U xơ tiền liệt tuyến là bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên. Bệnh ban đầu biểu hiện bằng triệu chứng đi tiểu kéo dài, dòng nước tiểu bắn ra yếu hoặc tiểu đêm nhiều lần. Lâu dần, khi tiền liệt tuyến to ra nhiều chèn ép nặng niệu đạo, bệnh nhân sẽ khó tiểu, bí tiểu dẫn đến ứ đọng nước tiểu trong bàng quang và ứ đọng ngược dòng lên thận. Đa phần u tiền liệt tuyến là lành tính, nhưng các bác sĩ cũng sẽ làm thêm các xét nghiệm khác để loại trừ ung thư tiền liệt tuyến.
Định nghĩa
Bệnh u xơ tuyến tiền liệt (tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính) là bệnh gì?
U xơ tuyến tiền liệt, hay còn gọi là tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính, là tình trạng tuyến tiền liệt phình to nhưng không phải do ung thư. Tuyến tiền liệt nằm giữa bàng quang (nơi trữ nước tiểu) và niệu đạo (nơi ống tiểu đi qua). Khi về già, tuyến tiền liệt của nam giới bắt đầu phình to ra. Khi tuyến tiền liệt quá lớn, nó có thể chèn ép niệu đạo làm người bệnh khó tiểu và không thể tiểu hết nước tiểu trong bàng quang.
Những ai thường mắc phải bệnh u xơ tuyến tiền liệt (tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính)?
U xơ tiền liệt tuyến ngày càng trở nên phổ biến với nam giới lớn tuổi, đặc biệt là ngoài 50 tuổi. Tại Việt Nam hiện nay có tới 45% đến 70% số nam giới trong độ tuổi từ 45 đến 75 mắc căn bệnh này. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh u xơ tuyến tiền liệt (tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính) là gì?
Các triệu chứng dễ nhận thấy của tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính bao gồm gặp khó khăn trong tiểu tiện, đi tiểu thường xuyên hơn và tiểu gấp hơn.
Những triệu chứng bắt đầu hiện khi tuyến tiền liệt to ra, cản trở dòng chảy của nước tiểu. Đi tiểu cảm thấy không hết nước tiểu vì bàng quang không trống rỗng hoàn toàn, khiến bệnh nhân phải đi tiểu thường xuyên hơn, thường vào ban đêm (tiểu đêm). Ngoài ra, đi tiểu có thể trở nên cấp bách hơn, không nhịn được . Thể tích và lực chảy của dòng chảy nước tiểu cũng có thể giảm đáng kể.
Biến chứng của u xơ tuyến tiền liệt:
U xơ tuyến tiền liệt có thể dẫn đến một số bệnh lý khác, nhưng chỉ ảnh hưởng đến một số lượng nhỏ nam giới mắc bệnh. Tắc nghẽn dòng nước tiểu và tình trạng đọng lại nước tiểu trong bàng quang có thể làm tăng áp lực trong bàng quang và hạn chế dòng chảy của nước tiểu từ thận, sức căng gia tăng trên thận. Áp lực này tăng có thể gây suy giảm chức năng thận. Nếu tắc nghẽn kéo dài, bàng quang có thể căng ra, gây tràn nước tiểu không kiểm soát. Khi bàng quang căng ra, các tĩnh mạch nhỏ trong bàng quang và niệu đạo cũng căng ra. Những tĩnh mạch đôi khi bị bể khi nam giới cố gắng tiểu, gây ra tình trạng tiểu ra máu. Việc tắc nghẽn toàn bộ dòng nước tiểu ra khỏi bàng quang (bí tiểu) có thể hình thành, làm cho không thể tiểu tiện, gây cảm giác đầy và đau dữ dội ở bụng dưới.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu gặp vấn đề về tiết niệu, bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra xem các triệu chứng có phải do u xơ tuyến tiền liệt gây ra không và tìm ra phương pháp điều cần thiết. Nếu không thể đi tiểu, bạn phải tìm đến sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra bệnh u xơ tuyến tiền liệt (tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính) là gì?
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác của bệnh tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng u xơ tuyến tiền liệt có liên quan đến sự thay đổi của cơ thể gây ra bởi hormone sinh dục, đặc biệt là testosterone.
Khi tuyến tiền liệt to ra, nó dần dần chèn ép niệu đạo và ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu (nước tiểu tắc nghẽn). Khi nam giới mắc bệnh u xơ tuyến tiền liệt, nước tiểu đọng lại trong bàng quang, làm cho bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu và sỏi bàng quang. Tắc nghẽn kéo dài có thể gây tổn hại cho thận. Thuốc không theo sự kê đơn của bác sĩ như thuốc kháng histamin và thuốc thông mũi có thể làm tăng sự cản trở dòng chảy của nước tiểu hoặc làm giảm chức năng của bàng quang, gây tắc nghẽn tạm thời của dòng nước tiểu ra khỏi bàng quang ở nam giới mắc bệnh u xơ tuyến tiền liệt.
