Tôi bắt đầu viết cuốn sách này bằng việc giới thiệu hai nhân vật hư cấu, đồng thời cũng tập trung vào việc tranh luận về hai hệ thống và kết lại với hai bản thể. Hai nhân vật đó là Hệ thống 1 và Hệ thống 2. Trong đó, Hệ thống 1 thuộc về trực giác, nó thực hiện việc tư duy nhanh, còn Hệ thống 2 tượng trưng cho sự nỗ lực và thực hiện nhiệm vụ chậm hơn. Thêm vào đó, Hệ thống 2 còn thực hiện việc tư duy chậm, giúp điều chỉnh Hệ thống 1 và duy trì sự kiểm soát tốt nhất có thể trong giới hạn các nguồn lực bị hạn chế của nó. Hai hình thái này thể hiện cho con người kinh tế hư cấu, sống trên mảnh đất lý thuyết và con người, hành động trên thế giới thực tại. Hai bản thể là bản thể đang trải nghiệm - thứ thực thi việc sinh tồn và bản thể hồi tưởng - thứ lưu giữ mục tiêu và tạo ra các chọn lựa. Trong chương cuối cùng này tôi xem xét tới một số ứng dụng của ba sự khác biệt này, bàn luận về chúng theo một trật tự đảo nghịch.
HAI BẢN THỂ
Khả năng xảy ra các xung đột giữa bản thể đang hồi tưởng và các lợi ích của bản thể đang trải nghiệm thực tế lại phát sinh nhiều khó khăn hơn so với suy nghĩ ban đầu của tôi. Trong một thí nghiệm trước đó, nghiên cứu can đảm, sự kết hợp giữa bỏ qua thời gian diễn ra và quy tắc “đỉnh-đáy” dẫn tới các chọn lựa rõ ràng là vô lý. Tại sao người ta có thể sẵn lòng đặt bản thân họ vào nỗi đau không cần thiết? Các chủ thể của chúng tôi phó mặc sự lựa chọn cho bản thể đang hồi tưởng của họ, thích được lặp lại thử nghiệm để lại ký ức tốt đẹp hơn, mặc dù nó kéo theo nỗi đau đớn hơn. Việc lựa chọn thông qua đặc trưng của ký ức có thể được biện minh trong các trường hợp cực đoan, ví dụ khi trạng thái căng thẳng sau chấn thương là một sự kiện có thể xảy ra nhưng sự trải nghiệm can đảm không phải là chấn thương. Một người quan sát khách quan đưa ra sự chọn lựa dành cho ai đó khác có thể chắc chắn lựa chọn sự tổn thất ngắn hạn, có lợi cho bản thể đang trải nghiệm của người bị thiệt hại. Các lựa chọn mà người ta lập ra vì lợi ích của chính mình được mô tả một cách công bằng như là những sai lầm. Sự bỏ qua khoảng thời gian và quy tắc “đỉnh-đáy” trong sự đánh giá về các câu chuyện, cả ở vở opera lẫn trong các đoán định về cuộc đời của Jen, đều không thể biện bạch tương tự như nhau. Nó không có ý nghĩa để đánh giá một đời sống toàn diện bằng những khoảnh khắc cuối cùng của mình, hoặc không đặt nặng vào khoảng thời gian diễn ra để quyết định xem cuộc đời nào đáng ao ước hơn.
Bản thể đang trải nghiệm là một sự giải thích cho Hệ thống 2. Tuy nhiên, các đặc trưng để phân biệt cách thức nó đánh giá các tình huống và cuộc sống là những nét tiêu biểu cho ký ức của chúng ta. Sự bỏ qua khoảng thời gian diễn ra và quy tắc “đỉnh - đáy” khởi nguồn từ Hệ thống 1 và không nhất thiết phải tương ứng với các giá trị của Hệ thống 2. Chúng ta tin rằng, khoảng thời gian diễn ra là quan trọng nhưng ký ức phản ánh về chúng ta lại không hẳn thế. Các quy tắc chi phối sự đánh giá về quá khứ là những chỉ dẫn nghèo nàn đối với việc ra quyết định, bởi thời gian là yếu tố chính quyết định ở đây. Thực tế quan trọng về sự tồn tại của chúng ta đó là thời gian là niềm an ủi hạn chế cuối cùng nhưng bản thể đang hồi tưởng bỏ qua thực tế đó. Việc bỏ qua thời gian được kết hợp với quy tắc “đỉnh - đáy” dẫn tới một khuynh hướng thiên về một khoảng thời gian cực kỳ vui vẻ ngắn ngủi qua một khoảng thời gian hạnh phúc vừa phải lâu dài. Hình ảnh phản chiếu về khuynh hướng tương tự khiến chúng ta lo ngại một khoảng thời gian gây tổn thương nghiêm trọng nhưng có thể chịu đựng được ngắn ngủi hơn so với việc chúng ta lo ngại một khoảng thời gian đau đớn và phải kéo dài lâu hơn. Khoảng thời gian bị bỏ qua cũng khiến chúng ta có thiên hướng chấp nhận một khoảng thời gian khó chịu vừa phải, bởi kết cục sẽ trở nên tốt đẹp hơn và nó có lợi cho việc từ bỏ một cơ hội cho một khoảng thời gian dài hạnh phúc nếu nó có một cái kết nhàm chán. Để hướng ý niệm tương tự này tới ngưỡng lo lắng, hãy xem xét lời cảnh báo phổ biến sau: “Đừng làm điều đó, bạn sẽ hối hận đấy.” Lời khuyên này nghe có vẻ sáng Suốt, bởi sự hối tiếc được dự báo trước là nhận định của bản thể đang hồi tưởng và chúng ta có khuynh hướng chấp nhận những phán đoán dứt khoát và thường ra quyết định như vậy. Tuy nhiên, chúng ta không được quên rằng triển vọng của bản thể đang hồi tưởng không phải lúc nào cũng đúng. Một người theo dõi khách quan mô tả sơ lược máy đo niềm hoan lạc, với những lợi ích của bản thể đang trải nghiệm trong đầu, có thể mang lại lời khuyên khác biệt hợp lý. Sự bỏ qua thời gian diễn ra của bản thể đang hồi tưởng, tầm quan trọng được đánh giá quá mức của nó lên những cao trào và kết thúc và sự “nhận thức muộn” của nó kết hợp với lợi ích đã bóp méo những phản ánh về sự trải nghiệm thực tế của chúng ta.
