UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ

HỒI THỨ MỘT TRĂM

Docsach24.com

ười một chiếc xe ngựa kéo lắc lư đi trên cao nguyên đất đỏ thuộc miền tây Thiểm Tây. Gió tây bắc gào rít, cuốn lên không trung đất, đá, cát bụi; từng cơn lốc như những cái cột cao nghiêng ném đất, đá, bụi bay lởn vởn trong cao nguyên mênh mông xuống con đường đất đỏ, thành từng đống từng gò. Đoàn kỵ binh hộ tống đoàn xe chìm ngập trong màn bụi đất đỏ, theo làn gió ù ù thổi tung vào mặt, vào mắt, mũi, mồm họ, khiến họ thở cũng gặp khó khăn. Vài chục lá cờ rồng, trên viết dòng chữ "Chinh tây Niên đại tướng quân" run rẩy, gió thổi mạnh khiến lá cờ lúc bạt sang trái, lúc sang phải. Tiếng vó ngựa đơn điệu, khô khốc nện xuống nền đường đất đóng băng cứng như thép, phát ra một chuỗi âm thanh cộp, cộp nghe mãi làm người ta buồn ngủ. Thỉnh thoảng, bánh xe lăn trên tảng băng vụn, nghe lạo xạo đến lúc này ta mới cảm thấy hơi có không khí của sự sống. Sau đó lại lặp lại cảnh tượng như c, gió gào, đất đá tung bay lượn lờ trên đầu.

Thời khắc lúc này là ngày 20 tháng Chạp năm thứ 2 triều đại Ung Chính, Niên Canh Nghiêu rời kinh trở lại đại bản doanh ở Thanh Hải vừa tròn mười một ngày, song Niên dường như đã già đi hai mươi tuổi. Không biết là do nhiều đêm liền mất ngủ, hay là do đi trên đường nhiều ngày không tắm giặt, hai bím tóc bạc trắng rối tung, hai bên khóe mắt đầy nếp nhăn như càng sâu thêm, hai hố mắt lõm sâu dáng mệt mỏi, mơ màng, dường như đang suy nghĩ gì đó. Niên vén rèm che, nhìn ra bên ngoài, cả bầu trời màu vàng nhạt, cây cỏ úa vàng xơ xác hoang vu. Ngồi đối diện trong xe với Niên Canh Nghiệp là Tang Thành Đình, thấy Niên dùng lưỡi liếm môi, nghĩ là khát nước, cúi người lấy bịch nước đựng trong túi da dê, đổ ra một bát nước, nói nhẹ:

- Tướng quân uống một chút đi. Suốt dọc đường từ Bảo Khê tới Thiên Thủy đường đều xấu như thế này. Kể từ hôm rời Bắc Kinh đến nay, đại tướng chỉ ngồi im như vậy, trong lòng có tâm sự gì, vui, buồn thổ lộ ra nó sẽ làm cho người nhẹ đi đôi phần.

- Ta không uống, Tang huynh, huynh uống đi.

Niên lắc đầu, dường như đang muốn trút bớt nỗi buồn tích tụ trong lòng ngày một nặng nề, hít đầy lồng ngực không khí lạnh, thở mạnh, thấy người dễ chịu, ngả người dựa lưng vào thành xe, lát sau nửa nằm nửa ngồi trên tấm da hổ, cười nói:

- Trong lòng ta đầy tâm sự, chẳng giấu gì huynh, e rằng hoàng thượng đối xử với ta có sự thay đổi. Ta không biết mình có lỗi ở điểm nào, sắp tới sẽ làm thế nào đây?

Tang Thành Đình tay bưng bát nước đã bị tràn ra ngoài một ít, ngẩn người một lú

- Không đến nỗi đâu, lễ tiễn đưa lần này long trọng thế mà. Tướng quân về Kinh báo cáo công tác, không thể so sánh với lần trước... Ngồi kiệu tám người khênh, được Mã trung đường, Trương trung đường đích thân tiễn tới tận dịch quán Lộ Hà, không có bất kỳ một đốc, phủ, tướng quân nào có được cái vinh hạnh ấy... ?

Niên Canh Nghiêu than:

- Huynh an ủi ta, ta là người trong cuộc lại không biết sao? Nội tình bên trong sau này dần dần ta kể cho huynh nghe, như mười viên thị vệ chẳng hạn, cứ đòi ngồi cùng xe, trước đây đâu dám? Suốt dọc đường cử chỉ, nói năng cũng khác trước, điều này huynh sẽ thấy ngay thôi mà!

Thành Đình im lặng, bưng bát nước đăm chiêu suy nghĩ, lâu sau mới nói:

- Không nói trường hợp rời Kinh, lúc vào Kinh tiểu tướng đã có cảm giác lạ rồi. Đại tướng quân, người định tính toán thế nào?

Niên Canh Nghiêu phủi nhẹ tay, mắt nhắm lại:

- Đúng vậy, tương lai hung cát thế nào chưa rõ, nên phải suy nghĩ kỹ mới được...

Ung Chính triệu kiến Niên Canh Nghiêu tại kinh thành ba lần, cả ba lần đều rất chu đáo ân cần. Lần đầu chủ yếu là nghe Niên báo cáo tình hình bố phòng quân sự ở trận tuyến phía tây và kế hoạch qua đông. Niên nói liên tục suốt hai giờ liền, đến bữa vua tôi cùng ăn, Ung Chính vừa gắp thức ăn cho Niên, vừa nghe Niên nói, rất ít khi cắt ngang lời, Niên nhấn mạnh việc không nên rút đại quân từ vùng giáp ranh vào sâu nội đ̔Ung Chính gật gật đầu:

- Tiên đế là hoàng đế trên lưng ngựa, trẫm là hoàng đế trên giá sách, Trương Đình Ngọc không hiểu việc quân, nên phải bàn kỹ với khanh! Đã vậy một binh một tốt cũng không điều nữa, còn việc cung cấp lương thảo cũng có biện pháp giải quyết.

