Viêm buồng trứng hay phần phụ là một bệnh lý phụ khoa nặng. Bệnh gây ảnh hưởng trầm trọng lên sức khỏe sinh sản phụ nữ như vô sinh và thậm chí có thể ảnh hưởng tới tính mạng nếu như nhiễm trùng lan rộng trong khoang bụng mà không được kiểm soát tích cực bằng kháng sinh. Đôi khi, với những nhiễm trùng nghiêm trọng, bác sĩ buộc phải làm phẫu thuật cắt buồng trứng, tử cung để loại bỏ ổ lây nhiễm.
Tìm hiểu chung
Viêm buồng trứng là bệnh gì?
Viêm buồng trứng là tình trạng buồng trứng bị viêm nhiễm. Tình trạng viêm riêng lẻ buồng trứng thường không phổ biến.
Giống như bất kỳ quá trình viêm nào, viêm buồng trứng thường có 2 dạng là viêm cấp tính hoặc mạn tính. Triệu chứng viêm cấp tính thường rầm rộ và nặng hơn viêm mạn tính. Viêm ở tử cung và buồng trứng là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng và có thể dẫn đến mất khả năng sinh sản.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm buồng trứng là gì?
Trong tình trạng bình thường, nếu bệnh nhân bị viêm buồng trứng cấp tính sẽ bị sốt, đau bụng và các triệu chứng khác. Đối với các trường hợp mạn tính, người bệnh sẽ có các triệu chứng như đau hai bên hố chậu, chu kỳ bất thường hoặc bị gián đoạn. Bệnh thường đi kèm với mệt mỏi và đôi khi suy nhược cơ thể
Vùng chậu bị nhiễm trùng và tăng tiết dịch từ đường sinh dục sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động của tinh trùng. Ống dẫn trứng bị tắc nghẽn và ứ dịch, làm cho tinh trùng không thể gặp trứng thành công. Dính buồng trứng gây trở ngại cho trứng rụng hoặc trứng khó di chuyển trong ống dẫn trứng. Chức năng buồng trứng bị suy yếu, dẫn đến tình trạng không rụng trứng và rối loạn kinh nguyệt, những điều kiện này sẽ dẫn đến vô sinh.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây bệnh viêm buồng trứng?
Viêm buồng trứng có nguồn gốc là do lây nhiễm. Gốc rễ của căn bệnh này là bệnh nhiễm trùng vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu, E. coli, Mycoplasma, v.v.) hoặc các tác nhân gây bệnh (Chlamydia, xoắn khuẩn, virus, v.v.). Những hàng rào bảo vệ của cơ quan sinh dục không thể ngăn chặn sự xâm nhập của vi sinh vật, do đó hầu hết các bệnh viêm buồng trứng và ống dẫn trứng được gây ra bởi các vi sinh vật.
Những trường hợp viêm buồng trứng mà không viêm tử cung thường rất hiếm gặp. Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm ở các mô buồng trứng bên cạnh là do ống dẫn trứng bị nhiễm trùng. Ở cơ thể khỏe mạnh, các khoang của ống dẫn trứng luôn vô trùng. Ống dẫn trứng bị nhiễm do bị vi khuẩn xâm nhập thông qua các con đường vào âm đạo, cổ tử cung và tử cung.
Quá trình lây nhiễm bắt đầu phát triển thông qua các ống dẫn trứng và sau đó ở buồng trứng. Trong hầu hết các trường hợp, cơ thể người khỏe mạnh có thể tự chống lại sự lây nhiễm và ngăn không cho bệnh lan rộng. Viêm buồng trứng luôn luôn xuất hiện ở các bệnh nhân suy giảm miễn dịch với một tình trạng bất lợi về sức khỏe như bệnh nội tiết và miễn dịch, rối loạn chức năng nội tiết tố, bệnh phụ khoa cơ bản, v.v.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh viêm buồng trứng?
Viêm buồng trứng có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm buồng trứng?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm buồng trứng, chẳng hạn như:
- Các mô đường sinh dục ngoài và trong khoang tử cung bị tổn thương trong quá trình chẩn đoán và điều trị, phá thai hoặc sinh con. Các tác nhân gây bệnh cơ hội xâm nhập thành công vào các chấn thương niêm mạc trong các mô cơ bản và bắt đầu nhân lên, sau đó di chuyển lên tử cung. Tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào đường sinh dục và thông qua dụng cụ phẫu thuật;
- Tình trạng viêm các bộ phận sinh dục. Bệnh lậu có thể gây tổn hại các tế bào biểu mô đường sinh dục bên ngoài và sau đó lan truyền ra. Viêm cấp tính đặc trưng bởi sự lây lan nhanh chóng ở đường sinh dục và gây biến chứng nhiễm khuẩn phần phụ nghiêm trọng;
- Những thay đổi viêm nhiễm mạn tính trong tử cung. Mầm bệnh mạn tính từ nội mạc tử cung mạn tính có cơ hội để di chuyển vào trong các ống dẫn trứng và gây ra tình trạng viêm;
- Thủng tử cung do vòng tránh thai. Khi vòng tránh thai nhiễm khuẩn, các tác nhân nhiễm trùng âm đạo có thể di chuyển vào nội mạc tử cung, sau đó đến ống và buồng trứng;
- Căng thẳng và mệt mỏi;
- Giảm thân nhiệt hoặc khí hậu thay đổi rõ rệt.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh viêm buồng trứng?
Các triệu chứng của viêm buồng trứng giúp bác sĩ xác định nguyên nhân của bệnh, giai đoạn và sự hiện diện của các ổ nhiễm trùng có trong buồng trứng cũng như các cấu trúc xung quanh. Trong hầu hết các trường hợp, viêm buồng trứng là một phần của tình trạng viêm tử cung, đồng thời ảnh hưởng đến ống dẫn trứng và buồng trứng.
Việc chẩn đoán các bệnh viêm tử cung thường không khó khăn. Việc chẩn đoán chính xác còn cần dựa trên tiền sử phụ khoa và kết quả xét nghiệm. Siêu âm giúp cụ thể hóa, xác định vị trí viêm và mức độ lây lan của bệnh.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm buồng trứng?
Phương pháp điều trị tùy thuộc vào tình trạng viêm buồng trứng của từng cá nhân, loại bỏ các nguồn lây nhiễm, điều chỉnh nội tiết tố liên quan và thay đổi miễn dịch cũng như loại bỏ các biến chứng. Một phần quan trọng của việc điều trị viêm buồng trứng ở phụ nữ trẻ là nhằm khôi phục lại khả năng thụ thai.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm buồng trứng?
Thay đổi chế độ sinh hoạt và các biện pháp vệ sinh thích hợp sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm buồng trứng.
Viêm buồng trứng là một bệnh phụ khoa không thường gặp. Bệnh dễ bùng phát trên những bệnh nhân có cơ địa suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp nhiễm trùng xảy ra trên cơ địa khỏe mạnh sau một thủ thuật can thiệp vào tử cung không an toàn như nạo phá thai, đặt vòng… Bệnh thường nhầm lẫn với các nguyên nhân nhiễm trùng vùng bụng khác như viêm ruột thừa, viêm túi thừa hoặc nhiễm trùng tiểu. Do đó, chị em phụ nữ nếu có yếu tố nguy cơ và xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau bụng kéo dài, huyết trắng đổi màu và có mùi hôi… hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay để kịp thời chẩn đoán và điều trị bệnh.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.