UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ

HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT

Docsach24.com

ưu Mặc Lâm đùng đùng tức giận, dừng ngựa trước cổng phủ Liêm thân vương. Nhẩy từ lưng ngựa xuống, thở hơn hển, trước cổng lính gác đông đặc, chàng do dự nghĩ, muốn qua được cổng phải có người vào bẩm báo. Nếu như Liêm thân vương không tiếp kiến, thì làm thế nào đây? Nếu cho vào tiếp kiến hỏi mình có gì bẩm báo, đối đáp ra sao? Vả lại, ượng khách của Doãn Tự, là chủ biên của viện Hàn lâm, là người rất có ảnh hưởng, rất có uy tín với Doãn Tự, trong tay mình lại không có chứng cứ, nhẩy vào bắt người, khác nào vả vào khuôn mặt chữ điền của Doãn Tự, Doãn Tự đâu chịu khoanh tay đứng nhìn? Cái chính là Từ Tuấn không biết có ở trong đó không, trong hai khả năng... Đang suy nghĩ, nghe thấy có ba tiếng nổ ở trong cổng, cánh cổng mở toang, một đoàn thái giám đi tới giơ cao bảng gỗ viết chữ "Yên lặng"; "Tránh ra", đi sau là một chiếc kiệu lớn tám người khiêng, đầu kiệu cán cong khắc hình thiên nga, ngồi trong kiệu là Doãn Tự mặt mày hớn hở, đi sau cùng là một đoàn thị vệ vương phủ và quan khách, không thấy Từ Tuấn đâu cả. Đang lúc thất vọng, thì thấy Từ Tuấn đủng đỉnh bước ra cổng, vừa đi vừa phe phẩy quạt. Lưu hừ lên một tiếng, toàn bộ máu trong cơ thể như dồn lên mặt, mặt đỏ gay, Lưu giữ chặt dây cương sẵn sàng lao đi, Doãn Tự quay người nhìn thấy Lưu Mặc Lâm, lệnh dừng kiệu, hỏi:

- Có phải Mặc Lâm đấy không?

- Là... - Lưu ấp úng, lấy hết tinh thần, bước lên một bước, lạy trước kiệu Doãn Tự, nói: - Bỉ chức thỉnh an vương gia...

- Ngươi thỉnh an ta? - Doãn Tự nhìn thấy ánh mắt đầy căm giận của Lưu đang chằm chằm nhìn vào Từ Tuấn, cười nói: - Hôm nay ta gặp may rồi! Thế ngươi từ chỗ Niên đại tướng quân đến, hay từ chỗ Thập tam da đến? Có việc gì không?

Nghe câu hỏi, Lưu bừng tỉnh, cung kính thưa:

- Thần từ Bảo thân vương tới, một là thỉnh an vương gia, hai là gặp Từ Tuấn huynh để vay ít tiền.

Từ Tuấn sợ Thuấn Khanh kể đầu đuôi câu chuyện cho c Lâm nghe, nghĩ tay này tới đòi nợ đây. Từ đang định trốn đi, nay nghe Lâm hỏi vay tiền, bất giác thở phào nhẹ nhõm, cười, giở gọng mỉa mai:

- Khổ thay cho huynh, chạy đến tận phủ Bát da gặp đệ vay tiền, dùng vào việc gì mà vội vậy?

Quay sang Doãn Tự:

- Vương gia không biết, Mặc Lâm kiếm được một mỹ nữ, thật là số đào hoa, giấu nàng Kiều, xây lầu son gác tía, việc này đệ không nỡ từ chối, định vay bao nhiêu? Lát nữa đệ sai gia nhân mang tới cho huynh.

- Vương gia phải vào triều, nơi đây không phải chỗ nói chuyện.

Lưu giữ chặt Từ, kéo sang một bên, quay lại khoanh tay vào ngực chào, khiêm tốn nói:

- Thần làm mất thời gian của vương gia, thành thực xin lỗi... mời!

Lưu nén giận, nhường đường cho Doãn Tự đi tiếp lợi dụng Từ không chú ý, Lưu quay ngoắt người nhổ nước bọt. Mặt Từ Tuấn nóng ran.

- Mi là dã thú mặc áo quan! - Lưu lùi một bước, hất mái tóc đuôi sam ra phía sau, nghiến răng: - Ta tìm mi để vay nợ!

Chiếc kiệu lớn chở Doãn Tự vừa được nâng lên, phu kiệu thấy sự việc diễn ra bất ngờ, chân tay họ bủn rủn, họ lại hạ kiệu xuống. Doãn Tự lúc đầu tươi cười rạng rỡ, nay mặt mũi tối sầm lại, quay lại quát:

- Lưu Mặc Lâm, ngươi giở trò gì ngay trước cổng bản phủ?

Từ Tuấn hiểu rõ tình thế, một là đuối lý, hai là cần phải kiềm chế tình cảm, lấy khăn lau mặt, ngừng một lát rồi nói:

- Vương gia! Hắn ta là con chó điên cắn càn nổi tiếng, người kết giao với loại người đó làm gì?

