Bạn có nhiệm vụ lập kế hoạch bồi thường cho những nạn nhân của tội phạm bạo lực. Bạn phải xem xét trường hợp một người đàn ông bị bắn khiến cánh tay phải không thể kiểm soát được sau một vụ cướp ở cửa hàng bách hóa trong khu phố của mình.
Có hai cửa hàng cạnh nhà của nạn nhân. Ông thường xuyên lui tới mua sắm ở một cửa hàng nhiều hơn cửa hàng còn lại. Hãy xem xét hai kịch bản sau:
Người đàn ông bị bắn trong cửa hàng nào sẽ tạo ra sự khác biệt cho sự bù đắp của ông ta?
Bạn đưa ra phán quyết của mình dựa trên sự đánh giá cùng lúc, nơi bạn xem xét hai trường hợp cùng lúc và đưa ra đối chiếu. Bạn có thể áp dụng một quy tắc. Nếu bạn nghĩ rằng kịch bản thứ hai xứng đáng nhận được sự đền bù lớn hơn, bạn sẽ áp dụng cho nó một trị giá đô-la lớn hơn.
Ở đây gần như có sự đồng ý chung về câu trả lời: Sự bù đắp nên giống nhau trong cả hai trường hợp. Sự bù đắp là dành cho vết thương gây liệt cánh tay, vậy tại sao địa điểm nơi xảy ra vụ việc lại tạo sự khác biệt? Đánh giá cùng lúc về hai kịch bản mang tới cho bạn cơ hội để kiểm định những nguyên tắc đạo đức về những yếu tố có liên quan tới sự bồi thường thiệt hại cho nạn nhân. Đối với hầu hết mọi người, địa điểm không phải là một trong những yếu tố liên quan đến quyết định này. Trong một số trường hợp đòi hỏi cần thiết phải có sự so sánh thì có sự tư duy sẽ diễn ra rất chậm và Hệ thống 2 được viện đến để thực hiện.
Hai nhà tâm lý học Dale Miller và Cathy McFarland, những người đã tạo ra hai kịch bản gốc này, đã trình bày kịch bản về chúng cho những người khác nhau để có thể đạt được sự đánh giá riêng của từng người. Những người tham gia trong thực nghiệm chỉ thấy được một kịch bản và đã gán một giá trị đô-la cho kết quả đó. Họ phát hiện ra rằng, khi bạn dự đoán chắc chắn rằng, nạn nhân được hưởng một khoản tiền lớn hơn rất nhiều trong một cửa hiệu mà ông ta hiếm khi lui tới so với nếu ông ta bị bắn trong cửa hàng ông thường xuyên lui tới. Ân hận (một “người anh em gần” của hối tiếc) là một thứ cảm giác không thực, nó được gợi ra bởi suy nghĩ “giá như ông ấy chỉ đi mua hàng ở cửa hàng quen thuộc của mình …” xuất hiện một cách dễ dàng trong đầu bạn. Các cơ chế quen thuộc của Hệ thống 1 về sự hoán đổi và sự mãnh liệt chuyển đổi ăn khớp với cường độ của phản ứng cảm xúc trước câu chuyện trên một mức tiền tệ, tạo ra một sự khác biệt lớn trong các khoản đô-la mà ông ta được thụ hưởng.
Sự đối chiếu hai thí nghiệm này biểu lộ một sự tương phản rõ ràng. Gần như tất cả những người thấy được cả hai kịch bản cùng một lúc (bên trong chủ thể người thực hiện thí nghiệm) tán thành nguyên tắc rằng ân hận không phải là một sự suy xét chính đáng. Thật không may, nguyên tắc này có liên quan chỉ khi hai kịch bản được quan sát cùng một lúc và đây không phải là cách mà cuộc sống thường diễn ra. Chúng ta thường trải nghiệm cuộc sống trong hình thái giữa các chủ thể, tại đó những sự chọn lựa tương phản nhau có thể biến đổi suy nghĩ của bạn không hề tồn tại, và dĩ nhiên điều bạn trông thấy là tất cả. Như là một hệ quả, những niềm tin mà bạn ghi nhận khi bạn phản ánh về giáo lý không nhất thiết phải chi phối những phản ứng cảm xúc của bạn và những trực giác đạo đức xuất hiện trong đầu bạn trong các trường hợp khác nhau không nhất quán nội tại.