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh u xơ tuyến tiền liệt (tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính)?
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính bao gồm:
- Lão hóa: phì đại tuyến tiền liệt hiếm khi gây ra các dấu hiệu và triệu chứng ở nam giới trẻ hơn tuổi 40. Khoảng 1/3 nhóm người trải qua các triệu chứng từ vừa phải đến nghiêm trọng ở tuổi 60, và khoảng một nửa như vậy ở 80 tuổi;
- Tiền sử gia đình: những người có quan hệ ruột thịt có các vấn đề tuyến tiền liệt có nghĩa là bạn có nhiều khả năng mắc bệnh;
- Dân tộc: u xơ tuyến tiền liệt ít phổ biến ở đàn ông châu Á so với người da trắng và da đen. Đàn ông da đen có thể gặp các triệu chứng ở độ tuổi trẻ hơn người da trắng.
- Bệnh tiểu đường và bệnh tim: nghiên cứu cho thấy rằng bệnh tiểu đường, cũng như bệnh tim và sử dụng các thuốc phong bế beta (dược phẩm dùng điều trị các bệnh lí tim mạch) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh
- Lối sống: chứng béo phì làm tăng nguy cơ u xơ tuyến tiền liệt, trong khi tập thể dục có thể làm giảm nguy cơ của bệnh.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh u xơ tuyến tiền liệt (tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính)?
Việc điều trị là không cần thiết trừ khi u xơ tuyến tiền liệt gây ra các triệu chứng đặc biệt khó chịu hoặc có biến chứng (như nhiễm trùng đường tiết niệu, suy yếu chức năng thận, có máu trong nước tiểu, sỏi hoặc bí tiểu). Những loại thuốc sau có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng, chẳng hạn như thuốc phiện và các loại thuốc với tác dụng kháng acetylcholin (ví dụ, thuốc kháng histamin và một số thuốc chống trầm cảm), nên được dừng lại khi có thể.
Bác sĩ có thể hai phương pháp điều trị u xơ tuyến tiền liệt chính là uống thuốc và phẫu thuật.
Uống thuốc: thuốc thường được sử dụng đầu tiên là thuốc ức chế Alpha (như terazosin, doxazosin, tamsulosin, hoặc alfuzosin), chúng giúp thư giãn các cơ của tuyến tiền liệt, bàng quang và có thể cải thiện dòng chảy của nước tiểu. Một số thuốc (như finasteride và dutasteride) có thể ngăn chặn tác động của các hormone sinh dục nam ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của tuyến tiền liệt, làm tuyến tiền liệt co lại. Tuy nhiên, finasteride và dutasteride cần phải được sử dụng trong 3 tháng hoặc hơn các triệu chứng mới có thể suy giảm. Ở một số trường hợp nhất định, finasteride hoặc dutasteride có thể không làm suy giảm các triệu chứng. Bệnh nhân có triệu chứng nặng hơn có thể được điều trị bằng thuốc ức chế alpha kết hợp với finasteride hoặc dutasteride.
Phẫu thuật: Nếu thuốc không có hiệu quả, phẫu thuật có thể được tiến hành. Phẫu thuật làm giảm các triệu chứng hiệu quả nhất nhưng có thể gây ra các biến chứng hậu phẫu. Phẫu thuật phổ biến nhất là phẫu thuật nội soi qua niệu đạo (TURP), trong đó bác sĩ sẽ sử dụng đèn nội soi soi lên niệu đạo. Kèm theo nội soi là một dụng cụ phẫu thuật được sử dụng để loại bỏ một phần của tuyến tiền liệt. Một phần tuyến tiền liệt được lấy ra từ một đường rạch ở da. Bệnh nhân thường được gây tê tủy sống trước khi phẫu thuật.
- Phương pháp phẫu thuật nội soi qua niệu đạo có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng và chảy máu. Phương pháp này cũng có thể gây rối loạn chức năng cương dương vĩnh viễn (liệt dương). Rối loạn cương dương thường xảy ra nhưng không được phát hiện. Một số chuyên gia ước tính có đến 35% nam giới sau khi phẫu thuật từng trải qua tình trạng rối loạn cương dương. Khoảng 10% bệnh nhân cần tái phẫu thuật trong vòng 10 năm, vì tuyến tiền liệt vẫn tiếp tục phát triển.
- Phương pháp phẫu thuật laser: bác sĩ sẽ sử dụng laser cường độ cao để tiêu diệt mô tuyến tiền liệt. Một ống nội soi để đưa sợi laser đến tuyến tiền liệt qua niệu đạo.