- Niên Lượng Công ơi, khanh chưa đủ thông minh.

Lần tiếp kiến thứ hai tại lò sưởi phía tây trong cung Càn Thanh, vừa gặp, mặt mày Ung Chính đã rạng rỡ, cười cười, nói nói vui vẻ, lệnh Cao Vô Dung mang canh sâm cho Niên Canh Nghiêu, nói khi Niên đang ngớ người ra vì lạ:

- Lần gặp trước, trước lúc chia tay trẫm đã dặn đi dặn lại, quản lý quân đội cho tốt, chính sự của các địa phương không cần để ý tới, khanh làm sao lại cứ nhúng tay vào?

Lúc đó không biết ta trả lời thế nào nhỉ? Dường như trả lời là:

- Thần không dám phi lễ vô pháp.

Ung Chính cười, song lời nói khiến ta phải kinh hãi:

- Anh trai của khanh, Niên Hy Nghiêu ở Quảng Đông có giữ thư của khanh, nói trước mặt Khổng Dục Tuần rằng Lăng mỗ phải chịu án oan chín mạng. Khổng Dục Tuần, khanh không biết? Khổng gửi mật tấu cho trẫm, xem xong trẫm phê việc đó không liên can gì đến khanh, ấy thế mà Khổng vẫn cho đăng tin đó lên báo địa phương, bàn dân thiên hạ đều biết, trẫm làm sao mà che đỡ được?...

Cứ đại loại như thể, lại giữ lại ăn cơm, nói cười huyên thuyên một hồi, đích thân Ung Chính dẫn ra tận cửa cung Càn Thanh, lúc chia tay đứng ở Đan Trì nói:

- Không cần phải lo lắng về chuyện của Hy Nghiêu. Cũng vẫn là câu dặn trước, tướng quân quản lý quân đội cho tốt, công việc dân chính trăm mối tơ vò, nhúng tay vào gây thêm mối thù oán, chẳng khổ hơn sao?

Bánh xe đi trên đường đất đỏ, đất dính đầy chạm vào gầm xe, thỉnh thoảng xe lại giật giật, Niên ngơ ngác một lúc, hồi tưởng lại lần gặp thứ ba. Ung Chính nói:

- Lại phải tiễn khanh trở về nơi khổ ải, lòng trẫm thật không nỡ. - ánh mắt Ung Chính hơi có vẻ buồn rầu: - Nhưng mà đợt này không lâu đâu, sang năm không có chiến tranh, trẫm sẽ điều khanh về Kinh, tới lúc đó khanh thích quản quân thì quản quân, thích thay đổi thì về làm việc tại Thượng thư phòng, từ trước tới nay khanh là một nho tướng, là đương kim Võ Hầu tái thế.

Niên Canh Nghiêu cảm tạ, nói:

- Thần đâu xứng đáng! Thần chỉ là người kế tục những bậc kỳ tài đã khuất mà thôi. Thần nhất định phải tiêu diệt nốt tàn quân La Bố, thu phục Sách Lăng A-la-bô-thản để báo đáp ân tri ngộ của hoàng thượng.

Lúc đó ở Ngư Hoa viên, cây tàn úa, hoa sắc tàn, Ung Chính vừa khoan thai bước, vừa khôi hài nói:

- Đây là lời nói của Khổng Minh. Song, không nên tranh hết công lao của người khác, không nên để cho họ hiểu lầm, nếu không, địch thủ sẽ tăng lên đấy. Đây là ý của trẫm mong cho khanh trọn vẹn suốt cuộc đời. Mặt khác nên để cho Nhạc Chung Kỳ tự thể nghiệm mình, để Nhạc biết được mùi vị của chiến công không ễ gì đạt được, và để Nhạc hiểu được chức nhất đẳng công tước của khanh từ đâu mà có.

Trước lúc chia tay, tại cổng Ngự Hoa viên Ung Chính vỗ vai Niên Canh Nghiêu, nói:

- Đừng nghĩ ngợi lung tung, trẫm tin ở khanh. Nhưng mà, trẫm tha thiết mong khanh mãi là trung thần. Trung thần như các bậc hiền tài trước đây: Gia Cát Lượng, Võ Hầu, Nhạc Phi...! Muốn được như họ, khanh không nên nghe chuyện phiếm, nghe thiên hạ đàm tiếu cũng không nên lo sợ, con người ta sống ở trên đời có ai không nói chuyện phiếm và nghe chuyện phiếm? Nghe xong chuyện phiếm là bực mình, là nghi ngờ, là sợ hãi, thì làm sao mà chịu nổi? - Nói xong cười ha hả, lên giọng ra lệnh: - Khởi kiệu, để trẫm tiễn Võ Hầu của trẫm ra đi!

- Võ Hầu! A Đẩu!

Niên Canh Nghiêu choàng mở mắt, ngồi thẳng người dậy, như chợt nhớ ra điều gì, uống một ngụm nước, vẩn vơ suy nghĩ, một lúc lâu sau ý nghĩ quy tụ ở một điểm: Chỉ cần nắm chắc mười vạn quân tinh nhuệ trong tay, A Đẩu mới không dám ra tay hạ độc thủ Võ Hầu! Ung Chính đã thừa nhận không điều động một binh một tốt, không phải là Ung Chính không muốn, mà có lẽ không dám, bởi vì một binh một tốt đó do đại tướng Niên Canh Nghiêu chỉ huy. Họ là huynh đệ của Niên, lăn lộn trên sa trường cát bụi, máu đỏ đã đổ ra trên chiến trường gian khổ, bất kỳ việc gì trên đời này, người lính đều làm được. Đồng thời họ không cho phép một người nào đó đè nén họ, chiêu an họ. Niên Canh Nghiêu còn nhớ, trong gần bốn mươi ngày ở Bắc Kinh, Trương Đình Ngọc không biết bao nhiêu lần trưng cầu ý kiến của rất nhiều tổng đốc, tuần phủ và tướng quân, bất đắc dĩ mới phải thả hổ về rừng, dùng kế cố ý buông lỏng để không chế chặt hơn. Mải mê suy tư, Niên nhếch mép nở nụ cười nham hiểm: Trong tay có quân, ngọn cờ là Cửu da, chẳng lẽự bảo vệ được mình?

