Từ Hy Thái Hậu

- 3 -

Docsach24.com
àng rất nhanh trí, thoáng nghe hắn nói, nàng hiểu ngay dụng ý của hắn. Người này muốn lợi dụng sắ đẹp, tài trí của nàng để đạt mưu lợi riêng tư. Nếu một ngày nào nàng leo lên được tột đỉnh cao sang, hắn sẽ nhắc lại công lao của hắn. Với một giọng thản nhiên, nàng hỏi:

- Anh giúp đỡ tôi mà không cần được gì à, lạ thật. Ở đời không ai cho không ai cái gì bao giờ.

Người thái giám mỉn cười, nói:

- Sự thắc mắc của cô thời gian sẽ trả lời. Nàng quay mặt đi, nói:

- Biết mai sau thế nào,

Vâng. Người thái giám nghiêng đầu chào, quay gót đi. Nàng trở về thư viện, lòng da bâng khuân, suy nghĩ. Con cho nằm dưới chân, người giảng sư vẫn ngồi ngủ gật trên ghế. Nàng tiếp tục đọc sách, mọi vật vẫn như khi trước, tuy trong lòng đã thay đổi, nàng như không còn một trinh nữ ngây thơ mà đã là một đàn bà chín chắn, thao lược, mưu trí. Nàng không còn trí óc đâu để mà thưởng thức những bài cổ thi nữa.

Nàng nghĩ đến lúc được nhà vua sủng ái, vời đến. Không biết ngài vời cách thức thế nào? Ai đêm lệnh đó đến? Khi được lện triệu thỉnh, không biết có đủ htời giờ tắm rửa, xức dầu thơm không? Hay phải vôi vả đi ngay? Các cung tần thường kháo nhau, chuyện trò như bất tận, khi một người vua vời đến, hôm sau cả bọn nhào nhau hỏi đêm hôm đó ngự trên long sàng thế nào? Yehonala không bao giờ hỏi han, thăm dò, nàng chỉ để tai nghe cho biết.

Một nàng phi đã nói:

- Ngài ngự không sủng ai riêng ai được lâu bao giờ.

Nàng này, lúc đầu cũng được vua yêu dấu, nhưng chẳng được bao lâu, vua chán nàng cho như đồ phế thải. Bây giờ, nàng ở cùng với bọn người cùng hội đồng thuyền với mấy mụ mệ già của Tiên đề ngày xưa. Nàng được tuyển vào cung năm 24 tuổi, được vua vời đến lúc đầu r6òi cũng bị bỏ quên. Quảng đời còn lại sống cô đơn, không ra vợ mà cũng không ra goá phụ, không sanh đẻ lần nào, không chồng, không con sống vất vưởng, phấn nhạt, son phai, lúc nào cũng mơ màng luyến tiếc nhớ lại cái ngày sung sướng nhất, hãnh diện nhất trong cái đêm được hầu hạ bên long sàng. Kỷ niệm duy nhất, huy hoàng đó, mỗi lần có những cung phi mới “nhập ngũ” thì nàng lại nhắc đến, nói hoài như khoe khoang, như luyền tiếc. Yehonala ngồi làm thinh nghe người cung phi kể chuyện, trong lòng nghĩ thầm ta có nghệ thuất làm Người được vừa ý, biết kích thích lòng dục vọng, những khoé mắt những lời ca tiếng hát, kể những chuyện dí dỏm tâm tình, chăng một màn lời lười thu hút hết cả thể chất lẫn tinh thần vào trong lòng bàn tay ta. Nàng gấp cuốn kinh dịch, đẩy xa ra góc bàn. Còn rất nhiều các loại sách khác như: “ Giấc mộng trong phòng màu hồng”, “Bông hoa mai cắm trong lọ vàng”, “Con bạch xà”. Nàng sẽ đọc hết những cuốn sách đó. Nến ở thư viện không có, nàng sẽ sai Lý Liên Anh mua ở các tiệm sách ngoài phố.

Viên giảng sư choàng thức dậy, Kiểu các cụ già, lúc ngủ, lúc thức không khác nhau, khi ngủ dậy trí óc vẫn tỉnh táo. Ông ngồi yên, đưa mắt quan sát. Ông hỏi:

- Thế nào, bài vở hôm nay học song hết rồi chứ?

Vâng, tôi muốn đọc những loại sách khác, những truyện ngắn, về ma thuất, những loại sách giải trí… Nét mặt ông già nghiêm lại, vuốt chiếc cằm nhẵn thín, bàn tay gầy nhăn nheo như một chiết lá khô.

Những loại sách đó là những sách đầu độc, nhất là đối với phụ nữ. Ở trong thư viện hoàng gia không có. Trong thư viện có tất cả ba mươi sáu ngàn cuốn, không có một nào về loại tạp thư. Người đàn bà có đức hạnh không bao giờ đọc những loại sách đó.

Nàng vui vẻ trả lời:

- Như thế, tôi không nghĩ đến những tạp thư đó nữa. Nàng cúi xuống, ôm con chó vào trong ống tay áo, trở về tư phòng.

Tin hoàng hậu Sakota đã thụ thai, Yehonala biệt được trưa hôm đó, ngày hôm sau tất cả môi người, ai ai cũng biết. Người này nói với người kia, tin đó loan truyền rất nhanh như luống gió; chỗ nào cũng xầm xì bàn tán nhỏ to. Hiên giờ hoàng hậu và các cung phi, hoàng thượng chưa có hoàng nam hay hoàng nữ. Các tộc phái Mãn Châu xôn xao bàn tán, nếu trường hợp không có Đông cung thái tử chính thống, phải chọn một người trong hoàng tộc để kế vị sau này.

Các tộc phái đã phải để ý đến những đứa con trai, họ đã có vẻ tranh giành, ghen tức nhau từ bấy giờ về vấn đề lựa chọn. Bây giờ bà hoàng hậu Sakota có tin mừng, tất cả còn phải chờ đến ngày khai hoa nỡ nhuỵ. Nếu hoàng hậu sanh hạ công chúa, cuộc tranh giành sẽ lại tiếp tục tái phát.

Yehonala thu6ọc về một tộc phái có thế lực mạnh nhất, tộc phái đó đã có tới ba hoàng hậu có lịch triều, rất có thể Yehonala sẽ là người thứ tư.

Nếu số nàng tốt, được vua vời đến “ nhất phát, nhất trúng” nàng thụ thai ngay, Sakota lại sanh con gái thì số nàng có hồng loan chiếu mệnh, lòng trời đã định, bước thang mây thênh thang rộng mở. Nàng có thể lên cao hơn thế nữa, bước đầu đã qua, bước sau cũng dể. Biết đâu mọi việc sẽ diễn tiến như lòng ảo vọng.

Nàng phải rnè luyện từ bây giờ, đọc những tài liệu, công văn, nghiên cứu từng chữ những sắc chỉ, chiếu chỉ. Nàng lại cần tìm hiểu những công việc về quốc sự, nội trí, ngoại giao để nếu Trời, Phật giúp cho được như ước vọng, mọi việc nàng đều htông thạo, không bị bở ngỡ. Dần dần, nàng học hỏi tìm hiểu, lãnh thổ trong nước bao la, có hàng mấy trăm triệu dân. Từ nhỏ đến giờ vũ trụ của nàng chỉ có bắc kinh nơi nàng sinh trưởng. Nàng biết nàng thuộc về một giống đi chinh phục, nòi giống của người Mãn Châu đã chinh phục Trung Hoa và lập nền đô hộ dân tộc đó. Đã 200 năm nay, triều đại người phương Bắc đóng đô ở Bắc Kinh, xây đắp hoàng thành vô cùng kiên cố ở trong tỉnh này.