Sự không nhất quán giữa sự đánh giá riêng lẻ và đánh giá chung về kịch bản tai nạn thuộc về một họ phổ quát của những sự đảo chiều phán quyết và lựa chọn. Những sự đảo chiều ưu tiên lần đầu tiên được phát hiện vào đầu những năm 1970 và nhiều sự đảo chiều thuộc các thể loại khác đã được báo cáo qua các năm.
THÁCH THỨC KINH TẾ
Những đảo chiều ưu tiên có một vị trí quan trọng trong lịch sử tranh luận giữa các nhà tâm lý học và kinh tế học. Chúng thu hút được sự chú ý đã được báo cáo bởi Sarah Lichtenstein và Paul Slovic, hai nhà tâm lý học đã hoàn tất khóa luận tốt nghiệp của mình tại trường Đại học Michigan cùng thời điểm với Amos. Họ đã tiến hành một thí nghiệm về những sự ưu ái giữa các trò cá cược, mà tôi miêu tả đơn giản hơn như sau:
Bạn được đề nghị chọn lựa giữa hai trò cá độ, chúng được tiến hành trên vòng quay Rulet với 36 ô.
Cược A: 11/36 thắng 160 đô-la, 25/36 thua 15 đô-la.
Cược B: 35/36 thắng 40 đô-la, 1/36 thua 10 đô-la.
Bạn được đề nghị chọn giữa một bên là cược an toàn với một bên là cá cược rủi ro hơn: Một chiến thắng gần như chắc chắn với một khoản tiền khiêm tốn, hoặc một cơ may nho nhỏ để thắng được một khoản tiền đủ lớn và một xác suất thua cược cao. Sự an toàn chiếm ưu thế, và B rõ ràng là lựa chọn phổ biến hơn.
Giờ hãy xem xét từng bàn cược một cách riêng lẻ: Nếu bạn sở hữu cược đó, mức giá thấp nhất mà ở đó bạn sẽ bán là bao nhiêu? Hãy nhớ rằng bạn đang không mặc cả với bất cứ ai - nhiệm vụ của bạn là xác định mức giá thấp nhất mà ở đó bạn sẽ thực sự muốn từ bỏ trò cá cược này. Hãy thử! Bạn có thể phát hiện ra rằng phần thưởng có thể thắng được thật đáng chú ý trong nhiệm vụ này và rằng sự đánh giá của bạn về việc trò cá cược này đáng giá ra sao được gắn chặt với giá trị đó. Các kết quả xác minh cho sự phỏng đoán này, và mức giá bán đối với vụ cá cược A lớn hơn so với vụ cá cược B. Đây quả là một sự đảo ngược ưu tiên: Người ta chọn B trên A, nhưng nếu họ hình dung ra việc chỉ được sở hữu một trong số đó, họ đặt ra giá trị cho A cao hơn so với giá trị cho B. Giống như trong hai kịch bản vụ cướp, sự đảo chiều ưu tiên xảy ra bởi sự đánh giá cùng lúc tập trung sự chú ý vào một khía cạnh của tình huống – thực tế là cược A ít an toàn hơn nhiều so với cược B – ít nổi bật hơn trong sự đánh giá riêng lẻ. Các đặc trưng dẫn đến sự khác biệt giữa những phán quyết về các lựa chọn trong sự đánh giá riêng lẻ - mối ân hận của nạn nhân về việc xuất hiện trong cửa hàng tạp hóa sai và việc bám chặt lấy giải thưởng – bị chặn lại hoặc không có liên quan khi các phương án được đánh giá cùng lúc. Những phản ứng cảm xúc của Hệ thống 1 có khả năng định rõ sự đánh giá riêng lẻ nhiều hơn, sự đối chiếu diễn ra trong sự đánh giá cùng lúc luôn luôn đòi hỏi hành động đánh giá cẩn trọng và nỗ lực hơn, điều này viện tới Hệ thống 2.
