Tìm hiểu chung
Vết rạn da là gì?
Vết rạn da là các vệt dài, hẹp, các sọc hoặc các đường phát triển trên da. Chúng xuất hiện khi da đột ngột bị kéo giãn.
Mức độ phổ biến của vết rạn da
Vết rạn da rất phổ biến. Bất cứ ai cũng có thể bị vết rạn da, mặc dù tình trạng này có xu hướng ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của vết rạn da
Các vết rạn da không giống nhau. Chúng thay đổi tùy vào thời gian xuất hiện, nguyên nhân gây ra, vị trí bị rạn trên cơ thể và loại da của bạn. Các loại rạn da phổ biến bao gồm:
- Các vệt hoặc đường kẻ lõm vào trong da
- Các sọc màu hồng, đỏ, đen, xanh hoặc tím
- Các vệt sáng mờ dần thành màu sáng hơn
- Các vệt ở phần bụng, ngực, hông, mông hoặc đùi
- Các vệt bao phủ các vùng rộng lớn của cơ thể
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra vết rạn da?
Vết rạn da dường như được gây ra do căng giãn da. Mức độ nghiêm trọng của rạn da bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố di truyền, mức độ da bị căng và nồng độ cortisone. Cortisone là một hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận làm suy yếu các sợi đàn hồi trong da.
Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc vết rạn da?
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ đối với vết rạn da như:
- Nữ giới
- Có tiền sử cá nhân hoặc gia đình có vết rạn da
- Đang mang thai, đặc biệt là đối với phụ nữ trẻ
- Thừa cân hoặc béo phì
- Nhanh chóng tăng cân hoặc giảm cân
- Sử dụng thuốc corticosteroid
- Thực hiện phẫu thuật độn vú
- Có hội chứng Cushing, hội chứng Marfan hoặc một số rối loạn di truyền khác.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán vết rạn da?
Bác sĩ có thể cho biết bạn có vết rạn da hay không đơn giản chỉ nhìn vào da và xem xét bệnh sử của bạn. Nếu bác sĩ nghi ngờ vết rạn da gây ra do một căn bệnh nghiêm trọng, họ có thể yêu cầu các xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc chẩn đoán hình ảnh.
Những phương pháp nào dùng để điều trị điều trị vết rạn da?
Vết rạn da thường biến mất dần theo thời gian. Nếu bạn không muốn chờ đợi, có một số phương pháp điều trị có thể cải thiện các vết rạn da. Tuy nhiên, không điều trị nào có thể làm cho vết rạn da biến mất hoàn toàn.
Có một số cách để cải thiện các vết rạn da như:
- Kem tretinoin (Retin-A, Renova) hoạt động bằng cách phục hồi collagen, một loại protein dạng sợi giúp tăng độ đàn hồi của da. Tốt nhất bạn nên sử dụng kem này trên các vết rạn da còn mới có màu đỏ hoặc màu hồng. Kem này có thể gây kích ứng da và nếu bạn đang mang thai, bạn không nên sử dụng kem tretinoin.
- Liệu pháp laser xung nhuộm màu tia kích thích sự phát triển của collagen và elastin. Tốt nhất là nên sử dụng liệu pháp này trên vết rạn da mới. Người có làn da sậm màu có thể bị đổi màu da.
- Phương pháp giải quang nhiệt phân đoạn cũng tương tự như phương pháp nhuộm bằng xung laser ở chỗ nó sử dụng tia laser. Tuy nhiên, nó hoạt động bằng cách nhắm mục tiêu khu vực da nhỏ hơn do đó gây tổn thương da ít hơn.
- Phương pháp siêu mài mòn da liên quan đến việc đánh bóng da với các tinh thể rất nhỏ, để lộ lớp da mới đàn hồi hơn nằm dưới vết rạn da. Phương pháp này có thể cải thiện các vết rạn da cũ.
- Phương pháp laser excimer giúp kích thích sự sản xuất màu da (melanin) giúp vết rạn da có màu tương ứng với màu da xung quanh.
Các thủ thuật y tế và thuốc theo toa không bảo đảm kết quả trong chữa trị vết rạn da và chúng có thể tốn kém.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý vết rạn da?
Nhiều loại kem, thuốc mỡ và các sản phẩm khác xác nhận có thể ngăn chặn hoặc điều trị vết rạn da. Các sản phẩm làm từ bơ, ca cao, vitamin E và axit glycolic, không có hại, nhưng không có tác dụng nhiều.
Vết rạn da thường mờ dần, trở nên ít thấy hơn theo thời gian và không đòi hỏi bất kỳ liệu pháp tự chăm sóc hoặc điều trị tại nhà cụ thể nào.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Giải mã hiện tượng rạn da ở nam giới và cách ngăn ngừa
- Điểm danh 5 loại dầu và kem chống rạn da bạn không nên bỏ qua
- Mẹ cần biết cách để con không bị rạn da ở tuổi dậy thì