UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ

HỒI THỨ BA

Docsach24.com

hi đoàn người về tới dịch quán, dịch thừa đã đợi ở cửa từ lâu. Thấy bọn họ về, y vội đến trước mặt Dận Chân bẩm:

- Bối lặc da, Dương Châu Lương đạo Khấu Minh, đã đến từ giờ Thìn! Ông ta hiện đang ở Hoa sảnh, đợi Bối lặc da cho vào tiếp kiến!

  Hai người; người trước, người sau đi vào chính sảnh; các trưởng tùy đã vừa đưa lên các món điểm tâm và trà nước. Lúc ấy từ cửa góc phía tây đi đến một viên quan, người này mặc áo dài "bát mãng, ngũ trảo", phủ ngoài tấm bổ phục tuyết nhạn, trên đầu đội một chiếc mũ mầu xanh đi tới, đến trước thềm viên quan xát, vẫy tay áo (38), cao giọng nói:

- Tiến sĩ cập đệ, khâm mệnh Dương Châu Lương đạo chính đường thần, Khấu Minh khấu kiến Bối lặc da!

Nói rồi khấu đầu. Dận Chân uống chè, đáp:

- Vào đi, không cần đa lễ.

- Tạ ơn Bối lặc!

Khấu Minh đứng dậy, lại cúi mình xuống rồi mới rón rén vén rèm bước vào.

- Ngồi đi! Có lẽ ông cũng chưa ăn cơm, mời ông ăn chút điểm taam

Dận Chân nhấc mấy món ra, ông nói với Đới Đạc đứng bên cạnh:

- Ông cũng ngồi đi! - Khấu Minh, trong vòng ba ngày, ông có thể cho chuyển lương thực đi được không?

Khấu Minh vừa ngồi xuống, vội nhổm dậy đáp:

- Bẩm Bối lặc da, chúng tôi cũng đang lo nghĩ về việc này. Lương thực hiện đương chuẩn bị. Hôm nay ở chợ, một đấu gạo là ba tiền, muốn bao nhiêu có bấy nhiêu, nhưng bạc thì ở hải quan đạo chưa đưa đến, đang lúc đói kém này thì cũng khó có ngay được! Cầu xin "tứ da" thúc hải quan đạo sớm phát bạc cho; như vậy là ngài chiếu cố tới hạ quan vậy!

Dận Chân ung dung cầm lấy một miếng bánh, nhưng ông chưa ăn; một lát sau mới nói:

- Bên hải quan, ta đã thúc mấy lần rồi. Họ chịu sự tiết chế của hải quan tiết chế Ngụy Đông Đình. Hôm trước ta có gửi công văn tới nha môn tổng đốc, nhắc họ phải lập tức phát bạc. Chỉ trong sớm tối là bạc sẽ tới. Nhưng đó chỉ là mượn họ thôi. Cuối cùng vẫn là bộ Hộ phải xuất bạc, nhà ngươi cứ yên tâm!

Khấu Minh cười xòa đáp:

- "Tứ da" thánh minh! Nhưng hiện nay thì bạc chưa tới do đó ngay một lúc không thể gom đủ mười vạn thạch gạo; chỉ có thể vét kho để Tứ da cho chuyển vào khoảng năm vạn thạch mà thôi! Còn năm vạn thạch nữa thì phải có bạc. Hạ quan đã hạ lệnh tất cả những hộ lớn còn tồn lương, những nơi có gạo đphải bán cho quốc khố theo giá gạo thị trường, không được đưa giá lên, không được đầu cơ tích trữ, mà cũng không được chuyển đi nơi khác. Trong vòng ba tháng mà có bạc, nô tài xin thân tự áp tải đến viên môn Khâm sai ở Đồng Thành; không biết như vậy có được không?

- Nhà ngươi làm việc khá tận tâm!

Dận Chân liếc nhìn Khấu Minh, đứng dậy đi mấy bước, đứng sau bức rèm cửa nhìn ra sân, hồi lâu mới nói:

- Dương Châu cũng có tới hai vạn dân đói, hôm nay ta lên thị trấn đã thấy rõ tình cảnh của họ, trong lòng rất đau buồn! Như vậy là ở đó cũng phải phát chẩn. Vốn dĩ năm vạn thạch đã ít, nay để lương lại phát chẩn há chẳng thêm khó sao? Cho nên nếu ta không mua lương thực là không được! Nhưng nếu không có bạc thì cũng uổng công mà thôi.

Khấu Minh khẽ nói:

- Nếu phủ Dương Châu chịu xuất tiền là được thôi ạ!

Đới Đạc ở bên cười nói:

- Đấy cũng là một ý, xin ông nói với Xa Minh chuẩn bị cho!

Khấu Minh nhăn nhó lắc đầu:

- Nói như thế thôi, tháng trước Xa Minh còn đến Nha tôi vay. Tôi nói Dương Châu là một địa phương béo bở mà ông lại đi vay bảy nghìn bạc ở một kho nhỏ thì có khác nào cố ý đánh vào cái chức Lương đạo của tôi? Ông ta nói, vay là để sửa Văn miếu, nhưng theo tôi tìm hiểu thì không phải như ông ta vay cho Tam...

