Từ Điển Triệu Chứng Và Chẩn Đoán Bệnh

Viêm VA mãn tính

Tìm hiểu chung

Viêm VA mãn tính là bệnh gì?

Viêm VA là tình trạng viêm của VA do nhiễm trùng. VA là khối mô bạch huyết giúp cơ thể chống lại các nhiễm trùng. VA nằm trong cổ họng ngay phía sau mũi. Cùng với amidan, VA vòm họng là những hàng phòng thủ đầu tiên chống lại vi khuẩn và virus.

Viêm VA mạn tính là tình trạng viêm VA trong thời gian dài cùng với các biểu hiện lâm sàng riêng đặc trưng bởi các bệnh lý phát sinh ở tai, đường hô hấp dưới và các xoang cạnh mũi, cũng như các dạng bệnh lý khác. Tùy vào mỗi người sẽ có sự khác biệt trong biểu hiện lâm sàng và hình thái viêm, cũng như phản ứng miễn dịch và mức độ dị ứng toàn thân.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm VA mãn tính là gì?

Các triệu chứng phổ biến của viêm VA mãn tính là:

  • Khó thở bằng mũi.
  • Chảy nước mũi. Các đợt cấp thường xuyên của bệnh đặc trưng bởi tăng nhiệt độ lên mức trung bình 38°C, cũng như tăng tình trạng cảm lạnh và nghẹt mũi.
  • Các triệu chứng khá thường xuyên khác như xuất hiện viêm tai giữa có mủ thứ phát và viêm xoang xảy ra đồng thời, cũng như tình trạng viêm đường hô hấp dưới hoặc đợt cấp của các bệnh mãn tính liên quan đến các cơ quan tai mũi họng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra viêm VA mãn tính?

Viêm VA có thể gây ra do nhiễm trùng bởi vi khuẩn như Streptococcus. Bệnh cũng có thể gây ra bởi một số virus, bao gồm virus Epstein-Barr, adenovirus và rhinovirus.

Viêm VA mãn tính có thể là kết quả của các đợt tấn công cấp tính lặp đi lặp lại hoặc từ một nhiễm trùng trong thời gian dài.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm VA mãn tính?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ mắc viêm VA mãn tính như:

  • Nhiễm trùng tái phát ở họng, cổ hoặc vùng đầu
  • Nhiễm trùng amidan
  • Tiếp xúc với virus trong không khí, vi trùng và vi khuẩn

Trẻ em dễ bị viêm VA. Khi trẻ phát triển, VA dần dần co nhỏ lại. Khi trẻ đến cuối tuổi thiếu niên, VA hầu như không còn nữa.

Chẩn đoán & Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm VA mãn tính?

Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia về tai mũi họng. Bác sĩ tai mũi họng có chuyên môn đào tạo về nhiễm trùng, bệnh lý và các tình trạng liên quan đến tai, mũi và họng. Bác sĩ có thể khám thực thể để xác định nơi nhiễm trùng. Họ cũng sẽ hỏi về tiền sử gia đình để xác định xem tình trạng của bạn có do di truyền hay không.

Các xét nghiệm khác có thể bao gồm:

  • Kiểm tra họng bằng phết cổ họng để lấy mẫu vi khuẩn và vi sinh vật khác
  • Xét nghiệm máu để xác định sự hiện diện của vi sinh vật
  • X-quang đầu và cổ để xác định kích thước của VA và mức độ nhiễm trùng.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm VA mãn tính?

Quản lý viêm VA mạn tính được lên kế hoạch tùy theo mức độ tắc nghẽn đường thở, tuổi của bệnh nhân và các bệnh liên quan. Dựa trên phân tích các rủi ro của từng bệnh nhân về biến chứng sau phẫu thuật, gây mê và tái phát, bác sĩ sẽ xem xét phương pháp điều trị không phẫu thuật cho những bệnh nhân không thích hợp để phẫu thuật.

Xịt steroid vào mũi có thể được thực hiện như một phương pháp điều trị thay thế trong viêm VA mãn tính khi không thể phẫu thuật.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý viêm VA mãn tính?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với viêm VA mãn tính:

  • Ăn thực phẩm lành mạnh.
  • Uống nhiều nước.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Vệ sinh tốt.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Trẻ bị viêm VA (sùi vòm họng) có cần nạo không?
  • Viêm amidan: những điều bạn cần biết?
  • Viêm amidan