Tìm hiểu chung
Ung thư thực quản là bệnh gì?
Ung thư thực quản xảy ra khi các tế bào ung thư phát triển trong thực quản, một cấu trúc dạng ống chạy từ cổ họng đến dạ dày. Thực phẩm đi từ miệng xuống dạ dày qua thực quản. Các tế bào ung thư bắt đầu ở lớp bên trong của thực quản và có thể lan rộng ra khắp các lớp khác cũng như những bộ phận khác của cơ thể (di căn).
Triệu chứng thường gặp
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư thực quản là gì?
Trong giai đoạn đầu của ung thư thực quản, có thể bạn sẽ không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Khi ung thư tiến triển, bạn có thể gặp các dấu hiệu sau:
- Giảm cân không có chủ đích;
- Khó tiêu;
- Ợ nóng;
- Khó nuốt hoặc đau khi nuốt;
- Thường xuyên bị nghẹn khi ăn;
- Nôn;
- Thực phẩm trào ngược lại lên thực quản;
- Tức ngực;
- Mệt mỏi.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh Barrett thực quản, một tình trạng tiền ung thư làm tăng nguy cơ ung thư thực quản do trào ngược axit mạn tính, hãy hỏi bác sĩ những dấu hiệu và triệu chứng báo hiệu tình trạng sức khỏe đang xấu dần đi. Sàng lọc ung thư thực quản không được thực hiện thường xuyên vì không dễ dàng xác định được thiếu nhóm nguy cơ cao và các rủi ro khi kết hợp với nội soi. Nếu bạn mắc bệnh Barrett thực quản, hãy thảo luận về ưu và nhược điểm của việc sàng lọc với bác sĩ.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bệnh ung thư thực quản?
Không có nguyên nhân rõ ràng gây ra ung thư thực quản. Ung thư thực quản xảy ra khi các tế bào trong thực quản xuất hiện lỗi (đột biến) trong ADN. Các lỗi này làm cho tế bào phát triển và phân chia không thể kiểm soát được. Các tế bào phát triển bất thường, tích lũy thành một khối u ở thực quản, có thể phát triển để xâm nhập các cấu trúc lân cận và lan truyền đến các bộ phận khác của cơ thể.
Ung thư thực quản có ba loại phổ biến, bao gồm:
- Ung thư biểu mô tế bào vảy: loại này xảy ra khi ung thư bắt đầu trong các tế bào mỏng phẳng tạo nên lớp niêm mạc của thực quản. Hình thức này thường xuất hiện nhiều nhất ở phần đầu hoặc giữa thực quản nhưng có thể xuất hiện bất cứ nơi nào;
- Ung thư tế bào tuyến: loại này xảy ra khi ung thư bắt đầu trong các tế bào tuyến của thực quản có trách nhiệm cho việc sản xuất các chất dịch như chất nhầy. Loại này là loại phổ biến nhất ở phần dưới thực quản;
- Các dạng hiếm gặp: bao gồm ung thư tế bào mầm, u lympho, u ác tính, sarcoma và ung thư tế bào nhỏ.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh ung thư thực quản?
Trong một số khu vực trên thế giới, như châu Á và một phần ở châu Phi, ung thư thực quản là tình trạng rất phổ biến, nam giới và người già thường mắc bệnh ung thư thực quản.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản?
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản, bao gồm:
- Trào ngược dạ dày (GERD), trong đó thức ăn và axit từ dạ dày trào ngược trở lại thực quản, làm tăng đáng kể nguy cơ mắc ung thư thực quản;
- Sử dụng các loại thuốc lá;
- Sử dụng nhiều rượu;
- Bệnh Barrett thực quản, bệnh này ảnh hưởng tới phần dưới thực quản và có thể dẫn đến ung thư thực quản. Barrett thực quản có thể do bệnh trào ngược dạ dày. Theo thời gian, axit dạ dày thực quản có thể gây ra những thay đổi trong tế bào làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Ngoài ra, các nhóm yếu tố nhất định, như nam giới và người già có nguy cơ cao mắc ung thư thực quản. Nguy cơ ung thư tuyến thực quản cao hơn ở người da trắng, nhưng ung thư tế bào vảy biểu mô thực quản phổ biến hơn ở những nam giới gốc Á và da màu.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh ung thư thực quản?
Các xét nghiệm và thủ tục được sử dụng để chẩn đoán ung thư thực quản bao gồm:
- Chụp X-quang thực quản với chất lỏng barium: bạn phải uống một loại chất lỏng để tạo một lớp lót trong thực quản, điều này làm nổi bật hình ảnh thực quản khi chụp X-quang để bác sĩ có thể xác định những vấn đề nhất định;
- Nội soi: các bác sĩ sẽ đưa một ống mỏng, nhẹ, xuống cổ họng vào thực quản để kiểm tra. Siêu âm nội soi có các sóng âm thanh để cung cấp thêm thông tin về số lượng của khối u trong các mô lân cận;
- Sinh thiết: khi nội soi, các bác sĩ có thể lấy tế bào hoặc mô từ thực quản và kiểm tra dưới kính hiển vi để phát hiện ung thư.
- Các xét nghiệm khác: bác sĩ có thể tiến hành chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cắt lớp phát xạ positron (PET scan), nội soi lồng ngực và nội soi ổ bụng để xác định xem ung thư đã lan rộng hoặc di căn ra bên ngoài của thực quản chưa. Quá trình này được gọi là “dàn dựng”. Các bác sĩ cần thông tin để có kế hoạch điều trị cho bạn.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh ung thư thực quản?
Căn cứ vào các loại tế bào trong bệnh, giai đoạn ung thư, sức khỏe tổng thể của bạn, bác sĩ sẽ xác định các phương pháp điều trị ung thư thực quản, bao gồm:
- Phẫu thuật để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ thực quản;
- Xạ trị để giết chết tế bào ung thư;
- Hóa trị: các loại thuốc liều lượng mạnh dùng để điều trị các tế bào ung thư trong cơ thể. Thông thường, phương pháp này sử dụng kết hợp với xạ trị và/hoặc phẫu thuật;
- Liệu pháp quang động giúp triệt tiêu các tế bào ung thư sớm bằng ánh sáng laser đặc biệt;
- Đốt điện để tiêu diệt các tế bào ung thư giai đoạn đầu.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh ung thư thực quản?
Mặc dù không có cách nào để ngăn chặn bệnh ung thư thực quản, có một vài bước bạn có thể làm để giảm nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
- Tránh sử dụng thuốc lá;
- Hạn chế tiêu thụ các loại rượu cũng góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh;
- Có chế độ ăn uống với nhiều trái cây và rau quả, duy trì trọng lượng khỏe mạnh cũng là cách hiệu quả để tránh ung thư thực quản.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.