Đảo ngược sự ưu tiên có thể được củng cố trong một thí nghiệm với chủ thể, tại đó các chủ thể đặt các mức giá lên cả hai ván như là một phần của một bản danh sách dài và cũng chọn lựa giữa chúng. Những người tham gia không có ý thức về sự trái ngược và những phản ứng của họ khi phải đối mặt với nó có thể trở nên thú vị. Một cuộc phỏng vấn vào năm 1968 của một người tham gia vào thí nghiệm này, được thực hiện bởi Sarah Lichtenstein, là một tác phẩm kinh điển có giá trị lâu bền của lĩnh vực này. Nhà thực nghiệm nói chuyện chi tiết với một người tham gia thí nghiệm bối rối, người này chọn lựa một cược ngược lại với những người khác nhưng sau đó lại sẵn sàng trả tiền để trao đổi món hàng mà anh ta vừa mới lựa chọn lấy một cái khác mà anh ta vừa mới từ chối và đi hết chu kỳ lặp lại nhiều lần.
Kinh tế dựa trên lý trí chắc chắn sẽ không dễ bị ảnh hưởng từ những sự đảo chiều ưu tiên và do vậy hiện tượng này là một thách thức với mô hình tác nhân lý trí và với lý thuyết kinh tế được xây dựng trên chính mô hình này. Thách thức này có thể đã bị lờ đi, nhưng điều đó đã không diễn ra. Một vài năm sau khi những đảo chiều ưu tiên được công bố, hai nhà Kinh tế học được nể trọng, David Grether và Charles Plott, đã ra mắt một bài viết trên tập san uy tín American Economic Review, trong đó họ đã thông cáo các nghiên cứu của riêng họ về hiện tượng mà Lichtenstein và Slovic đã mô tả. Đó chắc hẳn là phát hiện đầu tiên của các nhà tâm lý học thực nghiệm đã từng thu hút được sự quan tâm của các nhà kinh tế. Đoạn mở đầu trong bài báo của Grether và Plott gây ấn tượng bất thường đối với một tờ báo học thuật và ý đồ của họ đã rõ ràng: “Một số lượng lớn dữ liệu và lý thuyết đang được phát triển trong giới hạn tâm lý sẽ trở nên đáng chú ý đối với các nhà kinh tế học. Được tiến hành trên bề mặt giá trị dữ liệu này đơn thuần trái ngược với lý thuyết ưu tiên và có những hàm ý rộng về chủ đề nghiên cứu các quyền ưu tiên trong phạm vi kinh tế. Tờ báo này công bố các kết quả của một chuỗi các thí nghiệm được dự tính sẽ làm mất uy tín các nghiên cứu của các nhà tâm lý học khi được áp dụng vào kinh tế.”
Grether và Plott đã liệt kê 13 lý thuyết có thể lý giải những phát hiện ban đầu và đã tuyên bố một cách cẩn thận các thí nghiệm có mục đích mà đã thử thách những lý thuyết này. Một trong những giả thuyết của họ, điều mà – không cần thiết nói ra – các nhà tâm lý học thấy kẻ cả, là các kết quả rút ra được nhờ vào thí nghiệm được tiến hành bởi các nhà tâm lý học! Cuối cùng, chỉ một giả thuyết còn lại với thời gian: Các nhà tâm lý học đã đúng! Grether và Plott đã thừa nhận rằng giả thuyết này ít nhất là thỏa đáng từ quan điểm về lý thuyết chuẩn về sự ưu tiên, bởi “nó cho phép cá nhân lựa chọn việc phụ thuộc vào bối cảnh mà ở đó các chọn lựa được đưa ra” – một sự vi phạm rõ ràng học thuyết gắn kết.
