Tìm hiểu chung
Bệnh ung thư tuyến cận giáp là gì?
Tuyến cận giáp là bốn tuyến nhỏ gắn liền với tuyến giáp, nằm dưới quả táo Adam ở cổ. Ung thư tuyến cận giáp là sự phát triển u tuyến cận giáp dạng ác tính.
Những ai có nguy cơ bị bệnh ung thư tuyến cận giáp?
Ung thư tuyến cận giáp là một loại ung thư phát triển chậm và hiếm gặp. Những người mắc bệnh này thường từ 30 tuổi trở lên. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng ung thư tuyến cận giáp là gì?
Các triệu chứng ung thư tuyến cận giáp thường gặp là:
- Đau xương
- Táo bón
- Mệt mỏi
- Gãy xương
- Khát nước thường xuyên
- Đi tiểu thường xuyên
- Sỏi thận
- Suy nhược cơ bắp
- Buồn nôn và nôn
- Mất cảm giác ngon miệng
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ung thư tuyến cận giáp?
Một số nguyên nhân ung thư tuyến cận giáp như:
- Xạ trị (điều trị bằng tia X hoặc các loại năng lượng khác) ở vùng cổ.
- Cường tuyến cận giáp biệt lập gia đình – một tình trạng có thể gây sỏi thận, buồn nôn, nôn, huyết áp cao, suy nhược và mệt mỏi.
- Hội chứng MEN1 (đa u nội tiết loại 1) – tình trạng liên quan đến các khối u tuyến sản xuất hormone tuyến cận giáp. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến cận giáp? Lịch sử có khối u cận giáp trong một gia đình có thể làm tăng nguy cơ phát triển một khối u tuyến cận giáp. Một tình trạng di truyền được gọi là đa u nội tiết có thể làm tăng nguy cơ của một cá nhân mắc các khối u tuyến cận giáp lành tính. Tất cả các khối u tuyến cận giáp liên quan đến MEN đều lành tính. Không có yếu tố di truyền nào liên quan đến ung thư tuyến cận giáp.Không có yếu tố nguy cơ nào được biết cho những người không có tiền sử gia đình mắc các khối u tuyến cận giáp.
Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến cận giáp ?
Nếu gia đình có tiền sử bị khối u tuyến cận giáp, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc khối u tuyến cận giáp. Một tình trạng di truyền – đa u nội tiết – có thể làm bạn tăng nguy cơ mắc các khối u tuyến cận giáp lành tính. Tất cả các khối u tuyến cận giáp liên quan đến MEN đều lành tính. Không có yếu tố di truyền nào liên quan đến ung thư tuyến cận giáp.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ung thư tuyến cận giáp?
Ung thư tuyến cận giáp có thể được chẩn đoán như sau:
- Khám và bệnh sử. Bác sĩ khám và kiểm tra các cục u hoặc những dấu hiệu có vẻ không bình thường. Bác sĩ sẽ đặt các câu hỏi về sức khỏe hiện tại và bệnh sử gia đình của bạn.
- Xét nghiệm máu và nước tiểu. Những xét nghiệm này có thể cho thấy hàm lượng canxi và PTH cao trong máu hoặc nước tiểu. Bạn nên tuân thủ các yêu cầu của bác sĩ trước khi xét nghiệm để đảm bảo có được kết quả tốt nhất.
- Chụp tuyến cận giáp. Xét nghiệm giúp bác sĩ xác định xem tuyến cận giáp sản xuất quá nhiều PTH hay không. Xét nghiệm này được thực hiện cho người bệnh ngoại trú tại bệnh viện. Bạn sẽ được tiêm thuốc có chứa chất phóng xạ. Sau đó, nằm yên khoảng 30 phút trong khi chụp hình ảnh đầu và cổ. Sau đó, nhiều hình ảnh sẽ được chụp thêm để so sánh với bộ ảnh đầu tiên.
- Chụp CT (CAT). Một máy tính và tia X-quang được sử dụng để chụp ảnh chi tiết bên trong cơ thể.
- MRI (hình ảnh cộng hưởng từ) giúp tạo ra hình ảnh chi tiết của tuyến cận giáp.
- Siêu âm sử dụng sóng âm thanh đặc biệt để tạo ra hình ảnh được gọi là sonogram.
- Mạch đồ. Một loại thuốc nhuộm đặc biệt được tiêm vào mạch máu để chụp X-quang nhằm kiểm tra tắc nghẽn.
- Lấy mẫu máu tĩnh mạch. Máu được lấy từ các tĩnh mạch khác nhau và xét nghiệm để xem tuyến cận giáp nào tạo ra PTH nhiều hơn mức cần thiết.
Những phương pháp nào dùng để điều trị ung thư tuyến cận giáp?
Nếu bác sĩ xác định ung thư tuyến cận giáp, họ sẽ kiểm tra xem ung thư có lây lan hay không. Đôi khi, ung thư có thể bị phá vỡ và hình thành một khối u mới ở nơi khác trong cơ thể. Phương pháp điều trị sẽ khác nhau trong từng trường hợp.
- Phẫu thuật là cách điều trị phổ biến nhất cho bệnh ung thư tuyến cận giáp. Các bác sĩ phẫu thuật có thể chỉ cắt khối u hoặc loại bỏ các mô khác nếu ung thư đã lan đến những nơi khác.
- Xạ trị sử dụng tia X và các tia năng lượng cao khác để tấn công vào các tế bào ung thư. Bức xạ có thể được sử dụng trước hoặc sau khi phẫu thuật.
- Cắt bỏ khối u bằng tần số vô tuyến là cách sử dụng nhiệt để tiêu diệt tế bào ung thư. Nó cũng làm giảm mức PTH.
- Hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt ung thư. Loại thuốc tùy thuộc vào khối u.
- Thử nghiệm lâm sàng là thử nghiệm bác sĩ sẽ thử các loại thuốc và phương pháp mới. Hãy hỏi bác sĩ xem bạn có phải là ứng cử viên tốt cho một trong những thử nghiệm này.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý ung thư tuyến cận giáp?
Bạn có thể quản lý ung thư tuyến cận giáp bằng cách:
- Tìm hiểu càng nhiều càng tốt về ung thư và các cách điều trị.
- Chăm sóc bản thân.
- Tập thể dục.
- Giao tiếp với những người khác.
- Cố gắng tập trung vào những việc bạn có thể kiểm soát.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì để giúp cơ thể nhanh hồi phục?
- Sau mổ tuyến giáp nên ăn gì để có thể nhanh hồi phục?
- Bổ sung thực phẩm tốt cho tuyến giáp vào khẩu phần ăn của mình