Định nghĩa
Ung thư biểu mô tế bào đáy là gì?
Ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC) là một dạng phổ biến của ung thư da. Ung thư biểu mô tế bào đáy phát triển rất chậm và thường phát triển ở phần đầu và cổ (nơi tiếp xúc ánh sáng mặt trời nhiều nhất). Bệnh này hầu như không bao giờ lan ra bộ phận khác của cơ thể.
Bác sĩ phân loại các kiểu của ung thư biểu mô tế bào đáy dựa vào hình dạng và màu sắc. Thông thường, loại phổ biến nhất có hình dạng như vết sưng tròn màu trắng hoặc hồng, ở giữa vết sưng thường lõm vào bên trong.
Những ai thường mắc phải ung thư biểu mô tế bào đáy?
Bệnh thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi. Đặc biệt là những người tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư biểu mô tế bào đáy là gì?
Ung thư biểu mô tế bào đáy thường không có triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên, đôi lúc người bệnh có thể bị chảy máu, đóng vảy hoặc ngứa ở vùng nhiễm khuẩn.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hoặc nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra ung thư biểu mô tế bào đáy là gì?
Tác động của tia cực tím (UVA và UVB) từ ánh nắng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào đáy.
Người da mỏng có nguy cơ bị ung thư biểu mô tế bào đáy cao hơn người bình thường. Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như: phơi nắng nhiều, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, tiền sử gia đình mắc ung thư biểu mô tế bào đáy, điều trị bằng tia bức xạ cũng có thể làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào đáy.
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào đáy?
Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào đáy, bao gồm:
- Giới tính: nam giới thường có nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào đáy hơn nữ giới;
- Tuổi: đa số bệnh ung thư biểu mô tế bào đáy xảy ra ở những người trên 50 tuổi;
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư da;
- Thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời;
- Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch;
- Da mỏng hoặc da trắng;
- Tiếp xúc với tia bức xạ;
- Tiếp xúc với thạch tín.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị ung thư biểu mô tế bào đáy?
Bác sĩ sử dụng biện pháp sinh thiết để loại bỏ vùng da mắc bệnh. Đôi khi bác sĩ sẽ loại bỏ hoàn toàn vùng da bất thường mà không cần sinh thiết nếu vùng da ung thư không lớn.
Trong vài trường hợp hiếm gặp, ung thư biểu mô tế bào đáy có thể tái phát sau khi điều trị, đặc biệt là ở tai, mí mắt, da đầu và mũi. Do đó khi có các dấu hiệu bệnh tái phát sau điều trị, người bệnh cần phải báo ngay cho bác sĩ.
Các phương pháp điều trị khác bao gồm phẫu thuật điện, phẫu thuật lạnh, liệu pháp bức xạ và phẫu thuật Moh. Phẫu thuật Moh là phương pháp đặc biệt để loại bỏ tế bào ung thư ở mũi hoặc mí mắt, vùng da bị ung thư rộng hoặc tế bào ung thư tái phát.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào đáy?
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn mắc ung thư biểu mô tế bào đáy dựa trên bề mặt của da. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ thực hiện sinh thiết da (lấy một mẩu da nhỏ và gửi đến phòng thí nghiệm để nghiên cứu dưới kính hiển vi) để có thể chẩn đoán một cách chính xác nhất.
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư biểu mô tế bào đáy?
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến ung thư biểu mô tế bào đáy:
- Làm theo hướng dẫn của bác sĩ sau khi điều trị;
- Tránh tiếp xúc lâu dưới nắng mặt trời (đặc biệt ở trẻ nhỏ);
- Khám da mỗi năm hoặc thường xuyên để bác sĩ sớm phát hiện các triệu chứng bệnh;
- Gọi cho bác sĩ nếu bạn:
- xuất hiện nốt ruồi hoặc vùng da bất thường mới;
- vùng da không lành hoặc thường xuyên chảy máu;
- đốm da nổi lên với phần giữa lõm xuống;
- bị sốt trên 37,7oC.
- Khi ra đường dưới thời tiết nắng nóng, bạn nên bôi kem chống nắng có SPF 15 hoặc cao hơn, mặc quần áo chống nắng và đội mũ.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.