Tìm hiểu chung
Viêm phổi do nấm là bệnh gì?
Bệnh viêm phổi do nấm là bệnh nhiễm trùng ở phổi gây ra bởi một hoặc nhiều loại nấm bệnh hoặc nấm cơ hội. Nhiễm nấm xảy ra sau khi bạn hít phải bào tử hoặc do nhiễm trùng tiềm ẩn gây ra. Tình trạng lan truyền theo đường máu thường xuyên xảy ra, đặc biệt là ở những người có hệ miễn dịch bị tổn hại.
Mầm bệnh nấm đặc hữu (ví dụ như Histoplasma capsulatum, Coccidioides immitis, Blastomyces dermatitidis, Paracoccidioides brasiliensis, Sporothrix schenckii, Cryptococcus neoformans) là nguyên nhân gây nhiễm trùng ở những người khỏe mạnh và ở những ngườibị suy giảm miễn dịch.
Các loại nấm cơ hội (ví dụ như các loài Candida, Aspergillus, Mucor) có xu hướng gây viêm phổi ở bệnh nhân bị khuyết tật bẩm sinh hoặc mắc phải.
Việc chẩn đoán viêm phổi do nấm thực sự rất khó khăn và thường được thực hiện trên cơ sở giả định. Phương pháp chẩn đoán sẽ dựa trên việc kết hợp khám lâm sàng, chụp X-quang và các yếu tố vi sinh. Nếu phát hiện không có dấu hiệu nấm phân tử trong huyết thanh hoặc các mẫu sinh học khác thì bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán không xâm lấn, điều này có thể hỗ trợ việc quyết định phương pháp điều trị.
Tiên lượng của mỗi người thường liên quan đến mức độ nghiêm trọng và kết quả của các bệnh tiềm ẩn cũng như để xem liệu việc đảo ngược các yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng miễn dịch của bệnh nhân.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm phổi do nấm là gì?
Các triệu chứng phổ biến của bệnh viêm phổi do nấm bao gồm:
- Sốt dai dẳng trong suy giảm miễn dịch có thể là dấu hiệu mắc bệnh phổi cơ hội hoặc nhiễm nấm toàn thân;
- Ho khan;
- Khó chịu ở ngực;
- Khó thở, đặc biệt là khi gắng sức;
- Ho ra máu là một triệu chứng tương đối phổ biến của tình trạng xâm hại aspergillosis/mucormycosis;
- Bệnh nấm đặc hữu có thể gây sưng hạch và tắc nghẽn đường dẫn khí lớn thông qua các hiệu ứng gây áp lực;
- Bệnh nấm đặc hữu có thiên hướng gây ra các triệu chứng của hội chứng “về khớp”;
- Bệnh nấm đặc hữu cũng có thể gây ra các triệu chứng sinh huyết trên da, não, xương, khớp và nhiễm trùng toàn diện;
- Nhiễm Aspergillus, Candida spp. và loại nấm cơ hội khác có thể gây ra các triệu chứng quá mẫn;
- Các triệu chứng do ảnh hưởng đến các bộ phận khác có liên quan đến phổi (đặc biệt là trong suy giảm miễn dịch), ví dụ như viêm màng não/áp-xe não, tổn thương da, thận, gan, cơ bắp, viêm nội nhãn, xoang mũi, nhiễm trùng hệ thống ảnh hưởng đến máu và tủy xương.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây bệnh viêm phổi do nấm?
Các nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi do nấm bao gồm:
- Vi nấm Histoplasma gây tổn thương phổi nguyên phát và thường lây qua đường máu;
- Bệnh nấm Coccidioidomycosis, bắt đầu bằng “bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường tự giới hạn” (còn được gọi là “sốt thung lũng” hay “sốt San Joaquin”);
- Bệnh do vi nấm Blastomycosis;
- Viêm phổi, thường xảy ra ở những người bị suy giảm miễn dịch, đặc biệt là AIDS;
- Bệnh nấm Sporotrichosis. Bệnh này chủ yếu liên quan đến da nhưng cũng có thể liên quan đến phổi;
- Bệnh nhiễm nấm Cryptococcus. Loại nấm này lây truyền qua hít phải đất bị nhiễm nấm men, bệnh thường biểu hiện như nhiễm trùng ở phổi;
- Nhiễm nấm Aspergillus. Nấm này sẽ gây ra xâm lấn aspergillosis ở phổi;
- Nhiễm nấm candida có biểu hiện ở phổi của bệnh nhân suy giảm miễn dịch nhưng hiếm gặp;
- Phổi Scedosporiosis. Loại nấm này được gây ra bởi Allescheria boydii, cũng là một nguyên nhân hiếm gặp gây ra nhiễm nấm ở phổi.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh viêm phổi do nấm?
