Định nghĩa
Viêm tủy xương là bệnh gì?
Viêm tủy xương là bệnh nhiễm khuẩn xương, tủy xương và mô mềm xung quanh xương. Vi khuẩn xâm nhập vào xương từ máu trong cơ thể sau khi xương bị gãy, nhọt, vết cắt trên da, nhiễm trùng tai giữa, viêm phổi hoặc các bệnh nhiễm trùng khác. Viêm tủy xương có thể diễn ra nhanh chóng và vô cùng đau đớn, tuy nhiên, một số trường hợp khác bệnh có thể hình thành từ từ và gây ít đau đớn hơn.
Những ai thường mắt phải viêm tủy xương?
Những người bị tiểu đường, đang chạy thận hoặc hóa trị thường có khả năng bị viêm tủy xương cao hơn. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm tủy xương là gì?
Các triệu chứng của viêm tủy xương bao gồm:
- Sốt cao;
- Đau ở xương;
- Vùng xung quanh xương và gần khớp có thể bị sưng, đỏ và ấm.
Các triệu chứng khác bao gồm:
- Cảm thấy khó chịu, lo lắng;
- Buồn nôn;
- Đổ mồ hôi nhiều;
- Ớn lạnh.
Ngoài ra viêm tủy xương có thể gây ra các biến chứng như bị cứng khớp vĩnh viễn hoặc bị áp xe kéo dài mặc dù xương đã lành lại.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra viêm tủy xương là gì?
Nhiễm trùng xương thường gây ra bởi vi khuẩn, nhưng cũng có thể gây ra do nấm hoặc vi trùng khác. Sự nhiễm trùng vi khuẩn có thể là do:
- Vi khuẩn hoặc vi trùng khác có thể lây lan đến xương từ da, cơ, hoặc dây chằng bị nhiễm trùng bên cạnh xương. Tình trạng này có thể xảy ra khi bạn bị viêm da.
- Nhiễm trùng có thể bắt đầu ở một bộ phận khác của cơ thể và lây lan vào xương qua đường máu.
- Nhiễm trùng cũng có thể bắt đầu sau khi phẫu thuật xương. Tình trạng này nhiều khả năng xảy ra nếu phẫu thuật được thực hiện sau một ca chấn thương hoặc nếu một thanh hoặc tấm kim loại được đặt trong xương.
Ở trẻ em, những xương dài ở cánh tay hoặc cẳng chân thường hay bị viêm tủy xương nhất. Ở người lớn, xương bàn chân, cột sống và hông (xương chậu) thường dễ bị ảnh hưởng nhất.
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm tủy xương?
Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc viêm tủy xương, bao gồm:
- Bị chấn thương hoặc từng phẫu thuật chỉnh hình trong thời gian gần.
- Bị rối loạn tuần hoàn máu.
- Các vấn đề liên quan đến đường tĩnh mạch hoặc dùng ống thông.
- Bị tiểu đường.
- Dùng thận nhân tạo.
- Tiêm ma túy.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm tủy xương?
Mục tiêu của việc điều trị là nhằm thoát khỏi sự lây nhiễm và giảm thiệt hại cho xương và các mô xung quanh.
Bác sĩ có thể sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt các vi khuẩn gây nhiễm trùng:
- Bạn có thể phải sử dụng nhiều hơn một loại kháng sinh một lúc.
- Kháng sinh được dùng ít nhất 4 đến 6 tuần, thường ở nhà bằng cách truyền tình mạch.
Nếu bạn bị nhiễm trùng lâu dài, xương có thể chết đi. Khi đó bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành phẫu thuật để loại bỏ xương chết. Các mô xương bị loại bỏ có thể được thay thể bằng cách ghép xương hoặc các vật liệu nhân tạo. Chúng sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào xương mới.
Nếu có những tấm kim loại ở gần nơi bị nhiễm trùng, chúng có thể cũng cần phải được loại bỏ. Nếu nhiễm trùng xảy ra sau khi bạn thực hiện phẫu thuật thay khớp, bạn có thể cần tiến hành một phẫu thuật để loại bỏ các mô khớp và những mô bị nhiễm trùng gần khu vực đó. Khi tình trạng nhiễm trùng đã hết, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật thay khớp mới cho bạn.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm tủy xương?
Khám lâm sàn sẽ giúp bác sĩ thấy được các triệu chứng đau xương và sưng đỏ ở vùng quanh xương bị đau.
Sau đó bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm sau:
- Cấy máu;
- Sinh thiết xương (mẫu là nuôi cấy và quan sát dưới kính hiển vi);
- Chụp xương;
- Chụp X-quang;
- Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC);
- Xét nghiệm sinh hóa Protein phản ứng C (CRP);
- Xét nghiệm tốc độ máu lắng (ESR);
- Chụp MRI xương;
- Chọc hút các khu vực bị ảnh hưởng của xương.
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm tủy xương?
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến viêm tủy xương:
- Dùng hết thuốc kháng sinh.
- Thay đổi tư thế nằm thường xuyên để tránh bị loét điểm tỳ.
- Thường xuyên tập luyện đều đặn để tránh làm yếu cơ và duy trì độ linh hoạt của khớp.
- Tăng dần các hoạt động bình thường sau khi các triệu chứng biến mất.
- Dùng băng vô trùng để có vết thưởng hở. Rửa tay trước và sau khi thay băng.
- Gọi bác sĩ nếu sốt nhiều trong khi điều trị.
- Gọi bác sĩ nếu các cơn đau trở nên không thể chịu đựng được.
- Gọi bác sĩ nếu hình thành áp xe mới hoặc nhiều mủ hơn ở áp xe cũ.
- Gặp bác sĩ nếu bạn có triệu chứng nhiễm trùng ở bất kỳ đâu trên cơ thể. Điều này rất quan trọng nếu gần đây bạn bị thương, bị tiểu đường, chạy thận hoặc tiêm thuốc.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chuẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.