Tìm hiểu chung
Trầm cảm theo mùa là bệnh gì?
Trầm cảm theo mùa là một loại trầm cảm xảy ra trong cùng một mùa mỗi năm. Nếu bạn mắc bệnh này, các triệu chứng sẽ bắt đầu biểu hiện vào mùa thu và tiếp tục vào những tháng mùa đông, làm suy giảm năng lượng và khiến bạn cảm thấy buồn rầu. Trong một số trường hợp, trầm cảm theo mùa gây trầm cảm vào mùa xuân hoặc đầu mùa hè.
Ngày nay, các bác sĩ có thể lựa chọn các phương pháp để điều trị trầm cảm theo mùa, bao gồm liệu pháp ánh sáng, liệu pháp tâm lý và thuốc.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trầm cảm theo mùa là gì?
Trầm cảm theo mùa là một nhóm nhỏ của trầm cảm và xảy ra theo mùa. Vì vậy, các triệu chứng trầm cảm có thể là một phần của trầm cảm theo mùa, chẳng hạn như:
- Cảm thấy chán nản cả ngày hoặc gần như mỗi ngày;
- Cảm giác tuyệt vọng hoặc vô giá trị;
- Thiếu năng lượng;
- Mất hứng thú trong các hoạt động bạn thích;
- Gặp vấn đề với giấc ngủ;
- Thay đổi ăn uống hoặc cân nặng;
- Cảm thấy chậm chạp hay kích động;
- Khó tập trung;
- Suy nghĩ thường xuyên về cái chết hoặc tự sát.
Trầm cảm theo mùa thu và mùa đông có các biểu hiện như:
- Khó chịu;
- Mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng;
- Gặp vấn đề trong giao tiếp với người khác;
- Quá nhạy cảm khi bị từ chối;
- Cảm giác nặng nề ở cánh tay hoặc chân;
- Ngủ quá nhiều;
- Thay đổi sự ngon miệng, đặc biệt thích ăn các thực phẩm giàu carbohydrate;
- Sụt cân.
Trầm cảm theo mùa xuân và mùa hè có các biểu hiện như:
- Trầm cảm;
- Khó ngủ;
- Sụt cân;
- Chán ăn;
- Kích động hay lo âu.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bệnh trầm cảm theo mùa?
Không có bất kỳ nguyên nhân chính xác gây ra bệnh trầm cảm theo mùa. Thiếu ánh sáng mặt trời có thể được coi là một lý do. Thiếu ánh sáng có thể gây ra:
- Rối loạn đồng hồ sinh học;
- Các vấn đề với serotonin, một chất trong não có ảnh hưởng đến tâm trạng.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc bệnh trầm cảm theo mùa?
Bệnh trầm cảm theo mùa rất phổ biến và thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Bệnh có thể ảnh hưởng đến độ tuổi từ 15 đến 55. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm theo mùa?
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây trầm cảm theo mùa, chẳng hạn như:
- Giới tính. Trầm cảm theo mùa thường xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, nhưng nam giới có thể có các triệu chứng nặng hơn;
- Độ tuổi. Những người trẻ tuổi có nguy cơ cao hơn mắc trầm cảm theo mùa đông và trầm cảm theo mùa đông ít xảy ra ở người lớn tuổi;
- Tiền sử gia đình. Người có quan hệ huyết thống với bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm theo mùa hoặc các bệnh trầm cảm khác có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường;
- Có trầm cảm lâm sàng hoặc rối loạn lưỡng cực. Các triệu chứng của trầm cảm có thể trầm trọng hơn theo mùa nếu bạn có một trong những điều kiện này.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh trầm cảm theo mùa?
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc:
- Khám. Bác sĩ sẽ khám và hỏi sâu về tình trạng sức khỏe của bạn. Trong một số trường hợp, trầm cảm có thể liên quan với một vấn đề sức khỏe thể chất;
- Xét nghiệm. Bác sĩ có thể làm xét nghiệm công thức máu hoặc xét nghiệm tuyến giáp để chắc chắn rằng tuyến giáp hoạt động bình thường;
- Đánh giá tâm lý. Để xác định chính xác dấu hiệu của trầm cảm, bác sĩ hoặc bác sĩ tâm lý sẽ hỏi về các triệu chứng, những suy nghĩ, cảm xúc và các hành vi của bạn.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh trầm cảm theo mùa?
Bạn có thể điều trị theo các phương pháp sau:
- Liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu). Khi ngồi cách một hộp liệu pháp ánh sáng đặc biệt một vài bước chân, bạn sẽ được tiếp xúc với ánh sáng mạnh tương tự ánh sáng tự nhiên ngoài trời và điều đó sẽ ảnh hưởng tốt đến não bộ;
- Thuốc. Bạn có thể sử dụng thuốc chống trầm cảm để điều trị, đặc biệt khi các triệu chứng đã diễn tiến nghiêm trọng;
- Tâm lý trị liệu (liệu pháp bảo tồn). Tâm lý trị liệu có thể giúp bạn xác định và thay đổi những suy nghĩ và hành vi tiêu cực, tìm hiểu các cách lành mạnh để đối phó với bệnh và cách quản lý căng thẳng.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh trầm cảm theo mùa?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Giữ môi trường sống có nhiều ánh nắng và tươi sáng hơn. Bạn nên mở rèm, tỉa cách cành cây ngăn chặn ánh sáng mặt trời hoặc thêm cửa sổ trần nhà, ngồi gần cửa sổ sáng khi ở nhà hay trong văn phòng;
- Hãy thường xuyên đi dạo. Bạn nên đi bộ đường dài, ăn trưa tại một công viên gần đó hoặc đơn giản là ngồi trên ghế và đắm mình dưới ánh mặt trời;
- Luyện tập thể dục đều đặn. Tập thể dục và nhiều hình thức hoạt động thể chất khác có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng;
- Chế độ ăn uống lành mạnh. Bạn nên ăn cách món ăn với nhiều protein thịt nạc và rau củ quả;
- Ngủ đầy đủ.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.