Người ta gọi thành phố của hoàng đế là cấm thành, vì trong đó của vua ngự trị, ngài là người đàn ông duy nhất, đêm được ở trong đó. Đến chiều, chiêng, trông khua lắp nơi để mọi người đàn ông ở trong đó phải ra ngoài. Chỉ có hoàng thượng và các tần mỹ nữ và bọn hoạn quan. Bây giờ nàng đã biết rõ hoàng thành, cấm thành, đại nội là thế nào. Tất cả công việc hành chánh đều tập trung ở đó, cai trị một nước bao la, rộng lớn, sông ngòi, núi non trùng điệp, có biết bao nhiêu đô thị, làng mạc, dân số hàng mấy trăm triệu người, rải rác khắp mọi nơi, những nhà buôn, nông dân, học giả, nghệ sĩ, cao lâu, tửu quán, đàn ông, đàn bà đủ các laọi người làm hàng trăm vạn nghề khác nhau.

Trí tưởng tượng Yehonala bay bổng ra ngoài ngục tù vương giả theo những trang sách. Các sách chỉ ghi một cách tổng quát. Sơ lược không bằng những các sắc chỉ có những chi tiết rất xác đáng cho sự nghiên cứu học hỏi, hiểu hiết. Nàng được biết hiện nay có một cuộc phiến loạn làm chắn động miền Nam. Đáng ghét nhât 1là một sự cổ võ, tuyên truyền cho một đạo giáo ngoại lai. Quân phiến loạn là người Hán, thành lập một đảng gọi là Thái Bình Thiên Quốc. Đảng trướng là một người có đạo Gia tô tên là Hùng tự xưng là bào đệ tái xanh của một vị thần ngoại quốc và một mụ nhà quê. Xét cuộc hạ xanh này và dòng dõi của Christ không có gì là lạ, vì trong nhiều sách có ghi chép nhiều chuyện tương tự như thế. Như một chuyện một ngườu đàn bà nông phu đang cày ruộng thấy một vị thần xuất hiện trên mây, do phép thần thông đã cấy được tinh trùng vào người đàn bà đó nên sáu tháng sau người đàn bà đó sanh hạ một người con trai, là con của vị thiên thần. Lại còn một chuyện cổ tích có một người con gái, con một người thuyền chài, đang ngồi vá lưới cho cha, một vị thần ở dười nước nhô lên dùng phép thần đã cấy được tinh trùng vào người con gái đó. Có một điều đáng quan tâm là đảng Thái Bình, dười hiệu cờ tôn giáo đã quy tụ một số rất đông những bọn người bất hảo, bất mãn.

Nếu người ta coi thường, không đêm quân tiễu trừ, đẳng Thái Bình này có thể lật đổ được triều đại Mãn Thanh. Dưới triều vua Đạo Quang trị vì, cũng không hơn gì cha. Bà hoàng thái hậu coi vua Hàm Phong như một đáu trẻ nít.

Yehonala nghĩ chỉ có hoàng thái hậu đương kim là một cái thang cho nàng leo lên đài vinh quang. Nàng phải biết sử dụng chiếc thang đó. Nàng tận tâm phục vụ bà già, đêm hết sự khôn ngoan, để chiều chuộng, hầu hạ làm sao cho bà đẹp ý, vừa lòng mến yêu, quyến luyến nàng. Có hôm nàng hái một bông hoa thật đẹp, hôm khác một trái cây thật chín, ngon, mà đẹp, àng lựa chon trong vườn ngự uyển, hai tay kính cẩn đêm dâng lên cho bà.

Bây giờ đang mùa dưa chín, bà hoàng thái hậu thích những trái dưa xinh xinh, bở tơi, thịt vàng, thơm phức. Loại dưa này ưa mọc ở tên đống rác; người ta gieo hột về đầu xuân. Ngày nào Yehonal cũng ra xem các luống dưa, tìm những trái dưa chín, có khi bị lá che khuất. Những trái nào còn xanh, chưa được chín đều, nàng dán một mảnh giấy đề hai chữ “Ngự dụng” để bọn thái giám nô tỳ khỏi ngắt trộm.

Có một hôm, đúng một tuần sau khi được Lý Liên Anh báo tin cho nàng biết về hoàng hậu Sakota, nàng thấy mộït trái dưa, lấy tay gõ vào kêu như chuông. Trái này đã chín mùi, nàng cắt, dem vào hoàng cung, hai tay dâng lên hoàng thái hậu.

Khi nàng vào trong cung thái hậu, con nữ tỳ ngồi hầu quạt, bảo nàng: “Tái hậu đang ngủ”. Con nữ tỳ này có vẻ nghen tức với nàng ví biết nàng được thái hậu mến yêu.

Yehonal nói lớn:

- Giờ này thái hậu cón ngủ sao? Chắc ngài khiếm an. Thường nhật ngài dậy sớm lắm mà. Khi nào nàng muốn nói to, tiếng nàng trong treo, lanh lảnh như tiếng chim hoạ mi, cách mấy gian phòng cũng nghe thấy. Tiếng nàng lọt vào tai thái hậu. Ngài đang ngồi thiêu một con rồng vàng vào chiếc đai của hoàng thượng. Địa vị của ngài đáng lẻ không phải làm những việc đó, song ngài không biết đọc sách, không có việc gì làm, ngài ngồi buồn, thiêu thùa cho vui. Nghe thấy tiếng Yehonala, nhân lúc đó ngài thiêu đã chán tay, ngài đặt miếng thiêu xuống bàn, gọi Yehonal.

Vào đây con. Người ta nói dối con, bảo mẹ ngủ. Yehonala nhìn con nữ tỳ một cách đắc thắng, mỉm cười, con này tức quá, cau mày. Nàng nói lớn:

- Thưa thái hậu, không có ai nói thái hậu ngủ, con nghe nhầm. Nàng trí trá nói mấy câu đó để không buột tội con nữ tý đã nói dối, định gạt nàng.

Nàng đi qua mấy gian phòng rộng lớn rồi đến phòng hoàng thái hậu. Vì trời nóng bức, bà bận quần áo mát, bằng lụa mỏng, cắt ngắn. Yehonalaquỳ xuống, hai bàn tay dâng lên trái dưa chín.

Bà hoàng thái hậu reo lên:

- Con đêm dưa đến vừa đúng lúc mẹ đang nghĩ đến dưa muốn có một trái chín.

Thưa thái hậu, để con sai thái giám buộc trái dưa treo trong lòng giếng ở phía tây, cho mát. Bà không nghe lời nàng đề nghị:

- Không được, nếu trái dưa vào tay bọn thái giám. Chúng lén lút ăn hết, khi nào mẹ sai đem về, chúng sẽ đem cho mẹ một trái còn xanh, hay chúng nói chuột tha mất, hay trái dưa tuột dây rớt xuống giếng. Bọn thái giám trí trá, hỗn lắm, mẹ biết. Mẹ muốn bổ ra ăn ngay, cắt ở trong bụng là chắc nhất. Bà quay đầu ra ngoài, gọi to:

- Lấy cho tao con dao lớn vào đây.

Ba, bốn con nữ tỳ vội vàng lấy dao đem vao. Khi bọn nữ tỳ đi ra, Yehonala bổ trái dưa, cắt ra từng miếng đưa thái hậu. Hết miếng này đến miếng khác, bà ăn nhôm nhoàm gần hết nữa quả dưa. Bà ăn như một đứa trẻ nít, nức dưa chảy ròng ròng xuống dưới cằm.