- Mày mới là chó điên. - Lưu điên tiết. - Mọi người cho rằng mày là người thuộc dòng dõi thế gia tướng phủ, họ Từ nhà mi, tính từ cha mi trở đi, đều là "đồ chó" nổi tiếng, việc mi làm mi không rõ sao?

Từ Tuấn thấy Lưu Mặc Lâm lăng nhục tổ phụ, mặt nóng bừng, mắt vằn lên:

- Xem ra mày mắc bệnh thất tình! Bàn chân của tổ tiên tao còn sạch hơn cái mặt mày, mày như con chó từ trong cống chui ra, cùng đường cắn càn, đó chính là trò bỉ ổi của kẻ tiểu nhân!... Bát da, giữa ban ngày ban mặt hắn ta dọa nạt thần, có Bát da làm chứng. Lưu Mặc Lâm, trước mặt mọi người mi nói đi, dựa vào cái gì mi lăng mạ ta?

- Dã tâm đen tối, nhanh như kẻ cướp, tự mi đã rõ!

- Ta không rõ!

- Mi rõ?

- Ta không rõ!

Tới lúc này Doãn Tự lờ mờ hiểu hai người tranh nhau một cô gái là Tô Thuấn Khanh. Lại thấy rất nhiều người rỗi hơi, xúm đen xúm đỏ vây quanh rất là náo nhiệt, Tự bước xuống kiệu quát

- Các người dừng ngay, còn ra thể thống gì nữa! Lưu Mặc Lâm, ta bất luận ngươi có lý gì, Từ Tuấn là người ta mời vào phủ bàn việc, ngươi dám chửi Từ Tuấn ngay trước mặt ta! Ta là Nghị Chính vương, đương kim em trai Vạn tuế da, hành vi của ngươi vừa rồi, ta không thể tha!

- Bát da không tha thần, không quan trọng! Dù sao thì thần cũng không muốn sống nữa, người có kiếm thiên tử, có kim bài vương mệnh, chém thần há chẳng thích thú sao?

Doãn Tự bị Lưu cãi lại, thoáng chút bất ngờ, cười nhạt, nói:

- Từ trước đến nay ta luôn khoan dung nhân từ mọi người đều thành kính ta, nào ngờ còn có người như ngươi không biết trước sau! Ngươi không mắc tội chết, tội sống cũng khó tha. Bay đâu?

- Có nô tài!

- Lưu Mặc Lâm say rượu đến quấy nhiễu vương phủ. Trói hắn ta vào cột ở trước thư phòng của ta, để cho hắn được tắm nắng, toát mồ hôi ra, để cho hắn tỉnh rượu, còn xét xử thế nào, ta tấu rõ với thiên tử, giao cho Sử bộ tự xử.

- Tuân lệnh!

Mấy tên lính đồng thanh đáp, vác giáo như hổ như báo xông tới, trói ghì cánh khuỷu Lưu Mặc Lâm giải đi. Lưu kêu trời kêu đất, vùng vẫy, gào thét:

- Bát vương gia, người không công bằng, trói oan... Tô Thuấn Khanh bị hắn ta bức chết, ông có biết không? Từ Tuấn! Tay mi đã nhuốm máu! Mi đã hạ độc thủ giết chết cả thầy của mình, Thuấn Khanh cũng bị mi giết chết bằng thuốc độc, hai người đó đang đứng ở sau lưng mi đó! Mi quay lại mà nhìn, họ đang đòi mạng chó của mi...

Tiếng gào thét vô cùng thảm thiết, mọi người vây quanh không ai không rung động, Từ Tuấn sợ hãi mặt mày tái xám, sau lưng có cảm giác như có luồng gió lạnh rờn rợn, âm khí lan tỏa, mất tinh thần quay đầu nhìn về phía sau. Doãn Tự coi cứ như không, lệnh phu kiệu:

- Nhanh lên! Vạn tuế đang chờ ta cùng đến Phong Đài duyệt binh, bị cái thằng khùng này chặn lại quá lâu, hoang đường!

Doãn Tự vì mắc vụ này, vào triều chậm một khắc giờ. Đến cửa Tây Hoa, đang định đưa kim bài vào, thì thấy Cao Vô Dung từ bên trong thở hổn hển chạy ra, không kịp cả chào hỏi, quì xuống thưa:

- Mã trung đường và Trương trung đường đến đã lâu rồi, họ đang chờ người ở cửa Thái Hòa. Đoán chắc vương gia vào triều qua cửa Đông Hoa, Trương Ngũ Ca cho người đến đó đón, nhưng vương gia lại không vào theo cửa đó.

Doãn Tự vừa bước vào, vừa nói:

- Hôm qua vạn tuế lệnh cho ta đưa kim bài vào cửa Tây Hoa, ta đâu dám vào cửa Đông Hoa? Tục ngữ có câu: "Bảo gì làm nấy"! Ngươi quá sốt sắng đấy! Hoàng thượng ở trong cung Càn Thanh, không gọi, Niên đại tướng quân có dám vào không?

