Tìm hiểu chung
Chứng trượt đầu trên xương đùi là gì?
Chứng trượt đầu trên xương đùi (SCFE) là một bệnh ở hông thường xảy ra ở thanh thiếu niên và thanh niên, những người vẫn đang trong quá trình phát triển thể chất. Vì một số nguyên nhân, mỏm xương ở đầu xương đùi bị trượt ra khỏi cổ xương theo hướng ngược lại, gây ra cảm giác đau, cứng và sự không ổn định trong phần háng bị ảnh hưởng. Tình trạng này thường phát triển dần dần theo thời gian và phổ biến hơn ở nam giới so với nữ giới.
Nếu không phát hiện sớm và điều trị thích hợp, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng tiềm ẩn nghiêm trọng, bao gồm viêm khớp háng.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của chứng trượt đầu trên xương đùi là gì?
Các triệu chứng phổ biến của chứng trượt đầu trên xương đùi là:
- Đau ở háng, đầu gối hoặc đùi;
- Đi khập khiễng;
- Cứng ở hông;
- Bị xoay chân;
- Một bên chân có thể ngắn hơn bên còn lại.
Nếu bị nặng hơn, bạn có thể bị đau ở hông và không thể đi lại. Có hai loại chứng trượt đầu trên xương đùi: cấp tính và mạn tính.
Chứng trượt đầu trên xương đùi cấp tính thường xuất hiện trong vòng ba tuần sau khi xuất hiện các triệu chứng. Các triệu chứng bao gồm:
- Đau không thể đi lại;
- Đi khập khiễng;
- Chuyển động hông bị hạn chế, đặc biệt là xoay vòng và dạng chân ra;
- Xoay vòng hông ra bên ngoài, đây là dấu hiệu Drehmann: biểu hiện khi trẻ nằm ngửa và hông bị co lại một cách thụ động và sau đó quay vòng trở lại và dạng ra bên ngoài;
- Đau mạn tính: đau, đi khập khiễng và thay đổi lối đi xảy ra trong vài tháng, đột nhiên trở nên rất đau đớn.
Chứng trượt đầu trên xương đùi cấp tính thường xuất hiện trên ba tuần sau khi xuất hiện các triệu chứng. Các triệu chứng bao gồm:
- Đau đầu gối;
- Xoay chân ra ngoài khi đi bộ. Phạm vi chuyển động của hông bị giảm đi;
- Khi uốn cong, hông có xu hướng di chuyển ở vị trí xoay ra bên ngoài;
- Chân ảnh hưởng bị ngắn so với chân còn lại;
- Teo cơ đùi.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra chứng trượt đầu trên xương đùi?
Sự trượt đầu trên xương đùi có thể ảnh hưởng đến cả hai hông. Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra chứng trượt đầu trên xương đùi.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải chứng trượt đầu trên xương đùi?
Chứng trượt đầu trên xương đùi ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi.
Trượt đầu trên xương đùi xảy ra ở khoảng 2 trong số 100.000 trẻ em. Bệnh phổ biến ở:
- Trẻ em trong độ tuổi từ 11 đến 15, đặc biệt là trẻ em trai;
- Trẻ em béo phì;
- Trẻ em đang phát triển nhanh;
- Trẻ có sự mất cân bằng hormone gây ra bởi các điều kiện khác có nguy cơ cao hơn cho rối loạn này.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng trượt đầu trên xương đùi?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:
- Điều trị bức xạ trước của khung chậu, hóa trị liệu, rối loạn phân bố xương do suy giảm chức năng thận;
- Yếu tố cơ học: chấn thương vùng, béo phì. Hơn 80% trẻ em được chẩn đoán mắc chứng này đều bị béo phì;
- Tình trạng viêm: viêm khớp tự hoại;
- Nội tiết: bệnh suy giáp, lùn tuyến yên, thiếu hụt hormone tăng trưởng, chứng rối loạn tuyến giáp, thiếu vitamin D.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán chứng trượt đầu trên xương đùi?
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc:
- Kiểm tra thể chất. Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ hỏi về sức khỏe chung và tình trạng sức khỏe của con bạn. Sau đó, họ sẽ nói chuyện với bạn về các triệu chứng của trẻ và hỏi thời điểm bắt đầu các triệu chứng. Khi con bạn nằm xuống, bác sĩ sẽ kiểm tra cẩn thận phần hông và phần chân bị ảnh hưởng để xem trẻ có bị đau khi cử động hay không, có hạn chế chuyển động ở hông − đặc biệt là giới hạn vòng quay hông, có tự chủ cơ bắp và co thắt cơ hay không. Bác sĩ cũng sẽ theo dõi cách trẻ đi. Nếu mắc bệnh này, trẻ có thể đi khập khiễng hoặc đi bộ bất thường;
- Chụp X-quang. Phương pháp này cung cấp hình ảnh của xương. Bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang xương chậu, hông và đùi từ nhiều góc độ khác nhau để giúp xác nhận chẩn đoán. Ở một số bệnh nhân, chụp X-quang sẽ cho thấy đầu xương đòn dường như trượt khỏi cổ xương.
Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng trượt đầu trên xương đùi?
Bác sĩ có thể sẽ phẫu thuật để ổn định xương bằng đinh ghim hoặc ốc vít, nhằm mục đích ngăn chặn trượt đầu mỏm xương hoặc bị di chuyển ra khỏi vị trí. Một số bác sĩ phẫu thuật có thể gợi ý sử dụng đinh ghim vào phần hông bên kia trong khi phẫu thuật phòng ngừa nếu bệnh phát triển ở phần hông đó.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chứng trượt đầu trên xương đùi?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Mang nạng. Sau khi phẫu thuật, trẻ sẽ cần mang nạng trong vài tuần. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn các chỉ dẫn cụ thể về thời gian mang nạng đầy đủ. Để ngăn ngừa thương tích tiếp theo, điều quan trọng là phải theo đúng các hướng dẫn của bác sĩ;
- Vật lý trị liệu. Bác sĩ sẽ cung cấp các bài tập cụ thể để giúp tăng cường cơ hông và cơ chân và cải thiện phạm vi chuyển động;
- Hạn chế thể thao và các hoạt động khác. Trong một khoảng thời gian sau khi giải phẫu, con bạn sẽ bị hạn chế tham gia các hoạt động thể thao và hoạt động mạnh. Điều này sẽ giúp giảm thiểu các nguy cơ xảy ra biến chứng và cho phép chữa bệnh. Bác sĩ sẽ cho bạn biết khi nào trẻ có thể tiếp tục hoạt động bình thường trở lại;
- Chăm sóc theo dõi. Bạn nên đưa trẻ đến phòng khám để theo dõi thăm khám trong vòng 18 đến 24 tháng sau khi giải phẫu. Các lần khám này có thể bao gồm chụp X-quang từ 3−4 tháng một lần để đảm bảo đã ngừng phát triển đầu xương và không có biến chứng nào.
Tùy thuộc vào độ tuổi và các yếu tố khác, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa, bác sĩ nội khoa và/hoặc chuyên gia dinh dưỡng để chăm sóc toàn diện về lâu về dài.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.