Khấu Minh cảm thấy mình bị lỡ lời, bèn giả như uống chè nên phải bỏ lửng câu nói. Nhưng Dận Chân đã nghe rõ từng lời. Khi Cao Phúc Nhi đưa Thúy Nhi mặc bộ đồ mới vào, ông cũng chỉ gật gật đầu, rồi nghiêng mặt cười hỏi:

- Nhà ngươi bỏ lửng câu nói, để ta phải đoán mò sao?

- Bẩm Bối lặc da!

Khấu Minh bỗng nhiên đỏ mặt, trở nên luống cuống:

- Nghe nghe nói là để đưa tiền băng kính (39) cho đại học sĩ Quỹ Tự... lại còn, lại còn... còn có một người tên là Mạnh Quang Tổ, người của phủ Tam Bối lặc, ông ta ở tại Nam Kinh, cũng muốn "ăn" một chút, "uống" một chút... bẩm "Tứ da"... thật ra thì những việc này hạ quan chỉ là nghe phong thanh thôi, chỉ là phong thanh...

Ông ta nói như không làm chủ mình được, lời cứ loạn lên, không biết thế nào cho phải.

Dận Chân không ngờ đằng sau Xa Minh còn có những việc như vậy. Quỹ Tự biệt hiệu là "đại thiên tuế" là cữu huynh (anh vợ) của hoàng trưởng tử Dận Thì, như vậy thì tạm cho là được, nhưng ông ta lại còn là môn hạ, tâm phúc của Bát a-ca Dận Tự. Bát a-ca Dận Tự là người mà mọi người gọi là "Bát hiền vương", cùng với Cửu a-ca Dận Đường, Thập a-ca Dận Ngã, ba người đều xưng là "tam kiệt", móc nối ngang dọc, vinh nhục cùng chung, nhưng nói về thế lực của họ đối với lục bộ, thì còn trên thái tử Dận Nhưng. Ngay như chủ của Mạnh Quang Tổ là Tam a-ca Dận Chỉ, thánh qu(40) cũng còn ở trên mình rất cao!... Khấu Minh sợ vướng vào sự khuynh loát giữa các a-ca thì cũng là điều dễ hiểu. Dận Chân nghĩ vậy rồi lạnh lùng cắt lời của Khấu Minh:

- Ngươi không cần nói nữa, ta đã biết được cái khó của ngươi. Được thôi! Trong quốc khố chỉ có năm, sáu nghìn vạn lạng bạc, khám xét và tịch thu nhà của Minh Châu (bố Quỹ Tự) vừa tịch thu đã được bảy triệu lạng. Quỹ tự cũng là một phú gia địch quốc, mà còn vơ vét tiền bạc như vậy thì đúng là một kẻ chuyên đục khoét thật sự! Nói để ông biết, ông ta có là một con gà sống sắt ta cũng dùng kìm thép để vặt hết lông; đó là tôn chỉ của "Tứ da" ta! Còn về vấn đề bạc, thì nhất định bắt phủ Dương Châu nộp.

- Vâng, vâng, vâng.

Khấu Minh lau những giọt mồ hôi trên đầu, luôn miệng vâng dạ, trong lòng thầm ca ngợi: Chẳng trách mọi người thường gọi Tứ da là vị vương dạ sắt, mặt lạnh, quả không sai! Ông nói tiếp:

- Tứ da biết cho nỗi khổ của hạ quan, hạ quan cạm tạ không xiết!

Dận Chân cười nhạt nói:

- Đương nhiên ta không để cho ngươi phải gặp khó. Khi ông đến chỗ Xa Minh thì những điều chúng ta vừa nói, nhất thiết ngươi không được nói lại, chỉ nói rằng Tứ da yêu cầu ông ta xuất ra hai vạn lạng "hiếu kính" nạn dân; phải phát cơm, sắp xếp chỗ phát cháo. Nhà ngươi nghe cho kỹ: cơm, một ngày phải phát hai lần, cắm đũa vào cũng không đổ, khăn tay bọc vào cũng không được thấm nước, cơm nắm thì tay cầm lên ăn được. Trong địa phận Giang Châu được để một người chết đói, bắt được những kẻ buôn bán trẻ em phải giết vài tên. Ta còn ba ngày ở Dương Châu, nếu ông ta không giải quyết được những việc đó, ta sẽ thỉnh vương mệnh kỳ bài trước hết hãy chém ông ta, rồi tâu triều đình sau. Ngay khi ta đã trở về Đồng Thành, cũng để người lại xem ông ta làm ăn ra sao, trái lệnh của ta thì ông ta và cả gia đình ông ta sẽ không yên đâu! Ông ta không được nghĩ tới a- ca này, a-ca khác và nghĩ bậy nghĩ bạ như vậy, thì chẳng hay ho gì đâu. Cứ còn như vậy thì thượng phương bảo kiếm trong tay ta sẽ kề cổ ông ta đó.

Mồ hôi đã đẫm hai lần áo Khấu Minh; Khấu đứng dậy. Dận Chân nói một câu, Khấu đáp một tiếng "vâng", rồi nói:

- Tứ da lòng dạ Bồ Tát, đó là chu toàn cho ty chức mà cũng là bảo toàn cả cho Xa Minh!

- Ngươi cứ theo đúng lời ta mà nói, nói rồi thì ngươi không có liên can gì đâu.