Ngược lại, định nghĩa coi trọng khoảng thời gian cảm nhận hạnh phúc diễn ra xem xét tất cả các khoảnh khắc của đời sống tương tự như nhau, có thể quên hoặc không thể quên. Một số khoảnh khắc cuối cùng đã được coi trọng hơn so với những khoảnh khắc khác, do chúng không thể quên được hoặc do chúng là quan trọng. Khoảng thời gian mà người ta dành để chú tâm vào một khoảnh khắc đáng nhớ nên bao gồm cả khoảng thời gian diễn ra nó. Một khoảnh khắc cũng có thể đạt tới tầm quan trọng bởi sự thay đổi trải nghiệm của những khoảnh khắc xảy ra sau đó. Ví dụ, bỏ ra một giờ tập luyện đàn violin có thể làm tăng sự trải nghiệm của nhiều giờ chơi hoặc nghe nhạc nhiều năm sau đó. Tương tự như vậy, một biến cố khủng khiếp gây ra PTSD sẽ được đặt nặng bởi tổng lượng thời gian xảy ra nỗi đau về dài hạn mà nó gây ra. Trong triển vọng thời gian diễn ra được coi trọng, chúng ta có thể xác định được chỉ sau khi thực tế mà một khoảnh khắc là đáng nhớ hoặc có ý nghĩa. Những tuyên bố “tôi sẽ luôn ghi nhớ…” hoặc “đây quả là một khoảnh khắc đáng nhớ” nên được hiểu là điều hứa hẹn hoặc các dự báo, thứ có thể sai và thường là như vậy, ngay cả khi được bày tỏ với sự chân thật tuyệt đối. Sẽ là một lời dự đoán khôn ngoan rằng rất nhiều điều chúng ta nói rằng chúng ta sẽ luôn ghi nhớ trong một thời gian dài sẽ bị quên lãng 10 năm sau đó.
Sự hợp lý của việc coi trọng khoảng thời gian diễn ra thật thuyết phục, nhưng nó không thể được nhìn nhận là một lý thuyết hoàn chỉnh về cảm nhận hạnh phúc bởi các cá nhân gắn bó chặt chẽ với bản thể đang hồi tưởng của họ và quan tâm tới câu chuyện của họ. Một lý thuyết về cảm nhận hạnh phúc không thể duy trì nếu mà bỏ qua điều người ta mong muốn. Mặt khác, một lý thuyết mà bỏ qua điều đang thực sự diễn ra trong cuộc sống của mọi người và khác biệt với điều họ nghĩ về đời sống của mình thì cũng không tồn tại mãi được. Bản thể đang hồi tưởng và bản thể đang trải nghiệm cần phải được xem xét cùng lúc, bởi những lợi ích của chúng không phải luôn xảy ra đồng thời. Các nhà triết học có thể đã đấu tranh với những câu hỏi này trong một khoảng thời gian dài.
Vấn đề tranh cãi về việc cái nào trong số hai bản thể có tầm quan trọng hơn không phải là một câu hỏi chỉ dành cho các triết gia, nó còn có hàm ý đối với các chính sách trong một vài lĩnh vực, đáng chú ý là y tế và phúc lợi xã hội. Hãy xem xét sự đầu tư mà nên được lập ra trong việc điều trị các tình trạng bệnh khác nhau, bao gồm cả mù, điếc hoặc suy thận. Những đầu tư này có nên được xác định bởi việc người ta lo sợ những tình trạng này nhiều như thế nào? Những đầu tư có nên được dẫn dắt bởi sự đau đớn mà các bệnh nhân trải nghiệm thực tế? Hoặc có nên tuân theo mức độ mong muốn của các bệnh nhân để được giải thoát khỏi tình trạng của họ và bởi những đánh đổi mà họ sẽ sẵn lòng tạo ra nhằm đạt tới sự khuây khỏa đó? Thứ hạng của các tình trạng mù, điếc, hoặc phẫu thuật lắp hậu môn giả và lọc máu, có thể khác biệt một cách rõ nét, tùy thuộc vào cách xử trí thương tổn nghiêm trọng được sử dụng. Không hề có giải pháp dễ dàng nào nằm trong tầm ngắm nhưng vấn đề tranh cãi này vô cùng quan trọng để có thể bỏ qua.
Khả năng có thể sử dụng các thước đo hạnh phúc như là các dụng cụ đo lường để hướng dẫn các chính sách của Chính phủ đã thu hút được sự quan tâm đáng kể gần đây, cả trong giới học thuật lẫn một vài Chính phủ tại châu Âu. Một vài năm trước, nó đã không được thừa nhận, cho đến gần đây nó mới có thể hiểu được rằng một chỉ số về một lượng thương tổn trong xã hội một ngày nào đó sẽ được bao hàm trong các số liệu thống kê quốc gia, cùng với các thước đo về thất nghiệp, khuyết tật thể chất và mức thu nhập. Dự án này đã đạt được một bước tiến lớn.