Cao Vô Dung nói:

- Niên đại tướng đến đã lâu rồi, đang cùng Long trung đường vào cung Càn Thanh nói chuyện với hoàng thượng kia kìa! Thập tam da lén thổ ra máu, vốn cũng định và hoàng thượng bảo miễn vào lại bảo tìm thái y khám bệnh, hoàng thượng nói chờ thái y khám xong sẽ đi Phong Đài. Nếu không thì, sớm muộn cũng...

Hai người vừa đi vừa nói chuyện, loáng cái đã đến cửa Thái Hòa, đã thấy Trương Đình Ngọc và Mã Tề đang chờ, khi thấy Doãn Tự đến, họ thở phào nhẹ nhõm. Mã Tề thưa:

- Bát da đã đến! Thần sai phi mã đến phủ, vương gia đã đi rồi, cửa Đông Hoa lại bảo không đến. Lát nữa hoàng thượng cho gọi, hai thần biết ăn nói thế nào ạ?

Trương Đình Ngọc không nói gì, giơ tay có ý nhường, khom lưng nói:

- Mời vương gia đi trước, chúng thần đi sau.

Thế là ba người qua cửa Thái Hòa vào cung, họ không đi qua ba điện lớn, qua cửa Tả Dực, qua cửa Cảnh Vận, qua Thiên Nhai, rồi đến trước cung Càn Thanh báo danh xin thỉnh kiến, lát sau có chỉ: "Cho vào". Ba người bước vào, ngự y Lưu Dụ Đạo đang bẩm báo cho Ung Chính bệnh tình của Doãn Tường, bên cạnh là Long Khoa Đa cung kính đứng hầu, Niên Canh Nghiêu lại ngồi. Ung Chính ra hiệu miễn lễ, nói với Lưu Dụ Đạo:

- Một số mạch ngươi nói, trẫm chưa thật hiểu, thôi không nói nữa. Chỉ cần ngươi nói Kháp thân vương rốt cuộc bị bệnh gì, tính mạng có nguy hiểm gì không?

- Bẩm vạn tuế, Kháp thân vương bị bệnh lao. - Lưu Dụ Đạo không hề do dự trả lời. - Vạn tuế anh minh, bệnh này tối kỵ làm việc quá sức. Vương gia bị bệnh là do làm việc quá sức, bồi bổ thiếu chu đáo mà ra. Sức khỏe Thập tam da vốn dĩ cường tráng, chỉ cần an tâm dưỡng bệnh, từ giờ đến cuối năm sẽ k. Hiện tại nô tài dám bảo đảm, trong khoảng từ ba đến năm năm nữa, tính mạng sẽ không bị nguy hại gì. Đáng lo ngại nhất là Kháp thân vương trung quân ái quốc, làm việc không tiếc sức mình, không làm theo chỉ dẫn của y thuật, thì duyên phận y thuật của nô tài thật mỏng manh.

Nói xong rập đầu vái tạ.

Ánh mắt Ung Chính đăm chiêu nhìn về phương rời xa xăm, lâu sau mới than rằng:

- Năm kia Lý Vệ tấu là bị bệnh rối loạn tiêu hóa do chính người của viện thái y Tạ Bằng đích thân bắt mạch, trẫm hạ đặc chỉ, lệnh cho chú ấy làm theo sức mình, không để hao tổn tinh thần, lời trẫm chú ấy đều bỏ ngoài tai, nghe đâu còn thổ ra cả máu. Ngươi đã nói như vậy, trẫm giao Thập tam da cho ngươi. ăn, mặc, ngủ, nghỉ, đi lại do một mình ngươi lo liệu. Trẫm bảo hạ chỉ cho Thập tam da tiếp kiến, nếu ngươi bảo không tiện, thì chỉ có mình ngươi vào bẩm báo, ngươi nghe đã rõ cả chưa?

Lưu Dụ Đạo thưa:

- Vạn tuế vốn có ý chỉ, bệnh của Lý Mật thân vương cũng do một mình nô tài chăm sóc. Nô tài bận chăm sóc Thập tam da, công việc tại viện của thần, ai sẽ là người kế nhiệm? Lại còn Đại a-ca nữa...

Ung Chính nghĩ một lát, nói:

- Bệnh của Nhị ca do Dực Giản Khứ phụ trách, các ngươi cùng nhau hội chẩn, công việc tại viện của ngươi do Dực Giản Khứ thay thế. Đại a-ca bị điên, nên tránh tiếp xúc, ngươi cắt cử một thái y, khi nào lên cơn thì vào chữa trị...

Cùng là anh em ruột t cùng mang huyết thống của cha, Ung Chính lại đối xử chu đáo, sơ sài khác nhau, khiến Doãn Tự phải động lòng. Trương Đình Ngọc đứng cạnh cũng xen vào:

- Chúa thượng, thần phụ trách phủ Nội vụ, Đại a-ca, Nhị a-ca và cả Thập tứ a-ca hiện đang trông coi lăng mộ ở Tuân Hóa gần đây không được khỏe, thần cũng phải có trách nhiệm, nay bệnh của Thập tam da do Lưu Dụ Đại chăm sóc, sắp xếp như thế có được không ạ?