Viêm phổi do nấm là tình trạng sức khỏe không thực sự phổ biến. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi và thường ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh viêm phổi do nấm?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi do nấm, chẳng hạn như:
- Bệnh bạch cầu cấp tính hoặc u lympho trong quá trình hóa trị dòng tủy;
- Ghép tế bào gốc ở tủy xương hoặc tế bào máu ngoại vi;
- Nội tạng được cấy ghép để điều trị gây ức chế miễn dịch;
- Điều trị bằng corticosteroid kéo dài;
- Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải;
- Giảm bạch cầu kéo dài do các nguyên nhân khác nhau;
- Hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh;
- Nhiễm trùng sau khi cắt bỏ lá lách;
- Khuynh hướng di truyền.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh viêm phổi do nấm?
Phương pháp đơn giản nhất và rẻ nhất là nuôi cấy nấm từ dịch đường hô hấp của bệnh nhân. Tuy nhiên, xét nghiệm này không những không nhạy mà còn cần thời gian, đó là một trở ngại lớn vì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc chẩn đoán viêm phổi do nấm chậm có thể làm tăng nguy cơ tử vong.
Một phương pháp khác là soi kính hiển vi nhưng cũng chậm và không chính xác. Việc bổ sung những phương pháp cổ điển giúp phát hiện các kháng nguyên. Kỹ thuật này nhanh hơn đáng kể nhưng có thể ít nhạy và cụ thể hơn so với các phương pháp cổ điển.
Xét nghiệm phân tử dựa trên PCR định lượng cũng có sẵn từ myconostica. Dựa trên các phát hiện ADN, đây là thử nghiệm nhạy cảm và cụ thể nhất có sẵn để xét nghiệm nấm nhưng nó chỉ có thể phát hiện viêm phổi do nấm jirovecii và aspergillus.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm phổi do nấm?
Điều trị cho viêm phổi do nấm phải bao gồm cả các tác nhân kháng nấm. Các loại thuốc kháng nấm được sử dụng phải được lựa chọn dựa trên các mầm bệnh bị cô lập hoặc bị nghi ngờ có dấu hiệu lâm sàng đặc biệt.
Nhiều loại thuốc kháng nấm đang có sẵn, bao gồm cả các loại thuốc kháng sinh cổ điển, dòng thứ nhất, dòng thứ hai, dòng thứ ba triazoles và echinocandins. Amphotericin B ít thường xuyên được sử dụng và khi được sử dụng thì thường là một công thức nano để giảm độc tính.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm phổi do nấm?
Các lối sống và biện pháp khắc phục sau có thể giúp bạn đối phó với bệnh viêm phổi do nấm:
- Các bệnh nhân nhiễm HIV được điều trị mỗi ngày bằng thuốc kháng nấm dự phòng để tránh nhiễm nấm gây bệnh cơ hội, đặc biệt là Cryptococcus neoformans;
- Bệnh nhân ghép tạng cũng có thể được hưởng lợi từ các tác nhân kháng nấm dự phòng;
- Fluconazole có một số lợi ích như dự phòng chống lại bệnh nhiễm trùng nấm xâm lấn ở bệnh nhân cấy ghép tạng;
- Bệnh nhân có vấn đề về giảm bạch cầu kéo dài nên tránh các hoạt động tăng cường tiếp xúc với bào tử nấm trong môi trường, chẳng hạn như làm vườn hoặc chăm sóc cây trồng và hoa tươi, làm sạch, công tác xây dựng và xử lý các loại rau chưa nấu chín.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.