Một lúc không lâu sau, Niên Canh Nghiêu liền phát hiện ra mình đã hoàn toàn sai lầm. Đoàn xe vượt qua Lan Châu tiến vào lòng chảo Diêm Oa, nhìn thấy dọc hai bên đường được dãy núi trước mặt chắn gió, hàng loạt dãy lều bạt được dựng lên san sát nhau như bát úp, toàn là bạt Mông Cổ một màu mới tinh. Còn có rất nhiều đoàn xe nối đuôi nhau chở lương thực, củi khô, than củi di chuyển về phía tây. Niên Canh Nghiêu là thống soái tối cao chỉ huy tất cả các đạo quân, mà lại không biết đạo quân đang cắm trại trước mặt là đơn vị nào? Niên Canh Nghiêu vốn dự định trong ngày sẽ nghỉ chân ở dịch quán Hà Kiều, để biết rõ đơn vị đóng quân trước mặt là đơn vị nào, Niên liền ra lệnh cho đoàn xe của mình nhanh chóng tới miếu Hồng Cổ, dừng chân thăm dò động tĩnh. Mười tên thị vệ không giúp được việc gì nữa rồi, liền lệnh cho Tang Thành Đình vào thị trấn trinh sát tình hình. Vừa vào tới dịch trạm, liền gặp ngay Mục Hương A, một tay cầm bình rượu, một tay cầm roi ngựa từ trong nhà xông ra, cười to nói:

- Ngồi xe nhiều ngày, chân tay tê dại hết rồi, cưỡi ngựa thoải mái hơn! Đại tướng quân còn rượu không? Cho tiểu tướng một bình! - Nói xong cúi người, ngã bệt xuống đất ở cạnh lò sưởi, nói tiếp:

- Sao tối nay lại nghỉ ở đây? Tới dịch quán Hà Kiều có thoải mái hơn không? Tiểu tướng đã thông báo cho dịch quán trước mặt chuẩn bị nấu nhiều nước tắm, để tắm một trận cho thoả thích.

- Ta là chủ soái, ta định dừng chân ở đâu, có lý của ta ở đó.

Niên Canh Nghiêu lạnh lùng nói:

- Ta không hiểu ai dạy ngươi mà ngươi lại hỗn xược như y, song ngươi cần phải hiểu rằng, ta có quy định "Vùng cấm ba mét"... Ngươi vứt bỏ bình rượu, roi ngựa đi, đóng cúc áo vào, nếu không ta ra lệnh vệ binh của ta cho mấy cái bạt tai bây giờ!

Mục Hương A liền vứt bỏ các thứ cầm trên tay, đưa mắt nhìn Niên Canh Nghiêu, nói:

- Giang sơn còn dễ thay đổi, tính người thật khó đổi thay, tiểu tướng ở Bắc Kinh có vài tháng, mà đã quên mất quy định của đại tướng. Tiểu tướng sửa lại không được sao? Không có ai dạy tiểu tướng... mà ai lại đi dạy cái này cơ chứ? Chẳng qua là đi xin ít rượu để uống, biết đâu lại phạm phải quân phong quân kỷ của đại tướng?

Trên đọc đường đi, không biết Mục đã uống bao nhiêu rượu, người ngà ngà say, đi được vài bước, chân loạng choạng, vô duyên cớ tự mình bạt tai mình mấy cái, rồi ngất ngưởng đi ra. Tâm trạng Niên Canh Nghiêu vốn dĩ chấp chổm không yên, nay bị Mục quấy rầy, trong lòng càng thêm phiền não, thấy thân binh hộ xe đã tới, khẩu khí không lấy gì làm hiền hoà, Niên hỏi:

- Trung quân Tang vẫn chưa về tới đây à?

Vệ binh thấy nét mặt Niên đại tướng không vui thận trọng tiến lên vài bước, làm động tác chào, nói:

- Tiêu hạ 1 không gặp Tang tướng quân. Nha môn tướng quân Lan Châu có chuyển tráp tới, vốn định chuyển tới dịch quán Hà Kiều, nay gặp đại tướng quân dừng chân ở đây, tiêu hạ xin kính chuyển tới tay đại tướng

Vừa nói, vừa đưa tráp được bọc bằng vải lĩnh màu vàng cho Niên Canh Nghiêu. Niên nhận tráp xong, thò tay lấy chìa khoá ở thắt lưng, đưa chìa vào ổ khoá, bật đánh tách một cái, tráp được mở ra. Trong tráp để hai bản tấu, Niên mở một bản tấu ra xem:

Chuyển cho Điền Văn Kính một bản tấu, một bản khanh xem. Nếu như khanh quả thực cứ đối xử với trẫm như vậy, không thể không khiến trẫm phải lo lắng về việc đó. Ở Bắc Kinh trẫm thấy khanh là người trung thực, cứ ra khỏi Bắc Kinh lại thay đổi, duyên cớ tại sao? Khanh về Kinh lần nay, trẫm thấy khanh là lạ, trẫm có rất nhiều điểm chưa hiểu, không rõ trạng thái tinh thần của khanh thế nào, đừng vì công lao mà sinh lòng tự mãn!

Niên Canh Nghiêu vô cùng kinh ngạc, chưa kịp xem bản tấu của Điền Văn Kính, vội vàng mở bản tấu thứ hai ra xem:

Trẫm hôm nay gặp Hồ Kỳ Hằng! Thực tại khanh điếc không sợ súng rồi! Hồ Kỳ Hằng là loại người như vậy, các khanh lại đề cử hắn chức tuần phủ? Sao lại có cái lý ấy!