KINH TẾ VÀ CON NGƯỜI
Trong lời nói hàng ngày, chúng tôi kêu gọi mọi người biết suy nghĩ khi tranh luận, nếu những niềm tin của họ hòa hợp với thực tế và nếu những ưu tiên của họ trùng với những lợi ích và giá trị của họ. Từ lý trí truyền đạt một hình ảnh của sự cẩn trọng hết mức, tính toán nhiều hơn và ít nóng vội, nhưng trong ngôn ngữ phổ thông, một con người có lý trí chắc chắn lại là người biết suy nghĩ. Đối với các nhà kinh tế học và các nhà nghiên cứu lý thuyết quyết định, tính từ “lý trí” này có một ý nghĩa khác biệt hoàn toàn. Thử thách duy nhất về tính hợp lý không phải là liệu rằng những niềm tin và sở thích của một người có hợp lý hay không, mà chúng có nhất quán nội tại trong con người hay không. Một con người có lý trí có thể tin vào những hồn ma, miễn là tất cả các niềm tin khác của cô ta nhất quán với sự tồn tại của các hồn ma. Một con người có lý trí có thể thích bị ghét bỏ hơn là được yêu mến, miễn là các sở thích của anh ta nhất quán. Tính hợp lý là sự cố kết hợp logic hợp lý hay không hợp lý. Kinh tế học duy lý trí bởi chính sự nhờ định nghĩa này, nhưng đó là căn cứ vượt trội mà con người không thể có. Kinh tế học có thể không dễ mắc phải sự cứng nhắc như WYSIATI, cấu trúc hẹp, cái nhìn bên trong, hoặc những đảo lộn ưu tiên, thứ mà con người trước sau cũng không thể tránh khỏi.
Định nghĩa về tính hợp lý như là sự cố kết thì không thể bị hạn chế, nó đòi hỏi sự tuân thủ các quy tắc logic mà một ý nghĩ hạn chế không thể thực hiện được. Con người biết suy nghĩ không thể được định nghĩa không có lý trí nhưng họ không nên bị quy cho là không có lý trí bởi định nghĩa này. Phi lý trí là một từ hàm xúc, trong đó nó bao hàm tính bốc đồng, đa cảm và một sự kháng cự ngoan cố trước lập luận hợp lý. Tôi thường né tránh khi nghiên cứu của tôi cùng với Amos được cho là các chọn lựa của con người là phi lý trí, khi mà trong thực tế nghiên cứu của chúng tôi chỉ cho thấy rằng con người không được mô tả đúng bởi hình mẫu tác nhân có lý trí.
Mặc dù con người không phải là phi lý trí, họ thường cần tới sự hỗ trợ để đưa ra các dự đoán hoặc các quyết định tốt hơn, và trong một số trường hợp, các chính sách và các thể chế có thể mang lại sự hỗ trợ đó. Những khẳng định này có thể là vô thưởng vô phạt nhưng chúng lại gây tranh cãi trong thực tế. Như đã được làm sáng tỏ bởi trường phái Kinh tế học Chicago có uy tín, đức tin trong lý tính của con người được gắn kết chặt chẽ với một ý thức hệ, trong đó, nó không nhất thiết và thậm chí là trái thông lệ khi bảo vệ con người trước những chọn lựa của họ. Những người có lý trí nên được tự do và họ nên có nghĩa vụ quan tâm tới chính bản thân mình. Milton Friedman, nhân vật đứng đầu tại trường, đã diễn giải quan điểm này dưới một nhan đề của một trong những cuốn sách nổi tiếng của ông là: Tự do lựa chọn.
Sự giả định mà các tác nhân có lý trí cung cấp nền móng trí tuệ cho người theo chủ nghĩa tự do tiếp cận được với các chính sách công: Không gây trở ngại cho quyền lựa chọn của cá nhân, trừ khi các chọn lựa này gây hại cho những người khác. Các chính sách ủng hộ tự do được hậu thuẫn nhiều hơn bởi sự cảm phục trước hiệu lực của các thị trường trong việc phân phối hàng hóa tới người dân, những người luôn sẵn sàng chi trả nhiều nhất cho họ. Một ví dụ nổi tiếng về cách tiếp cận Chicago có nhan đề Một lý thuyết về ham mê có lý trí; nó lý giải cách mà một tác nhân có lý trí với một sở thích dành cho sự thỏa mãn trực tiếp và mạnh mẽ có thể đưa ra quyết định có lý trí để chấp nhận sự ham mê trong tương lai như là một hệ quả. Một lần tôi đã nghe Gary Becker, một trong những tác giả của bài báo trên, đây cũng là một người được nhận giải Nobel của trường phái Chicago, tranh cãi theo lối không quan trọng, nhưng không hoàn toàn như là một trò đùa bỡn rằng: Chúng ta nên xem xét khả năng lý giải chứng bệnh gọi là béo phì bằng niềm tin của con người mà một liều thuốc chữa bệnh đái tháo đường sẽ sớm trở nên công hiệu. Ông đã và đang tạo ra một điểm có giá trị: Khi chúng ta quan sát những người hành động theo những cách xem chừng là kỳ cục, chúng ta trước tiên nên nghiên cứu xác suất mà họ có một lý do đúng đắn để làm điều mà họ muốn. Những giải thích về tâm lý chỉ nên được viện dẫn khi các lý do này trở nên không hợp lý, sự giải thích của Becker về bệnh béo phì hẳn là vậy.