Đối với các biến chứng:
Các vấn đề phát sinh từ nước tiểu tắc nghẽn có thể cần điều trị trước khi điều trị dứt điểm bệnh u xơ tuyến tiền liệt. Bí tiểu có thể được điều trị bằng cách tháo thoát nước tiểu bàng quang bằng một ống dẫn nước tiểu đưa thông qua niệu đạo. Nhiễm trùng có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh u xơ tuyến tiền liệt (tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính)
Thông thường, việc chẩn đoán sẽ dựa trên kết quả của khám tiền liệt tuyến, ngoài ra xét nghiệm máu có thể được thực hiện để kiểm tra ung thư tuyến tiền liệt.
Khi cảm thấy có sự bất thường ở tuyến tiền liệt sau khi kiểm tra thông qua trực tràng, bác sĩ thường sẽ tìm cách xác định tuyến tiền liệt có to ra hay không. Các bác sĩ chèn một ngón tay đeo găng và bôi trơn vào trực tràng để cảm nhận tuyến tiền liệt.
Tuyến tiền liệt bị ảnh hưởng bởi bệnh u xơ tuyến tiền liệt sẽ to ra, cân đối và trơn nhưng không đau khi chạm vào.
Một mẫu nước tiểu nên được kiểm tra để đảm bảo không có nhiễm trùng hoặc chảy máu. Các bác sĩ thường cũng làm một xét nghiệm để đo kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) trong máu ở những bệnh nhân nam có tuyến tiền liệt to ra khi được kiểm tra hoặc người bệnh có các triệu chứng nước tiểu bị tắc nghẽn. Nồng độ PSA có thể tăng lên ở nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt. Nếu nồng độ PSA cao hay tuyến tiền liệt cứng hoặc sần khi chạm vào, các xét nghiệm khác có thể được yêu cầu để chẩn đoán ung thư.
Những bệnh nhân có triệu chứng nước tiểu bị tắc nghẽn có thể cần đo thể tích và tốc độ dòng chảy nước tiểu. Ngay sau đó, các bác sĩ sẽ siêu âm bàng quang để xác định bàng quang đã hoàn toàn trống rỗng chưa. Cả hai xét nghiệm này giúp chẩn đoán sự hiện diện và mức độ nghiêm trọng của tình trạng nước tiểu bị tắc nghẽn.
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh u xơ tuyến tiền liệt (tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính)?
Để giúp kiểm soát các triệu chứng của phình tuyến tiền liệt, bạn nên áp dụng những thói quen sinh hoạt sau:
- Hạn chế đồ uống vào buổi tối. Đừng uống bất cứ điều gì trong một hoặc hai giờ trước khi đi ngủ để tránh tiểu đêm;
- Hạn chế caffeine và rượu. Nó có thể làm tăng sản xuất nước tiểu, kích thích bàng quang và làm trầm trọng thêm các triệu chứng;
- Hạn chế thuốc thông mũi hoặc thuốc kháng hixtamin. Những loại thuốc này thắt chặt các cơ xung quanh của niệu đạo kiểm soát dòng nước tiểu, làm cho nó khó khăn hơn để đi tiểu;
- Đi tiểu ngay khi buồn tiểu. Chờ đợi quá lâu có thể làm căng cơ bàng quang và gây ra khó tiểu;
- Cố gắng đi tiểu đều đặn – chẳng hạn như mỗi 4-6 giờ trong ngày – để “kiểm tra
- Thực hiện theo một chế độ ăn uống lành mạnh. Béo phì có liên quan đến phình tuyến tiền liệt;
- Tích cực hoạt động. Không vận động góp phần giảm phản xạ đi tiểu. Ngay cả việc dành một ít thời gian tập thể dục có thể giúp giảm các vấn đề tiết niệu gây ra bởi u xơ tuyến tiền liệt;
- Giữ ấm. Nhiệt độ lạnh có thể gây bí tiểu và tăng tính bức bách
đểkhi đi tiểu.
U xơ tiền liệt tuyến là bệnh lý lành tính thường gặp phải ở nam giới lớn tuổi. Tuy nhiên, giai đoạn sớm của bệnh thường chưa có triệu chứng rõ ràng. Nam giới trung niên khi kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng nên khám tiền liệt tuyến để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm hoặc tầm soát ung thư tiền liệt tuyến. Điều trị nội khoa đòi hỏi lâu dài và chỉ áp dụng cho những u nhỏ chưa biến chứng, còn những trường hợp u xơ quá lớn hoặc có biến chứng tắc nghẽn nghiêm trọng thì cần phẫu thuật để giải áp niệu đạo càng sớm càng tốt. Khi có thắc mắc về bệnh cũng như về phương pháp điều trị, bạn nên trao đổi với bác sĩ để có thêm thông tin.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.