Dận Chân thong thả nói, rồi tay nhẹ kéo Thúy Nhi lại gần, xoa tóc em; ông quay lại Khấu Minh hỏi:

- Nhà ngươi nhìn đứa bé này, tuổi còn nhỏ mà bố mẹ cháu đã đều chết vì lụt... nó gầy, đói đến như thế này đây! Dân là gốc của nước, làm sao cho dân khỏi khổ còn cấp thiết hơn giữ cho đê không vỡ! Ngươi cũng là người đọc sách, cần hiểu rõ lẽ đó. Về nhà, ngươi hãy tìm cuốn Liễu hà đông tập và đọc cuốn Tống hà đông tiết tồn nghĩa tự. Thôi

ngươi về được rồi!

Đợi cho Khấu Minh vâng dạ liên tiếp và đi khỏi, Dận Chân mới đổi sắc mặt, ngồi trên ghế, dịu lời hỏi

- Đã ăn no chưa? Cháu thay bộ quần áo này, có thấy người rạng rỡ ra nhiều không?

Thúy Nhi gậm ngón tay, cứ đứng lặng nghe ông nói. Thúy Nhi còn ít tuổi, lời người lớn phần nhiều em không hiểu hết, nhưng khi ông nói những câu: "phát cơm", "cắm đũa vào đũa không đổ", "không được để có người chết đói" thì em đều hiểu. Theo trực giác, em cảm thấy vị quan to uy nghiêm, sắc lạnh này là người tốt, khi thấy Dận Chân đối với em ôn tồn như vậy thì mắt em đỏ lên, dần dần nẩy sinh lòng quyến luyến với ông, em nói:

- Bẩm lão da! Từ bé đến giờ, chúng con chưa bao giờ được ăn ngon như vậy. Các anh Cẩu Nhi, Khảm Nhi đều ních đầy bụng đến phát nấc lên, bây giờ các anh ấy bàn với nhau là đi chơi.

- Chúng nó đi chơi à? - Dận Chân hỏi Cao Phúc Nhi.

- Hai đứa này tính chưa thuần lắm, nô tài sợ chúng nó không trở lại, nên không dám cho chúng đi.

- Cho chúng nó đi... - Dận Chân cười, tiếp: - Chúng nó vì Thúy Nhi nên mới đến đây, làm sao dám bỏ đi không trở lại được? Nếu sợ xẩy ra việc gì thì cho một người đi theo là được.

Thúy Nhi thấy ông nói thế thì cười, em nói:

- Lão da nói phải; con còn ở đây thì các anh ấy không đi đâu! Từ nhỏ chúng con cùng ở một nơi với nhau; con bị sa vào tay cái tên buôn người, nếu không có các anh ấy bảo vệ thì sớm đã bị tên ấy đưa vào lầu xanh ở nước Tần, nước Sở nào ấy rồi. Còn các chú sợ xẩy ra việc gì thì ại càng không phải. Anh Cẩu có biệt hiệu là "Triền (41) tử quỷ", anh Khảm có biệt hiệu là "Quỷ nan triền (41)", kẻ nào dám trêu các anh ấy?

- Triền tử quỷ, Quỷ nan triền. - Dận Chân ngửa mặt cười lớn: - Quả là những biệt hiệu hay! Cao Phúc Nhi, cho chúng nó đi chơi; đừng nhiễu sự, đến tối là chúng nó khắc về thôi.

Kế "Khua núi dọa hổ" của Dận Chân quả rất hiệu nghiệm, sau đó ba ngày, năm vạn thạch gạo xay của Khấu Minh đã đủ. Vì đường sông bị tắc nên tất cả phải cho lên xe, tất cả là hơn bốn trăm chiếc rầm rầm rộ rộ đi theo đường bộ lên phía bắc. Dận Chân đi trên một chiếc xe do la kéo, vì đường lên phía bắc trời còn lạnh, nên theo ý của Đới Đạc, phía ngoài xe kiệu nên phủ một lớp màn bằng lụa nỉ, vừa ấm, và đàng hoàng lại có tư thế,.hợp với thân thế a-ca của Dận Chân nhưng ông không muốn thế vì như vậy nó choáng lộn quá, mà chỉ cho che bằng một áo cánh gà vải bông thôi. Đới Đạc, Cao Phúc Nhi, biết tính ông giản dị; can cũng không được, đành phải theo ý ông.

Xe qua Bảo Ứng rồi tiến vào Hoàng Phiếm khu. Nơi đây hầu như không có bóng người, nhìn bao la toàn là bãi cát, khắp nơi đều là đầm lầy, mà nước lụt còn để lại sau khi rút. Cỏ xanh tháng Hai vừa nẩy mầm, trên các bãi cát vàng những cỏ gianh  khô cằn rối bung mọc từ mùa thu năm ngoái, chúng rền rĩ, rung rinh trước gió xuân lành lạnh. Chân ngựa lún xuống cát, đi rất khó. Cao Phúc Nhi, Đới Đạc cưỡi trên mình ngựa bao quát trên dưới, các quân sĩ hộ lương phải luôn đặt những tấm ván lót vào những vũng bùn để xe đi được dễ. Tuy vậy một ngày đoàn xe chỉ đi được hơn ba mươi dặm! Các thôn xóm bên đường đều xơ xác, tiêu điều; các thanh niên khỏe mạnh ở đó đều đã sớm xa chạy, cao bay; chỉ còn trơ lại một số cụ già, phụ nữ yếu ớt và trẻ nhỏ; họ đều đói, mặt xanh như tầu rau. Dận Chân ra lệnh phát chẩn ngay tại chỗ. Đoàn xe vừa đi vừa phân phát thóc, gạo, nên đã bận lại càng thêm bận, khi vào trong địa giới Hoài An thì đã phân phát được khoảng hơn hai nghìn thạch lương.