Trong một đất nước phát triển, chính phủ nên để nền kinh tế vận hành theo quy luật tự nhiên mà không nên can thiệp quá sâu, miễn là sự vận hành ấy không gây hại cho nền kinh tế khác. Để có quyền điều khiển xe máy mà không đội mũ bảo hiểm. Các công dân biết được họ đang làm gì, ngay cả khi họ lựa chọn không tiết kiệm tiền cho tuổi già của họ, hoặc khi họ quá ham mê một số thứ. Đôi khi có một tình huống đối lập với lập luận này: Những người già không tiết kiệm tiền để trang trải cho cuộc sống khi về hưu nhận được nhiều cảm thông hơn so với một số người hay phàn nàn về các loại hóa đơn sau khi ngốn hết một bữa đại tiệc tại một nhà hàng. Bởi vậy phần lớn những lập luận này đang phải đối diện trong cuộc tranh cãi giữa trường phái Chicago và các nhà kinh tế học hành vi, những người bác bỏ dạng thức cực đoan về hình mẫu tác nhân có lý trí. Sự tự do không phải là một giá trị được tranh cãi, và tất cả những người tham gia vào cuộc tranh luận đều ủng hộ lập luận này. Nhưng cuộc sống đối với các nhà kinh tế học hành vi phức tạp hơn so với những người tin vào tính hợp lý của con người. Không một nhà Kinh tế học Hành vi nào lại cũng hộ một Chính phủ cưỡng ép các cư dân của mình thực hiện chế độ ăn khoa học và chỉ xem chương trình vô tuyến có lợi cho tâm hồn. Tuy nhiên, đối với các nhà kinh tế học hành vi, sự tự do có một cái giá, mà do cá nhân mà đã đưa ra những lựa chọn tồi và một xã hội có nghĩa vụ phải giúp đỡ họ. Quyết định về việc liệu có hay không có việc bảo vệ các cá nhân chống lại những sai lầm của mình, do đó đặt ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan dành cho các nhà kinh tế học Hành vi. Các nhà kinh tế học của trường phái Chicago không đối mặt với vấn đề này, bởi các tác nhân có lý trí không phạm phải những sai lầm. Đối với những người ủng hộ trường phái này, sự tự do là phải được miễn trách nhiệm.
Vào năm 2008, nhà kinh tế học Richard Thaler và nhà luật học Cass Sunstein đã cùng hợp sức để viết một cuốn sách có tên là Cú hích, cuốn sách này nhanh chóng trở thành một cuốn sách bán chạy và được các nhà kinh tế học hành vi coi là cuốn kinh thánh của họ. Cuốn sách của họ đã đưa một vài từ mới vào ngôn ngữ, bao gồm cả Kinh tế học và con người. Nó cũng đưa ra một chuỗi các giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về việc làm cách nào để hỗ trợ người dân đưa ra các quyết định đúng mà không tước đi sự tự do của họ. Thaler và Sunstein tán thành quan điểm của chính sách Chính phủ theo hướng tự do chủ nghĩa, trong đó nhà nước và các thể chế cho phép hích người dân đưa ra các quyết định phục vụ cho các lợi ích lâu dài của chính bản thân họ. Định rõ việc tham gia vào một kế hoạch trợ cấp như là phương án ngầm định là một ví dụ về một cú hích. Thật khó để lập luận rằng sự tự do của bất cứ ai bị thu hẹp bởi được chiêu nạp một cách tự động vào kế hoạch, khi họ chỉ đơn thuần đánh dấu vào một ô trống để lựa chọn. Như chúng ta đã thấy trước đó, cấu trúc của quyết định của cá nhân mà Thaler và Sunstein gọi đó là cấu trúc lựa chọn, có một tác động rất lớn lên kết quả. Cú hích này được dựa trên hệ tâm lý có căn cứ, mà tôi đã mô tả trước đó. Phương án ngầm định được nhận biết một cách tự nhiên như là sự lựa chọn phổ thông. Việc chệch hướng khỏi sự lựa chọn phổ thông là một hành động vi phạm, nó đòi hỏi một nỗ lực cẩn trọng nhiều hơn, lãnh nhiều trách nhiệm hơn và nhiều khả năng gợi ra sự hối tiếc hơn là không làm gì cả. Đó là những áp lực mạnh mẽ mà có thể dẫn dắt quyết định của một số người mà mặt khác không tự tin vào điều cần làm.
Con người, còn hơn cả nhà kinh tế học, cũng cần tới sự bảo vệ từ những người khác, họ khai thác một cách cẩn trọng sự yếu kém của mình và đặc biệt là những thói quen của Hệ thống 1 và sự biếng nhác của Hệ thống 2. Các tác nhân có lý trí được cho là tạo ra các quyết định quan trọng một cách cẩn thận và sử dụng tất cả thông tin được cung cấp cho chúng. Một người có tư duy kinh tế sẽ đọc và hiểu một bản hợp đồng trước khi ký vào nhưng con người thường không làm như vậy. Một doanh nghiệp không có đạo đức lập ra các bản hợp đồng để mà các khách hàng sẽ ký theo thói quen mà không nghiên cứu khi nhiều vấn đề pháp lý quan trọng, được trình bày ẩn đi thông tin quan trọng với cái nhìn đơn giản không dễ gì phát hiện ra được. Một sự dính líu nguy hại tới hình mẫu tác nhân có lý trí với hình thái cực đoan của nó đó là các khách hàng bị cho rằng không cần tới sự bảo vệ ngoại trừ việc bảo đảm rằng thông tin liên quan được vạch rõ.