- Cũng được. - Ung Chính xem đồng hồ, đứng dậy nói: - Khanh là tể tướng, bố trí sắp xếp thế nào là bổn chức của khanh. Đã đến giờ Thìn rồi, Niên đại tướng quân, đến thăm Phong Đài chứ?

Niên Canh Nghiêu chăm chú lắng nghe, trầm ngâm suy nghĩ, lát sau đứng dậy, cung kính cúi người thưa:

- Dạ! Thần đi trước dẫn đường!

Ung Chính cười, vỗ vai Niên, nói:

- Không, trẫm và khanh ngồi cùng một kiệu, khanh không nên từ chối, "Vương tiền tắc quốc hưng, sĩ khuynh tắc quốc suy", chẳng lẽ trẫm không bằng Tề Uy Vương? Trẫm thấy khanh hơn trẫm ở tính cương quyết, quân thần phụ tử, hà tất phải tách riêng, cha con ngồi cùng kiệu chẳng vui hơn sao?

Nói xong, cười vang, nắm lấy tay Niên cùng nhau đi ra khỏi cung, cùng bước lên một chiếc kiệu lớn màu vàng, ba mươi sáu phu kiệu khiêng đi. Doãn Tự thấy Ung Chính thân mật với Niên Canh Nghiêu, bất chấp ranh giới vua tôi, sang hèn, trong bụng cười thầm. Long Đa Khoa, Trương Đình Ngọc, Mã Tề, đều cảm thấy lời nói và cử chỉ như ngang bằng phải lứa, song tất thảy không ai dám nói ra, họ lần lượt lên ngựa theo sa

Tới đại bản doanh Phong Đài vào giờ chính Ngọ ba khắc (12 giờ 45). Bầu trời Bắc Kinh xanh trong không một gợn mây, không khí oi nồng, ánh nắng mặt trời chiếu xuống làm mặt đất khô nẻ, con đường đất đỏ rộp lên, tiếng bánh xe lăn, tiếng vó ngựa nện xuống mặt đất kêu cộp cộp, hơi nước bốc lên như những đám khói trắng, dường như chỉ cần bật một que diêm là bốc cháy. Ung Chính từng bị say nắng, nên rất sợ những ngày trời nắng nóng, mặc dù trong kiệu đã được đặt mấy chậu đá lạnh đập nhỏ, vẫn thi thoảng lấy khăn tay lau mồ hôi. Niên cũng mồ hôi ướt đầm trên mặt, ngồi sát phía sau Ung Chính, ánh mắt nặng như chì nhìn về phía Phong Đài.

Ba ngàn binh mã của Niên đã làm tốt công tác chuẩn bị nghênh tiếp, họ đều là dũng sĩ được lựa chọn kỹ trong ba quân, khỏe mạnh như gấu, đeo kiếm cầm đao, chia làm ba khối vuông đứng nghiêm dưới trời nắng như thiêu như đốt. Xung quanh khu vực thao diễn được cắm chín lăm lá long kỳ, màu sắc sặc sỡ, xanh đỏ tím vàng được cắm lần lượt theo hướng đông, nam, bắc, tây. Khi thấy kiệu của Ung Chính và Niên Canh Nghiêu tới, cờ hiệu lệnh màu đỏ thắm phất lên, chín khẩu đại bác được mệnh danh là "đại tướng quân vô địch" đồng loạt phát hỏa, tiếng nổ làm rung chuyển mặt đất dưới chân. Trương Đình Ngọc, Mã Tề và một số quan văn trong triều đã từng được dự lễ duyệt binh ở nơi đóng quân Tây Sơn và đại bản doanh Phong Đài, song chưa lần nào thấy uy nghiêm tráng lệ như lần này, khiến mọi người đều rung động. Sau loạt lễ pháo, thị vệ Mục Hương A sải những bước chân dài đi nghiêm đến trước lễ đài, một tay đặt ngang giữa ngực chào, hô to:

- Kính mời vạn tuế kiểm tra nghi thức duyệt binh.

Ung Chính nhìn sang Niên Canh Nghiêu,

- Khanh phát lệnh đi.

- Thao diễn bắt đầu!

Niên Canh Nghiêu hô rất to, khiến Ung Chính giật mình. Người Niên hơi ngả về phía trước, khi ngồi xuống ghế lại ở tư thế thẳng đứng.

- Tuân lệnh!

Mục Hương A, quì một chân chào Ung Chính theo quân luật, rồi quay phắt người, bước tới đứng trước cờ chỉ huy, hô to:

- Nhận lệnh đại tướng quân, lễ thao diễn bắt đầu!

- Hoàng đế vạn tuế, vạn vạn tuế!