- Coi như sắp ra khỏi cái bãi cát chết tiệt này rồi!

Tối hôm đó, đoàn xe người mệt, ngựa mỏi dừng lại. Cao Phúc Nhi nặng nề lê bước, đến trước xe Dận Chân bẩm báo:

- Bẩm Tứ da, hôm nay sợ rằng ta phải ngủ ngoài trời mất.

Dận Chân tay cầm quyển "Kim Cương kinh", ông đương xem Thúy Nhi và Khảm Nhi chơi trò "Gỡ dây rối" thì nghe thấy Cao Phúc Nhi nói; cảm thấy người bã ra vì xe lắc, ông quay nhìn mặt trời đang từ từ lặn trên bãi cát và hỏi:

- Đến đâu rồi?

Lời ông nói chưa dứt thì Khảm Nhi và Cẩu Nhi đã nhẩy cả xuống xe. Khảm Nhi cười hì hì nói:

- Chỗ này trước là bến đò, bây giờ bị lấp bằng rồi!

Thúy Nhi đập vào càng xe nói:

- Em với bố đã đến đây xin ăn, chỗ này gọi là bến đò Hoa Đào.

- Bến đò Hoa Đào - Dận Chân bỗng nhiên tỏ ra rất hưng phấn, mắt sáng lấp lánh, hơi thở dồn dập, một lúc sau ông mới bình tĩnh trở lại. Thở một hơi dài, nói:

- Cái tên nghe hay quá!

Cao Phúc Nhi cười:

- Bến đò Hoa Đào... nơi này, tôi đã đi qua...

Cao ngừng lại một chút không nói tiếp, nhưng lại nói sang ý khác:

- Đi thêm ba mươi dặm nữa thì đến đường cái quan, đường sẽ dễ đi hơn.

Nói đến đó, Đới Đạc cũng chạy đến; Đới cười nói:

- Cũng may mà Tứ da là người thích tĩnh, nếu mà là Thập tam da thì nửa tháng với bùn vàng, bãi cát này, chắc ngài sẽ chán ngán lắm?

Dận Chân không nói gì, ông quỳ xuống bới lấy một ít cát sông ở dưới chân, được nửa thước, thấy phía dưới là đất xốp đen. Thoạt nhìn ai cũng biết ngay, nơi đây trước kia đều là ruộng tốt. Bất giác ông thở dài, nói:

- Vương tôn công tử ở trong thế giới phồn hoa, trong đống lụa là, nếu không đến đây thì làm sao biết được cảnh khổ trong chốn nhân gian. Đáng tiếc nơi này...

Rồi ông hạ lệnh đắp bếp nấu ăn, dựng lều lên ngủ đêm ở nơi bãi đất hoang vu này.

Mặt trời đã sắp lặn. Vòm trời bao la, tầng tầng lớp lớp ráng chiều như những cánh hoa sen hồng, ánh qua những làn khói bếp uốn lượn; trời đã dần dần tối lại, lửa trại cháy bừng bừng hắt lên một quầng sáng; mùi thơm sườn lợn nấu trong nồi lan toả điếc mũi; chú chó Lư Lư nép vào lòng Cẩu Nhi, thèm quá thè chiếc lưỡi rớt dãi ròng ròng. Dận Chân thấy mọi người vây quanh bếp lửa nhưng không ai nói gì; ông biết rằng đó là do có sự hiện diện của ông, nhưng ông vẫn không chịu rời Đới Đạc và Cao Phúc Nhi đi chỗ khác, mà chỉ nói với ba đứa nhỏ:

- Sao các ngươi đều ngồi buồn ở đây, có biết hát không? Hát đi!

Chỉ một câu nói, lập tức làm bọn trẻ vui vẻ hẳn lên, Cẩu Nhi rút một cái sáo từ trong người ra, liếm liếm mép rồi thử tiếng một chút, tiếng sáo trầm đục, lảnh lót vang ngay lên. Khảm Nhi cười nói:

- Để tôi hát một bài.

Thế là em cất cao tiếng hát:

Chị ở bên kia sông không xa, Em ở bên này cũng chẳng gần. Hai bờ đối nhau, khói bếp lan tỏa. Chỉ cách con sông Thanh Long xanh!

Dận Chân nghe em hát tình ca mà ngũ âm (42) chưa chỉnh thì bất giác cười lên khanh khách, vỗ tay khen hay, nói:

- Hay! Hát nữa đi!

Khảm Nhi chưa kịp nói gì thì Thúy Nhi đã hát:

Em nhớ mẹ! Mẹ ở nơi nao chốn Hoàng tuyền?

  Nhẫn tâm buông tay bay lên trời, lìa bỏ con gái quý đi khắp nơi... Ngày con nhớ, đêm con nhớ. Ngủ tỉnh giấc, lại khóc đứt ruột...

Giọng em non nớt, thanh thanh trong vắt từ trong tâm khảm trào ra. Thúy Nhi đã xúc cảm thật sự, mắt em ứa lệ! Cẩu Nhi thổi sáo rồi ủ rũ nhắm mắt lại, hầu như không suy nghĩ gì hết. Khảm Nhi cúi đầu nói:

- Người chết thì đã chết rồi, người sống thì vẫn phải sống; em cứ thích hát những bài như vậy làm người nghe buồn chết đi được!

