Có một thực tế mà không phải ai cũng biết: 80% trong số chúng ta sẽ mắc trầm cảm trong một thời điểm nào đó của cuộc đời. Căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến thần kinh, mà nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến tử vong. Cùng docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo tìm hiểu về căn bệnh này.
Tìm hiểu chung
Bệnh trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng, gây ra một cảm giác buồn và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến những vấn đề đa dạng về tinh thần và thể chất. Nếu nỗi buồn kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, nó có thể khiến bạn khó làm việc hoặc vui vẻ với gia đình hoặc bạn bè, thậm chí trong những trường hợp nghiêm trọng, chứng trầm cảm có thể dẫn bạn đến ý định tự tử. Trong các dạng trầm cảm, trầm cảm sau sinh là tình trạng rất phổ biến.
Những ai thường mắc phải trầm cảm?
Trầm cảm là một căn bệnh rất phổ biến. Theo thống kê, đến 80% dân số sẽ bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc sống của mình. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trầm cảm là gì?
Triệu chứng trầm cảm khá đa dạng và khác nhau ở mỗi người, chẳng hạn như khi bị trầm cảm, có người sẽ ngủ nhiều hơn, có người lại rất khó ngủ hoặc có người thi ăn nhiều hơn, trong khi một số người lại mất cảm giác ngon miệng khi ăn. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu trầm cảm nhẹ thường xuất hiện như:
- Không thể tập trung;
- Cảm thấy vô cùng mệt mỏi;
- Cảm thấy buồn hoặc trống rỗng;
- Cảm thấy vô vọng, dễ bị kích động, lo lắng hoặc cảm thấy có lỗi;
- Mất hứng thú với việc quan hệ tình dục;
- Nhức đầu, đau bụng hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa;
- Trầm cảm nghiêm trọng có thể dẫn đến ý định tự tử, hoặc cố tìm cách tự tử.
Có thể có các dấu hiệu và biểu hiện trầm cảm khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu nhận biết bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn cảm thấy bị trầm cảm với các dấu hiệu và triệu chứng kể trên, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ càng sớm càng tốt. Bạn có thể bị trầm cảm nặng nếu không được chữa trị. Trầm cảm không được chữa dẫn đến các vấn đề về thần kinh và thể chất, hay các rắc rối trong các mặt khác của cuộc sống. Trầm cảm nặng còn có thể có thể dẫn đế tử tự.
Nếu bạn không thích đi chữa trị, hãy tâm sự với bạn bè, người thân của bạn, một chuyên gia chăm sóc sức khoẻ, hoặc một người mà bạn tin tưởng.
Nếu bạn có những ý nghĩ tự tử, hãy tìm sự giúp đỡ ngay lập tức. Bạn nên thực hiện các bước sau:
- Tìm tới bạn thân hoặc người mình yêu quý;
- Liên hệ tới ai đó trong cộng đồng đức tin của bạn;
- Đặt lịch hẹn với bác sĩ, chuyên gia tư vấn tâm lý…;
Nếu bạn đã tự làm mình bị thương hay thử tự tử, gọi 115 hay dịch vụ cấp cứu tại địa phương ngay lập tức.
Nếu người thân của bạn đang trong nguy hiểm do tự tử, đảm bảo rằng luôn có người ở cạnh họ. Gọi 115 hay dịch vụ cấp cứu ngay lập tức. Nếu bạn có khả năng, đưa họ tới phòng cấp cứu gần nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân trầm cảm là gì?
Bệnh trầm cảm có thể gây ra do những nguyên nhân riêng lẻ khác nhau hoặc sự kết hợp của nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân trầm cảm phổ biến bao gồm:
- Gen: nếu bạn có người thân trong gia đình từng bị trầm cảm thì bạn có thể có nhiều khả năng mắc chứng trầm cảm hơn người bình thường.
- Các chất hóa học trong não: theo một số nghiên cứu, thành phần các chất hóa học trong não người mắc bệnh trầm cảm khác với người bình thường.
- Stress: người thân yêu qua đời, những khó khăn trong mối quan hệ tình cảm hay bất cứ tình huống gây stress nào cũng có thể gây ra bệnh trầm cảm.
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm?
Trầm cảm thường bắt đầu ở tuổi vị thành niên khoảng 15-30 tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Số lượng bệnh nhân nữ được chẩn đoán trầm cảm nhiều hơn nam, nhưng cũng có thể là vì nữ giới thường đi tìm giải pháp chữa trị nhiều hơn nam.
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm, bao gồm:
- Độ tuổi: trầm cảm thường bắt đầu từ 15-30 tuổi.