Nàng kêu nữ tỳ lầy chiếc khăn. Nàng quấn chiếc khăn quanh cổ bà già để nước dưa khỏi làm hoen ố chiếc lụa bà mặc. Khi bà ăn đã chán, bà bảo:

- Còn một nữa, lấy cái gì úp lại, cất đi. Chiếu nay, lúc nào hoàng thượng đến thỉnh an ta, ta sẽ cho nữa trái dưa. Để ở đây, đừng đem đi đâu, không bị mất cắp.

Yehonal vôi vàng nói:

- Vâng, xin tuân lệnh. Nàng không cho bọn nữ tỳ mó tay vào nữa trái dưa, tự nàng làm lấy. Nàng kêu đem vào một chiếc đĩa lớn để trái dưa, lấy chiếc bát sứ úp lên trên, rồi để vào trong một chậu nước lạnh.

Nàng cố làm rất cẩn thận, cầu kỳ, cốt để bà nhắc tên nàng trước hoàng thượng khi ngài đến vấn an. Trong khi nàng hầu hạ, chiều chuộng bà già để ý nhắc nhở tên nàng với đức kim thượng. Lý Liên Anh cũng sốt sắng không kém để tiến cử nàng. Hắn đút lót tiền nong quà bánh bọn cận vệ chờ lúc nào ngài ngự bồn chồn muốn có một người đàn bà đẹp vừa mắt để cho vào hầu, bọn này sẽ tâu lên tên nàng Yehonala.

Phương pháp tấn công lưỡng diện đó đã đem lại kết quả. Sua hôm đem trái dưa vào dâng mẫu hậu, nàng ngồi trong thư viện, giở một cuốn sách, thấy có mọt mảnh giấy gấp tư. Nàng mở ra coi, thấy có hai dòng chữ viết nguệch ngoạc:

“Rồng vừa tỉnh giấc Phượng hoàng bay cao”

(Long tỉnh, phượng phi) Nàng biết ngay ai đã viết mầy dòng chữ này. Nhưng làm sao Lý Liên Anh lại biết được thâm ý của nàng? Nàng có thổ lộ nói gì cho hắn biết đâu. Nàng bình tĩnh ngồi đọc sách trong khi ông giảng sư già, lúc thức, lúc ngủ, gật gù trên ghế. Thời gian trôi qua. Hôm đó như thường lệ, quá trưa, nàng còn phải học hội hoạ. Nàng rất thích học ông già này vì ông buông thả không chấp nệ bắt phải suy luận, chăm chú những lời của cố nhân. Học về hội hoạ lại khác hẳn, trong giờ học không được phép giải trí, suy nghĩ, làm một việc gì khác ngoài việc học. Giáo sư là ột thiếu phụ rất khó tính. Cô này tên là Miện, gốc người Hán, chồng chết khi còn ít tuổi. Theo luật lệ triều đình nhà Mãn Thanh, những đàn bà người Hán không được phép nhập đại nội, nên người ta cho phép cô này không phải bó chân, tóc phải uốn bồng lên cao, y phục người Mãn Thanh. Sao người ta lại cần một người Hán bắt phải cải trang như vậy? Vì cô này là một hoạ sĩ, một mỹ thuật gia danh tiếng, dùng để giảng dạy các cung tần trong hoàng cung. Cô này thuộc một gia đìnhnghệ sĩ người hán, cô sở trường về vẽ (kê cúc) những cây cúc và đàn bà, cô vẽ rất tuyệt xảo, vượt cả cha lẫn anh cô. Cô có tài nhưng không kiên nhẫn, những người nào không có khiếu về hội hoạ hay có vẻ chậm hiểu, cô từ chối không day. Yehonala vừa thông minh vừa có hoa tay, nàng lại nhiệt tâm học hỏi. Khi nhận thức ở nàng những đặc điểm đó, viên giáo sư hết sức chăm chú giảng dạy cho nàng. Cô giáo sư rất nghiêm nghị và khó tính, nên Yehonala chưa được phép vẽ theo thiên nhiên, phải học bắt đầu những mẫu vẻ cổ khắc vào gỗ và những ấn hạ của những hoạ sĩ danh tiếng ngày xưa. Học như thế để cho tâm trí thấm nhuần đường lối, cách thức, mẫu mực, màu sắc. Nàng phải sao lại những bản mẫu và bị cấm tuyệt đối không được tự tayvẽ lấy.

Theo như thường lệ, ngày hôm đó, cô giáo dạy vẽ đúng 4 giờ đến. Ở trong cung đó rất nhiều đồng hồ treo của các nhân vật Tây phương đem cống hiến nhà vua, qua các triều đại suốt một thế kỷ. Ba người thái giám được chỉ định chuyên môn suốt ngày lên giây cót đồng hồ. Cô giáo ghét những chiếc đồng hồ chay lạch cạch, kêu kinh coong suốt ngày làm mất sự yên tĩnh thích hợp cho việc học. Cô chỉ nhìn chiếc đồng hồ nước (lâu khắc)

Cô giáo sư cũng khá đẹp song hai con mắt hơi nhỏ. Hôm ấy cô mặc chiếc áo màu mận. Tóc bới cao, gài chiếc lược, có gắn hạt trai… Người thái giám tuỳ tùng, ở chiếc hộp lớn lấy ra một nắm bút vẽ, những chiếc dĩa nhỏ để hoà phẩm và các thức đồ dùng khác để vẽ. Yehonala đứng trước mặt giáo sư. Cô giáo nói:

- Mời ngồi… ngồi… Yehonala giữ lễ chưa dám ngồi. Cô giáo phải ngồi trước để nàng bắt chước ngồi xuống ghế. Bây giờ, Yehonala lại nhìn thấy dưới khía cạch khác về nước trung hoa rộng mênh mông với dân số vĩ đại, nghệ thuật phong phú tích luỹ từ ngàn xưa, những danh hoạ từ thế kỷ trước như Quang khải Chính.

Nàng thích những bức hoa cổ, vẽ những cách thần tiên, huyền thoại, như các tiên nga ngự trong xe loanđi trên mây có rồng kéo. Quang Khải Chính còn vẽ trên một cuốn lụa bạch những phong cảnh, nhân vật ở chốn triều chung, vua Càn Long đã tự tay châu phê và đóng dấu tỷ vào tấm tranh “Một danh hoạ bất hủ”. Cuốn tranh lụa này dài hơn ba thước, bề ngang 25 phân. Tấm tranh vẽ chính cảnh ở hoàng cung, có một cảnh Yehonala thích nhất, là danh hoạ diễn tả một cảnh con gấu xổng chuồng, con vật này nhảy chổm định vồ thiên tử. Một thể nữ trong triều đã liều mình lăn xả vào con gấu để cứu giá. Yehonala nghĩ bụng người đàn bà đó cũng giống như mình, có phí phách, can trường. Người đàn bà trong tranh cao lớn, rất đẹp, hiên ngang, hai tay khoang trước ngực, dáng diệu dũng cảm. Yehonala cũng thích tấm tranh có hoàng đế, hoàng hậu, hai thế tế xử, xung quang có các quan phụ đạo. Bức tranh là cảnh rất linh động, một gia đình quân vương đầm ấm.

Lại còn một cảnh nữa nàng cũng thích lắm. Cảnh một chú bé, nét mặt hóm hỉnh, người thợ cạo đang cạo đầu cho chú. Lạy Trời phù hộ, nàng muốn có một đứa con trai như ở trong tranh.