Nói rồi, hai tay ôm đầu gối, em hát:

Hỡi ông trời! Tôi xin kêu oan với trời! Người ta nói ông là người giáng phúc lành, mẹ tôi chết đói nơi thành ngoại hoang phế, người con hiếu chỉ nhìn, không có cách gì cứu! Người ta nói ông có thể giáng tai họa, nhưng chỉ thấy sét đánh chết trâu, thậm chí hổ cũng bị thần sét đánh! Đẹp như Tây Thi chỉ lấy người có tiền (43). Lão ông sáu mươi tuổi lấy con gái trẻ măng... Mọi người sợ ông, tôi không sợ, ông hồ đồ như vậy sao? Hưởng đồ cúng bái của chúng tôi mà như vậy sao?

...Tiếng hát dứt, tiếng sáo tức tưởi cũng ngừng. Một lúc sau cũng không ai lên tiếng, chỉ có tiếng Củi lép bép trong đống lửa trại và những ánh lửa chiếu vào những khuôn mặt trầm tư của mọi người.

Dận Chân ngồi ngay ngắn trên chiếc đệm cỏ râu rồng, ông không hề động đậy trông như một bức tượng đúc bằng sắt; do cúi đầu nên mọi người nhìn không rõ nét mặt ông! Mãi sau, Dận Chân mới vươn vai và ngáp, ông nói to nên giọng hơi khàn

- Hát rất hay. Về Bắc Kinh nếu gặp được Ô tiên sinh, ta sẽ nhờ ông sửa lại lời, rồi sẽ dâng lên hoàng thượng và các đại thần lục bộ nghe! - Nói rồi, ông suy nghĩ một chút, nói tiếp: - Mọi người có muốn nghe kể chuyện không?

- Thế thì hay quá! - Ba đứa trẻ hoan hô, nhẩy lên vì thích.

Khảm Nhi nói:

- Kể chuyện Tôn Hành Giả đi lấy kinh!

Cẩu Nhi nói:

- Chuyện ấy nhàm rồi, nghe mãi thì có thú vị gì? Cứ kể chuyện về ma thì thích hơn!

Thúy Nhi bịt tai nói:

- Các anh là Quỷ nan triền, là Triền tử quỷ, em sợ, em không muốn nghe chuyện ma quỷ!

Dận Chân cười, nói:

- Ta không kể chuyện ma quỷ. Ta tin Phật, mà lại không có gan coi thường trời, đất như Khảm Nhi; ta sẽ kể một câu chuyện thật. - ông cầm gậy bới đống lửa để tự trấn tĩnh và bắt đầu kể:

- Không nhớ là vào triều đại nào, có một vị hoàng đế sinh hạ được hơn hai người con.

- Mẹ ơi! Sao mà nhiều anh em thế - Thúy Nhi nói vậy

Khảm Nhi vội bảo:

- Đừng xen ngang! Không nghe ở Cổ Nhi có người nói, vua Văn Vương có tới hơn một trăm người con sao?

Dận Chân gật gật đầu:

- Trong số hai mươi người con đó có một hoàng tử từ khi sinh ra, chú đã nhút nhát mà lại nhân từ. Ngay một con kiến trên đất, hoàng tử này cũng không nỡ giẫm chết, con lươn cũng làm cho hoàng tử sợ hết hồn; trong hoàng cung mà hoàng tử thấy một con chuột, chú cũng không nỡ giết, sợ rằng chuột mẹ chết thì chuột con không có mẹ, không sống nổi.

Nghe Dận Chân kể chuyện thú vị, mấy đứa bé đều toét miệng cười. Đới Đạc và Cao Phúc Nhi liếc nhìn nhau, những không nói một lời. Dận Chân lại nói tiếp:

- Như các ngươi đã biết, là con rồng cháu phượng, tất phải giúp vua cha giải quyết mọi công việc. Chẳng hạn phải trông coi việc nước, người tốt thì thưởng, người ác thì phạt, nhưng tính cách của hoàng tử này như vậy, thì làm sao nổi những việc đó? Hơn nữa, các hoàng tử này, lớn lên từ nhỏ trong hoàng cung, không biết đến việc ngoài đời thì làm sao hiểu được trăm họ sinh sống như thế nào? Do vậy nên lão hoàng đế nghĩ là phải cho các hoàng tử đi khắp nơi giải quyết mọi việc, vị hoàng tử nhút nhát thì được phái tới Hoài An để thị sát Hoàng Hà, Hoài Hà.

Một khi đương triều hoàng tử đã đến trị nhậm tại Hoài An, thì tất nhiên các quan dưới đều đến xu phụng. Trên là Tiết độ sứ, dưới là các quan châu quận, suốt ngày đám đông đó vây quanh nịnh hót. Vị hoàng tử này bản thân cũng không đi sm hiểu, chỉ thấy công việc trôi chảy, những người dưới ngoan ngoãn, phục tùng mình như đối với cha đẻ của họ thì ông cảm thấy mình tài giỏi, nên bẩm với hoàng đế rằng những thuộc quan ở đây đều là những vị quan lương đống của triều đình cả. Nghe hoàng tử bẩm báo như vậy, hoàng đế cũng rất vui.