Ba ngàn binh sĩ đồng loạt hô vang như sấm dậy. Ba khối vuông do ba thị vệ đầu đội mũ chóp cao có tua rua, trên cài lông chim công, mặc quân phục màu cứt ngựa, chỉ huy. Khoa mục biểu diễn đội hình biến hóa liên tục, khi theo khối dọc, lúc khối ngang, xếp hình chữ nhất - thẳng một hàng; xếp hình chữ phẩm - một khối vuông trên, hai khối vuông dưới - trong màn bụi đỏ tung cao, mù mịt, ánh nắng chiếu vào đao kiếm sáng lóa, sát khí đằng đằng. Trong hàng thỉnh thoảng có người bị say nắng ngã gục, lập tức được tiêu binh đưa ra ngoài, nhanh chóng trị liệu. Quân lệnh của Niên Canh Nghiêu đầy uy lực, khiến Ung Chính và một số đại thần của Thượng thư phòng gai gai người. Từ lâu Doãn Tự đã biết tên Niên Canh Nghiêu giết người như ngóe, nhưng đứng trước mặt mình lại thường tỏ ra hiền lành, lời nói ôn tồn, thật không phù hợp với lời đồn đại. Khi tận mắt chứng kiến, mới rõ tin đồn kia là có thật. Đang lúc suy nghĩ, Mục Hương A hai tay cầm hai lá cờ đen, phất cao rồi đan chéo vào nhức là hiệu lệnh chuyển thế trận. Ung Chính bất giác liếc nhìn Niên Canh Nghiêu, hai mắt Niên sáng rực, chăm chú quan sát quân đội, không quay đầu lại, nói:

- Chúa thượng, đây là biến trận, thần học được Bát trận đồ của Võ Hầu. Nếu như chẳng may quân ta rối loạn đội hình, hoặc bị địch vây khốn, thì dùng phép này để liên kết, chỉnh đốn lại đội hình.

Trong lúc Niên diễn giải, đội ngũ từ thế loạn xạ đã được liên kết lại thành hình tròn, đội ngũ ở trong vòng tròn di động xung quanh theo "kiểu thái cực song ngư", quân sĩ vòng ngoài tay cầm cung, bảo vệ việc chỉnh đốn đội ngũ ở bên trong thành hai khối vuông, tiếp đến quân sĩ vòng ngoài nhập vào thành một khối vuông lớn ba ngàn binh sĩ đi đều theo hai chiều ngang dọc để tạo thành bốn chữ vạn thọ vô cương. Mọi người có mặt tại đây vô cùng thán phục.

- Giỏi lắm! - Mặt mày Ung Chính rạng rỡ, nhà vua mỉm cười, gật đầu rồi đứng dậy. - Chúng ta xuống lễ đài, tiếp kiến các sĩ quan từ thiếu úy trở lên tại doanh trại Tất Lực Tháp.

Niên Canh Nghiêu cung kính cúi người đáp một tiếng "Dạ", bước xuống lễ đài trước, rồi quay người lại đỡ Ung Chính xuống sau. Đi đầu là Ung Chính, ngay sát sau là Niên Canh Nghiêu, tiếp sau là Doãn Tự, Long Khoa Đa, Mã Tề, Trương Đình Ngọc và một số đại thần khác. Đoàn người đi xuyên qua bốn chữ vạn thọ vô cương được xếp bằng

người. Niên Canh Nghiêu khẽ vẫy tay một cái, nhất loạt binh sĩ quỳ xuống chào, tiếng vó ngựa nện xuống đất nghe rầm rập. Ung Chính vừa rời khỏi nơi để chậu đá lạnh được một lát, lập tức thấy người ngột ngạt, ướt đầm mồ hôi. Cố chịu cái nóng, bước đi chậm rãi khoan thai, đi tới bậc tam cấp hội trường ln giữa doanh trại, mới cảm thấy hơi dễ chịu, đang định đi vào hội trường thì nhìn thấy Trương Vũ, Trương Ngũ Ca đứng gác ở cửa, bèn quay sang vẫy tay ra hiệu, cười nói:

- Chư vị đều là bảo bối của trẫm, quốc gia an nguy, đều trông chờ vào chư vị!

Ngay lập tức tiếng hô "vạn tuế, vạn vạn tuế." rền vang như sấm dậy.

Ung Chính bước vào, ngồi giữa hội trường, mọi người lần lượt vào, Niên còn đứng ở bên ngoài dặn dò Mục Hương A vài câu rồi cũng vào theo, nhìn thấy bên cạnh Ung Chính còn một chỗ trống, cho rằng vị chí đó là để giành cho mình, cúi người bẩm một câu:

- Thần đã truyền lệnh sĩ quan từ cấp úy trở lên vào yết kiến bệ hạ.

Ung Chính gật đầu, Niên liền ngồi xuống cạnh Ung Chính. Mã Tề thấy Niên ngạo mạn vô lễ, đang định nói, thì nhận được một cái đá chân của Trương Đình Ngọc. Mã đỏ mặt cúi đầu, không nói nữa, cơn tức giận trong đầu như muốn nổ tung ra. Trong hội trường mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng. Mười viên thị vệ, hơn hai mươi phó tướng, tham tướng,... thiếu úy, đeo gươm đao chỉnh tề, vó ngựa gõ xuống nền đá xanh "cộp, cộp", tất thảy thực hiện đại lễ ba quỳ chín lạy.