Bạn có thể nghĩ rằng kết quả đáng ngạc nhiên này sẽ gây ra sự tự vấn lương tâm gây đau khổ trong số các nhà kinh tế học, như thể một sự giả định căn bản về lý thuyết của họ đã được thử thách thành công. Nhưng đây không phải là cách mọi thứ vận hành trong khoa học xã hội, bao gồm cả tâm lý học lẫn kinh tế học. Những niềm tin mang tính lý thuyết là thiết thực, và nó mang đến nhiều hơn một phát hiện gây hổ thẹn dành cho những lý thuyết đã được xác minh bị nghi ngờ một cách nghiêm trọng. Trong thực tế, bản báo cáo thẳng thắn đáng ngưỡng mộ của Grether và Plott có một chút ảnh hưởng trực tiếp lên những lý lẽ của các nhà kinh tế, chắc hẳn gồm cả Grether và Plott. Tuy nhiên, nó đã góp phần vào thiện ý cao cả hơn của cộng đồng các nhà kinh tế học nhằm tiến hành nghiên cứu tâm lý học một cách nghiêm túc và theo cách đó đã thúc đẩy một cách đáng kể cuộc đàm luận vượt qua ranh giới của các ngành.
CÁC PHẠM TRÙ
“John cao bao nhiêu?” Nếu John cao 1.5 mét, câu trả lời của bạn sẽ phụ thuộc vào tuổi của cậu bé. Hệ thống 1 của bạn gọi ra một cách tự động quy phạm có liên quan, và ý nghĩa của tỷ lệ chiều cao được điều chỉnh một cách tự động. Bạn cũng có thể ghép các cường độ đan xen với các phạm trù và trả lời câu hỏi: “Một bữa ăn ở nhà hàng đắt đỏ được làm cho phù hợp với chiều cao của John như thế nào?” Câu trả lời của bạn sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của John: Nếu cậu 16 tuổi, bữa ăn sẽ tốn kém ít hơn so với cậu 6 tuổi.
Nhưng giờ hãy nhìn vào điều này:
John 6 tuổi. Cậu bé cao 1.5 mét.
Jim 16 tuổi. Cậu bé cao 1.56 mét.
Với những đánh giá đơn lẻ, mọi người sẽ đồng ý rằng John rất cao còn Jim thì không cao, bởi chúng được so sánh với những quy phạm. Nếu bạn được hỏi một câu hỏi so sánh trực tiếp: “John có cao bằng Jim không?” bạn sẽ trả lời rằng cậu bé không cao hơn. Không hề có chút ngạc nhiên nào ở đây và mơ hồ. Tuy nhiên, trong các tình huống khác, thông qua quá trình này các chủ thể và biến cố khôi phục lại bối cảnh so sánh của riêng chúng có thể dẫn tới các chọn lựa không gắn kết về các vấn đề quan trọng.
Bạn không nên định hình ấn tượng rằng những đánh giá đơn lẻ và cùng lúc luôn mâu thuẫn nhau, hoặc rằng các phán quyết hoàn toàn lộn xộn. Thế giới của chúng ta bị chia nhỏ thành các phạm trù, theo đó chúng ta có các quy phạm, ví dụ như những cậu bé 6 tuổi hay những chiếc bàn. Những phán quyết và những sự ưu ái cố kết với nhau trong giới hạn các phạm trù nhưng tiềm ẩn sự rời rạc khi các chủ thể bị đánh giá thuộc về các phạm trù khác nhau. Ví dụ, trả lời ba câu hỏi sau:
Bạn thích thứ nào hơn, những quả táo hay những quả đào?
Bạn thích thứ nào hơn, món bít tết hay hầm?
Bạn thích thứ nào hơn, những quả táo hay món hầm?
Câu hỏi thứ nhất và thứ hai nhắc đến những khái niệm thuộc về cùng một phạm trù, và bạn ngay lập tức biết được rằng thứ nào mình thích hơn. Hơn thế, bạn đã có thể khôi phục lại thứ bậc tương tự từ sự đánh giá đơn lẻ (“Bạn thích táo nhiều tới đâu?” và “Bạn thích đào nhiều tới mức nào?”) bởi những quả táo và đào đều là hoa quả. Sẽ không có sự đảo chiều ưu tiên nào bởi những loại hoa quả khác nhau được so sánh với cùng một quy phạm giống nhau và hoàn toàn được so sánh với từng thứ khác trong sự đánh giá đơn lẻ cũng như trong sự đánh giá cùng lúc. Ngược lại với những câu hỏi nằm trong phạm trù, không có câu hỏi cân bằng nào đối với sự so sánh giữa những quả táo và món bít tết. Không giống như những quả táo và đào, táo và món bít tết không phải là những vật thay thế về bản chất và chúng không thỏa mãn cùng một nhu cầu. Bạn đôi lúc muốn ăn món bít tết và đôi lúc muốn một quả táo, nhưng bạn hiếm khi nào nói rằng một trong hai thứ sẽ thực hiện chức năng giống như thứ còn lại.