Không ngờ năm ấy nước Hoàng Hà rất to - các ngươi có biết "Dương báo" là cái gì không? Ở thượng du Hoàng Hà có eo Thanh Đồng, thuở xưa, khi Đại Vũ trị thủy, ông có trồng một cái cột cờ sắt ở đó. Trên ấy có khắc các phân, tấc. Khi ở eo Thanh Đồng nước lên một tấc thì ở dưới hạ lưu nước lên một thước. Để những người phía dưới hạ lưu biết được mực nước ở eo Thanh Đồng, người ta lấy da dê thổi phồng lên; rồi tìm một người khỏe mạnh không sợ chết, đem miếng da dê đó buộc lên đầu; trên miếng da dê đó có mang một miếng thẻ tre viết chữ. Thế là người đó cứ thuận dòng bơi đi để người ở phía dưới biết được mực nước mà chuẩn bị việc phòng giữ đê điều. Năm đó, trên miếng "Dương báo" trôi xuống hạ lưu, người ta thấy nước ở eo Thanh Đồng lên tới ba thước!

Cẩu Nhi sợ quá nhẩy lên, chớp mắt nói:

- Trời! Như vậy thì ở chỗ cháu, nước lên tới ba trượng, thành Hoài An bị ngập hết! Còn nhớ là năm đó, vùng ấy bị ngập cả!

Dận Chân trầm ngâm nói:

- Đúng thế. Năm đó ở hạ lưu cũng mưa. Trong hơn một tháng, trời cứ âm u đều! Hôm đó mưa rất to, có vẻ như nước sông sắp trút cả vào thành. Sợ rằng trong thành khó giữ được nạn lụt, hoàng tử hạ lệnh các viên quan trong nha chuẩn bị thuyền; ông chỉ mang theo một ngườiưởng tùy cùng đi ra phía tây thành xem xem rút cục đê có chống chọi nổi với nước lũ không.

Trên trời mây rất dầy, giữa trưa thì mây đen như mực, từng làn mây đung đưa, những ánh chớp lóe lên giữa các đám mây, khi thì mầu vàng kim, khi thì mầu tía, còn có những quả cầu lửa lên xuống, nhẩy nhót rồi nổ ran..., những tiếng sét, tiếng sau vang hơn tiếng trước, làm cho các thành lâu trong thành đều rung lên.

Thúy Nhi run rẩy, nói:

- Lão da đã kể vị hoàng tử ấy dát lắm! Đó là rồng nổi giận đấy! Hoàng tử khi ấy vẫn không chạy đi à?

Sắc mặt Dận Chân hơi xanh xao, ông lại nói tiếp:

- Ta có kể là hoàng tử rất nhân từ, khi ấy ông lẩm nhẩm khấn trời, xin trời tha cho không bắt tòa thành này phải chịu khổ nạn. Trưởng tùy thấy nước Hoàng Hà sắp cuốn băng cả đê lớn đi, những làn sóng cao hơn năm thước gào rít; thế nước như bạt núi lấp biển ào tới, thì ông ta kêu thét lên:

- Xin chủ nhân chạy mau, về nha môn lên thuyền!

Người này bất kể là hoàng tử đồng ý hay không đồng ý, anh ta cứ kéo hoàng tử lên ngựa, và cho ngựa phóng đi ngay... Khi đó, tiếng kêu la đã vang lên om sòm khắp thành:

- Nước lũ đã tràn vào cổng thành phía nam rồi, chạy nhanh thôi!

Tiếp đó, một tiếng "ầm" vang lên ở phía nam, tường thành đã bị đổ. Nước lũ ào vào trong thành, khắp nơi vang lên những tiếng ngườ, chó kêu. Nhà đổ, vách xiêu làm tung lên những đám bụi mù, trong mưa lớn lại có sương mù đầy trời. Ở phố chỉ phút chốc mà nước đã dâng tới bốn thước, mưa không bước nổi nữa... Tiếng sét, tiếng mưa, tiếng sóng nước, rồi liên tiếp từng cái cột nhà đổ sụp tất cả. Mọi nơi đều ầm ĩ, hỗn loạn, bầu trời tối như ban đêm, nước mưa làm mọi người mờ mắt không trông thấy gì hết và cũng không nghe thấy gì hết, trời đất như bị nhào thành một khối!

Chủ, tớ vội bỏ ngựa lội nước đến thắt lưng, nhưng rồi cũng về đến được nha môn. Hai người thở một hơi dài khoan khoái. Họ nghĩ chỉ cần lên được thuyền là không sợ gì nữa, ai ngờ khi bước qua cửa, hai người đều giật mình đờ người ra, chiếc quan thuyền lớn buộc ở cửa nghi môn đã biến mất! Những sĩ đại phu thường ngày luôn miệng nói đến trung quân, yêu dân, thì nay chính những người đó đã sớm cởi dây buộc thuyền mà chuồn thẳng. Ngay cả chủ nhân của mình họ cũng mặc kệ.

