉ ở lầu dưới.
Ung Chính tiến lên mấy bước lạy thân mẫu Nhạc Chung Kỳ. Du Hồng Đồ nhìn thấy một lão bà uy nghi ngồi ở giữa phòng. Tôn Gia Kiềm vào phòng, cúi lạy nhà vua. Lão bà cất tiếng hỏi:
- Đây là chúa thượng
Lão bà như muốn đứng dậy nhưng bàn tay mềm lại tựa vào ghế, một lúc mới đứng dậy được, liền quỳ phục xuống, dập đầu không nói lời nào, nước mắt tuôn như mưa. Nghẹn ngào, bà lão nói:
- Chúa thượng vạn tuế, đừng trách bà lão nhé.
Ung Chính mỉm cười, dùng hai tay nâng bà lão dậy mời ngồi vào ghế. Lão bà bối rối, chỉ ngồi một nửa thân mình trên ghế. Lúc này Ung Chính mới ngồi và cất tiếng nói:
- Chúc toàn gia lão phu nhân may mắn, hạnh phúc. Năm nay lão phu nhân bao nhiêu tuổi?
- Bảy ba rồi! Nhờ phúc chúa thượng, lão bà còn khỏe mạnh.
- Đi đường xa, lão bà có mệt lắm không?
- Không mệt. Trên đường đi có Tôn đại nhân giúp đỡ mọi việc. Chung Kỳ còn không được như thế. Các quan địa phương đều tiếp đón thịnh soạn, lão bà chịu không nổi.
Ung Chính còn muốn hỏi chuyện nữa nhưng thấy Nhạc Chung Kỳ và Doãn Kế Thiện bước vào. Cả hai đều ngẩn ngơ dưới đèn.
Ung Chính không nhịn được cười nói:
- Đông Mỹ, Tôn Gia Kiềm thay ngươi tận hiếu với mẹ, chăm sóc lão bà trên đường rất cẩn thận. Ngươi nên cảm tạ Gia Kiềm đi.
- Vạn tuế!
Nhạc Chung Kỳ và Doãn Kế Thiện nhất tề quỳ xuống. Hai người đang định thi lễ thì Ung Chính ra hiệu dừng lại:
- Cả hai đứng dậy đi. Trẫm đến thăm các ngươi, thăm lão bà chứ không có việc quân sự gì cấp bách. thấy lão bà khỏe mạnh, trẫm rất vui lòng. Chỉ có Tôn Gia Kiềm là gầy đi chút ít, vì phải về Kinh gấp nên không cần vội đến Đô sát viện làm gì, trước hết nên nghỉ ít ngày đã. Các ngươi khỏe mạnh hơn Doãn Tường nên trẫm rất vui lòng. Những người ruột thịt của trẫm đều không được khỏe. Nhưng thôi đó là việc nhỏ. Doãn Nhưng nhị ca đã mất được bảy ngày, lại sắp đến ngày minh thọ 1 lão thái hậu, trẫm định diễn trò vui cho các khanh xem.
Mấy người đều tạ ân vua, Nhạc Chung Kỳ định đứng dậy nhưng lão bà nói như đinh đóng cột:
- Con trai! Quỳ xuống nghe ta nói vài câu. Con hỏi ta khỏe hay không cũng là vô dụng. Ta dựa vào phúc của nhà vua, sẽ khỏe mạnh mãi thôi.
- Thưa vâng!
- Ta mười bảy tuổi vào cửa Nhạc gia, là năm vua Khang Hy mười hai tuổi. Nhìn lại đã năm mươi sáu năm qua rồi!