Niên Canh Nghiêu xem xong, miệng lẩm bẩm: "Ra tay nhanh thế sao?". Trong người Niên dường như luôn tồn tại hai trạng thái khác nhau: hối hận và nguyền rủa. Niên phẩy tay cho quân sĩ lui ra, hai chân bủn rủn ngồi bệt xuống cạnh lò sưởi, lúc này mới mở bản tấu của Điền Văn Kính ra xem. Bản tấu đã được sao chép lại, chữ viết nắn nót, ngay ngắn không một nét cẩu thả, đề mục bản tấu nhìn thấy phải giật mình:

Vạch tội đại tướng quân Niên Canh Nghiên cấu kết với đảng a-ca, lộng quyền gây rối loạn chính sự, ngửa xin thánh thượng cách chức bắt giam, hỏi tội, truy cứu nguồn gố

Cấu kết với đảng a-ca được trích dẫn ba điểm:

- Tháng Giêng, năm Khang Hy bốn mươi tám, lúc phế truất thái tử lần thứ nhất, Niên Canh Nghiêu vào nơi thâm cung, chuyện trò thân mật với Liêm thân vương Doãn Tự và Thập tứ a-ca Doãn Đề, nói chuyện riêng suốt ngày trong phòng Vu đẩu, bên ngoài lấy danh nghĩa thăm hỏi, trong chuẩn bị liên kết giữa hai nơi, thử hỏi một trung thần có ai dám làm như vậy?

- Phế truất thái tử lần thứ hai: - Năm Khang Hy năm mươi mốt, Niên mỗ không có chỉ triệu về Kinh, mà dám ngấm ngầm về Kinh bí mật gặp bọn nịnh thần Vương Hồng Tự, ban đêm tụ tập họp bàn, ban ngày giải tán mỗi người một nơi. Khi có nguy cơ bại lộ, bí mật tẩn mát mỗi người một nơi, mật bàn việc gì?

- Điểm thứ ba càng ghê gớm hơn: - Sau khi Thánh tổ băng hà, Niên Canh Nghiêu được bổ nhiệm chức đại tướng quân, từng mật bàn vài ngày với nguyên đại tướng Vương, chuyện trò rôm rả có vẻ tâm phúc, còn nói: "Vương gia không chịu nghe lời khuyên của tôi, cứ nhất quyết đòi về Bắc Kinh. Bắc Kinh như hang hùm, hang sói, vương gia trong tay không một tấc sắt, thử hỏi kết cục sẽ ra sao?".

Trái tim Niên Canh Nghiêu đập thình thịch, tự nhiên đầu đau, mắt hoa, không thể xem tiếp đoạn cuối, là đoạn vạch "tội": Ra oai lộng quyền nhúng tay vào công việc nội chính của các tỉnh! Toàn bộ bản tấu chữ dầy đặc nhỏ như con kiến, dường như đang nhảy múa trước mắt Niên. Đúng lúc này Tang Thành Đình bước vào, thấy Niên Canh Nghiêu bộ dạng bơ phờ vội hỏi:

- Đại tướng quân, người sao thế? Bị trúng gió

Tang gọi liền mấy câu, Niên mới chợt tỉnh, như muốn dập tắt ngọn lửa đang bùng cháy trong lòng, một hơi uống cạn một cốc nước đầy, gượng cười, nói:

- Huynh xem bản tấu này, xem cả lời phê của hoàng thượng nữa, còn nói đây là "chuyện phiếm"! Đã là "chuyện phiếm" thì "không nên nghe", thế thì tại sao đường xa mấy ngàn dặm, lại hỏa tốc gửi cho ta?

Tang cầm lấy bản tấu, thoạt xem đã chột dạ, liếc mắt nhìn Niên mặt đỏ gay vì phẫn nộ, im lặng xem hết bản tấu. Chỉ trong phút chốc Niên phẫn nộ lên tới đỉnh điểm, đi đi lại lại trong phòng, miệng lẩm bẩm:

- Ta hiểu rồi, hiểu rõ tim đen của họ rồi. Tôn chỉ của họ là: Qua cầu rút ván, giỡ cối giết la!...Còn rất nhiều chuyện tưởng ta không biết sao? Ung Chính dùng Tam da chỉnh đốn Đại a-ca, Đại a-ca đổ, Ung Chính quay lại chỉnh đốn Tam da... Cao Phúc Nhi đã cứu mạng sống cho Ung Chính, thế mà bị chôn sống trong đống tuyết giá lạnh, thì ta là thá gì?... Sắp đến lượt ta rồi, sắp cho ta ba chữ "Không cần có"! Bản tấu này là... - Niên đột ngột đứng lại, chỉ vào bản tấu giọng gay gắt: - Ta dám chắc bản tấu này là do thằng què viết. Một số tình tiết trên, Điền Văn Kính không biết. Chỉ khi nào không làm quan nữa, Ung Chính mới tin là thực! Đồ tàn tật khốn nạn, đồ tiểu nhân máy móc, sẽ có ngày ta giết mi!

Niên như con sói đói bị mắc bẫy, hai con mắt vằn lên những tia đỏ, phải mất một lúc lâu sau mới trấn tĩnh trở lại, tự mình giày vò mình. Tang Thành Đình biết thế nào Niên cũng phúc tấu, vừa trải giấy xuống bàn, vừa lựa lời:

- Đại tướng quân, hãy bớt nóng giận một chút bình tĩnh trình bày, xem lại bản tấu trước khi đặt bút.

- Ta hiểu.