Trong phòng nước ào ào cuồn cuộn chảy, vắng lạnh không một bóng người. Hai người vớt được một cái thang đang trôi, định trèo lên nóc nhà. Bỗng nhiên người trưởng tùy này nhớ ra, ở trước phòng Tiêm áp (44) có một cái chum lớn, anh ta liền lôi cái chum đó ra, nghiêng chum đổ hết nước rồi ôm lấy hoàng tử khóc lớn, nói: "Chủ nhân, chỗ này chỉ có thể ở tạm thôi, bọn chó má không có lương tâm đã chẳng hề nghĩ gì đến chuyện đi đón thày trò ta!... Chủ nhân, xin chủ nhân vào ngồi trong chum, nô tài sẽ bíu lấy thành chum rồi ta cứ thuận theo dòng nước mà đi... Ông trời trên cao sẽ phù trợ thày trò ta...

Nghe đến đấy, Đới Đạc sực nhớ ra, Cao Phúc Nhi có nói đến chuyện năm Khang Hy thứ 43 và chuyện Tứ a-ca Dận Chân đã "từ cõi chết trở về", chỉ có điều Cao nói không được kỹ như ngài đang kCao Phúc Nhi cũng nghe đến nỗi mắt đờ ra, hình như Cao đang hồi tưởng lại cái tai nạn lớn đáng sợ của năm đó. Mãi sau, Cao mới nói:

- Chủ nhân, sao ngài kể lại câu chuyện đó? Nô tài nghe ghê cả người. Thôi! Xin chủ nhân đừng kể tiếp nữa.

Khảm Nhi trợn mắt nói:

- Đương kể đến chỗ hay, chú lại bảo đừng kể nữa! Cháu thích nghe!

Cẩu Nhi cũng nói:

- Nhạc vương gia (45) cũng phải ngồi trên chum mà trốn chạy đấy! Gặp nạn lớn mà không chết, thì tất có phúc về sau!

Thúy Nhi cũng mê nghe chuyện này, mắt vụt long lanh, em hỏi:

- Lão da, vậy vị thái tử ấy lần đó có thoát nạn được không ạ?

- Ông ấy không phải là thái tử... - Dận Chân cười gượng, nói: -... nếu là thái tử thì bọn quan khốn kiếp đó đã không dám bỏ đi riêng như vậy...

Hai người cứ bồng bềnh trôi hai ngày, hai đêm. Nhưng còn may là không bị đói vì trên mặt nước trôi rất nhiều những thứ ăn được, nào là bí ngô, hồng, cà, thứ gì cũng có, thỉnh thoảng lại có cả bánh bao không nhân, bánh ngô nữa. Chỉ có hoàng tử ngồi trong chum bị chóng mặt, không nhận rõ được bốn phía, hễ ăn gì là ông nôn hết; còn người trưởng tùy thì sao? Anh ta bíu lấy một bên chum, mãi rồi cũng kiệt sức, mấy lần anh ta buồn ngủ quá phải buông tay ra; khi đó bao giờ hoàng tử cũng phải kéo anh ta lại.

Hai ngày sau chum trôi,đến bên một bờ đất. Hai người trèo lên, niệm Phật; bỗng nhiên hoàng tử thấy trời xoay, đất chuyển và ông ngã xuống ngất đi trên bãi cát.

Khi hoàng tử tỉnh dậy thì trời đã tối. Ông mở mắt, thấy phía trước giường có một cái bàn đã nát, trên có một chiếc đèn dầu cháy phập phù. Một ông già đang ngồi trên ghế hút thuốc, còn có một cô gái khoảng mười bảy, mười tám tuổi bưng một bát nước gừng, đứng thần ra nhìn ông. Hoàng tử mấp máy môi, vừa định hỏi xem cô ta là ai thì người con gái đó mừng rỡ nói:

- Cha, anh ta tỉnh rồi...

Thế rồi, hoàng tử thấy người trưởng tùy bước vào anh ta sụp ngay xuống đất khấu đầu:

- Cám ơn cụ đã cứu chúng tôi! Nhất định chúng tôi sẽ xin báo đáp... Chủ chúng tôi... - Anh ta liếc nhìn hoàng tử, không dám nói rõ thân phận thực của ngài.

Hoàng tử nhổm dậy nói:

- Tôi tên là Vương Tốn Long, dám hỏi cụ, quý tính đại danh là gì? Cụ cứu chúng tôi, ông trời sẽ phù hộ cụ.

- Chúng tôi sao dám nhận có "quý tính" được. Tôi họ Hắc, quê ở Lạc Hộ Gia. - Mặt ông cụ đầy vết nhăn, ông cụ thở dài nói tiếp: - Ông tổ gây tội, con cháu phải chuộc tội, tích đức cũng là vì mình. Người cứu ông là đứa con gái thứ hai của tôi, tên nó là Tiểu Phúc, hiện giờ nó đang đi vay gạo chưa về. Đây là đứa con gái lớn của tôi, tên là Tiểu Lộc

Nói rồi, ông cụ lại thở dài và đứng dậy bỏ đi không nói năng gì hết.

Tiểu Lộc vội đưa bánh ngô đến, nói:

- Bốn bề là nước, không có muối, cũng chẳng có rau, mà gạo cũng chưa chắc đã vay được, ông ăn tạm chút này vậy! Cha nói đúng; tích đức hơn xây tháp Phật bảy tầng; chỉ sợ nước lụt như thế này thôi!

Hoàng tử khi đó đã tỉnh táo hơn, dưới ánh đèn ông nhìn Tiểu Lộc, thấy dung mạo nàng tuy không phải là tuyệt sắc, nhưng cũng vào loại xinh đẹp, nói năng lại nhẹ nhàng, bất giác ông hỏi:

- Như thế này thì đáng sợ ở chỗ nào?