Mắt bà lão trở nên xa xăm:
- Cha con lúc đó là thiên tổng của Vĩnh Thái doanh. Tướng của Vĩnh Thái doanh là Hứa Trung Thần. Cha con nhận được một phong thư làm phản của Ngô Tam Trụ, phong cha con làm phó tướng. Nhưng cha con là một trang hảo hán, chỉ với mấy binh sĩ mà xếp đ̒ được tên giặc già đó! Cả đời ta không thể quên chuyện đó. Vì không ai ngờ cha con lại giết quan trên trực tiếp của mình. Ta cũng không ngờ đến. Hứa Trung Thần có nhiều thân binh, toàn doanh trại cha con lập tức bị bao vây, bốn phía có tiếng hô: "Giết tên giặc Nhạc". Trong phòng, lửa cháy sáng rực. Cha con nói với ta: "Việc của chồng đối với đàn bà giống như việc quân của nam giới. Hứa Trung Thần sẽ không tha ta. Ta muốn giết hắn vì hắn mắc tội làm phản. Giờ ta cần phá vây để tìm cách cứu phu nhân thôi!". Nhưng ta đã dùng dây rèm treo người tự vẫn. Không hiểu trời xui đất khiến thế nào mà ba lần treo người lên là ba lần dây da trâu chắc chắn là thế đều bị đứt. Ta nhắm mắt cầu nguyện. Cha con nói: "Phu nhân của ta không chết được. Đó là đại phúc vậy! Phu nhân hãy đi đi, có khi còn có con đường sống". Thế là ta cùng mười bảy người nhà chạy trốn. Họ cứ gặp người của bọn làm phản là giết. Ta thì dẫn đường. Trời sáng, cả bọn gặp viện binh của Ngoãn Nhĩ Cách, mới biết là đã đến Đông Quan.
Nhạc mẫu nói đến đó thì thở dài một tiếng. Mọi người đều như chìm vào cái đêm mùa thu đáng sợ cách đây năm mươi nhăm năm ấy. Không ai dám lên tiếng. Nhạc mẫu nói tiếp:
- Từ trận đó, triều đình dù có xuất binh hay không, cha con đều không ra trận. - Trong mắt Nhạc mẫu như có ánh lửa - ông ấy làm quan có lúc thăng lúc giáng, thăng đến đề đốc thì cáo quan về nhà. Đó là chương pháp của triều đình, ta không dám hỏi. Mấy lần ông bị bãi chức đều do bọn thái giám xúc xiểm. Nay con làm quan to hơn cha, công lao cũng lớn hơn cha. - Nhạc mẫu hiền từ nhìn con: - Ta chỉ cần con nói, chúng ta nhận hoàng ân từ hai đời vua. Cha con và Thánh tổ đã không làm mất oai phong của tổ tông, con và Ung Chính cũng đừng làm mất mặt ta. Thế nào là "phu tử tòng tử"? Con là trung thần, ta tất là mẹ trung thần. Con là gian thần, ta tất là mẹ gian thần. Con hãy để ý hai đời vua đối xử với hai đời gia đình chúng ta thế nào? Cha con là người Cam Túc, nhưng làm quan ở Tứ Xuyên, Thánh tổ sợ lão mẫu cô độc đã đón lão mẫu đến Tứ. Nay con được phong là "đại tướng quân", hoàng đế sợ Tứ Xuyên là nơi nóng bức lại đón ta về Bắc Kinh. Nay ta có ăn, có mặc, có tiền, có con, có cháu, cũng không hẳn do lòng hiếu thuận của con. Cái gì mọi người nhà ta cũng đều được hưởng. Con đánh trận thay hoàng thượng, ta chỉ thấy vui chứ không lo lắng gì.
Nhạc Chung Kỳ vừa nghe lão mẫu nói vừa khóc:
- Những lời dạy bảo trời bể của mẫu thân con xin ghi lòng tạc dạ. Còn một phần xương thịt con cũng lấy hiếu làm trung, báo ơn hoàng thượng. Chỉ cần lão mẫu an tâm là được.
