Định nghĩa
Thuyên tắc phổi (thuyên tắc mạch phổi) là bệnh gì?
Thuyên tắc phổi, hay còn gọi là thuyên tắc mạch phổi, là tình trạng tắc nghẽn mạch máu đột ngột ở phổi. Tắc nghẽn xảy ra khi các cục máu đông di chuyển từ các bộ phận khác (nhất là ở chân) đến phổi bị tắc nghẽn. Do thuyến tắc phổi luôn xảy ra cùng với bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu nên bác sĩ thường gộp chung hai bệnh này là bệnh huyết khối tĩnh mạch. Thuyên tắc phổi có thể đe dọa mạng sống và cần điều trị ngay lập tức.
Những ai thường mắc phải thuyên tắc phổi (thuyên tắc mạch phổi)?
Bệnh nhân của thuyên tắc phổi bao gồm những người cao tuổi, đặc biệt là trên 70 tuổi và những người béo phì. Ngoài ra cũng có một số trường hợp bị thuyên tắc phổi khi còn trẻ do bị huyết khối bẩm sinh. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết về tình trạng của bạn.
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng của thuyên tắc phổi (thuyên tắc mạch phổi) là gì?
Triệu chứng phổ biến nhất của thuyên tắc phổi là đau ngực, khó thở, ho ra máu và tim đập nhanh. Đau ngực có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Một số triệu chứng khác bao gồm nôn mửa, huyết áp thấp, ngất, đổ mồ hôi, ho (có thể ho ra máu), thở khò khè và da tái xanh.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn cần đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ nếu bạn bị hụt hơi không rõ nguyên nhân, đau ngực, ho ra máu hoặc bất kỳ triệu chứng nào kể trên. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra thuyên tắc phổi (thuyên tắc mạch phổi) là gì?
Huyết khối từ mạch máu vào phổi là nguyên nhân gây ra thuyên tắc mạch phổi. Huyết khối cấu thành từ một nhóm tiểu cầu gây đông cùng với những tế bào máu và tơ protein. Cơ chế đông huyết có tác dụng giúp bạn cầm máu, nhưng nếu cơ chế này xuất hiện bất thường ở mạch máu trong cơ thể sẽ gây huyết khối. Huyết khối tĩnh mạch thường xuất hiện nếu bạn bị huyết áp thấp hoặc máu di chuyển quá chậm qua tĩnh mạch. Ngoài ra, các ký sinh trùng hoặc có các khối u trong phổi cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thuyên tắc phổi.
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc thuyên tắc phổi (thuyên tắc mạch phổi)?
Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc thuyên tắc phổi tăng bao gồm:
- Sau khi sinh;
- Sau cơn đau tim, phẫu thuật tim hoặc đột quỵ;
- Bị chấn thương nặng, bị gãy xương hông hoặc đùi;
- Không vận động trong thời gian dài như nằm hồi phục sau phẫu thuật, hoặc ngồi lâu trên máy bay hoặc xe;
- Phẫu thuật ở chân, hông, bụng hoặc não sẽ dễ tụ huyết khối;
- Mắc các bệnh như ung thư, suy tim, đột quỵ và nhiễm trùng nghiêm trọng;
- Dùng thuốc tránh thai hoặc các liệu pháp estrogen.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị thuyên tắc phổi (thuyên tắc mạch phổi)?
Bác sĩ sẽ cho bạn dùng các loại thuốc làm loãng máu hoặc các liệu pháp tan huyết khối để ngăn chặn tình trạng đông máu. Bác sĩ cũng sẽ xét nghiệm máu để xác đinh loại thuốc nào là phù hợp với bạn. Ở trường hợp nghiêm trọng hơn hoặc các phương pháp trên không hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để đặt một thiết bị gọi là dụng cụ lọc huyết khối dạng lưới. Dụng cụ này được bác sĩ đặt vào tĩnh mạch chủ nhằm cản lại các cục máu đông có thể đi vào phổi.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán thuyên tắc phổi (thuyên tắc mạch phổi)?
Bác sĩ chẩn đoán thuyên tắc mạch phổi thông qua kiểm tra triệu chứng của bạn và tiến hành các xét nghiệm bao gồm điện tâm đồ, chụp X-quang, siêu âm Doppler chân, siêu âm tim, xét nghiệm máu, chụp cắt lớp (CT) ngực hoặc phổi. Xét nghiệm máu nhằm phát hiện các huyết khối trong động mạch. Nếu xét nghiệm không thấy huyết khối nhưng bác sĩ vẫn nghi ngờ bạn bị thuyên tắc phổi, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm còn lại.
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp tôi hạn chế diễn tiến của thuyên tắc phổi (thuyên tắc mạch phổi)?
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến thuyên tắc phổi:
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
- Dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;
- Tránh nằm quá lâu hoặc lười vận động;
- Giảm cân nếu bạn bị thừa cân;
- Cố gắng giữ ngón chân cao hơn hông khi bạn nằm hoặc ngồi;
- Không hút thuốc;
- Không mặc những bộ quần áo quá bó khiến lưu thông của máu bị ngăn cản.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.