Ung Chính liếc mắt nhìn khắp một lượt, trời nóng như vậy, trên người họ vẫn khoác áo giáp da bò, ai nấy mồ hôi ướt đầm, liền cười nói:

- Hôm nay trời nắng quá, nóng như ngày tam phục 1, các khanh đã thấm mệt rồi. Cởi hết áo giáp ra cho mát.

- Tạ ơn vạn tuế! - Các tướng sĩ đồng thanh đáp, song không một ai cởi bỏ áo giáp.

- Cởi bớt áo ra đi, doanh trại Tất Lực Tháp có còn đá lạnh không? Mang ra đây thưởng cho họ!

Tất Lực Tháp cho người đi lấy đá. Song tướng sĩ không chấp hành lệnh cởi bỏ áo giáp, mọi con mắt đều đổ đồn vào Niên Canh Nghiêu. Ung Chính lại nói một câu nữa, tới lúc này Niên mới lên tiếng:

- Vạn tuế nay đã có chỉ, các tướng sĩ hãy cởi bỏ áo giáp ra cho mát.

Tướng sĩ đến lúc này mới đồng thanh đáp:

- Tuân lệnh.

Tất cả lui hai bước, từ từ cởi áo giáp, bên trong chỉ mặc một chiếc áo vải thô mỏng mà người hầu thường mặc. Hai mắt Ung Chính ánh lên tia sắc lạnh, cười mỉa:

- Trong cùng một phòng, người nóng kẻ mát khác nhau. Mọi người nóng không chịu nổi, tướng sĩ được cởi áo giáp, e rằng cảm lạnh, có phải vậy không?

Tướng sĩ phần lớn đều đóng quân ở biên giới hải đảo, lần đầu tiên về Kinh, họ chưa từng tiếp kiến Ung Chính, chỉ nghe nói Ung Chính thương người, tiêu dùng tiết kiệm, nói năng ôn tồn, tính tình khôi hài, mọi lo lắng trước quyền uy tạm thời chùng xuống, họ cười nói vui vẻ. Nay thấy Ung Chính quay ngoắt sang hỏi Tất Lực Tháp:

- Thế trận hôm nay khanh đã thấy rồi đấy, quân của khanh so với quân của Niên Canh Nghiêu ai hơn?

Vốn dĩ Tất Lực Tháp không phục, nay phải thuận theo thánh ý, với cách của người đứng giữa hai làn đạn, Tất nói:

- Lần này, nô tài như được mở mắt ra, thực tế điều binh giỏi hơn nô tài. Nô tài nhờ hồng phúc tiên tổ, mười sáu tuổi theo tiên đế chinh chiến phía tây, chưa bao giờ thấy trận đồ này, nô tài cần phải cố gắng học tập Niên Canh Nghiêu.

- Hôm nay lòng trẫm rất vui. - Ung Chính vòng vo tam quốc - Niên Canh Nghiêu và trẫm trước đây là hàng xóm láng giềng, hai nhà còn có dây mơ rễ má họ hàng. Đã từng đánh thắng nhiều trận lớn, dẫn đầu đoàn quân mãnh hổ, trẫm rất tự hào. Niên Canh Nghiêu là ân nhân của trẫm, không chỉ đơn thuần là vì Niên tận tâm tận lực, mà còn vì Niên đã quét sạch nỗi lo phía tây của Thánh tổ những năm cuối đời, còn rửa được nỗi nhục bại trận năm Khang Hy năm mươi sáu tuổi. Trẫm và thánh tổ là một thể thống nhất, kể từ ngày lên ngôi, trẫm vẫn là con người đó, trái tim đó. Nếu bình công, Niên phải được công đầu, trẫm coi Niên Canh Nghiêu như anh em con cháu trong nhà. Đó là vế thứ nhất. Song, nếu như ở tiền phương chỉ có một mình Niên, một trái tim Niên, sẽ không bao giờ giành được đại thắng. Để thần dân thiên hạ được hưởng phúc "trời Nghiêu đất Thuấn", tất phải dựa vào sự phò tá của chư vị tướng quân, dựa vào mỗi phát súng nhát đao của mỗi người. Công lao của chư vị tướng quân xã tắc muôn đời ghi nhớ! Đình Ngọc!

- Có thần!

Ung Chính chậm rãi

- Nâng quân hàm lên một cấp cho tất cả quân sĩ tham gia hội thao hôm nay. Niên Canh Nghiêu lên danh sách phong quân hàm cấp tá và cấp tướng, chuyển danh sách tới bộ Sử xét duyệt.

- Tuân lệnh!

- Truyền chỉ, xuất ngân khố ba vạn lạng bạc, thưởng cho tướng sĩ!