Bài học hôm nay về Vương Vệ, cách đây 15 thế kỷ. Ông này nguyên là một danh y, đã từ bỏ nghề của tổ phụ để nghiên cứa về thi văn hội hoạ.

Với giọng nói trong như tiếng hạc, cô gioá sư nói:

- Bài học hôm nay là nghiên cứu những tấm hoạ của vương Vệ. Để ý nhận xét những nét vẽ, lá tre rụng lả tả trên tấm đá màu sẫm, và những cánh mai, những bông mai xen lẫn với bông cúc.

Cô giáo tính rất nghiêm nghị, cô không nói gí khác trong giờ học, Yehonala ngoan ngoãn ngồi nghe cô giáo giảng dạy, tai nghe mắt nhìn những tấm tranh mẫu. Tuy vậy nàng cũng nêu lên một thắc mắc, phát biểu một nhận xét:

- Tôi thấy lạ, làm sao trong một tấm tranh có cả hoaa mai lẫn hoa cúc. Vẽ như vậy, thời tiết đảo lộn?

Cô giáo có ý không bằng lòng, cô nói:

- Với một bức danh hoạ của Vương Vệ, không thể nói hoạ sĩ nhầm lẫn. Phải biết trong một bức hoạ của Vương Vệ có bức vẽ những tàu chối dưới làn mưa tuyết. Có ai có thể tưởng tượng những tàu lá chuối trong tuyết không? Thế mà Vương vệ lại vẽ những việc trái khoái như vậy. Cô phải suy luận một bài thơ về bức hoạ đó. Người ta nói Vương Vệ là một thi hàohơn là một danh hoạ. Theo tôi nhận xét, những bài thơ của ông là những bức hoạ mà những bức hoạ của ông là một bài Đường thi. Vẽ theo nguồn hứng tâm trạng chứ không vẽ theo thức tại, như thế là đem lý tưởng vào nghệ thuật.

Cô giáo vừa nói vừa pha màu sắc, chọn những ngọn bút lông, để ý quan sát Yehonala, cô nói:

- Tôi chắc cô thắc mắc muốn biết làm sao tôi bảo cô chép lại những tác phẩm của Vương Vệ? Tôi có ý đó để cô nhận xét những nét vẽ rất tinh xảo của nhà danh hoạ. Tôi xem ý cô cũng nhẫn nại, kiên tâm. Nhưng sự kiên tâm, nhẫn nại phải được hướng dẫn và giám sát trong nội tâm. Có như thế sự nhẫn nại mới không uổng và trở thành một kỳ tài.

Ý tôi muốn chấn vấn giáo sư.

Tôi nghe, xin cô phát biểu ý kiến. Giáo sư tay cầm ngọn bút lông vẽ những nét rất mảnh nhưng rất cứng cáp, mạnh mẽ trên một tờ giấy trải trên mặt bàn vuông. Yehonala hỏi:

- Thưa giáo sư, bao giờ tôi tự ý vẽ được một mình? Giáo sư ngừng bút, lắng nghe tai nghe, ngồi im, mắt lơ đãng nhìn chỗ khác, một lúc sau trả lời:

- Cô sử dụng ngòi bút một mình không cần phải hỏi tôi chỉ dẫn nữa. Yehonala không nói gì; câu trả lời đó đã rõ ràng, đầy đủ ý nghĩa. Nếu nàng được hoàng thượng vời đến, không ai có quyền sai khiến, chỉ bảo được nàng, nàng leo lên một địa vị tuyệt đỉnh cao sang. Nàng cầm ngọn bút lông, nắn nót, phóng lại những bông hoa mai xen lẫn hoa cúc.

Đêm hôm đó, nàng đang ngủ, không biết lúc đó vào khoảng mấy giờ, có người lay vai nàng gọi dậy. Nàng không ngủ sớm nhưng khi đã ngủ thì ngủ rất say. Khi người ta lay nàng dậy, nàng mơ màng màng như ở trong hang tối chui ra, cố mở mắt, tai nghe con nữ tý nói:

- Dậy đi cô Yehonal

dây đi cô

Có lệnh hoàng thượng triệu thỉnh

thiên tử gọi, cô hiểu chưa? Nghe nói thế, nàng hết buồn ngủ, vùng trở dậy, tỉnh táo, đẩy chăn, đêm ra xa, nhảy xuống giường. Người nữ tý nói:

- Nước tắm đã pha sẵn rồi, mời cô vào tắm ngay đi, trong bồn nước tắm, con có pha sẵn đầu thơm. Con đã lấy sẵn cho cô chiếc áo đẹp nhất màu hoa cà.

Không, đừng lấy màu hoa cà, lấy cho tôi chiếc áo màu hoa đào. Một bọn đàn bà kéo vào trong buồng, người nào cũng ngáp, còn ngái ngủ: Nào bà tổng giám thị, người làm đầu, gnười coi về nữ trang. Các cung phi chưa được nữ trang trừ phi có lệnh cua vời đến mới có quyền đeo. Yehonala quỳ trong bồn nước tắm, một nữ tỳ xát xà phòng thơm khắp người nàng, kỳ cọ. Người nữ tỳ nói:

- Bây giờ cô đứng lên, tôi lấy chiếc khăn bông lau ráo người cho cô, phải xức dầu thơm vào bảy lỗ khiếu, nhất là hai tai. Hoàng htượng thích tai đàn bà. Tai cô nhỏ nhắn, vành tai xinh. Cô nhớ ngoáy hai lỗ mũi cho thật sạch, còn những nơi kín, cô để đấy, phần tôi đảm nhiệm.

Yehonala đứng yên cho người nữ tỳ lau chúi tắm rửa phải làm gấp. Lý Liên Anh đứng chờ ngoài cửa, giục giã, đếm từng giây, từng phút. Hoàng thượng vừa thức dậy, ngài đang uống rượi và ăn bánh nhân thịt.

Người thái giám ghé mồn nói qua tấm màn cửa:

- Phải gấp gấp lên, nếu chềnh chàng lâu quá, gnài ngự cho gọi người khác. Tôi biết tính ngài nóng lắm., không chờ được lâu. Người nữ tỳ trả lời:

- Xong rồi.

Nó đeo vội đôi vòng tay vào hai tay Yehonala rồi đấy nàng ra mở cửa.

Thôi đi đi, cô nàng.

Yehonala kêu lên:

- Con chó vẫn quẩn dưới chân nàng. Lý Liên Anh nói:

- Không được, không được. Không được dắt chó đi theo. Yehonal đột nhiên sợ, vội cúi ôm con chó vào lòng. Nàng giẫm chân, nói:

- Tôi muốn con chó đi theo. Lý Liên Anh hét lên:

- Không thể được. Con nữ tỳ chạy ra, hét lên như sấm:

- Trời đất quỷ thần ơi! Để mặt người ta đem theo con chó. Cái đó tuỳ thích, có làm gì anh phải làm ầm lên. Nếu cấm đoán, bắt buột người ta quá, người ta không đi, liệu bọn mình có được yên không? Yehonala đi vào tạm biệt điện lúc đó vào nữa đêm, tay khư khư ôm con chó bé tí tẹo. Trước khi vào làm hoạn quan Lý Liên Anh học làm giày, nên ở trong cấm thành, người ta châm biếm, gọi hắn là “Đồ xi đánh giày”. Trong đêm hôm tối tăm giữa mùa hạ, yehonala đi theo Lý Liên Anh trên những đường nhỏ hẹp ở trong cấm thành. Người thái giám đem một chiếc lồng soi đường, đi trước. Aùnh sáng ngọn đèn chỉ vừa chiếu sáng bàn chân đi. Con nữ tỳ lẽo đẽo theo sau.