Khổ in và sự phức tạp của ngôn ngữ trong sự phơi bày này không được xem xét thích đáng – một tư duy kinh tế biết được rằng làm cách nào để xử lý một phản in chữ nhỏ khi nó là vấn đề. Ngược lại, những gợi ý Cú hích đòi hỏi các doanh nghiệp phải đưa ra các bản hợp đồng đơn giản để với tư duy bình thường của con người có thể dễ dàng hiểu được. Những lời gợi ý này đã gặp phải sự chống đối đáng kể từ các doanh nghiệp có thể bị tổn hại nếu những khách hàng của họ hiểu được thông tin tốt hơn. Một thế giới mà trong đó các doanh nghiệp cạnh tranh bằng việc đưa ra các sản phẩm tốt, hơn là giỏi trong việc làm một số thứ khác và gây hoang mang cho người tiêu dùng.
Một đặc trưng đáng chú ý của chính sách theo hướng tự do chủ nghĩa, đó là sự hấp dẫn của nó trên một quang phổ chính trị rộng rãi. Ví dụ hàng đầu về chính sách hành vi, được gọi là Tiết kiệm nhiều hơn cho Ngày mai, được đỡ đầu tại Quốc hội bởi một liên minh khác thường bao gồm Đảng bảo thủ cực đoan cũng như là Đảng tự do. Tiết kiệm Nhiều hơn cho ngày mai là một kế hoạch tài chính mà các doanh nghiệp có thể mang lại cho người lao động của họ. Những người lao động cho phép chủ lao động tăng sự đóng góp của họ tới kế hoạch tiết kiệm của mình bởi một tỷ lệ cố định bất cứ khi nào họ được tăng lương. Tỷ lệ tiết kiệm gia tăng được thực hiện đầy đủ một cách tự động cho tới khi người lao động thông báo rằng cô ta không muốn tham gia vào kế hoạch này nữa. Sự đổi mới khác thường này, được đệ trình bởi Richard Thaler và Shlôm Benartzi vào năm 2003, giờ đây đã cải thiện được tỷ lệ các khoản tiết kiệm và đã thắp sáng các viễn cảnh trong tương lai của hàng triệu công nhân. Nó được đặt nền tảng vững chắc trên các nguyên tắc Tâm lý học mà các độc giả của cuốn sách này sẽ nhận ra. Nó tránh được sự phản kháng trước một tổn thất tức thì bằng cách yêu cầu không có sự thay đổi ngay lập tức; bằng cách bắt buộc phải tăng khoản tiết kiệm để tăng lương, nó chuyển thất bại thành những chiến thắng đã được định trước, điều này dễ chịu hơn rất nhiều và đặc trưng của hệ thống tự động hướng sự biếng nhác của Hệ thống 2 vào những lợi ích dài hạn dành cho những người công nhân. Tất cả những điều này, dĩ nhiên, không hề bắt buộc bất cứ ai phải làm bất cứ điều gì mà anh ta không mong muốn làm và không hề có bất cứ luận điệu ru ngủ nào hoặc thủ đoạn ở đây.
Sức lôi cuốn của chính sách tự do chủ nghĩa của chính phủ đã vào đang được chấp thuận ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Vương quốc Anh và Hàn Quốc, bởi các nhà chính trị gia thuộc nhiều Đảng phái, bao gồm Đảng Bảo thủ và chính quyền Dân chủ của Tổng thống Obama. Thực vậy, Chính phủ Anh đã tạo ra một đơn vị mới có quy mô nhỏ có sứ mệnh là ứng dụng các nguyên tắc của khoa học hành vi vào để hỗ trợ Chính phủ hoàn thành các mục tiêu tốt hơn. Tên gọi chính thức của nhóm này đó là Behavioural Insight Team nhưng nó được biết tới cả trong và ngoài Chính phủ theo một cách đơn giản như là một Đơn vị thúc đẩy. Thaler là một cố vấn cho đơn vị này.
Trong một cuốn sách tiếp theo cuốn Cú hích, Sunstein đã nhận được yêu cầu bởi đích thân Tổng thống Obama để phụng sự với tư cách là một Chánh văn phòng Thông tin và Quy định nội bộ, một vị trí mà đã mang lại cho ông cơ hội đáng kể để khích lệ việc sử dụng các bài học về Tâm lý học và Kinh tế học hành vi trong các cơ quan Chính phủ. Sứ mệnh này được miêu tả trong Báo cáo năm 2010 của văn phòng Quản lý và Ngân sách. Các độc giả của cuốn sách này sẽ hiểu rõ được giá trị logic đằng sau những khuyến nghị cụ thể này, bao gồm cả việc khuyến khích “những sự phơi bày minh bạch, đơn giản, nổi bật và có ý nghĩa.” Họ cũng sẽ nhận ra những phát biểu cơ sở kiểu như “sự trình bày là rất quan trọng, ví dụ, nếu một kết quả tiềm năng được cấu trúc như là một tổn thất, nó có thể có nhiều tác động hơn nếu nó được trình bày như là một lợi ích.”
