Tìm hiểu chung
Viêm ruột – dạ dày do virus là bệnh gì?
Viêm ruột – dạ dày do virus (hay còn được gọi là viêm ruột) là một bệnh nhiễm trùng dẫn đến tình trạng viêm (sưng đỏ) dạ dày và ruột do virus gây ra. Đây là bệnh khá phổ biến, đôi khi còn được gọi là “cúm dạ dày” vì nó lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc sử dụng các thực phẩm hoặc nước uống bị nhiễm bệnh. Loại virus này có thể ảnh hưởng đến dạ dày và ruột non. Đối với trẻ sơ sinh, người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch kém, viêm dạ dày – ruột do virus còn có thể gây chết người.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm ruột – dạ dày do virus là gì?
Bệnh viêm ruột – dạ dày do virus có thể có các triệu chứng sau:
- Đau thắt bụng hoặc đau bụng
- Tiêu chảy
- Buồn nôn hoặc ói mửa
- Sụt cân
- Sốt nhẹ
- Đau nhức cơ hoặc đầu.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng sau:
- Đi phân lỏng liên tục trong 24 giờ, phân có lẫn máu
- Nôn mửa kéo dài hơn 2 ngày, nôn ra máu
- Có các dấu hiệu bị mất nước như cảm giác khát nước liên tục, khô miệng, nước tiểu màu vàng đậm hoặc có rất ít nước tiểu, chóng mặt hoặc choáng váng
- Sốt trên 40 độ.
Đối với trẻ nhỏ, bạn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay nếu trẻ:
- Sốt cao
- Hôn mê
- Tiêu chảy và phân có máu
- Có các dấu hiệu bị mất nước.
Ngoài ra, bạn phải đưa trẻ cấp cứu ngay nếu trẻ:
- Ói mửa kéo dài hơn vài giờ
- Không có tã ướt trong sáu giờ
- Phân có lẫn máu máu hoặc tiêu chảy nghiêm trọng
- Buồn ngủ bất thường.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây ra viêm ruột – dạ dày do virus là gì?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bị viêm ruột – dạ dày do virus, một trong số đó là do bị lây nhiễm bởi các loại thức ăn hoặc đồ uống đã bị nhiễm virus. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với những người đang bị nhiễm virus cũng là nguyên nhân gây ra bệnh. Thông thường, virus sẽ được lây lan do tình trạng vệ sinh kém, đặc biệt là không rửa tay trước khi chế biến thực phẩm.
Ngoài ra, còn có một số virus khác có thể gây viêm ruột – dạ dày bao gồm virus rota (rotavirus) và virus noro (norovirus).
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải viêm ruột – dạ dày do virus?
Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh này. Tuy nhiên, những người thường sử dụng các loại thức ăn và đồ uống bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc với người bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm ruột – dạ dày do virus?
Các yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột – dạ dày do virus bao gồm:
Tuổi tác
Trẻ em là đối tượng dễ bị lây truyền nhất do hệ miễn dịch của trẻ lúc này vẫn đang phát triển. Những người cao tuổi cũng rất dễ bị lây nhiễm do khả năng miễn dịch của họ cũng đã suy yếu. Ngoài ra, nếu bạn bị nhiễm HIV/AIDS hoặc các bệnh khác, bạn cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh.
Nơi ở
Nếu nơi ở của bạn đang bị nhiễm khuẩn hay thức ăn hoặc nước uống bạn dùng không đảm bảo vệ sinh cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm ruột – dạ dày do virus?
Bác sĩ có thể sẽ chẩn đoán viêm ruột – dạ dày do virus dựa vào các dấu hiệu mất nước. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bạn gửi mẫu phân để xem xét khả năng nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.
Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm ruột – dạ dày do virus?
Hiện vẫn chưa có cách điều trị riêng biệt đối với bệnh viêm ruột – dạ dày do virus ngoại trừ nghỉ ngơi và uống thật nhiều nước. Đa số người bệnh sẽ bình phục mà không bị biến chứng nào. Bạn nên bắt đầu với các thức ăn nhạt và dễ tiêu hóa như bánh quy giòn, bánh mì nướng, chuối, gạo, táo và hãy ngừng ăn nếu buồn nôn. Tránh các loại đồ uống như sữa, rượu, caffeine, các loại thực phẩm rắn hoặc có chất béo.
Nếu bạn bị tiêu chảy hoặc chưa thể uống nước ngay được, bạn có thể sẽ được truyền tĩnh mạch. Ngoài ra, tránh sử dụng các loại thuốc như thuốc kháng sinh vì chúng có thể làm cho vi khuẩn kháng kháng sinh tăng lên.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm ruột – dạ dày do virus?
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến viêm ruột – dạ dày do virus:
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn
- Làm sạch bề mặt những vật đã được tiếp xúc bởi những người bị nhiễm bệnh
- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- 9 loại thực phẩm cần tránh nếu bạn bị bệnh viêm ruột
- Thực hư việc probiotic và prebiotic có thể trị bệnh mạn tính
- Hiểu rõ về phương pháp làm sạch ruột