Những hòn đá ở đường ẩm ướt, những giọt sương đọng trên ngọn cỏ trắng như tuyết. Trong đêm hôm tĩnh mịch, không có một tiếng động, xa xa, thỉnh thoảng có tiếng đàn bà rên rỉ, thở dài nghe rất não nuột.

Tuy chưa được đến biệt điện bao giờ, Yehonala cũng như cũng như các cung phi khác, biết ngôi biệt điện trong cung thành, xung quanh là vườn Ngự Uyển bao bọc, nấp bóng dưới một ngọn tháp lớn “Vũ Hoa tháp”. Tháp có một hàng cột sơn son thiếp vàng, có chạm trổ rồng cuốn. Trong tháp thiết lập ba bàn thờ đạt bài vị của các chư thần. Từ đời Khang hy, tất cả các vua, chúa đều đến đây hành hương, cầu bách thần ửng hộ.

Nàng đi qua ngôi đền đó rồi đến cổng biệt nơi hoàng thượng ngự. Cánh cổng nặng trịch từ từ mở, người thái giám đưa nàng đi ngang qua một gian phòng rộng bát ngát, rồi qua những hành lang phăng lặng không có một bóng người ngoài mấy thái giám ngồi gác. Đi hết gian phòng rộng đến khuôn cửa khép, chạm những con rồng mạ vàng. An Đắc Hải người chưởng quản thái giám đã hứng chờ ở đó. Người này cao lớn, nét mặt lầm lì, hai tay khoang trước ngực, mặc chiếc áo vóc hoa màu đỏ sẫm, dây lưng mạ vàng ống ánh dưới náh sáng của mấy ngọn nến thắp trên giá đèn bằng gô4 chạm trổ. Hắn không nói gì với Yehonal, lờ như không biết nàng là ai, bàn tay phải phất ra hiệu cho Lý Liên Anh lui ra ngoài.

Đột nhiên, người thái giám chưởng quản nom thấy đầu con chó nhô ra khỏi ống tay áo nàng.

Yehonala, cô không được phép đem theo chú chó vào phòng đức vua. Yehonala ngửng đầu, giương to mắt nhìn thẳng vào mặt An Đác Hải, lạnh lùng bảo:;

Nếu không được đem nó theo, tôi không vào. Nàng nói mấy câu đó rất dõng dạt mạnh bạo, vẻ mặt thản nhiên, như việc vào hay không trong phòng vua là một vấn đề không đáng kể. An Đắc Hải nghe và thấy thái độ kỳ khôi đó, hắn sửng dốt:

- Cô to gan thực, dám ngạo mạn, thách đố thiên tử á? Nàng làm thinh không nói nữa lời, lấy tay vuốt ve con chó. Lý liên Anh đến gần bảo An Đắc Hải:

- Anh Hai, con chó này ương nghạnh lắm, nó ăn nói như con nít không ra thể htống gì, nó liều mạng lắm, dữ như con cọp cái. Tất cả chúng em, ai cũng phải gờm nó. Nếu nó không chịu vào tống cổ nó vô. Em nghĩ không nên ép buột nó, nó đấu bò, đầu bưới bực mình lắm.

Cái màn cửa đột nhiên hé mở sau lưng An Đắc Hải, một thái giám ở trong thò đầu ra nói:

- Sao trì chậm quá thế. Có cần hoàng thượng ra đây phân xử vụ lộn này không?

Lý Liên Anh muốn chấm dứt câu chuyện lằng nhằng, bảo An Đắc Hải:

- Anh Hai nên nghe em cho nó vào, nó giấu con chó thế nào kệ nó. Nếu nó không giấu được rồi, nó thả con chó ra, giao cho nữ tỳ ngồi chờ sẵn ở ngoài cửa.

Viên thái giám chưởng quản làm nét mặt rất nghiêm nghị, nhưng không sao khắc phục được, Yehonala vẫn trừng trừng nhìn thẳng vào mặt không chút e dè.

An Đắc Hải phải nhượng bộ. Hắn cằn nhằn, rầy la, nhưng cuối cùng phải chịu thua. Hắn dẫn Yehonala qua một phòng khác có những tấm màng cửa rất đầy, bọc vóc vàng, thêu rồng đỏ. Đằng sau tấm màng cửa là một khuôn gỗ nặng trịch, chạm trỗ rồng, phượng.

An Đắc Hải vén tấm màn cửa, mở hé, ra hiệu bảo nàng bước vào. Lần này có một mình nàng vào, mọi người ở ngoài. Nàng đến trước mặt thiên tử, ngự trên long sàng rất sớm, đặt trên một chiếc bục cao. Long sàn bằng đồng, bốn chân bằng gỗ mun, chạm rồng cuốn. Xung quanh bốn thành giường, có một hàng lang can bằng đồng mạ vàng, trên hàng lang can, chạm trỗ những bông hoa, lá cây. Những chân rồng năm móng (ngũ trảo) đỡ những tấm lưới đó. Ngài mặc một chiếc áo lót bằng lụa đỏ, ống tay rộng, gài kín cổ, hai bàn tay nhỏ nhắn, nõn nà khoang trước ngực. Yehonala đã nom thấy ngài một lần vào hôm tuyển trạch, hôm đó ngài đội vương miện, hôm nay ngài để đầu trần, tóc đen, cắt ngắn. Mặt ngài dài và hẹp, trán lồi. Một người đứng ở dưới, một người ngồi trên giường, bốn mắt nhìn nhau. Ngài ra hiệu nàng đến gần, Khoan thai, nàng tiến gần lại nàng, hai con mắt nàng vẫn nhìn thẳng vào mặt ngài. Gần đến nơi, nàng đứng lại.

Giọng mảnh dẻ, cao vào trong, ngài nói:

- Mi là người đàn bà thứ nhất vào đây dám ngửng cao đầu nhìn trẫm, những người khác đều sợ không giám nhìn trẫm. Nàng nghe nói nghĩ bụng: “Chắc Sakota vào đây, mặt cúi gầm”, Sakota hiện giờ ở một gian phòng nào gần đây, Sakota tính nhút nhát, chắc khiếp sợ lắm. Ta chẳng sợ ai, ta đem cả con chó đi theo. Bọn cung phi bbị bỏ rơi đã dạy nàng cách xưng hô, thế nào cho đúng lễ nghi chốn thêin đường. Nói với thiên tử không như nói với người thường, phải dùng những từ ngữ riêng như: “Muôn tâu đức vạn tế” hay “Muôn tâu thánh thượng”. Yehonala bất chấp, nàng nói với vua như nói với mọi người, chẳng cần những sáo ngữ, những câu hoa mỹ.

Nàng vừa xoa đầu con chó vừa nói:

- Trước khi vào trong này, thiếp chưa được biết, chưa nghe thấy ai nói đến laọi chó nhỏ này. Nay thiếp được một con thích quá. Hoàng thượng hai mắt nhìn nàng, sửng sốt, thấy nàng nói năng rất tự nhiên, ngây thơ như một đứa trẻ nhỏ.

Đến đây ngồi cạnh trẫm, nói cho trẫm biết sao mi không sợ trẫm?