- Sau khi sinh bé, một số người bị trầm cảm sau sinh.
- Có tiền sử mắc rối loạn lo lắng, rối loạn nhân cách giới hay rối loạn sau sang chấn.
- Lạm dụng thức uống có cồn và các loại thuốc gây nghiện trái pháp luật.
- Một số tính cách như thiếu tự tin vào bạn thân, quá độc lập, tự chỉ trích bản thân hay bi quan.
- Mắc bệnh nặng hay bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường hay bệnh tim.
- Dùng một số loại thuốc như thuốc chữa cao huyết áp hay thuốc ngủ (hãy bàn với bác sĩ của bạn trước khi ngưng dùng bất kì thuốc nào).
- Những chấn thương hay căng thẳng, như bị lạm dụng về thể xác và tình dục, mất đi người mà mình yêu thương, mối quan hệ khó khăn hay vấn đề về tài chính.
- Có họ hàng ruột thịt mắc bệnh trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, nghiện rượu hay đã tự tử.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh trầm cảm?
Những phương pháp điều trị bệnh trầm cảm thường bao gồm thuốc, nói chuyện với một chuyên viên trị liệu hoặc bác sĩ tâm lý và phương pháp sốc điện.
Dùng thuốc
Các thuốc được dùng là thuốc chống trầm cảm. Một số thuốc phổ biến như escitalopram, paroxetine, sertraline, fluoxetine và citalopram. Đây là các chất ức chế serotonin có chọn lọc (SSRI). Các loại thuốc khác là venlafaxine, duloxeton và bupropion. Các loại thuốc chống trầm cảm này có thể có các tác dụng phụ như:
- Đau đầu, buồn nôn;
- Khó ngủ và căng thẳng;
- Kích động hoặc bồn chồn;
- Gây ra các vấn đề về tình dục.
Bạn phải hết sức lưu ý khi sử dụng thuốc chống trầm cảm vì thuốc có thể khiến người dùng (đặc biệt là trẻ em, thanh thiếu niên và những bệnh nhân đang bị kích động) có ý nghĩ tự tử hoặc cố tự tự trước khi thuốc thực sự có tác dụng.
Một số thuốc giúp làm tăng giấc ngủ và cảm giác thèm ăn có thể được kê toa cho những bệnh nhân mắc các triệu chứng liên quan, nhưng thường phải mất khoảng 2-3 tuần trước khi các thuốc này có tác dụng.
Tâm lý trị liệu
Các phương pháp tâm lý trị liệu sẽ dạy cho bạn những cách suy nghĩ và cư xử mới, thay đổi các thói quen từng góp phần khiến bạn bị trầm cảm. Liệu pháp này còn giúp bạn thấu hiểu và vượt qua những khó khăn trong các mối quan hệ hoặc những tình huống khiến bạn bị trầm cảm hoặc làm cho bệnh bớt trầm trọng hơn.
Liệu pháp sốc điện
Đối với bệnh trầm cảm nghiêm trọng, không thể chữa trị bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý. Bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp sốc điện. Tuy nhiên liệu pháp này có thể gây ra các tác dụng phụ như lú lẫn hoặc mất trí nhớ, thường là chỉ trong ngắn hạn.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán trầm cảm?
Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh trầm cảm từ các triệu chứng và tiền sử bệnh trước đây. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm khác như xét nghiệm máu, đánh giá tâm lý… để loại trừ các bệnh lý khác có thể gây ra các triệu chứng bạn đang gặp, xác định chẩn đoán và kiểm tra bất kỳ biến chứng nào liên quan.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của trầm cảm?
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh trầm cảm:
- Đừng tự cô lập mình;
- Đơn giản hóa cuộc sống;
- Tập thể dục thường xuyên;
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng;
- Học cách thư giãn và kiểm soát căng thẳng;
- Không nên đưa ra các quyết định quan trọng khi bạn đang cảm thấy chán nản;
- Gọi bác sĩ nếu các triệu chứng nặng hơn;
- Gọi bác sĩ nếu bạn gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc;
- Gọi bác sĩ ngay nếu bạn có ý định tự tử hoặc ý định giết hoặc làm hại người khác;
- Gọi bác sĩ ngay nếu bạn có các triệu chứng rối loạn thần kinh như nghe thấy giọng nói, thấy những thứ không có ở đó hoặc cảm thấy bị hoang tưởng.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- 10 công việc khiến bạn có nguy cơ bị trầm cảm
- Điều trị trầm cảm bằng sốc điện không kinh dị như bạn nghĩ!
- Nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ gấp 2 lần nam giới!