Hãy tưởng tượng việc nhận được e-mail từ một tổ chức bạn khá tin tưởng, đề nghị đóng góp vì một nguyên nhân:
Loài cá heo có thể bị đe dọa và bị suy giảm một số lượng lớn ở nhiều nơi môi trường sinh sống của chúng bị ô nhiễm. Một quỹ đã được thành lập từ những đóng góp cá nhân nhằm mang lại những môi trường nhằm cải thiện điều kiện sống cho cá heo.
Những liên tưởng nào đã đưa ra trong câu hỏi này? Liệu rằng bạn hoàn toàn có thể nhận thức được về chúng, những ý niệm và ký ức của những nguyên nhân có liên quan dẫn đến sự suy giảm của loài cá heo kia xuất hiện trong đầu bạn. Các dự án đã được lên kế hoạch đặc biệt nhằm bảo vệ những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng có thể được bạn hồi tưởng. Sự đánh giá dựa trên khía cạnh tốt - xấu là một cơ chế tự động của Hệ thống 1 và bạn đã định hình một ấn tượng ban đầu về thứ hạng của loài cá heo trong số các loài vật có nguy cơ bị tuyệt chủng xuất hiện trong đầu bạn. Cá heo đẹp đẽ hơn nhiều so với loài chồn sương, ốc sên, hoặc cá chép, chúng có một thứ hạng có triển vọng cao trong chuỗi các loài mà theo đó nó được so sánh một cách tự nhiên.
Câu hỏi mà bạn cần phải trả lời không phải là liệu rằng bạn thích cá heo hơn cá chép không; bạn đã từng được đề nghị đặt ra một giá trị bằng đô-la. Dĩ nhiên, bạn có thể biết được từ sự trải nghiệm của những thôi thúc trước đó rằng bạn chưa từng hưởng ứng những đề nghị kiểu này. Trong vài phút, hãy tưởng tượng bản thân bạn là một người quyên góp cho những yêu cầu giúp đỡ giống như vậy.
Giống như nhiều câu hỏi phức tạp khác, hành động đánh giá về giá trị đồng đô-la có thể được giải quyết bằng sự thay thế và bù trừ cường độ. Vấn đề đồng đô-la thật phức tạp nhưng một câu hỏi dễ hơn đã luôn sẵn sàng ở trong đầu bạn. Bởi bạn thích cá heo, chắc hẳn bạn sẽ nhận thấy rằng việc cứu vớt chúng là một lý do tốt. Bước tiếp theo, cũng diễn ra tự động, đưa ra một số tiền bằng việc chuyển đổi cường độ yêu thích cá heo của bạn sang một mức đóng góp. Bạn có một ý thức về mức quyên góp của những lần trước đó của bạn vì những lý do mang yếu tố môi trường, chúng có thể khác với các mức đóng góp của bạn cho các hoạt động chính trị hoặc cho đội bóng đá của trường cũ. Bạn biết được khoản tiền nào sẽ là một khoản đóng góp “rất lớn” đối với bạn và những khoản tiền nào “lớn”, “khiêm tốn”, và “nhỏ”. Bạn cũng có những phạm vi đối với thái độ của bạn trước các loài (từ “thích mê mệt” tới “không chút nào”). Bởi vậy bạn có khả năng chuyển đổi thái độ của mình sang phạm vi đồng đô-la, dịch chuyển một cách tự động từ “thích rất nhiều” sang “khoản quyên góp khá lớn” và từ đó sang một số tiền.