Nàng leo lên bục ngồi ở mép giường, đối diện với vua, vẫn ôm kkhư khư ở tay con chó. Con chó con ngửi mùi nước bông, nó bị sặc, hắt hơi. Nàng nói: “Không biết mùi gì hắc quá làm con chó bị sặc? ”

Vua trả lời:

Mùi long não, nói cho trẫm biết sao mi không sợ trẫm? Nàng cảm thấy trên mặt, trên môi, hai bàn tay vuốt ve con chó, hai con mắt một người đàn bà đang bị theo dõi từng lời nói, từng cử chỉ. Nàng rùng mình tuy đang giữa mùa hạ, không có gió lạnh; nàng cúi đầu nhìn con chó. Một lúc sau nàng ngửng đầu nhìn người đàn ông ngồi đối diện, nàng thỏ thẻ nói như một đứa trẻ:

- Thiếp biết số lý của thiếp.

Mi biết số mi thế nào? Tại sao mi biết? Tấn kịc nàng đã soạn thảo, bây giờ nàng đem ra diễn làm vua say mê, thích thú, để cả tâm trí nghe tiếng oanh thỏ thẻ. Nàng hé mở một nụ cười rất tươi, cong đôi vành môi mỏng, hai mắt long lanh tình tứ, không lạnh nhạt như hồi nảy. Giọng nói mền mại, ngân vang, như cung đàn muôn điệu lúc bổng, lúc trầm khiến người nghe phải say mê, thích thú.

Từ khi cha thiếp qua đời, thiếp ở nhà người chú ruột cũng vừa là giám hộ. Hôm nhận được sắc chỉ triệu thỉnh để tuyển trạch, thiếp có đem vàng hương đến lễ ở đền thờ Đức Quan Aâm. Thần thiếp đốt hương, khấn vái và…

Nàng nói đến đó ngừng lại, hai môi run run, cố mở một nụ cười, nửa tình tứ, nửa thẹn thó.

Nhìn khuôn mặt dễ thương, măn mà, duyên dáng, đôi mắt tình tứ, giọng nói ỏn ẻn, ngọt ngào, ý tứ chất phát, ngây thơ vua ngây người ngồi nghê, thấy nàng ngưng lại, vội hỏi:

- Rồi thế nào nữa, hở em?

Hai mắt rất tình tứ, liếc nhìn mặt rồng, nàng nói tiếp:

- Hôm ấy trời không vcó gió, khói hương bốc thẳng lên cao. Mùi hương ngào ngạt, khói hương cuộn tròn trên bát hương, trong đám mây khói đó thiếp nhìn thấy một khuôn mặt. Vua nghe nói, lạ quá, ngắt lời hỏi:

- Một khuôn mặt? Nàng làm như một đứa trẻ, rụt rè, bẽn lẽn, không nói, chỉ gật đầu. Vua hỏi:

- Khuôn mặt có phải khuôn mặt trẫm không? Nàng không trảlời, nhìn vua, gật đầu. Hoàng thượng muốn được nàng xác nhận, hỏi:

- Phải không?

Muôn tâu bệ hạ, khuôn mặt đỏ đúng là khuôn mặt của hoàng thượng. Suốt hai ngày, hai đêm… nàng vẫn ở trong phòng vua. Ba lần vua nằm ngủ thiếp, mỗi lần vua ngủ nàng chay ra cửa phòng bảo khẻ con nữ tỳ vẫn ngồi túc trực ở đó, đưa nàng sang phòng bên. Bọn thái giám lúc nào cũng nấu sẵn nồi nư¬c1 sôi, người nữ tỳ chỉ việc lấy gáo múc nước nóng pha vào bồn sứ để tắm táp, rửa ráy cho cô chủ. Nữ tỳ thay quần áo cho cô, chải đầu lại cho cô. Cần gì, nàng chỉ bảo khẻ con ở, con này tuyệt đối không được nói năng, hỏi han gì. Khi tắm rửa, thay quần áo xong, nàng lại trở vào phòng vua, người ta lại đóng kín cửa lại.

Nàng ngồi trong chiếc nghế bành, gần cửa sổ, chờ vua ngủ dậy. Mọi việc đã được hoàn toàn, mãn nguyện. Bây giờ nàng đã biết con người được cả thiên hạ tôn xưng là người thế nào? Một người hèn kém, yết ớt cả tinh thần lẫn thể chất, một người tính nết bất nhất, thất thường, dâm đãng kinh khủng. Khi biết sức mình yếu không thoả mãn được lòng dục vọng, người đó nằm khóc thút thít trên ngực Yehonala. Đó là chân tướng của vị nguyên thủ quốc gia, của con người mệnh danh là con trời.

Tuy biết rõ thực chất con người như thế, nhưng khi gần người đó, àng rất ngoan ngoãn, tuyệt đối phục tùng. Khi nào thấy ngài đói bụng, nàng sai thái giám chưởng quản mảng đên đến những món ăn ngài ưa thích. Nàng ăn cùng với vua và nuôi luôn con chó trong phòng, gắp thịt, trôn cơm cho con chó ăn. Thỉnh thoảng nàng mở cửa sổ, thả con chó ra ngoài sân một lúc. Aên uống xong, hoàng thượng sai viên thái giám kéo rèm xuống để che nắng khỏi lọt qua cửa sổ, để yên cho ngài nghỉ, không được ai vào trừ phi có lệnh gọi đến.

Ngài cho cac quan miễn thị triều ngày hôm đó và những ngày sau, cho đến khi có lệnh mới.

An Đắc Hải, nét mặt nghiêm nghị, trịnh trọng tâu:

- Muôn tâu bệ hạ, miền Nam cấp báo những tin tức vô cùng quan trọng. Quân phiến loạn Thái Bình đã chiếm thêm nữa tỉnh nữa. Tình thế vô cùng nguy kịch, cấp bách. Đình thân và các thân vương mong chờ được vào bệ kiến.

Ta mệt không thể thiết triều được. Thiên tử cau mặt, tỏ vẻ khó chịu. Ngài nằm xuống đệm. Viên thái giám chưởng quản cáo lui. Vua bảo Yehonala:

- Gài then cửa không hco ai vô. Nàng gài then cửa, trở vào, thấy hai con mắt ngài nhìn nàng một cách kinh khủng, dục tình đang bốc cháy ngùn ngụt. Ngài chưa được htoả mãn hay còn thềm thuồng mây mưa. Ngài nói khẻ, bảo nàng:

- Lại đây em. Ta thấy trong người đã khoẻ. Bữa ăn vừa rồi đã phục hồi nguyên khí.

Nàng lại một lần nữa, chiều theo ý muốn. Đúng thật, lần này ngài “nhiều phông” hơn lúc trước, dẻo dai hơn, nàng sực nhớ lời cung phi bị bỏ quên thường nói với nàng: Họ thì thào nói nếu hoàng thượng thấy năng lực sút kém, không đủ cường độ để thoả mãn tình dục, người ta trộng lẫn vào các món ăn những vị thuốc kích thích, chỉ một lúc sau khi thuốc ngấm, năng lực lại trở lại dồi dào sung mãn. Nhưng lối bá đạo đó rất nguy hiểm, không nên dùng nhiều hay năng dùng, rất hai cho cơ thể. Dùng kích thích nhiều quá sẽ kiệt sức, hậu quả rất tai hại không thể lường được.

Sáng đến ngày thứ ba, hoàng thượng ở trong tình trạng bị kiệt sức. Ông nằm bẹp trên nệm, gần như hôn mê, không còn gì biết gì, hai môi tím nhợt, hai mắt lờ đờ, hé mở, không cựa quậy, mặt tái nhợt, xanh như tàu lá, nước da vàng nghệch, nom như một cáì xác không hồn. Yehonala nom thấy thế, sợ quá, chạy vội ra cửa để cầu cứu. Nàng chưa kịp gọi, thì viên thái giám chưởng quản đã đến, hắn như đã tiên đoán thế nào cũng sảy ra như vậy.

