Tìm hiểu về ung thư tá tràng
Bệnh ung thư tá tràng là gì?
Tá tràng là phần đầu của ruột non. Nó nằm giữa dạ dày và hỗng tràng, phần tiếp theo của ruột non. Các tá tràng có hình dạng giống như một móng ngựa và có nhiệm vụ lấy thức ăn được tiêu hóa từ dạ dày.
Tá tràng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Dịch và mật từ dạ dày đi vào tá tràng để giúp phân hủy thức ăn. Ở đây, các vitamin và các chất dinh dưỡng khác bắt đầu hấp thu vào cơ thể trước khi thức ăn đi đến hỗng tràng.
Ung thư tá tràng mặc dù hiếm nhưng có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và ngăn cơ thể hấp thụ các khoáng chất cần thiết để hoạt động đúng cách.
Các dạng ung thư tá tràng
Có 5 dạng ung thư tá tràng, gồm:
- Ung thư biểu mô tuyến ở dạ dày: dạng ung thư này ảnh hưởng đến các tế bào tuyến chịu trách nhiệm sản xuất dịch tiêu hóa, chất nhầy và các dịch khác từ các cơ quan nội tạng.
- Sarcoma: sarcoma là một loại khối u ác tính hình thành trong xương hoặc mô mềm của cơ thể như mỡ, mạch máu và cơ.
- Lymphoma: dạng ung thư này thường xảy ra ở hệ miễn dịch.
- U mô đệm đường tiêu hóa: các khối u này xuất hiện ở thành đường tiêu hóa.
- U carcinoid: các khối u từ loại ung thư này thường hình thành trong hệ tiêu hóa và có thể gây hội chứng carcinoid. Chúng cũng có thể lây sang các cơ quan khác trong cơ thể.
Triệu chứng ung thư tá tràng
Những dấu hiệu và triệu chứng ung thư tá tràng là gì?
Ung thư tá tràng là một dạng ung thư hiếm gặp ở đường tiêu hóa. Khi các tế bào ung thư bắt đầu hình thành ở tá tràng, các khối u có thể ngăn chặn thức ăn đi qua đường tiêu hóa.
Khi thức ăn không thể đi qua ruột non hoặc khi cơ thể không thể hấp thụ các vitamin cần thiết, bạn có thể gặp một số triệu chứng sau:
- Đau bụng
- Buồn nôn
- Táo bón
- Ói mửa
- Trào ngược axit
- Giảm cân
- Phân có máu
Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng của bệnh ung thư tá tràng sẽ xuất hiện ở các giai đoạn sau, khi khối u phát triển đủ lớn để ngăn chặn thức ăn. Tại thời điểm đó, bạn có thể nhận thấy một khối u ở bụng.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây ung thư tá tràng
Nguyên nhân nào gây ung thư tá tràng?
Một số nguyên nhân gây ung thư tá tràng như:
- Vi khuẩn Helicobacter pylori
- Căng thẳng
- Rượu
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) và corticoid
- Thuốc lá
- Một số tình trạng sức khỏe như: ợ hơi, ợ chua; viêm loét dạ dày, tá tràng; ung thư dạ dày tá tràng
Chẩn đoán và điều trị ung thư tá tràng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán ung thư tá tràng?
Chẩn đoán ung thư tá tràng có thể khó khăn vì các triệu chứng xảy ra ở các giai đoạn sau của bệnh. Điều này cũng có thể gây khó khăn cho việc điều trị.
Ung thư tá tràng có thể được chẩn đoán trong năm giai đoạn khác nhau:
- Giai đoạn 0. Các tế bào ung thư có trong các thành của tá tràng.
- Giai đoạn 1. Các tế bào ung thư chỉ nằm ở tá tràng và không lan sang các hạch bạch huyết.
- Giai đoạn 2. Ung thư đã phát triển qua các lớp ruột, đến các mô liên kết, cơ và các hạch bạch huyết.
- Giai đoạn 3. Các tế bào ung thư đã lan đến các cơ quan lân cận hoặc các bộ phận khác của ruột non.
- Giai đoạn 4. Ung thư đã lan rộng khắp bụng, xương hoặc các cơ quan xa hơn như phổi, gan, tuyến tụy.
Một số kỹ thuật xét nghiệm giúp phát hiện ung thư trong ruột non, bao gồm:
- Các xét nghiệm tạo ra hình ảnh chi tiết về đường tiêu hóa, chẳng hạn như chụp MRI hoặc CT
- Nội soi
- Sinh thiết
- Uống barium để chụp X-quang nhằm kiểm tra đường tiêu hóa trên.
Những phương pháp nào giúp điều trị ung thư tá tràng?
Điều trị ung thư tá tràng phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn mà bạn đã được chẩn đoán. Tuy nhiên, lựa chọn điều trị phổ biến nhất và hiệu quả nhất là phẫu thuật kèm hoặc không kèm theo hóa trị, xạ trị.
Các bác sĩ sẽ cố gắng loại bỏ khối u ở tá tràng để thức ăn đi qua dạ dày. Một lựa chọn phẫu thuật khác là thủ thuật Whipple. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ loại bỏ tá tràng, túi mật và một phần tuyến tụy.
Một giải pháp thay thế cho phẫu thuật là hóa trị để tiêu diệt các tế bào ung thư ác tính. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này có thể gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm:
- Rụng tóc
- Buồn nôn
- Ói mửa
- Mệt mỏi
- Giảm cân
Một số người lựa chọn điều trị tổng thể. Đây là phương pháp kết hợp các biện pháp điều trị tại nhà, thảo dược và thói quen hàng ngày. Một số thảo dược có thể giúp giảm kích thước khối u ung thư và cải thiện các triệu chứng khó chịu. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn muốn thử sử dụng phương pháp điều trị như vậy.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Khi nào bạn cần mổ đại tràng?
- Thực phẩm giúp thanh lọc cơ thể, làm sạch đại tràng hiệu quả
- 13 suy nghĩ sai lầm ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục