Tìm hiểu chung
Bệnh viêm phế quản là gì?
Bệnh viêm phế quản là một chứng viêm lớp niêm mạc ống phế quản, do nhiễm trùng. Phế quản là ống để không khí di chuyển. Những người bị viêm phế quản thường ho ra chất đờm dày, có thể bị đổi màu.
Viêm phế quản có hai loại gồm:
- Viêm khí phế mạc cấp tính (viêm phế quản cấp tính): tình trạng nhiễm trùng ngắn hạn làm cho đường hô hấp trong phổi sưng và đầy chất nhầy. Loại cấp tính thường kéo dài trong vài tuần;
- Viêm phế quản mạn tính: loại này kích thích liên tục các ống phế quản. Bệnh có thể kéo dài hàng tháng hoặc nhiều năm. Viêm phế quản mạn tính nghiêm trọng hơn nhiều so với viêm phế quản cấp tính.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng viêm phế quản là gì?
Các triệu chứng viêm phế quản phổ biến gồm:
- Ho kéo dài;
- Ho ra chất nhầy, có lẫn máu;
- Mệt mỏi;
- Khó thở;
- Sốt;
- Tức ngực.
Nếu bị viêm phế quản cấp tính, bạn sẽ ho dai dẳng kéo dài trong vài tuần sau khi chứng viêm đã hết. Nếu bạn bị viêm phế quản mạn tính, có thể mất nhiều thời gian hơn trước khi bệnh trở nên tồi tệ. Vào những thời điểm đó, bạn sẽ có dấu hiệu và triệu chứng như viêm phế quản cấp tính.
Một số triệu chứng không được liệt kê ở trên. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có bất cứ dấu hiệu nào sau đây:
- Các triệu chứng kéo dài hơn ba tuần;
- Sốt cao;
- Ho ra chất nhầy có màu;
- Có máu lẫn trong chất nhầy khi ho;
- Khó thở.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm phế quản?
Viêm phế quản cấp tính thường do nhiễm virus. Loại virus này cùng loại với virus cúm.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phế quản mạn tính là do hút thuốc lá. Ô nhiễm không khí, bụi hoặc khí độc trong môi trường hoặc nơi làm việc sẽ làm tình trạng xấu đi.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh viêm phế quản?
Viêm phế quản là tình trạng sức khỏe rất phổ biến. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Trong đó, viêm phế quản ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản?
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản, như:
- Bạn nghiện hút thuốc. Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ bị viêm phế quản;
- Sức đề kháng yếu. Sức đề kháng yếu có thể do một bệnh khác gây ra, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc do một bệnh mạn tính làm suy yếu hệ thống miễn dịch;
- Tuổi tác. Người cao tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ mắc nhiễm trùng cao hơn;
- Bạn làm việc xung quanh các chất kích thích phổi nhất định. Bạn tiếp xúc với ngũ cốc hoặc bông dệt hay khói hóa học sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh;
- Trào ngược dạ dày. Nếu bạn thường xuyên bị trào ngược dạ dày, cổ họng có thể bị kích ứng và làm cho bạn dễ bị viêm phế quản.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh viêm phế quản?
Sau khi hỏi về các triệu chứng, bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe để lắng nghe kỹ tiếng phổi khi thở. Các bài kiểm tra tiếp theo cũng sẽ được đề nghị, bao gồm:
- Chụp X-quang. Chụp X-quang ngực chỉ ra các triệu chứng viêm phế quản;
- Xét nghiệm đờm. Đờm là chất nhầy từ phổi. Xét nghiệm đờm sẽ xác định xem bạn có bị nhiễm virus hay không;
- Kiểm tra chức năng phổi. Thử nghiệm này đo lượng không khí mà phổi có thể giữ được và tốc độ bạn đẩy không khí ra khỏi phổi. Phương pháp này giúp bác sĩ kiểm tra dấu hiệu của bệnh hen suyễn hoặc khí phế thủng.
Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm phế quản?
Nếu bạn bị viêm phế quản cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giúp giảm các triệu chứng, bao gồm:
- Kháng sinh. Thuốc này không hoạt động tốt với bệnh viêm phế quản, nhưng bác sĩ có thể chỉ định cho bạn để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn nếu khả năng kháng thuốc của bạn thấp;
- Thuốc ho. Nếu bạn ho quá nhiều, cổ họng và phế quản sẽ bị tổn thương. Nếu cơn ho khiến bạn không thể ngủ được, bạn cần phải dùng thuốc ho;
- Các loại thuốc khác. Nếu bạn bị dị ứng, hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (POD), bác sĩ có thể chỉ định một ống thuốc hít và các thuốc khác để giúp giảm viêm và mở các đường hẹp trong phổi.
Nếu bị viêm phế quản mạn tính, bạn cần phải tiến hành phục hồi chức năng. Liệu pháp này sẽ giúp bạn thiết kế một chương trình tập thể dục giúp bạn thở dễ dàng hơn và tăng khả năng tập thể dục.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm phế quản?
Các lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà sau đây có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị bệnh viêm phế quản gồm:
- Từ bỏ thuốc lá;
- Đeo khẩu trang, mặt nạ khi ở trong không khí ô nhiễm, đặc biệt là khi bạn đi ra ngoài hoặc dọn dẹp nhà cửa;
- Sử dụng máy làm ẩm. Không khí ấm áp, ẩm ướt giúp giảm ho và làm lỏng chất nhầy trong đường thở.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Viêm phế quản cấp
- Viêm phế quản mạn tính
- Viêm tiểu phế quản