Rồi chỉ nghe thấy tiếng khóc dấm dứt. Ung Chính xúc động, mắt ngấn nước, nhưng vẫn hạ giọng nói:
- Đông Mỹ! Đứng dậy! Trẫm vừa rà soát lại gia phả nhà ngươi. Ngươi là một chi của Nhạc Phi. Nhạc Phi là người mà tổ phụ ta định đưa lên làm Võ thánh nhân. Lúc đó ông chống Kim nhưng đã làm vừa ý tổ tiên cho nên mới được trọng dụng. Thánh tổ và trẫm đã nhiều lần nói với nhau: Nhạc Phi là người đại trung đại nghĩa từ trước đến nay. Lúc mới phong ngươi làm Uy Viễn tướng quân, có người nói ngươi là đời sau của Nhạc Phi thì có điều bất lợi cho triều đình. Ta bảo người đó không hiểu sử cũng không biết sự, không biết lý trời cũng không hiểu nhân tình. Nhạc Phi có thể phò Tống, chống Kim nhưng Nhạc Chung Kỳ lại dốc tâm phò tá nhà Thanh. Trẫm nói thế để ngươi đừng có nghĩ gì.
Nhạc Chung Kỳ khóc mà rằng:
- Chúa thượng đối xử tốt với thần như thế, thần chỉ còn biết hết lòng báo đáp.
- Không đến như thế. Chỉ cần ngươi còn nguyên vẹn trở về Kinh là được. Ngươi bây giờ chỉ có một đường, hãy nghe bàn việc quân sự mà nhất thiết không nên nghe những lời đàm tiếu. Học Thi Lang, không học Niên Canh Nghiêu. Thi Lang là bộ tướng của Trịnh Thành Công. Ông ta diệt Đài Loan thu phục Trịnh gia. Niên Canh Nghiêu nếu có được hiền mẫu như ngươi, trẫm cũng không để ông ta chết dễ dàng như vậy.
Nói xong những lời đó, vua Ung Chính cảm thấy dễ chịu, ngài đi bách bộ vài bước, rồi đến trước án thư, trầm ngâm một lát rồi viết:
Quân đi như nước lũ. Vạn dặm lương thảo đã cạn khô. Đánh trận xông lên có đội ngũ. Lúc lâm trận dũng mãnh vung gươm. Lưỡi gươm rút ra sáng loáng, cờ bay phấp phới trong gió mát. Nghe thấy lời ca vui vẳng lại đến Vân Đài.
Vua ngẩng mặt một lúc nghĩ ngợi, cười mỉm rồi lại viết tiếp:
Vạn dặm muôn trùng vào hang ổ, ba thu biển lạnh vượt thiên binh. Lương thảo mang theo sao quý giá. Quét sạch hung tàn lấp biển xanh.
Viết xong, Ung Chính cười nói:
- Trẫm thiếu tài, bận việc triều chính, thi tứ sớm thưa thớt. Ta cố viết hai bài tặng Nhạc Chung Kỳ.
Lúc này, Nhạc Chung Kỳ mới biết hai bài thơ đó Ung Chính tặng cho mình, bèn vội quỳ xuống làm lễ, xúc động đến nỗi run bắn người, không biết nói gì.
Vua rút đồng hồ trong túi ra xem, nói:
- Đượ. Đêm nay ngươi và lão mẫu ngủ ở đây để có thể chuyện trò cho hết. Trẫm và mọi người đến phòng Bắc Tây Sương. Chúng ta cũng cần nói chuyện. Lát nữa trẫm đi, mọi người không phải đưa tiễn. Lão nhân cao tuổi rồi, cần đi nghỉ sớm một chút. Lần này Đông Mỹ về Kinh lấy việc quân sự làm chính cho nên trẫm sẽ thân chinh đưa tiễn. Ngày mai Hoàng Lịch sẽ rót rượu chúc mừng.
Thế là tất cả đến Tây Sương. Mọi người không cần thi lễ, Ung Chính ngồi chính diện lò sưởi, mọi người ngồi vây quanh. Vua tự tay cắt dưa hấu mời mọi người, tự mình cầm một miếng ăn ngon lành rồi nói:
- Các khanh tự nhiên nhé! Trẫm vừa mệt vừa buồn chuyện Nhị ca cho nên không thấy thoải mái. Gặp các khanh ở đây, trẫm thấy vui hơn. Kế Thiện, vì sao ngươi không ăn dưa? Về thăm nhà, ngươi thấy Doãn Thái và mẫu thân vẫn khỏe chứ?