- Truyền chỉ, dựng bia đá ghi công cho Lưu Mặc Lâm tháp tùng Niên Canh Nghiêu tây chinh ở Tây Ninh để muôn đời ghi nhớ!

- Tuân lệnh!

Doãn Tự nghĩ bụng:

- Lưu Mặc Lâm giờ này đang bị trói phạt quì dưới nắng nóng, biết làm thế nào bây giờ?

Đang suy nghĩ căng thẳng thì nghe Trương Đình Ngọc thưa:

- Vạn tuế, thánh chỉ dựng bia đá, ai đi Tây Ninh làm việc này?

- Chính Lưu Mặc Lâm. - Ung Chính nhấp một ngụm trà, nói: - Phong cho Lưu chức khâm sai, tham nghị chinh tây đại tướng quân.

Doãn Tự nghĩ, việc kia không giấu được Ung Chính, sớm muộn Ung Chính cũng biết, lấy lại can đảm, Doãn Tự cung kính thưa:

- Lưu Mặc Lâm tuy có chút ít tài, song nghe mọi người bàn tán, có nhiều hành vi xấu. - Tự kể lại câu chuyện xảy ra ở trước cổng phủ Liêm thân vương, giấu nhẹm chi tiết phạt ưới nắng -...Vì thế thần mời Lưu tạm thời ở lại thư phòng của thần, chờ thần vào triều trình tấu. Tô Thuấn Khanh là một ca kỹ, là một tiện dân. Ẳ tự vẫn là do sự tranh giành trăng gió giữa Lưu Mặc Lâm và Từ Tuấn. Chỉ là việc nhỏ, thế mà Lưu dám ngang nhiên nhục mạ Từ Tuấn ngay trước mặt thần. Con người như thế, mà dựng bia ghi công, e không thuận.

Ung Chính nghe xong, sắc mặt thay đổi. Trước đây Ung Chính đã hạ chiếu chỉ giải phóng cho những kẻ hèn mọn, ngay cả Trương Đình Ngọc, Mã Tề cũng không hiểu tại sao chúa thượng lại nhanh chóng giải quyết gọn việc này. Trong những người có mặt, chỉ có Niên Canh Nghiêu không chú ý nghe kể: "Hoàng thượng thời trai trẻ tuần thú An Huy, gặp lũ, đang lúc nguy khốn, rất may được cả một gia đình ca kỹ cứu giúp, lại được chuyện trò với hai chị em gái Tiểu Lộc, Tiểu Phúc của gia đình ca kỹ nọ, mới thấy hết sự văn nhã của họ". Doãn Tự vẫn chuyện trò rôm rả, tự cho mình là chủ thể, chứ nào đâu có biết, càng nói hai chữ "tiện dân" nhiều bao nhiêu, càng chạm vào điều kiêng kỵ của Ung Chính bấy nhiêu. Ung Chính trong giây lát mường tượng tướng mạo của Tô Thuấn Khanh giống như tướng mạo của Tiểu Lộc, giờ đây không hiểu họ sống ra sao? Ung Chính vừa nghe vừa nghĩ. Chờ Doãn Tự nói xong, Ung Chính trở về thực tại, cười nói:

- Chuyện tình lãng mạn của Lưu Mặc Lâm phạm tội ư? Trẫm cho rằng còn đạo đức hơn cả một vài đạo sĩ tiên sinh? Câu chuyện về Tô Thuấn Khanh, Lưu cũng không giấu trẫm, trẫm biết chuyện đó. Ai nói tới tiện dân, thì người đó vi phạm ý chỉ. Truy xét cội nguồn, tổ mẫu của Từ Tuấn đã chẳng phải là tiện dân đó sao? Còn nữa... - Liếc mắt nhìn Doãn Tự, Ung Chính chuyển sang chủ đề khác - Hôm nay không bàn chuyện này nữa, việc này cứ vẫn quyết định như thế.

Doãn Tự hiểu rõ hàm ý của hai chữ "còn nữa" khi nãy, thân mẫu của Doãn Tự là Lương quí nhân họ Vệ, nguyên là nô tài trông kho của hoàng gia! Doãn Tự cảm thấy mình đã lỡ lời, xấu hổ và hối hận, ánh mắt phẫn nộ nhìn Ung Chính chằm chằm, im lặng không dám nói thêm gì nữa, nuốt giận vào trong lòng.

- Trong ba quân nô tài đã thấy rõ Lưu Mặc Lâm là người tài trí song toàn, tính tình thẳng thắn. - Niên Canh Nghiêu kính cẩn nói: - Bên cạnh nô tài hiện còn thiếu một người soạn thảo báo cáo, có được Mặc Lâm, nô tài đỡ vất vả.

Ung Chính quay sang nói với Cao Vô Dung:

- Khanh tới thư phòng Bát da truyền chỉ cho Lưu Mặc Lâm, trước giờ Thân gặp trẫm ở điện Dưỡng Tâm.

