Tìm hiểu chung
Viêm amidan mãn tính là bệnh gì?
Viêm amidan mãn tính là một nhiễm trùng amidan trong thời gian dài. Nhiễm trùng lặp đi lặp lại có thể hình thành các túi nhỏ (nang) trong amidan chứa đầy vi khuẩn. Thông thường, các viên sỏi nhỏ, có mùi hôi được tìm thấy trong các nang. Những viên đá này (sỏi amidan) có thể chứa một lượng lớn sulfa. Khi bị nghiền nát, chúng tỏa ra mùi trứng thối đặc trưng gây hôi miệng. Chúng cũng có thể tạo ra cảm giác nghẹn cho bệnh nhân ở mặt sau của cổ họng.
Mức độ phổ biến của viêm amidan mãn tính
Viêm amidan mãn tính phổ biến hơn ở thanh thiếu niên và người lớn. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm amidan mãn tính là gì?
Các triệu chứng phổ biến của viêm amidan mãn tính là:
- Đau họng
- Amiđan phì đại
- Chứng hôi miệng, có thể liên quan đến amidan nang
- Các hạch cổ sưng to và đau
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:
- Cổ họng sưng
- Sốt hơn 30°C
- Cứng cổ
- Cơ yếu
- Đau họng lâu hơn 2 ngày
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra viêm amidan mãn tính?
Như đã trình bày trước đây, viêm amidan mãn tính là do nhiễm trùng. Thông thường, amidan ngăn chặn vi khuẩn và virus xâm nhập vào cổ họng và phổi, nhưng chúng có thể bị áp đảo. Nhiễm trùng có thể là do vi khuẩn hoặc virus gây ra, chẳng hạn như:
- Streptococcus (strep)
- Virus cúm
- Parainfluenza
- Adenovirus
- Epstein-Barr
- Herpes simplex
- Enterovirus
Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm amidan mãn tính?
Các yếu tố nguy cơ chính gây bệnh bao gồm suy giảm miễn dịch và lịch sử gia đình có viêm amidan hoặc dị ứng. Nhiễm vi khuẩn đề kháng với thuốc kháng sinh cùng với thay đổi chức năng miễn dịch có khả năng gây ra viêm amidan mãn tính. Nguy cơ phát triển viêm amidan mãn tính tăng lên nếu bạn tiếp xúc với bức xạ.
Chẩn đoán & Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm amidan mãn tính?
Việc chẩn đoán sẽ dựa trên thăm khám cổ họng. Bác sĩ cũng có thể nuôi cấy vi trùng từ mẫu bệnh phẩm bằng cách phết nhẹ mặt sau của cổ họng. Bệnh phẩm nuôi cấy sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để xác định nguyên nhân gây viêm họng.
Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm amidan mãn tính?
Điều trị ban đầu cho viêm amidan tái phát hay mãn tính bao gồm uống đủ nước và kiểm soát cơn đau. Nếu có dấu hiệu mất nước, bạn nên đi khám bác sĩ ngay. Để kiểm soát cơn đau, các thuốc không cần toa như Tylenol, ibuprofen, viên ngậm họng hoặc thuốc xịt có thể sử dụng được.
Bất kể những nguyên nhân gì gây ra viêm amidan tái phát hay mãn tính, bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên cắt bỏ amidan. Đặc biết, nếu bạn thường mắc 5–7 đợt viêm amidan mỗi năm hoặc viêm amidan mãn tính không điều trị được.
Giải pháp cắt amidan có thể làm giảm đáng kể số lần đau họng và sử dụng thuốc kháng sinh trong một năm. Phương pháp này còn giúp cải thiện cuộc sống, công việc và học hành.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý viêm amidan mãn tính?
Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với viêm amidan mãn tính:
- Nghỉ ngơi cho phép cơ thể tập trung năng lượng để chiến đấu với nhiễm trùng hơn là sử dụng nó vào các hoạt động hàng ngày.
- Uống nhiều nước giúp họng không bị khô và khó chịu hơn. Khi cơ thể đang chống nhiễm trùng, bạn cần uống nhiều nước hơn bình thường. Bạn nên dùng thức uống ấm, không có caffeine để làm dịu.
- Súc miệng với nước muối có thể giảm cảm giác khó chịu.
- Sử dụng máy làm ẩm không khí hoặc ngồi trong phòng tắm ẩm ướt có thể giảm bớt sự kích thích do không khí khô.
- Tránh các chất kích thích như thuốc lá và các nơi có khói.
- Dùng các thuốc như ibuprofen hoặc acetaminophen giúp giảm đau và sốt.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Viêm amidan: những điều bạn cần biết?
- Mẹo hay giúp điều trị amidan tại nhà dành cho trẻ
- Amidan có đốm trắng: nguyên nhân và cách điều trị (P1)