Niên ngồi xếp chân vòng tròn, phải đến hơn một tiếng sau, thở dài, cầm bút chấm mực viết:

Qua hơn một tháng bôn tẩu trên đường, chẳng màng lợi ích cao sâu, khỏi mang thêm tội lỗi, đọc xong bản phê, ngôn từ thánh thượng nghiêm khắc, khiến thần lo lắng run sợ. Lướt qua bản tấu của Điền Văn Kính, thần rất đỗi kinh hoàng, nên tự mình tranh cãi hoặc tin ở đồng liêu? Thần công rất cao, thần tội rất nặng. Nhớ ngày hoàng đế lên ngôi, thần đặc cách được hoàng thượng cân nhắc đề bạt, lúc đó cửa nách của cung thất chưa đóng, thần như thằng hề gây rối, trong triều có cái ngu của người ngang ngược, ngoài thiên hạ chỉ sợ chứ không phục, thần lúc này không tiếc đến tính mạng, mong hoàng thượng đèn trời soi xét, giải nỗi oan khiên. Điền mỗ cuồng ngôn cho rằng: "Chim hết cất cung, thỏ chết giết chó săn", làm cho thần sống dở chết dở, thần không muốn chỉ vì mình mà cả họ phải mang tiếng xấu, phải tru di chín họ. Mong cho trời đất yên hòa.

Niên viết liền một mạch, đưa cho Thành Đình:

- Huynh xem xem!

- Phần đầu viết được! - Tang Thành Đình do dự, chậm rãi nói: - Hoàng thượng là người tính toán chi li, phần cuối viết toàn lời trách móc, người bình thường xem còn không chấp nhận được, huống hồ hoàng thượng?

Niên Canh Nghiêu đọc lại, lấy bút xóa đi chín chữ "Chim chết cất cung, thỏ chết giết chó săn", nói:

- Chính vì Ung Chính tính toán chi li, nên ta cần phải viết suy nghĩ từ đáy lòng, nếu viết mềm yếu, Ung Chính sẽ coi thường ngay. Cứng rắn một tí, Ung Chính cho rằng mình không lừa ông ta.

Tang Thành Đình nhớ lại chuyện của Sử Di Trực, lại nghĩ tới Tôn Gia Kiềm, mới cảm thấy Niên Canh Nghiêu nói không phải là không có lý, bèn gật đầu nói:

- Chúa thượng là người rất khó chiều, tâm địa xảo trá. Vừa rồi tiểu tướng có trinh sát khu vực đóng quân, toàn là quân sĩ lạ. Hỏi ra, nói là quân của Nhữ Phúc, họ trú đông ở đây, còn các việc khác họ không biết.

Nhữ Phúc là chân tay của Liêm thân vương Doãn Tự, là tâm phúc của Doãn Đề. Niên suy tính: trong tình hình này, ta nhất định sẽ vượt qua được. Nghĩ thế, Niên Canh Nghiêu hoàn toàn an tâm, thở phào nhẹ nhõm.

Từ miếu Hồng Cổ đi thêm ba ngày nữa, Niên Canh Nghiêu về tới đại bản doanh ở Tây Ninh. Điều khiến Niên cực kỳ kinh ngạc là, trên thực tế, tổng hành dinh của Niên mà lại không phải của Niên. Nhạc Chung Kỳ dẫn hơn một trăm sĩ quan lớn nhỏ từ xa tới đây tiếp quản, Niên Canh Nghiêu lại cho rằng Nhạc Chung. Kỳ đặc cách từ xa đến nghênh tiếp. Song tất cả sĩ quan đón tiếp, Niên không quen một ai, một số khuôn mặt quen thuộc như: Nhữ Phúc, Mã Huân, Ngụy Chi Diệu, Vương Doãn Cát, Tống Khả Tiến đều không có mặt. Sĩ quan từ cấp tá trở xuống, chỉ quen biết non nửa, còn đâu đều là những gương mặt mới. Thấy Nhạc Chung Kỳ tự nhiên vào ngồi, nét mặt Niên Canh Nghiêu không vui, gượng cười, nói:

- Thế ra Đông Mỹ cũng nhận được chiếu chỉ của hoàng thượng. Thật là tường đổ do có nhiều người đẩy, Niên mỗ thật xúi quẩy, đánh có một vài cái rắm đã có bao nhiêu người bám gót chân! Một số thuộc hạ chó chết của ta đâu rồi, chui hết vào xó xỉnh nào rồi?

- Ngồi xuống, từ từ nói chuyện. - Nhạc Chung Kỳ thấp hơn Niên Canh Nghiêu một cái đầu, ngược lại thể xác và tinh thần rất khỏe, cười vang, rót rượu cho Niên Canh Nghiêu, nói:

- Sau khi Lượng Công đi ít ngày thì có chỉ, lệnh cho Nhạc Chung Kỳ đến đây. Người anh em tới đây như là Tiêu Hà định ra, Tào Tham làm theo 2 thôi mà, tất cả làm theo mọi quy định của đại tướng quân, không dám tơ hào trái ý. Các tướng không có mặt ở đây, điều đi nơi khác cả rồi, Niên huynh không nên trách oan tiểu tướng... Nào, lại đây, uống rượu đi, nói chuyện phiếm cho vui.

- Cốc rượu này uống sau. - Toàn thân Niên Canh Nghiêu run rẩy, đưa ánh mắt sắc như dao nhìn Nhạc Chung Kỳ, giọng nghẹn ngào nói tiếp: - Ta hiện nay ghét nghe nhất "chuyện phiếm". Nhưng mà ta vẫn muốn hỏi, Đông Mỹ huynh, tại sao huynh lại tự tiện điều động các tướng quân của bản soái? Tại sao lại điều sạch trơn vậy? Huynh điều họ tới đâu?

Khuôn mặt đen bóng của Nhạc Chung Kỳ ánh lên, Nhạc cười, nói:

- Nhữ Phúc điều tới chỗ Thái Đĩnh. Ngụy Chi Diệu tới A Nhĩ Thái,Vương Doãn Cát tới Y Khắc, Chiêu Minh, họ đều được tấn phong cấp tướng. Số tướng mới phong này đều do đại tướng sau chiến thắng phía tây tiến cử. Đại tướng quân là quý nhân nên hay quá! Huynh thử nghĩ xem, Nhạc Chung Kỳ làm gì có cái quyền to đến thế! Tiểu tướng chỉ có một sự điều động duy nhất, là điều toàn bộ bộ chỉ huy của Nhữ Phúc tới Thanh Hải và giáp ranh hai tỉnh Cam Túc, Thiểm Tây thôi. Lão nhân huynh, nơi đó gần đường, kín gió mà lại nhận được nắng mặt trời, là nơi trú đông lý tưởng. Huynh vẫn là đN tướng của tiểu tướng, huynh đã về tới đây rồi, từ giờ phút này tiểu tướng hết trách nhiệm. Nếu huynh muốn điều họ trở lại, chỉ cần một câu nói của huynh thôi mà.