Niên Canh Nghiêu thưa:

- Hoàng thượng, hội thao đã xong, nô tài không có ý định ở lại Bắc Kinh. Xin chỉ, lúc nào nô tài rời khỏi Bắc Kinh là phù hợp nhất? Để thần bố trí tiền trạm quân lương đi trước ít ngày?

- Các khanh bình thân. - Ung Chính thấy vài chục quân tướng ngồi chật cả hội trường, nóng bức đến nghẹt thở, bèn giơ tay lệnh cho họ lui ra, đứng dậy vừa đi lại chậm rãi, vừa phe phẩy quạt, nhẹ nhàng nói: - Nhạc Chung Kỳ dâng tấu, quân Xuyên và bộ hạ của khanh có sự va chạm xích mích. Ngày mai khanh vấn an hoàng hậu và Niên quý phi. Ngày kia là ngày tốt, Trương Đình Ngọc, Phương Bao thay trẫm đưa tiễn. Còn về lương thảo, trẫm đã cho tính toán sổ sách chuyển sang bộ Hộ, quân đang ở Thanh Hải, việc bổ nhiệm, bãi chức từ cấp úy trở xuống, trẫm giao toàn quyền cho khanh quyết định, đồng thời phải được các bộ thông qua mới có hiệu lực. Đến Thanh Hải cố gắng huấn luyện quân sĩ, khanh và Nhạc Chung Kỳ đều là người tâm phúc của trẫm, thành tâm thành ý phục sự trẫm, về sau này mãi mãi vẫn là như thế

Niên Canh Nghiêu ngơ ngác một lúc, mạnh dạn thưa:

- Ba ngàn quân sĩ không cùng đi với thần?

Ung Chính nhã nhặn:

- Mười quan thị vệ ở lại Bắc Kinh, bố trí vào việc khác. Còn ba ngàn quân sĩ vẫn là quân của khanh, hôm nay trẫm đã xem họ hội thao, quả thực là họ rất giỏi, ý trẫm giữ họ ở lại Bắc Kinh ít ngày, các đơn vị đóng quân ở Bắc Kinh chưa qua trận mạc, việc luyện quân không đâu vào đâu cả, khanh đứng ra luyện tập cho họ, sau này lại trở về Tây Ninh, khanh đỡ phải nhọc lòng, mà họ cũng được nhàn hạ chút ít, há chẳng phải vẹn cả đôi đường?

Lông mày Niên bất giác giật giật, mười quan thị vệ vốn là do Ung Chính cử đi, giữ lại Bắc Kinh thì cũng không sao, còn ba ngàn quân sĩ là do Niên bồi dưỡng huấn luyện mới có được như vậy. Trong chiến đấu mọi người đều dũng cảm, quyết sống mái với quân thù, chứ đâu phải nuôi dưỡng họ bằng vàng bạc. Mỗi khi mình ra lệnh nào đó, tất thảy dám làm và tình nguyện làm, nay lại phải xa họ, thật là khó. Chẳng may Ung Chính đổi ý, giữ toàn bộ ba ngàn quân sĩ ở lại Bắc Kinh, qua bao năm vất vả gây dựng, chẳng lẽ trong phút chốc mình trắng tay? Ung Chính nay đã quyết, mặt trận Tây Ninh đã yên, Niên Canh Nghiêu nhất thời chưa tìm ra lý do để cự lại, đắn đo một lúc lâu, nói:

- Nô tài có ý kiến ngược lại với hoàng thượng. Quân do thần chỉ huy, ăn cơm của hoàng thượng, tiêu tiền của triều đình, bản thân thần là nô tài của hoàng thượng, hoàng thượng điều động thế nào, thần làm theo thế ấy! Nhưng mà, hoàng thượng cũng biết rằng, thần đến Thanh Hải sống chung với quân của Nhạc Chung Kỳ, mà quân của Nhạc Chung Kỳ lại có mâu thuẫn với ộ hạ của nô tài! Nô tài và Nhạc giao tiếp với nhau tuy thân tình đã lâu, hợp sức với nhau thống nhất làm việc. Nhưng thuộc hạ của nô tài, có một số sĩ quan trẻ ương bướng, thiếu ý chí, thừa hung hăng, bên cạnh không có trợ thủ đắc lực trấn áp, nhỡ xảy ra chuyện ẩu đả lẫn nhau, sẽ làm mất thể diện triều đình, há chẳng phải phụ lòng tin của chúa thượng?

- Không sao, không sao! - Ung Chính nói xong liền đứng dậy. - Trẫm về cung hạ chỉ Nhạc Chung Kỳ giáo dục quân của ông ta, khanh cứ về đi, sẽ không có chuyện gì xảy ra đâu.

Nói xong đi luôn, Niên Canh Nghiêu, Tất Lực Tháp, Trương Vũ và một số tướng sĩ khác đưa tiễn ra tận cổng doanh trại, quỳ xuống chào, chờ cho Ung Chính đi được một đoạn khá xa, mới quay trở lại doanh trại.

--------------------------------

1

Cách gọi chung của sơ phục, trung phục và mạt phục. chỉ thời kỳ nóng nhất trong năm.