Ví dụ về một sự điều chỉnh cấu trúc hé lộ có liên quan đến mức tiêu thụ nhiên liệu đã được đề cập tới trước đó. Các ứng dụng cộng thêm mà đã được thi hành gồm cả sự kết nạp tự động trong bảo hiểm y tế, một dạng thức mới của những chỉ dẫn về chế độ ăn thay thế cho Tháp Lương thực khó hiểu với hình ảnh biểu đạt về một Đĩa lương thực được truyền tải một chế độ ăn cân bằng, và một quy tắc được tính toán bởi USDA (Bộ Nông nghiệp Mỹ) cho phép việc bao gồm các thông điệp như “90% chất béo bị khử” trên nhãn mác của các sản phẩm thịt, đã đưa ra lời tuyên bố “10% chất béo” cũng được hiển thị “ngay cạnh, chữ được in cùng màu, kích cỡ và kiểu dáng như nhau, và trên một nền màu thống nhất, thông báo về tỷ lệ nạc.” Con người không giống như kinh tế, cần tới sự hỗ trợ để đưa ra các lựa chọn sáng suốt và đây là những cách thức hệ thống nhất nhằm cung cấp sự hỗ trợ ấy.
HAI BẢN THỂ
Cuốn sách này đã mô tả những cách thức vận hành của trí não như như là một sự tương tác phiền toái giữa hai nhân vật hư cấu mà tôi đã đặt tên là Hệ thống 1 và Hệ thống 2. Bạn giờ đây khá quen thuộc với các tính cách của hai hệ thống và có thể đoán được chúng có thể phản ứng trong các tình huống khác nhau ra sao. Và dĩ nhiên, bạn cũng nhớ được rằng hai hệ thống này không thực sự tồn tại trong não hoặc ở đâu đó. “Hệ thống 1 làm việc X” là một biểu tượng tắt của “X xảy ra một cách tự động.” Và “Hệ thống 2 được vận hành để làm việc Y” là một biểu tượng tắt của “tăng cường sự thức tỉnh, làm giãn đồng tử, sự chú tâm được tập trung và hoạt động Y được thực thi.” Tôi hy vọng rằng bạn thấy được ngôn ngữ của các hệ thống này hữu dụng như là tôi đã thấy và rằng bạn đã tiếp thu được một khả năng phán đoán thuộc về trực giác vận hành như thế nào mà không bị bối rối bởi câu hỏi: Liệu rằng chúng có tồn tại thực sự hay không. Bày tỏ được cảnh báo cần thiết này, tôi sẽ tiếp tục sử dụng thứ ngôn ngữ này để lại cuốn sách.
Hệ thống 2 thận trọng là cách mà cá nhân chúng ta nghĩ mình thuộc về. Hệ thống 2 nói rõ những phán quyết và đưa ra những sự chọn lựa, nhưng nó thường tán thành hoặc giải thích duy lý những ý niệm và cảm xúc đã được sinh ra bởi Hệ thống 1. Bạn có thể không biết được rằng bạn đang nghĩ lạc quan về một dự án vì người đứng đầu dự án đó làm cho bạn nhớ về người chị gái yêu mến của mình, hoặc bạn không thích một người mà trông hao hao giống nha sĩ của bạn. Tuy nhiên, nếu được đề nghị đưa ra một sự lý giải, bạn sẽ tìm kiếm trong ký ức của bạn những lý do có thể đưa ra được và chắc chắn bạn sẽ tìm được một vài điều. Hơn thế nữa, bạn sẽ tin vào câu chuyện mà bạn tô vẽ. Nhưng Hệ thống 2 không chỉ đơn thuần vận hành để biện giải cho Hệ thống 1; nó cũng ngăn ngừa rất nhiều những suy nghĩ ngớ ngẩn và những cơn bốc đồng không thích đáng. Sự đầu tư chú ý đã cải thiện thành tích trong các hoạt động, nghĩ về các rủi ro của việc lái xe qua một khoảng đường hẹp trong khi trí não của bạn đang thơ thẩn và cần thiết thực hiện một số nhiệm vụ, bao gồm sự so sánh, lựa chọn và lập luận có trật tự. Tuy nhiên, Hệ thống 2 không phải là một mẫu mực về tính hợp lý. Những năng lực của nó bị giới hạn và cũng tương tự như vậy với tri thức mà nó truy cập vào. Chúng ta ít suy nghĩ thẳng thắn khi chúng ta biện bạch và các lỗi không phải lúc nào cũng do những khả năng trực giác bừa bãi và sai lầm gây ra. Thông thường chúng ta mắc lỗi bởi chúng ta (Hệ thống 2 của chúng ta) không biết được bất cứ điều gì tốt hơn.
Tôi đã dành nhiều thời gian hơn cho việc mô tả Hệ thống 1 và đã dành ra nhiều trang cho những lỗi phán đoán qua trực giác và sự chọn lựa. Tuy nhiên, có liên quan là một chất thử nghèo nàn về sự cân bằng giữa những điều kỳ diệu với những sai lầm về tư duy trực giác. Hệ thống 1 thực sự là căn nguyên của nhiều thứ chúng ta đã làm sai nhưng nó cũng là khởi nguyên của hầu hết những việc chúng ta làm đúng. Những suy nghĩ của chúng ta về những hành động được chỉ dẫn theo thói quen bởi Hệ thống 1 và nói chung là trên sự biểu hiện. Một trong những điều kỳ diệu, đó là hình mẫu phong phú và chi tiết về thế giới của chúng ta được duy trì trong hồi ức liên tưởng: Nó nhận ra điều kinh ngạc từ những biến cố thông thường trong một phần nhỏ của giây, ngay lập tức sản sinh ra một ý niệm về điều đã được dự tính thay vì một sự ngạc nhiên và tìm kiếm một cách tự động một vài sự giải thích nhân quả về những điều ngạc nhiên và về những biến cố khi chúng diễn ra.