Niên Canh Nghiêu nghe xong, toàn thân ớn lạnh, tới lúc này mới cảm thấy thực sự lo sợ và cô đơn. "Không điều một binh một tốt", nhưng lại điều hết các tướng tâm phúc của mình đi, bản thân mình như ếch ngồi đáy giếng! Ánh mắt thất thần của Niên nhìn Nhạc. Đột nhiên Niên bưng chén rượu ộc một cái, uống cạn chén rượu, nói:

- Để ta đoán thử xem nào, ba viên đô thống mới này là người của Đông Mỹ huynh mới bổ sung vào phải không? Hoặc là đại bản doanh của Đông Mỹ đã di chuyển đến Tây Ninh? Cửu da có lẽ cũng bị huynh mời đến Xuyên Bắc "qua đông" rồi phải không?

- Lượng Công, huynh đoán sai hết rồi! - Nhạc Chung Kỳ mỉm cười nhìn Niên Canh Nghiêu, tay nắm chặt chén rượu, giống hệt như móng vuốt của con mèo giữ chặt con chuột, chậm rãi nói: - Người tới thay Nhữ Phúc là phó tướng thủy sư Hồ Quảng Cát-cáp-la. Thay Vương Doãn Cát là bố chính sứ Cam Túc Đức Thọ. Thay Nguy Chi Diệu là bố chính sứ vân Nam Tào Lâm!... Không có một người nào của tiểu tướng cài vào đại bản doanh của huynh. Cửu da còn đang ở đây, tiểu tướng không quản thúc, hôm nay sức khỏe của Cửu da không được tốt, cho nên không tới đây được... Về phần tiểu tướng, có mang theo bảy trăm người đang đóng quân tại Tây Ninh, còn đại bản doanh của tiểu tướng vẫn ở chỗ cũ. Nào Cát Cáp La, Tào Lâm, Đức Thọ, các tướng lại đây, chúc đại soái một chén!

Nhạc Chung Kỳ vừa dứt lời, ba viên đô thống mới nghe gọi ra luôn, một người gầy như que củi, lưng nhỏ, dài, sau gáy nổi một cục to như quả trám, đầu đội mũ chóp có tua như hoa san hô, không có lông đuôi chim công cài trên, người này chắc là Cát Cáp La, hai viên bố chính sứ ngược lại, người thấp đậm, đầu đội mũ tam phẩm. Loại người này trong quân của Niên Canh Nghiêu, nhắm mắt lại quờ tay một cái vơ không hết. Niên Canh Nghiêu đưa mắt nhìn khắp lượt, không quen một ai, thấy ba người đến ra mắt, Niên vênh mặt lên gật gật đầu. Ba tân đô thống cử chỉ đàng hoàng, từng người đến chúc rượu một, thái độ đúng mực, chúc xong đứng sang bên cạnh. Giọng Cát-cáp-la nói vừa to vừa nặng, như giọng vịt đực:

- Tiểu tướng phụng thánh mệnh tới trướng đại tướng quân chờ lệnh. Đại tướng quân có chỉ lệnh gì, dù có phải nhảy vào nước sôi lửa bỏng cũng không run sợ. Tiểu tướng tự biết mình tướng mạo chẳng dọa được ai, xong tiểu tướng không phải là kẻ bạc nhược. Năm Khang Hy sáu mươi, thổ ty người Mèo ở trại Bình phản loạn, tiểu tướng dẫn ba mươi người tiến sâu vào trại người Mèo, bắt sống và chém đầu hơn bảy trăm tên. Người dẫn đầu đó là Cát Cáp La, tức là tiểu tướng!

Xem ra, Cát Cáp La vì tướng mạo không xuất chúng nên bị người đời khinh miệt không chỉ một lần, cho nên xuất hiện ở đâu đầu tiên là tự giới thiệu lai lịch của mình. Tới lúc này Niên Canh Nghiêu mới biết, người đứng trước mặt kia đã từng được hoàng đế Khang Hy gọi là "Cát tướng quân", người "anh hùng can đảm". Một lần nữa nhìn kỹ hai quan bố chính sứ to như hai thùng gánh nước, đều có cặp mắt gian giảo, ngang nhiên ăn uống, ngũ quan không hài hoà, xem ra cũng không phải loại người lương thiện. Tới lúc này Niên Canh Nghiêu mới trút bỏ được sự khinh miệt, nói:

- Các anh em, ta không nên chọn người qua diện mạo! Lính dưới quyền nếu như khó bảo, bẩm báo ta hay, chư tướng cũng phải yêu mến họ, thực hiện tốt, nghiêm quân lệnh của ta, quân lệnh vô tình. Mời, nhân tiện mọi thứ có sẵn, ta mượn hoa dâng Phật, ba tân đô thống nâng cố

Nhạc Chung Kỳ ở bên cạnh cười nói:

- Đến giờ này chúng ta bàn giao ba mặt một lời, Niên đại tướng quân đã về đây rồi, bên đại bản doanh của tiểu tướng hiện rất bận, cho nên phải về ngay bên đó. Bữa rượu hôm nay coi như nghênh đón đại tướng quân, đồng thời tiễn tiểu tướng luôn. Nào, tiểu tướng chúc đại tướng quân một chén, nâng cốc chúc mừng các anh em!

Nói xong, đứng dậy, bắt đầu từ Niên Canh Nghiêu lần lượt chạm chén tất cả tướng sĩ.