Nàng truyền lệnh:

- Cấp tốc triệu thỉnh ngự y. Nàng một dáng điệu đường hoàng, bệ vệ, hai mắt đên sáng quắc, long lanh. An đác Hải như một cái máy, vâng lời. Yehonala trở vào phòng vua. Ông đã ngủ, khuôn mặt bạc nhược mất hết thần sắc, nàng nghẹn ngào muốn khóc. Nàng rùng mình, phát lạnh, tâm thần mỏi mệt, ròng rã suốt ba ngày, hai đêm phục vụ vua. Nàng rón rén ra phía cửa, hé mở, vừa đủ, lọt người, lách ra ngoài. Con nữ tỳ bắt chiếc ghế, ngồi ở cửa, con này thức suốt mấy đêm túc trực, mỏi mệt, ngồi ngủ gật trên ghế. Yehonala lắc vai nó goi dậy, khẽ bảo nó:

- Ta muốn trở về phòng.

Con chó của cô đâu? Yehonala lơ đảng nhìn con nữ tỳ, nói:

- Đêm qua ta thả nó ra ngoài sân, không biết nó đâu.

Thôi cũng được, kệ nó. Người nữ tỳ như có vẻ ái ngại bảo nàng:

- Cô đi theo tôi, tôi đưa cô trở về phòng. Yehonala theo người nữ tỳ đi dọc suốt các hành lang hẹp. Trời vừa sáng, ánh nắng nhạt lúc rang đông chiếu lên những bức tường màu hồng, nàng trở về gian nhà cô đơn, hiu quạng. Vừa đi, người nữ tỳ vừa nói chuyện với cô chủ cho vui.

Lý Liên Anh nói:

- Cô là người được sủng ái nhất, như thế cô mặc nhiện đã có địa vị. Quyền thế, không cần phải e dè, sợ sệt gì hết. Không một cung phi nào ở gần thiên tử lâu như cô, kể cả bà hoàng hậu cũng ở được một đêm.

Yehonala mỉm cười, hai môi nàng rung rung:

- Thật thế à? Dáng diệu nàng vẫn duyên dáng, uyên chuyển, vẫn nhưtrước không có gí thay đổi. Khi nàng tắm rửa xong, mặt chiếc áo lụa toàn tơ đi ngủ, buông rèm che kín cửa, nghĩ lại thấy rùng mình. Những chuyện buông the đó, nàng giữ kín trong lòng, không thể thổ lộ, giải bày tâm sự với ai được. Nàng chưa có ai là người tâm phúc, nàng sống cô quạng một mình. Chưa bao giờ nàng cảm thấy cô đơn như lúc này. Không có ai là Lữ, Chàng chẳng phải là ngườu trong gia tộc nàng sao? Đồi với chàng, nàng là người cùng một huyết thống, không ai có thể phủ nhận được điều đó. Nàng ngồi nhỏm dậy trên giường, vỗ tay gọi con nữ tỳ.

Người nữ tỳ mơ cửa vào hỏi:

- Cô cần gì?

Gọi thái giám Lý Liên Anh cho tôi. Con nữ tỳ có vẻ lưỡng lự. Nhìn nét mặt béo phị, tòn xoe của nó, cũng biết nó ngập ngừng không muốn đi. Thưa cô, con thiết tưởng cô không nên úa tin vào tên thái giám đó. Hắn giúp gì được cho cô? Yehonala không nghe.

Ta muốn sai hắn một việc mà việc đó chỉ có hắn mới làm được. Con nữ tỳ lui ra trong lòng vẫn do dự, bất đồ gặp tên thái giám chạy đến. Hắn hỏi:

- Phượng hoàng muốn gì?

Yehonala vén tấn màn cửa. Nàng mặc một chiếc áo dài màu sẫm. Nét mặt nàng nghiêm nghị. Nước da xanh, hai mắt thâm quầng, nàng nói rất dõng dạc:

- Mi đi mời người anh họ ta Nhung Lữ, đưa hắn đến đây. Lý Liên Anh thấy lạ hỏi lớn:

- Có phải ông quản kỳ thủ, ở đội ngự lâm quân không ạ?

Phải. Lý Liên Anh ra đi, lấy ông tay áo che miệng, mỉm cười. Nàng buông màn cửa xuống, nghe tiếng chân tên thái giám đi ra xa. Nàng nghỉ khi nào chấp chánh, nàng sẽ cất nhắc Nhung Lữ lên một địa vị rất cao sang, không ai có thể khinh htường chàng là một tên ngự lâm quân. Nàng sẽ phong hco hắn tước công hay có thể hơn nữa: Cơ mật đại thần. Nàng ước vọng, mưa đồ như vây, lòng đa nở nang, sung sướng đến cực độ, song nàng lại cảm thấy sợ sợ.

Nàng muốn nói, bảo gì người anh họ hay lời khuyến dụ của chàng để nàng phấn khởi, tin tưởng vào tương lai.

Nàng ngồi nghĩ lại thấy cho gọi Nhung Lữ đến thật dại, vì nàng không nên nói cho hắn biết câu chuyện hai ngày, ba đêm ở trong phòng vua, nói cho chàng biết nàng đã hoàn toán thay đổi, khác trước. Nàng cũng không thể nói cho hắn biết nàng không muốn làm một con chim nhốt trong lồng son, cống sứ. Nàng nghĩ thấy cay đắng, tuột xuống ngế ngồi, úp mặt vào tường. Nàng cảm thấy lòng đau cắt, nỗi lòng biết ngỏ cùng ai. Nàng hy vọng hắn đừng đến. Nhưng sự đã rồi, đã nghe thấy tiếng chân chàng ở xa đi đến.

Chàng thấy cho gọi không biết chuyện gì, vôi vàng đến ngay. Chàng đã đứng ngoài cửa, tiếng Lý Liên Anh nói qua bức màn:

- Thưa cô, người anh họ Nhung Lữ đã đến. Nàng vội vàng đứng dậy, không kịp nhìn lại khuôn mặt trong giương. Đối với hắn, nàng không cần phải trang điểm, sửa sang. Nàng đến vén tấm màn cửa, chàng đã đứng đó:

- Mời anh vào.

Không được! Không được! Em ra ngoài này, anh không tiện vào phòng me. Lý Liên Anh vẫn đứng đó, vểnh tai lên nghe.

Em cần muốn nói với anh một việc. Nhung Lữ nhất định không chịu vào, nàng phải ra khỏi phòng. Nom thấy khuôn mặt xanh xao, ngơ ngác, đôi môi nhợt nhạt, hai mắt thâm quầng của nàng, Nhung Lữ lo ngại, không biết chuyệân gì, hắn đi theo nàng ra sân. Nàng không cho thái giám đi theo. Con ở đứng trên bực thềm để tránh những người xấu mồn, đơn đặt nàng đi với một người đàn ông, dù người đá là người anh họ.

Nàng không muốn đụng vào tay chàng tuy trong lòng muốn được va chạm; Nhung Lữ cũng giữ giữ ý, đi đứng rất nghiêm trang. Nàng đi ra tận xa ở cuối sân, đến ngồi trên một chiếc đôn sứ dưới bóng một chiếc cây cọ chà là. Nàng nói:

- Anh ngồi xuống. Nhung lữ vẫn đứng trước mặt nàng, người thẳng tắp như khi đứng gán ở trước cổng nhà vua. Nàng ngưng mặt lên nhìn Nhung Lữ, nói co vẻ thiết tha:

- Anh không chịu ngồi à?