Ký ức cũng lưu giữ kho kỹ năng rộng lớn mà chúng ta đã thu được trong cuộc sống và trải nghiệm, nó sản sinh ra một cách tự động các giải pháp tương xứng cho những thách thức khi chúng xuất hiện, từ việc đi vòng quanh một tảng đá lớn trên đường cho tới việc ngăn chặn cơn giận dữ đang manh nha của một khách hàng. Sự thu nhận các kỹ năng phụ thuộc vào một môi trường thường xuyên, một cơ hội tương xứng để tập luyện, và sự phản hồi nhanh chóng và rõ ràng về sự chính xác của những suy nghĩ và hành động. Khi những điều kiện này được đáp ứng đầy đủ, cuối cùng kỹ năng được phát triển, những phán đoán trực giác và những chọn lựa nhanh chóng xuất hiện trong đầu sẽ gần như là xác đáng. Tất thảy đều là công việc của Hệ thống 1, nghĩa là nó xảy ra tự động và nhanh chóng. Một dấu hiệu của sự biểu hiện có kỹ năng là khả năng giải quyết những số lượng lớn thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Khi một thử thách được đặt ra bất thình lình, theo đó một sự phản ứng có kỹ năng đã có sẵn, câu trả lời sẽ được đưa ra. Điều gì xảy ra trong sự thiếu vắng kỹ năng? Đôi lúc, như trong bài toán 17 x 24 = ?, nó cần phải có một câu trả lời rõ ràng, rõ ràng ngay lập tức Hệ thống 2 cần phải được gọi ra. Nhưng hiếm khi Hệ thống 1 bị làm cho chết lặng đi. Hệ thống 1 không bị làm cho bối rối bởi những giới hạn khả năng thu nhận và sự khoáng đạt trong những ước tính của nó. Khi bị cuốn vào việc tìm kiếm một câu trả lời cho một câu hỏi, nó đồng thời đưa ra các câu trả lời cho những câu hỏi có liên quan, thay thế bằng một câu trả lời dễ dàng hơn xuất hiện trong đầu cho câu hỏi mà đã được đặt ra. Trong quan niệm về những phỏng đoán này, câu trả lời phỏng đoán không nhất thiết phải đơn giản hơn hoặc căn cơ nhiều hơn so với câu hỏi ban đầu, nó chỉ có thể được sử dụng nhiều hơn, được tính toán nhanh chóng và dễ dàng hơn. Các câu trả lời phỏng đoán không phải là ngẫu nhiên, chúng thường gần đúng và đôi lúc chúng hoàn toàn sai.
Hệ thống 1 nhận ra dễ dàng kinh nghiệm mà cùng với đó nó xử lý thông tin nhưng nó không tạo ra một tín hiệu cảnh báo khi nó trở nên không đáng tin cậy. Những câu trả lời mang tính trực giác xuất hiện trong đầu nhanh chóng và tự tin, cho dù chúng khởi nguồn từ những kỹ năng hay những phỏng đoán. Không hề có cách thức đơn giản nào cho Hệ thống 2 để phân biệt giữa một câu trả lời có kỹ năng với một câu trả lời phỏng đoán. Cứu cánh duy nhất của nó là làm chậm lại và cố gắng xây dựng một câu trả lời của riêng nó, việc mà nó không muốn làm bởi nó lười biếng. Nhiều sự gợi ý của Hệ thống 1 được xác nhận ngẫu nhiên với sự hạn chế tối thiểu, như trong vấn đề “chày và bóng”. Đây chính là cách mà Hệ thống 1 mắc phải tiếng xấu của mình như là nguồn gốc của sự sai lầm và các thành kiến. Các đặc trưng có ý nghĩa của nó, bao gồm cả WYSIATI, cường độ cân xứng, và sự cố kết liên tưởng, giữa những thứ khác nhau, mang tới căn nguyên cho những khuynh hướng có thể dự đoán và cho những ảo tưởng về nhận thức, ví dụ như sự tin cậy, những dự đoán không có xu hướng thoái lui, quá tự tin, và hàng hà sa thứ khác.
Chúng ta có thể làm gì với những khuynh hướng này? Chúng ta có thể cải thiện những phán đoán và quyết định, cả bản thân chúng ta và những thứ thuộc về các thể chế mà chúng ta phụng sự và phụng sự chúng ta như thế nào? Câu trả lời ngắn gọn đó là ít có thể đạt được chúng mà không có một sự đầu tư đáng kể nỗ lực. Như tôi được biết từ sự trải nghiệm: Hệ thống 1 không dễ mà rèn luyện được. Ngoại trừ một số hiệu ứng mà phần lớn tôi cho là do tuổi tác, suy nghĩ thuộc về trực giác của tôi chỉ có ý thiên về sự quá tự tin, những dự đoán cực đoan, và sai lầm dự kiến như trước đây tôi đã từng thực hiện một nghiên cứu về những vấn đề này. Tôi đã chỉ được mở mang khả năng nhận diện các tình huống của mình trong đó các lỗi có thể xảy ra là: “Con số này sẽ là một nguồn tin cậy …” hay “Quyết định này đã có thể thay đổi nếu vấn đề được tái cấu trúc…” Và tôi đã đạt được tiến bộ trong việc nhận ra những lỗi sai của người khác nhiều hơn chính bản thân tôi.