Không khí trong trướng sôi nổi hẳn lên, lòng Niên dần trở lại vui vẻ, giờ đây Nhạc rời khỏi Tây Ninh, binh quyền trong tay, còn các chuyện khác từ từ làm. Niên cũng đứng dậy, lần lượt chúc rượu các bàn, chuyện trò thân mật với một số tướng quân mới tới, đến cuối giờ Thân, cảm thấy hơi say, nói hai chữ "tùy ý", rời khỏi bàn tiệc, tiểu tiện xong thì thấy Doãn Đường xuống ngựa ở cạnh khu vực vệ sinh, Niên cười nói:

- Cửu da, tại sao giờ này mới tới, tiệc đã tan rồi!

- Ta ở nhà chuẩn bị hậu sự. - Doãn Đường nghiến răng nói: - Chuẩn bị cho ta, cũng chuẩn bị cho cả ngươi nữa.

- Cửu da, tiểu tướng không rõ ý của Cửu da.

- Mấy ngày sau ngươi sẽ hiểu. - Doãn Đường ra vẻ kín đáo: - Ngươi không còn binh quyền nữa. Biết chưa?

- Cửu da nói gì lạ vậy? - Niên lắc cái đầu đã hơi chóng mặt, nói: - Ta vẫn là đại tướng quân mà!

Doãn Đường cười, ngật ngưỡng đi vào trướng, quay lại dọa Niên đang say khướt một câu:

- Hàn Tín!

Niên Canh Nghiêu về tới tổng hành dinh ở Tây Ninh mới được ba ngày, ghế chủ soái phủ tấm da hổ ngồi chưa nóng chỗ, thì nhận được chỉ dụ của Ung Chính:

Niên Canh Nghiêu,

Trẫm đọc xong bản tấu của khanh viết ở miếu Hồng Cổ, bất giác kinh hãi: Không hiểu vì khanh uống rượu say, hay vì đã giết quá nhiều người, nên thần Diêm Vương đã lấy hết hồn? Trẫm vẫn với trái tim Phật từ bi bác ái, nên mới chuyển bức tấu của Điền Văn Kính cho khanh xem, qua đó thức tỉnh lương tri của khanh, mài sắc tinh thần cảnh giác, tránh sa ngã, tĩnh tại tu tâm, công tâm trung thành với chủ. Khanh vẫn chứng nào tật ấy, ngôn từ mù quáng để đối phó với trẫm, bệnh mộng tưởng của khanh đã đến cực điểm! Những lời nói đó chỉ nên nói với Điền Văn Kính mà thôi! Đáng ra khanh phải viết bốn chữ "Triều đình cảnh giác", thì lại viết thành "Triều đình xế chiều", người có tính cẩn thận họ không sai như vậy. Nếu như khanh không muốn "Triều đình cảnh giác", thì công to như biển cả của khanh có tồn tại cùng với triều đình nữa không? Trẫm đã truyền chỉ cho Nhạc Chung Kỳ, chức chinh tây đại tướng quân sẽ giao lại cho Nhạc, xem ra khanh không xứng đáng một chữ "đại", nay điều khanh về Hàng Châu, sau khi nhận được chỉ dụ này tiến hành bàn giao ấn tín. Khanh yên tâm, trẫm không phải là một hoàng đế "Cất cung và giết chó săn" đâu, chỉ mong khanh mọi mặt trọn vẹn, nhanh chóng khởi hành về trong nội địa. Số đông quân sĩ dưới quyền Khanh đã chịu nhiều gian khổ hy sinh, trẫm sẽ lo cho họ, bảo toàn họ. Hai chữ "Quốc pháp" luôn ở bên tai!

Một bức chỉ dụ chỉ có vậy, thế mà Niên Canh Nghiêu phải đọc tới nửa tiếng đồng hồ, trái tim tan nát, nghĩ ngợi lung tung. Xem lại bản tấu của mình đã viết trước đó, chết thật, "Triều đình cảnh giác" viết sai thành "Triều đình xế chiều". Đang định viết tấu thanh minh, lật xem lời phê bản tấu của Điền Văn Kính để đối chiếu, thì thấy bản phê này của Ung Chính sắc như chém đinh chặt sắt, song đều xác đáng, một chữ cũng không thể bác bỏ! Niên giống như cây cổ thụ bị sét đánh chết, đột ngột ngồi xuống cạnh lò sưởi, một lúc lâu không động đậy, mãi tới khi Tang Thành Đình vào mới hơi tỉnh lại, từ từ bỏ từng bản tấu, chỉ dụ lên bàn, chỉ nói gọn lỏn một câu "Cơm kê vàng chín rồi" 3. Hai tay chắp sau lưng, Niên đứng trên bậc tam cấp ngơ ngác nhìn tới chân trời xa xa.

Bầu trời ngày càng tối sầm lại, nhưng không có tuyết rơi, đám mây đen to chứa đầy hơi nước bị cơn gió giật thổi dạt về phía đông nam, tan ra thành những đám mây nhỏ tròn tròn, cát đá dưới chân bị gió cuốn tung lên trời ở chỗ này, như người ném, ném xuống chỗ khác với lực khá mạnh, cát đá văng bắn vào mặt túi bụi. Niên Canh Nghiêu đứng im như một pho tượng đồng, tay phải nắm chặt chuôi kiếm, tay trái nắm thành một quả đấm, hai hạt đồng tử đen thẳm như mắt giếng nhìn chằm chằm vào trướng đại tướng quân. Cột cờ sắt cao cao bị gió thổi phát ra âm thanh rè rè, trên cột cờ, treo lá cờ rồng to mang theo hàng chữ "Chinh tây Niên đại tướng quân" dường như không chịu nổi sức gió, bị xé rách, run rẩy.