Doãn Kế Thiện đang ngồi đờ đẫn trước miếng dưa hấu, không nghe thấy lời vua hỏi, Hoằng Lịch phải đẩy vào vai, ông ta mới như bừng tỉnh dậy, hốt hoảng nói:
- A! A! Mọi việc của nô tài đều ổn cả.
Ai cũng bật cười. Hoằng Lịch phải thuật lại lời của Ung Chính cho Doãn Kế Thiện nghe, lúc ấy ông ta mới nói:
- Xin chúa thượng tha tội, nô tài còn bận nghĩ đến mẫu thân của Nhạc Chung Kỳ nên không để ý.
Ông ta quỳ gối, dập đầu lắp bắp:
- Thần về phủ... về phủ...
Rồi không biết nói sao nữa. Hoằng Lịch vội đỡ lời:
- Doãn Thái không cho ông ta vào phủ.
Ung Chính giật mình hỏi:
- Vì sao? Con đi xa nghìn dặm trở về, lại không cho vào nhà. Việc đó có đúng đạo lý hay không?
- Không! Không! Vạn tuế...
Doãn Kế Thiện dập đầu hoảng loạn không biết nói thế nào. Một lúc sau ngập ngừng nói:
- Phu thân nô tài chỉ nói, nô tài hiện là đại sứ phong cương, chức vị cao, trước vì nước sau mới vì nhà. Chỉ được phép về phủ sau khi đã tường trình công việc cho chúa thượng biết đã.
Ung Chính hiểu ra, lời lẽ cương quyết của Doãn Thái không phải do khách khí. Hoằng Lịch là người quá thân thuộc với phủ Doãn, thở dài nói:
- Ta rõ rồi! Hóa ra ta làm việc không cặn kẽ, dâng lễ vật cho mẫu thân Kế Thiện để cho người nhà biết, cho nên mới ra nông nỗi này.
Doãn Kế Thiện lắp bắp:
- Vương gia! Vương gia đừng nói thế... Thực ra là do Kế Thiện bất hiếu.
Ung Chính quăng miếng vỏ dưa lên bàn, nét mặt thoắt trầm ng
- Không được nói dối! Ngươi đứng dậy đi! Việc nhà không lo xong thì cũng không lo được việc đại sự. Sinh nhật của Doãn Thái tổ chức vào lúc nào?
- Là ngày mai ạ. Nô tài mang lễ vật về mừng thọ. Dịch quán đưa đi nhưng chưa thấy trở về.
Nói rồi mắt ông ta đỏ hoe. Ung Chính đã thấy cái khó xử của Doãn Kế Thiện. Ông ta không thể nói xấu phụ thân, không tìm ra lý do biện bạch thay phụ thân mà chỉ dám dựa vào thân mẫu của Nhạc Chung Kỳ. Một người tài cán như thế, một vị quan to dường ấy mà cũng phải chịu sự giày vò của gia pháp. Ung Chính thở dài, nói:
- Cái khó xử của ngươi trẫm đã biết. Sao không nói ra. Hoằng Lịch!
- Có nhi thần!
Nét mặt Ung Chính không mảy may biểu lộ chút tình cảm nào.
- Ngươi hãy đưa Doãn Kế Thiện đến phủ Doãn Thái, xem ông ta có gặp mặt con trai không?
Doãn Kế Thiện kinh ngạc:
- Chúa thượng vạn tuế, ngài... việc này không tiện.
Ung Chính tiếp lời:
- Vì sao không tiện? Trẫm không tin mẫu thân ngươi là sư tử Hà Đông. Các ngươi đi đi, quay về trẫm còn có ân chỉ. Tôn Gia Kiềm, Du Hồng Đồ ở lại đây. Chúng ta đã nói nhiều chuyện, trẫm thấy rất vui. Lúc này cũng chỉ muốn nóphiếm. Ngày mai trong vườn có nhiều người, trở về không được Các ngươi sang chào Nhạc Chung Kỳ rồi đi nhé!
Doãn Kế Thiện muốn nói nhưng nhìn nét mặt Ung Chính lại không dám nói gì. Đi được một lát, lại nghe tiếng xe trạm chạy qua rồi mất hút. Nhạc Chung Kỳ đã buông rèm từ lúc nào.