Vào một dịp khác, bạn được tiếp cận với một yêu cầu giúp đỡ khác:
Những người nông dân, đang phải phơi nắng trong nhiều giờ, có tỷ lệ mắc bệnh ung thư da cao hơn so với dân số nói chung. Những hoạt động khám bệnh thường xuyên có thể giảm thiểu rủi ro. Một quỹ sẽ được thành lập nhằm hỗ trợ các hoạt động khám bệnh cho nhóm bị đe dọa này.
Đây có phải là một vấn đề cấp bách không? Nó đã gợi ra phạm trù nào như là một quy phạm khi bạn đánh giá là cấp bách? Nếu bạn đã tự động phân loại bài toán là một vấn đề sức khỏe cộng đồng, chắc hẳn bạn đã phát hiện ra rằng mối đe dọa ung thư da ở những người nông dân không xếp hạng cao lắm trong số các vấn đề - gần như chắc chắn thấp hơn thứ hạng của loài cá heo trong số các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Khi bạn đã chuyển ấn tượng của bạn về tầm quan trọng tương đối của vấn đề ung tư da sang một số lượng tiền, bạn cũng có thể đưa ra một sự quyên góp nhỏ hơn so với số bạn đã quyên nhằm bảo vệ một loài động vật yêu mến. Trong các cuộc thử nghiệm, cá heo đã thu hút được những khoản quyên góp lớn hơn một chút so với những người nông dân trong sự đánh giá đơn lẻ.
Tiếp đó, xem xét hai lý do trong sự đánh giá cùng lúc, cái nào trong hai sự việc, những con cá heo và những người nông dân, xứng đáng với một khoản quyên góp bằng tiền lớn hơn? Sự đánh giá cùng lúc nêu bật một đặc tính đã không được chú ý trong sự đánh giá đơn lẻ nhưng nó mang tính quyết định khi nhận thấy: Những người nông dân là con người, cá heo chỉ là loài vật. Dĩ nhiên, bạn đã biết điều đó nhưng nó không liên quan tới sự phán quyết mà bạn đưa ra trong sự đánh giá từng trường hợp. Sự thực những con cá heo không phải là con người đã không nảy sinh bởi tất cả các vấn đề được kích hoạt trong bộ nhớ của bạn đã chia tách đặc tính đó. Sự thực những người nông dân là con người đã không xuất hiện trong suy nghĩ bởi tất cả các vấn đề sức khỏe cộng đồng đều có liên quan tới con người. Cấu trúc hẹp của sự đánh giá đơn lẻ đã để cho những con cá heo có một căn cứ có cường độ cao hơn, dẫn tới tỷ lệ quyên góp cao bởi sự bù trừ cường độ. Sự đánh giá cùng lúc thay đổi sự hình dung đối với các vấn đề: Đặc tính “con người và động vật” trở nên nổi bật chỉ khi cả hai cùng được xem xét cùng lúc. Trong sự đánh giá cùng lúc người ta chỉ ra một sự ưu ái có cơ sở dành cho những người nông dân và một thiện ý đóng góp nhiều hơn về cơ bản cho phúc lợi của họ hơn là cho sự bảo vệ một loài không phải con người được yêu thích. Ở đây thêm một lần nữa, giống như trong các trường hợp bàn về các trò cược và vụ cướp nã súng, những phán quyết được đưa ra dưới sự đánh giá đơn lẻ và cùng lúc sẽ không nhất quán.
Christopher Hsee, đến từ Đại học Chicago, đã đóng góp ví dụ sau đây về sự đảo chiều ưu tiên, giữa nhiều thứ khác nhau của cùng một loại. Đối tượng được đánh giá là những quyển từ điển âm nhạc đã qua sử dụng.
Từ điển A | Từ điển B | |
Năm xuất bản | 1993 | 1993 |
Số mục từ | 10.000 | 20.000 |
Tình trạng | Như mới | Bìa bị rách, còn lại như mới |
Khi những quyển từ điển được đánh giá đơn lẻ, cuốn từ điển A được định giá cao hơn nhưng dĩ nhiên sự ưu tiên thay đổi dưới sự đánh giá cùng lúc. Kết quả này minh chứng cho giả thuyết khả năng đánh giá của Hsee: Số lượng từ được cho không có trọng số trong sự đánh giá đơn lẻ, bởi các con số tự chúng không “thể định giá”. Ngược lại, trong sự đánh giá cùng lúc ngay lập tức có thể thấy rõ ràng rằng cuốn từ điển B vượt trội hơn với thuộc tính này và cũng hiển nhiên là số lượng từ là quan trọng hơn rất nhiều so với tình trạng bìa.