Tiểu Lộc bưng lên một bát rau rừng, mời hai người ăn, rồi nói:

- Không giấu gì ông, cụ tổ của tiện nữ, vào thời Vĩnh Lạc nhà Minh trước kia đánh giặc bị thua, phải đổi thành họ Hắc, bị truất thành "tiện dân". Triều đình có chỉ, đời đời cả dòng tộc chỉ được làm nghề ca kỹ, hoặc làm người thổi kèn, đánh trống, con hát, làm đồ vàng mã, làm nghề khóc thuê, bà mối, bà đỡ..., giúp người ta các việc cưới xin, chôn cất đã hơn ba trăm năm nay rồi. Trong ba trăm năm nay, đời này qua đời khác, dòng họ chúng tôi đã có tới chín tư tiết phụ, còn có hai liệt nữ: một người chịu tội thay cho cha đi đầy, chết ở Hắc Long Giang; một người khi chưa kịp cưới thì chồng (chưa cưới) đã chết, nên người này bèn tự tận... Năm năm trước, một ống quan thái tôn nào đó nghe biết chuyện này, ông ta lại tra gia phả dòng tộc tiện nữ, ông nói hiếm thấy một từng họ bị truất xuống làmiện dân, đã không bán mình mà lại còn có được tiết phụ! Nhưng tiếc rằng chưa đủ một trăm người, nếu đủ thì ông ta sẽ làm bản tấu lên triều đình, để cho toàn dòng tộc không bị coi là dân hạ tiện nữa; chi, hồ, giả, dã (46) sẽ có hàng đống... - Kể đến đây, cô ta bỗng nhiên đỏ mặt, nói: - Nhưng nói với ông chuyện này để làm gì nhỉ?

Hoàng tử cười nói:

- Đó là do tự cô nói ra đấy chứ!

Tiểu Lộc nghe hoàng tử nói vậy, cô ta liền cầm lấy một cái bánh ngô rồi đi ra. Lát sau, cô ta lại vào tay bưng một rá đựng gạo, lại cả một cục muối to bằng quả trứng gà. Không nói năng gì cô đến bên bàn giã nát cục muối, nhúm lấy một ít bỏ vào bát của hoàng tử; cô lại lấy gạo cho vào nồi, đặt nồi lên bếp; e thẹn liếc nhìn hoàng tử; sau đó bẻ nửa cái bánh ngô, cuối cùng cô ngồi xuống bếp ăn nhỏ nhẻ rồi cho củi vào bếp nấu cơm. Hoàng tử cười nói:

- Vì sao cô không muốn nói tiếp? Xin cô đừng bực mình, bỏ qua cho những gì tôi nói không phải?

Tiểu Lộc vẫn không nói gì, cô chỉ nghi hoặc liếc nhìn hoàng tử; bỗng nhiên cô nhoẻn miệng cười, rồi lại cúi đầu đun bếp. Hoàng tử đương lấy làm lạ thì lại một Tiểu Lộc nữa từ ngoài bước vào, tay cầm mấy củ cải đã rửa sạch, nhanh nhẹn thái luôn, rồi cô cười nói:

- Các ông may nhé! Tôi tưởng là không vay được gạo đấy. Các ông không biết đứa em gái này, tuy không biết nói chuyện, nhưng nó lại có duyên lắm đấy!

ười bấy giờ mới rõ, trước sau đi vào không phải chỉ có một người. Khảm Nhi cười nói:

- Thì ra là một cặp chị em sinh đôi!

Đới Đạc chưa bao giờ thấy Dận Chân lại vui vẻ nói với người được nhiều như vậy, những lời đó mà đến tai các a-ca khác thì chẳng hay ho chút nào! Thấy thịt đã nấu chín, Đới lấy đũa vớt ra, trước tiên cắt lấy một miếng đưa đến mời Dận Chân, khi đó ông đang lảng chuyện, Khảm Nhi thì đương gặm thịt, Đới lại xé một miếng quẳng cho Lư Lư, Khảm Nhi cười híp mắt lại nói:

- Lão da, lão da không cần nói tiếp nữa, chúng nô tài đều rõ cả rồi!

------------------------

(38) Một nghi thức khi hạ quan đến trước các tước vương thời nhà Thanh.

(39) Bạc mà ngoại quan theo thường lệ phải dâng cho kinh quan vào mùa hạ gọi là băng kính.

(40)Thánh quyến: quyến ở đây là quyến thuộc nhưng từ  thánh quyến  này chỉ Dận Chỉ.

(41) Triền: quấy phá.

(42) Ngũ âm: tức 5 âm trong nhạc bộ thời xưa của Trung Quốc là: cung, thương, giốc, chủy, vũ.

(43) Người có tiền:  dịch từ từ "Vương lão", xưa kia Vương Nguyên Bảo nhà rất giầu. Đồng tiền thời đó, có chữ "Nguyên Bảo", nên mọi người gọi tiền là "Vương lão".

(44) Phòng "Tiêm áp: phòng chờ ký, đóng dấu.

(45) Nhạc vương gia: chỉ Nhạc Phi, vị anh hùng đánh quân Kim xâm lược nhà Tống.

(46) Chi, hồ, giả. dã: chi các nhà Nho thời xưa; vì trong các kinh chữ Hán có rất nhiều các hư từ: chi, hồ, giả, dã.