Doãn Kế Thiện và Hoằng Lịch ngồi chung một xe, dọc đường Kế Thiện cau mày suy nghĩ. Hoằng Lịch cười:
- Này! Cái vẻ anh hùng quả đoán của ngươi đâu rồi? Có ta cùng đi, lão công không thể đánh ngươi bằng roi ngựa đâu! Yên tâm đi!
Doãn Kế Thiện lắc đầu cười:
- Ngài có thể ở lại phủ không? Ngài không hiểu được rằng roi ngựa không thể gãy được và kẻ bị tội thật khó mà chịu đựng nổi. Chúa thượng hà tất phải làm thế này. Thần còn một số việc muốn bẩm với chúa thượng nhưng đã bị đuổi về.
Hoằng Lịch cười nói:
- Việc gì?
Doãn Kế Thiện thở dài một tiếng.
- Có nhiều tin nhảm ở bên ngoài.
Hoằng Lịch chớp mắt không nói gì nhìn Doãn Kế Thiện. Doãn Kế Thiện thở dài nói:
- Lần này chỉ có thể nói một chút thôi! Đều là những lời ong tiếng ve. Có người nói hoàng thượng được lên ngôi không chính đáng, là cướp ngôi của Thập tứ da...
Hoằng Lịch mỉm cười:
- Việc đó ta đã nghe rồi. Tướng quân Long Khoa Đa có nói câu có trong di chiếu: "Truyền ngôi cho con thứ mười bốn" thành "Truyền ngôi cho con thứ tư". Đúng không?
Doãn Kế Thiện nói:
- Không chỉ dừng ở đó. Còn nói hoàng thượng giết người để bịt đầu mối, ngăn cấm Long Khoa Đa. Họ nói hoàng thượng bất nhân, tàn ác, anh em nhà A Kỳ Na, Tái Tư Hắc cũng phải bỏ đi. Hoàng thái hậu không phải chết bệnh mà do hoàng thượng cãi nhau với hoàng thái hậu, bà tức quá treo cổ tự vẫn. Còn nói, Xúc Trụ mà vong thì hoàng thượng không thể xây mộ ở Tuân Hóa. Sợ là...
- Sợ gì?
- Sợ sau khi chết không dám nhìn mặt tổ tông, Thánh tổ.
Hoằng Lịch ngả người về phía trước, ông như đờ đẫn trong chốc lát. Phía trước, đèn nến sáng trưng. Đã đến phủ Doãn Thái. Tâm trạng Hoằng Lịch đang rối bời, không có cách nào đè nén được nỗi niềm. Tận cho đến lúc xe dừng, Hoằng Lịch vẫn đang ngẩn ngơ:
- Nhà ngươi xuống trước đi. Ta định thần một lát sẽ xuống sau.
Doãn Kế Thiện nói:
- Tứ da! Nếu thần không giữ được, thì không phải lúc này mới nói đến những điều đócòn một số tin tức hay. Thần và Đông Mỹ đã chuẩn bị sẵn mật tấu. Ngài đừng quá lo!
Nói rồi Kế Thiện bước xuống đứng cạnh xe. Trong lúc chờ người quản gia ra đón, Hoằng Lịch đã định thần bước xuống xe.
Người quản gia giương cao ngọn đèn, hồi lâu cười nói:
- Cậu Hai lại trở về. Nếu cậu Hai không phải là người to gan thì lão bà cũng là người khó tính. Gặp lần này chắc bà sẽ tức giận lắm. Vừa nghe truyền đến nói cậu Hai... thế là bà liền trở vào. Mời cậu đi đi.
Ông ta chưa nói dứt lời, liền bị một cái tát trời giáng.
- Ngươi hãy cút xéo đi! - Hoằng Lịch đỏ mặt tía tai hét: - Bảo với Doãn Thái có Bảo thân vương đến thăm. Hỏi có gặp hay không?
--------------------------------
Minh thọ: Ngày sinh nhật người đã chết. |