Tìm hiểu chung
Túi thừa là bệnh gì?
Túi thừa là tình trạng hình thành các túi ở thành đại tràng. Những túi này thường có đường kính rất nhỏ (5-10mm) nhưng cũng có thể to hơn.
Các túi trong thành đại tràng không gây ra triệu chứng gì. Túi thừa có thể không được phát hiện trừ khi có các triệu chứng xảy ra chẳng hạn như đau hoặc viêm túi thừa. Có tới 80 trong số 100 người bị túi thừa không bao giờ bị viêm túi thừa. Trong nhiều trường hợp, túi thừa chỉ phát hiện được khi bạn đi khám cho một vấn đề y tế khác hoặc trong một cuộc kiểm tra sàng lọc.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của túi thừa là gì?
Túi thừa không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Theo thời gian, một số người có thể bị nhiễm trùng túi thừa (viêm túi thừa).
Bác sĩ có thể sử dụng thuật ngữ “bệnh túi thừa gây đau”. Nguyên nhân gây bệnh túi thừa gây đau là do hội chứng ruột kích thích (IBS). Các triệu chứng bao gồm tiêu chảy và đau quặn bụng, không sốt hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng khác.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra túi thừa?
Nguyên nhân gây ra các túi (túi thừa) trong đại tràng không rõ. Các bác sĩ cho rằng túi thừa hình thành khi áp lực bên trong đại tràng cao đẩy các điểm yếu trong thành đại tràng.
Thông thường, một chế độ ăn với chất xơ đầy đủ (còn gọi là thức ăn thô) tạo ra phân lớn và có thể di chuyển dễ dàng qua đại tràng. Nếu chế độ ăn ít chất xơ, đại tràng phải tạo áp lực nhiều hơn bình thường để di chuyển phân nhỏ, cứng. Một chế độ ăn ít chất xơ cũng có thể làm tăng thời gian phân còn lại trong ruột, tạo thêm áp lực cao.
Nguy cơ mắc phải
Túi thừa phổ biến như thế nào?
Túi thừa là bệnh rất thường gặp và xảy ra ở 10% người trên 40 tuổi và 50% người trên 60 tuổi. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc túi thừa?
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị túi thừa bao gồm tuổi già, béo phì, hút thuốc lá, thiếu tập thể dục, chế độ ăn ít chất xơ và một số loại thuốc nhất định.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy hỏi bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán túi thừa?
Trong nhiều trường hợp, túi thừa chỉ được phát hiện khi các xét nghiệm như chụp X-quang có barium hoặc nội soi đại tràng. Đây là những xét nghiệm được thực hiện để tìm ra nguyên nhân của một bệnh khác.
Những phương pháp nào dùng để điều trị túi thừa?
Cách tốt nhất để điều trị túi thừa là tránh táo bón. Dưới đây là một số lời khuyên:
- Thêm trái cây, rau, đậu và ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn uống của bạn mỗi ngày. Những thực phẩm này có nhiều chất xơ.
- Uống nhiều nước, đủ để nước tiểu của bạn có màu vàng nhạt hoặc trong veo.
- Tập thể dục mỗi ngày. Cố gắng hoạt động vừa phải ít nhất 2,5 giờ một tuần hoặc cố gắng hoạt động mạnh ít nhất 1,25 giờ một tuần. Bạn nên hoạt động khoảng 10-30 phút cả ngày.
- Lên lịch thời gian cố định đi tiêu mỗi ngày.
Các phương pháp điều trị này có thể giúp làm giảm sự hình thành các túi thừa mới và giảm nguy cơ bị viêm túi thừa.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của túi thừa?
Bạn cần có một chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục đều đặn để giúp ngăn ngừa túi thừa.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Viêm túi thừa
- Túi thừa Meckel
- Cắt túi thừa đại tràng