Không. Anh đến đến đây là lệnh của em. Nàng nói rất khẽ, dù con chim đậu ở trên cành, ngay tr6n đầu nàng cũng không nghe thấy tiếng nàng nói:

- Anh có biết việc gì không?

Nhung Lữ mắt vẫn nhìn chổ khác, trả lời:

- Anh biết.

Em được sủng ái.

Phải rồi, anh được nghe nói. Hai người nói chuyện với nhau nhát gừng, nàng hỏi câu gì chàng mới nói, nên nàng không biết nói gì thêm. Nàng nhìn nét mặt Nhung Lữ không rời mắt, khuôn mặt quen thuộc nàng biết từ lâu, nàng so sánh trong óc với khuôn mặt của vua, một khuôn mặt mỏng, dẹt, non choẹt, gầy còm, bệnh tật, thâm sì; khuôn mặt Nhung Lữ vừa trẻ vừa đẹp. Hai con mắt Nhung Lữ tinh lanh, sắc sảo, cằm vuông, một khuôn mặt đàn ông hùng dũng, nghị lực. Nàng nói:

- Anh ngốc quá. Chàng không nói gì, không biết trả lời làm sao.

Em muốn trở về nhà. Nàng cắn chặt môi, nói thêm:

- Em muốn anh giúp em trốn thoát chốn này. Nhung Lữ vẫn đứng yên không nhúc nhích. Nếu có một người nào nom thấy, biết ngay Nhung Lữ là một thuộc hạ, đứng trước mặt cô chủ ngồi dưới gốc cây.

Ô! Nếu anh có thể giúp được em trốn thoát. Nhung không thể được, không có có cách gì cả. Nghe thấy câu chàng nói, nàng cảm thấy nỗi đau lòng vời vợi đi được phần nào.

Nhưng không bao giờ anh quên em chứ?

Không bao giờ. Ngày đêm lúc nào cũng nghĩ đến em.

Em biết làm thế nào?

Em đã biết duyên phận của em. Con đường em đi, chính em đã tự chọn lấy. Môi dưới nàng run run, nước mắt rạt rào, nàng lẩm bẩm nói:

- Em không biết sau đời em sẽ ra sao?

Sự thành bất thuyết, không thể nào đi trở lại được. Làm sao có thể trở lại như lúc trước? Nàng nghen ngào không sao nói được, cúi đầu để hai dòng nước mắt khỏi chảy xuống hai bên má. Nàng không dám lau nước mắt, sợ thái giám rình mò trông thấy.

Em đã chọn con đường giàu sang, quyền quý, vậy cứ con đướng đó mà theo. Nàng cố cầm lại nước mắt nhưng vẫn không dám ngửng đầu lên. Giọng nàng run run, nghẹn ngào nàng nói:

- em còn nhớ lới anh hứa với em.

Anh hứa gì?

Khi nào em cần, anh sẽ đến với em. Em cần lời hứa đó được chắc chắn, đó là nguồn an ủi của em. Nếu không được thế, em không sao sống nổi cảnh cô đơn này. Dưới tia nắng xiên qua kẽ lá, nàng nhìn thấy trán chàng mồ hôi ướt đẫm.

Được rồi, bao giờ em gọi anh, anh sẽ đến. Khi nào cần, em cho người kiếm anh. À anh cũng phải đút lót thằng thái giám. Đút lót thái giám, anh không hề nghĩ đến bao giờ nhưng bây giờ cũng cần phải lo lót cho nó.

Nàng đứng dậy:

- Anh giữ lời hứa thì em yên chí rồi. Nàng nhìn Nhung Lữ một lúc, hai tay xoa vào nhau để tránh nắm tay chàng.

Anh hiểu em chứ?

Hiểu.

Thế đủ rồi. Nàng đi qua trước mặt hắn, về phòng, còn mình chàng đứng trong vườn. Chiếc màn cửa lại rủ xuống.

Suốt trong bảy ngày, bảy đêm liền, Yehonala nằm liệt trên giường. Trong cấm thành chỗ nào cũng nghe người ta xì xào bàn tán: Nào là nàng đau, nào nàng bực tức, định nuột mấy bông tai vàng để tự tử, nàng không muốn vào hầu vua. Khi các ngự y đã chữa cho hoàng thượng được bình phục, nhà vua có cho vời nàng vào hầu. Nàng đã thoái thác không chịu phụng chỉ. Trong lịch sử vương triều, lần đầu tiên, một cung phi từ chối không chịu vào hầu vua khi vua vời. Tính nàng ương nghạch, bọn thái giám đành thúc thủ. Nàng nằm trên trên giường, đắp chiếc chăn màu hồng, không nói năng một lời bất luận là ai trừ nữ tỳ. Lý Liên Anh cuống cuồng như điên, boa nhiêu dự tính của hắn đều sai lạc hết. Nàng cầm hắn không được vén t6m1 màn che cửa ở phòng nàng.

Nàng bảo con nữ tỳ:

- Cứ để yên cho bọn nó tưởng tao sắp chết hay ít nhất tỏ cho chúng biết tao không thích sống ở đây.

Con nữ tỳ ra nói với người thái giám, nàng nhất định không chịu đi. Lý Liên Anh nghiến răng nói:

-Nếu hoàng thượng không thích nó, việc đó dễ lắm, nó muốn tự tử tuỳ ý, nhảy xuống giếng hay uống thước độc dược. Nhưng vua lại muốn nó sống, đợi nó lên hầu. Viên thái giám chưởng quản đến tận nơi dỗ dành nhưng cũng vô hiệu. Yehonala nhất quyết không đi, Nàng để đôi bông tai trên mặt bàn cạnh giường nằm với một chén nước trà bằng đất có đai bằng bạc.

Nàng bảo con nữ tỳ, nàng nói thật to cho bọn thái giám ở ngoài nghe thấy:

- Nếu người thái giám bước qua ngưỡng cửa phòng ta, vào đây, ta liều mạng nuốt đôi bông tai. Một ngày trôi qua, rồi một ngày nữa, rồi lại một ngày nữa. Vua chờ Yehonal lâu quá, nóng ruột hay cáu gắt, ngờ bọn thái giám mưu mô làm trì hoãn, cốt để lấy thưởng, vua xác nhận: “Đối với trẫm, nàng rất ngoan, tuyệt đối phục tòng, Trẫm muốn gì nàng làm theo ý trẫm.”

Không ai dám nói sự thật với ngài, người cung phi đó rất khả ố. Ngài quen sống trong nhung lụa, nhất hô vạn ứng chắc ngài không tưởng nghĩ sao lại người dám khinh mạn xúc phạm đến tôn ty đến thế. Ngài đang lúc sung sức, lòng đầy ham muốn, không muốn vung phí sức lực với một cung phi tầm thường, ngài muốn để dành trọn vẹn cho Yehonala yêu dấu và có kinh nghiệm với ngài. Đối với người khác, ngài chóng chán. Ngài nhận thấy mới xa nàng có bảy hôm mà ngài tưởng như đã lâu lắm. Sự chậm trễ làm ngài càng bồn chồn nóng ruột.

Sáng đến ngày thứ ba, An Đắc Hải cuống cuồng không biết làm thế nào. Hắn định đến cầu cứu bà hoàng thái hậu, kể hết tự sự nhờ uy quyền của bà, bắt Yehonala phải vào hầu vua.