NHỮNG SỰ ĐẢO CHIỀU PHI LÝ
Đây là một lý do thích đáng để tin rằng hoạt động thực thi công lý bị tiêm nhiễm bởi những dự báo rời rạc trong một vài lĩnh vực. Căn cứ này được suy ra một phần từ các thí nghiệm, bao gồm cả những nghiên cứu của các ban bồi thẩm mô phỏng và một phần từ quan sát về những mô hình trong quá trình lập pháp, điều chỉnh và tranh chấp.
Trong một thí nghiệm, các thành viên ban bồi thẩm giả định được tập hợp từ các danh sách bồi thẩm đoàn tại Texas đã được đề nghị ước định những thiệt hại nặng nề trong một vài vụ án dân sự. Các vụ án được sắp theo các cặp, mỗi cặp gồm có một đòi hỏi bồi thường cho chấn thương về thể chất và một vì tổn thất tài chính. Các thành viên bồi thẩm giả định trước tiên đã ước định một trong số các kịch bản và sau đó họ được cho xem vụ án sẽ được gắn cặp và được đề nghị so sánh hai vụ án với nhau. Dưới đây là bản tóm lược của một cặp trong số các vụ án:
Vụ thứ nhất: Một đứa trẻ bị bỏng vừa phải khi bộ áo ngủ của cậu bé bắt lửa trong lúc đang nghịch diêm. Công ty sản xuất bộ đồ ngủ đó đã không làm ra những bộ đồ chịu lửa một cách thỏa đáng.
Vụ thứ hai: Những giao dịch lừa đảo của một ngân hàng gây ra tổn thất cho một ngân hàng khác là 10 triệu đô-la.
Một nửa số người tham gia thử nghiệm đã xét đoán vụ thứ nhất trước (với sự đánh giá đơn lẻ) trước khi so sánh cả hai vụ với sự đánh giá cùng lúc. Trình tự đó đã được đảo ngược đối với những người tham gia còn lại. Với sự đánh giá đơn lẻ, các thành viên bồi thẩm đoàn đã quyết định bồi thường cho ngân hàng bị lừa đảo mức phạt cao hơn so với đứa trẻ bị bỏng, có lẽ vì mức độ tổn thất tài chính đã đưa ra một nguồn đáng tin cậy.
Tuy nhiên, khi hai vụ án được xem xét cùng lúc, mối cảm thương dành cho nạn nhân cá nhân đã chiếm ưu thế trước tác động tin cậy và các thành viên bồi thẩm đã tăng mức bồi thường cho đứa trẻ trội hơn mức bồi thường dành cho ngân hàng. Tính trung bình trên một vài cặp vụ án tương tự, với sự đánh giá cùng lúc các mức bồi thường cho các nạn nhân bị chấn thương thể chất lớn hơn gấp đôi so với sự đánh giá đơn lẻ. Các thành viên bồi thẩm đã xem vụ án của đứa trẻ bị bỏng dựa trên đánh giá phù hợp với cường độ cảm xúc của họ. Họ đã không thể lường trước được rằng mức bồi thường cho đứa trẻ có thể hóa ra không tương xứng trong bối cảnh của một mức phạt lớn dành cho một thể chế tài chính. Với sự đánh giá cùng lúc, mức phạt bồi thường cho ngân hàng vẫn bám vào tổn thất nó đã gánh chịu, nhưng mức đền bù cho đứa trẻ bị bỏng đã tăng lên, phản ánh sự giận dữ đã được gợi lên bởi sự sơ suất dẫn tới tổn thương cho một đứa trẻ.