Đứng gác dưới cột cờ là một sĩ quan cấp tá và một chiến sĩ, người đứng thẳng, ngực nở bụng hóp, mắt nhìn thẳng, như một cái cột đứng im trong gió bụi. Thỉnh thoảng đất đá văng vào cửa sổ xoang xoảng và tiếng gió gào, rồi khắpơi lại yên lặng tới mức ghê sợ. Từ trong phòng đối diện, vẳng tới âm thanh ngâm thơ chậm rãi của Doãn Đường, lúc thì nổi lên rõ to, lúc thì chìm đi, nghe như thực như mơ:

Ngoài thành gió nổi cát đá bay.

Cỏ khô bốc cháy suốt đêm ngày,

Mây đen vần vũ chồn chân ngựa.

Ẳm đạm thu tàn cao nguyên say!

Hộ Khương hiệu úy đâu còn nữa,

Ngược đãi tướng quân đâu có hay?

Trận tiền vùng vẫy oai là thế,

Hán tướng anh hùng hậu đắng cay!

- Hán tướng anh hùng hậu đắng cay!

Niên Canh Nghiêu cười đau khổ, quay người về phòng, gặp Tang Thành Đình vẫn đứng ngây ra đó bèn nói:

- Việc này chỉ đến sớm hay muộn mà thôi, nôn nóng ích gì, mà sợ cũng vô ích. Ta tuy nói rằng, ta không bằng hiệu úy Hoắc được ban tặng kỹ nữ Diêu mà phải mang bệnh, song công lao của ta vẫn còn đó, không ai có thể dùng tay để bịt hết tai mắt của thiên hạ được, việc đó khó lắm. Thôi, làm quan mà như thế này, thì chẳng cần nữa. Ta như một ông già lẩm cẩm bảy mươi tuổ huynh tám mươi tuổi! Làm quan như thế đủ rồi, tiền kiếm được cũng khá rồi, danh tiếng cũng không phải là thấp, ta chưa nói đến việc đổi ta về làm tướng ở Hàng Châu, chỉ trong chớp mắt thôi quan để thành dân, càng nhẹ gánh.

- Tiểu tướng cho rằng đâu có nhẹ nhàng như vậy - Tang Thành Đình lo lắng ra mặt, giọng nói như từ trong hang động phát ra nghe não nề: - Cục diện quốc gia ngày một khẩn trương, làm cho người ta kỳ vọng và sợ hãi? Hoàng thượng giống như là cần...

Niên Canh Nghiêu cúi đầu, kỳ thực những lời Tang Thành Đình nói cũng giống như điều Niên đang nghĩ. Lúc lâu sau Niên chẳng nói chẳng rằng, mở tủ lấy ra một cuộn giấy đưa cho Tang Thành Đình. Đình nhận lấy, mở ra xem, bên trong toàn là ngân phiếu in đầu rồng có mệnh giá mười vạn lạng một tờ, ước lượng có từ bảy mươi đến tám mươi tờ như vậy, bất giác kinh ngạc, trả lại nói:

- Nhị da, tiểu tướng là đứa con trai duy nhất của một nô tài ở Niên gia còn sống sót, Nhị da làm như thế này, tiểu tướng chết đi sao dám gặp lại phụ thân của tiểu tướng?

Niên Canh Nghiêu thở dài nói:

- Chính vì nhân duyên đó ta mới làm như vậy. Cũng như huynh nói, không những ta, mà cả họ ta chưa chắc đã giữ được. Nói thực lòng, ta đã sớm dự phòng cho ngày hôm nay, cho nên mới thu nạp mười cô gái Mông Cổ làm thiếp, trong số đó có hai người đã có chửa. Tối nay... - Niên dừng một lát, hạ thấp giọng: - Tối nay, huynh dẫn họ rời khỏi nơi đây. Ta bí mật cho lính tiễn huynh, đến Sơn Tây, huynh cho số lính đó quay về. Sau đó mọi người rời khỏi Sơn Tây, không nên ở nhờ người nhà hoặc bạn bè, chọn một nơi hẻo lánh để ở. Nếu như ta bình an vô sự vượt qua cửa ải này, ta sẽ tự tìm đến huynh. Còn nếu như, cả ta cùng dòng họ bị chặt đầu, may mà ta còn một đứa con trai, huynh coi như là trưởng dòng họ Niên duy trì hương khói về sau. Huynh trưởng nên tổ chức ăn chung một bếp với các thiếp của ta được không?

Nói xong, nước mắt nóng hổi từ khóe mắt chảy ra, thấy Tang Thành Đình còn đang do dự, lại nói tiếp:

- Nếu như không sợ mọi người nhìn thấy sinh nghi, thì ta sẽ quỳ ngay xuống đây lập tức cầu xin huynh!

Tang Thành Đình ôm cuộn giấy như ôm một hài nhi quý báu, nước mắt lưng tròng, vừa lau nước mắt vừa sụt sịt nói:

- Nhị da, trái tim của tiểu tướng tan nát hết rồi... xin đừng nói nữa, tiểu tướng sẽ làm đúng như lời dặn...

Hai người chụm đầu vào nhau cùng khóc, một binh sĩ từ ngoài chạy vào bẩm báo:

- Niên đại tướng quân, tướng quân Nhạc Chung Kỳ đã tới nghị môn, Nhạc tướng quân nói phụng chỉ tới đây, có ý chỉ cho đại tướng quân!

- Bắn đại bác, mở cửa giữa, bày hương án, ta sẽ ra nghênh tiếp! - Niên đưa mắt cầu khẩn nhìn Tang, như đang nói lời gửi gắm.

--------------------------------

1

2

3

Vệ binh, liên lạc.

Tiêu Hà là đại thần của Hán Cao Tổ lập ra mọi quy định. Tiêu Hà chết. Tào Tham lăn làm tể tướng vẫn giữ nguyên quy định cũ. Ý nói: Lớp sau hoàn toàn thực hiện theo phương thức của lớp trước.

Dựa theo tích"Giấc mộng hoàng lương", "Đời người ngắn ngủi" trong chuyện "Chẩm Trung Ký" đời Đường.