Cách để ngăn chặn những lỗi sai khởi nguồn từ Hệ thống 1 thực đơn giản trong nguyên tắc: nhận diện các dấu hiệu cho thấy bạn đang ở trong một bãi mìn nhận thức, làm chậm lại, và yêu cầu sự tăng cường từ Hệ thống 2. Đây là cách mà bạn sẽ tiến hành khi bạn gặp phải ảo giác Müller-Lyer. Khi bạn thấy các đường thẳng với những cạnh bên chỉ các hướng khác nhau, bạn sẽ nhận diện tình huống đó như là một điều mà trong đó bạn không nên tin vào những ấn tượng của bạn về độ dài. Thật không may, trình tự hợp lý này ít có khả năng được áp dụng khi nó được cần tới nhất. Chúng ta có thể đều muốn có một hồi chuông cảnh báo vang lên bất cứ khi nào chúng ta chuẩn bị phạm phải một lỗi trầm trọng, nhưng chẳng có hồi chuông nào như thế hiện hữu, và những ảo tưởng về nhận thức thường khó nhận ra nhiều hơn so với những ảo ảnh về tri giác. Tiếng nói của lý trí có thể yếu ớt hơn nhiều so với tiếng nói to và rõ của một trực giác sai lầm, và việc đặt câu hỏi cho những trực giác của bạn trở nên khó chịu khi bạn đối mặt với sự căng thẳng về một quyết định lớn. Lưỡng lự nhiều hơn là điều cuối cùng bạn muốn khi bạn đang gặp rắc rối. Kết quả cuối cùng là để nhận biết một bãi mìn khi bạn quan sát những người khác đang thơ thẩn lại gần là dễ dàng hơn nhiều so với lúc bạn đang làm như vậy. Khán giả bận rộn trí óc ít hơn và cởi mở trước thông tin nhiều hơn so với các diễn viên. Đó chính là lý do của tôi để viết một cuốn sách mà được hướng tới các nhà phê bình và những người buôn chuyện hơn là cho những người ra quyết định.
Các tổ chức làm tốt hơn các cá nhân khi đi đến việc né tránh những lỗi sai, bởi họ cố nhiên suy nghĩ chậm hơn và có khả năng áp đặt những quy trình theo trật tự. Các tổ chức có thể bắt đầu và tuân theo sự áp dụng của các bản liệt kê các mục cần kiểm tra hữu ích, cũng như là tỉ mỉ nhiều hơn những bài luyện tập, ví dụ như việc dự báo lớp tham chiếu và sự mô phỏng. Chí ít một phần bằng việc cung cấp một chủ đề đặc biệt, các tổ chức cũng có thể khuyến khích một văn hóa trong đó nhiều người coi chừng cho một người khác khi họ tiếp cận những bãi mìn. Bất cứ thứ gì khác mà nó sản sinh ra, một tổ chức là một nhà máy sản xuất ra những phán quyết và quyết định. Mỗi một nhà máy cần phải có những phương thức để đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm của nó theo như thiết kế ban đầu, theo cấu tạo, và theo những sự kiểm duyệt cuối cùng. Các bước tương ứng trong việc sản xuất ra các quyết định là cấu trúc của bài toán cần được giải quyết, sự thu thập thông tin có liên quan dẫn tới một quyết định và sự phản ánh và suy tính lại. Một tổ chức mưu cầu cải thiện sản phẩm quyết định của mình nên tìm kiếm theo thói quen những sự cải tiến hiệu quả tại từng bước này. Khái niệm đang vận hành là thói thường. Sự kiểm soát chất lượng liên tục là một sự lựa chọn thay thế cho những đánh giá hàng loạt về các phương pháp mà các tổ chức này thường được thực hiện dưới sự trỗi dậy của các tai họa. Có nhiều việc cần phải làm để cải thiện việc ra quyết định. Một ví dụ trong số đó là sự thiếu vắng đáng kể của việc đào tạo có hệ thống kỹ năng thiết yếu để việc tiến hành các cuộc gặp có hiệu quả.
Cuối cùng, một ngôn ngữ phong phú hơn là cần thiết cho kỹ năng phê bình xây dựng. Phần lớn giống như y khoa, việc nhận dạng các phán quyết sai lầm là một công việc chẩn đoán, nó đòi hỏi một chủ đề chính xác. Tên gọi của một thảm họa là một cạm bẫy, theo đó tất cả những gì được biết về thảm họa bị trói buộc, bao gồm các yếu điểm, các nhân tố về môi trường, các triệu chứng, các chẩn đoán, và sự thận trọng. Tương tự như vậy, những nhãn như “các hiệu ứng nguồn tin cậy” , “cấu trúc hẹp” hoặc “sự cố kết quá mức” gom lại trong ký ức mọi thứ mà chúng ta đã biết về một khuynh hướng, căn nguyên của nó, các hiệu ứng của nó và điều có thể làm cho nó.
Đây là một liên kết trực tiếp từ việc buôn chuyện chính xác hơn tới những quyết định tốt hơn. Những người ra quyết định đôi lúc có khả năng hình dung ra âm điệu của những kẻ buôn chuyện hiện tại và những nhà phê bình trong tương lai tốt hơn là nghe được tiếng nói do dự về những nghi ngờ của chính bản thân họ. Họ sẽ đưa ra những lựa chọn tốt hơn khi họ tín nhiệm những phê bình của mình để làm cho vấn đề trở nên rắc rối và có vẻ đúng, và khi họ dự tính sự quyết định của mình để được xét đoán bởi bằng cách nào nó được thực hiện, chứ không chỉ bởi bằng cách nào nó được sinh ra.