Như chúng ta đã thấy, sự hợp lý thông thường được đáp ứng bởi những cấu trúc phổ quát hơn và toàn diện hơn và sự đánh giá cùng lúc rõ ràng phổ quát hơn sự đánh giá đơn lẻ. Dĩ nhiên, bạn nên thận trọng với sự đánh giá cùng lúc khi một số người kiểm soát những gì bạn thấy mong được hưởng lợi từ điều mà bạn chọn lựa. Những người làm nghề bán hàng nhanh chóng lĩnh hội được rằng sự thôi thúc của bối cảnh mà trong đó những người tiêu dùng nhận thấy một loại hàng hóa có thể ảnh hưởng một cách sâu sắc tới những sự ưu tiên. Ngoại trừ những trường hợp thôi thúc có chủ tâm tương tự, đó là một giả định rằng sự phán quyết tương đối, thứ nhất định có liên quan tới Hệ thống 2, có nhiều khả năng ổn định hơn so với những sự đánh giá đơn lẻ, nó thường phản ánh cường độ của những câu trả lời mang tính cảm xúc trong Hệ thống 1. Chúng ta có thể kỳ vọng rằng bất cứ tổ chức nào có mong muốn gợi ra được những phán quyết thận trọng sẽ mưu toan cung cấp cho những người phân xử một bối cảnh rộng với những hành động đánh giá về những vụ kiện cá nhân. Tôi đã ngạc nhiên khi được biết từ Cass Sunstein rằng các thành viên bồi thẩm đoàn áp định mức phạt bồi thường dứt khoát bị cấm xem xét các vụ kiện khác. Hệ thống luật pháp, trái ngược với cảm giác tâm lý nói chung, thiên về sự đánh giá đơn lẻ.
Trong một nghiên cứu khác về sự không đồng nhất trong hệ thống pháp lý, Sunstein đã so sánh những xử phạt hành chính có thể bị áp đặt bởi các cơ quan Chính phủ Mỹ khác nhau bao gồm Tổ chức Sức khoẻ và An toàn nghề nghiệp OSHA (Mỹ) và Trung tâm Bảo vệ Môi trường. Ông đã kết luận rằng: “Trong các phạm trù, các mức phạt dường như rất hợp lý, ít nhất nhận thức rằng những tổn hại càng nghiêm trọng càng bị trừng phạt khắt khe. Đối với những hành vi vi phạm an toàn lao động và sức khỏe, những hình phạt lớn nhất là dành cho những hành vi vi phạm lặp lại nhiều lần, kế tiếp là dành cho các vi phạm có chủ ý lẫn hành vi phạm tội nghiêm trọng và hình phạt ít nghiêm trọng nhất dành cho không tham gia vào đòi hỏi bảo tồn di tích.” Tuy nhiên, điều này bạn sẽ không ngạc nhiên về các hình phạt khác nhau nhiều giữa các đơn vị đã phản ánh các chính sách và lịch sử hơn là bất cứ mối quan tâm bao trùm lên sự công bằng. Một “vi phạm nghiêm trọng” các quy định liên quan đến an toàn lao động bị phạt ở hạn mức 7.000 đô-la, trong khi một vi phạm đạo luật bảo tồn chim hoang dã có thể dẫn đến một khoản phạt tiền lên tới 25.000 đô-la. Các khoản tiền phạt là hợp lý trong bối cảnh các hình phạt khác được đặt ra bởi từng cơ quan, nhưng chúng có vẻ không cân xứng khi được so sánh với nhau. Như trong các ví dụ khác trong chương này, bạn có thể thấy được sự vô lý chỉ khi cả hai trường hợp được xem xét cùng lúc trong một cấu trúc rộng. Hệ thống các hình phạt hành chính cố kết với nhau trong các tổ chức, nhưng rời rạc về tổng thể.
PHÁT NGÔN VỀ NHỮNG SỰ ĐẢO LỘN
“Các đơn vị BTU chẳng có ý nghĩa gì cả cho tới khi tôi thấy được các đơn vị máy điều hòa không khí khác nhau tới đâu. Sự đánh giá tổng thể là cần thiết.”
“Bạn bảo rằng đây là một bài phát biểu vượt trội bởi bạn đã so sánh nó với những bài phát biểu khác của cô ấy. Đem so sánh với những người khác, cô ấy vẫn còn non kém lắm.”