Tìm hiểu chung
Bệnh thoái hóa tinh bột (amyloidosis) là gì?
Bệnh thoái hóa tinh bột (hay còn bệnh amyloidosi) là căn bệnh hiếm gặp, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận cơ thể và dẫn đến suy các cơ quan và tử vong.
Có rất nhiều loại bệnh amyloidosis.
- Amyloidosis AL hệ thống: đây là loại phổ biến nhất của amyloidosis, còn được gọi là amyloidosis nguyên phát. Các kháng thể bất thường do tủy xương sản sinh gây ra bệnh này. Bệnh có thể ảnh hưởng đến gan, thận, tim, da và thần kinh;
- Amyloidosis AA hệ thống: dạng này còn có tên gọi là amyloidosis thứ phát. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng thận và thường xảy ra cùng với các bệnh nhiễm trùng hoặc viêm mạn tính khác;
- Amyloidosis di truyền: bệnh thường ảnh hưởng đến gan, thần kinh, tim và thận. Dạng này phổ biến ở người Mỹ gốc Phi hơn so với người da trắng;
- Amyloidosis do lọc máu: bệnh này xảy ra khi các amyloid (protein bất thường) có ở các khớp và gân, dẫn đến cứng và tràn dịch trong khớp. Loại này thường ảnh hưởng đến những người chạy thận nhân tạo dài hạn.
Bạn có thể kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thoái hóa tinh bột (amyloidosis) là gì?
Thông thường, bệnh thoái hóa tinh bột không có bất kỳ dấu hiệu nào cho đến giai đoạn trễ. Tùy thuộc vào bộ phận xuất hiện amyloid, bạn có thể gặp các triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Thay đổi màu da;
- Phân bị bạc màu;
- Đau khớp;
- Mệt mỏi;
- Yếu người;
- Khó thở;
- Sụt cân;
- Lưỡi phì đại;
- Nhịp tim bất thường.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Những nguyên nhân nào gây ra bệnh thoái hóa tinh bột (amyloidosis)?
Amyloid là một protein bất thường do tủy xương sản xuất và có thể di chuyển đến các bộ phận khác, gây ra bệnh thoái hóa tinh bột. Có nhiều nguyên nhân khác nhau tùy vào loại amyloidosis.
Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa tinh bột (amyloidosis)?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh chẳng hạn như:
- Bệnh sử gia đình;
- Chạy thận nhân tạo;
- Tuổi tác. Những người bị amyloidosis AL hệ thống thường từ 50 tuổi trở lên;
- Giới tính. Đàn ông có nguy cơ mắc bệnh cao hơn phụ nữ;
- Các bệnh khác. Bệnh truyền nhiễm hoặc viêm mãn tính sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh amyloidosis AA hệ thống.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh thoái hóa tinh bột (amyloidosis)?
Nếu có một hoặc nhiều triệu chứng kể trên, bạn nên đến bác sĩ để được chẩn đoán đầy đủ. Bác sĩ có thể phát hiện bệnh thoái hóa tinh bột thông qua xét nghiệm (máu và nước tiểu), sinh thiết và chẩn đoán hình ảnh.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh thoái hóa tinh bột (amyloidosis)?
Hiện chưa có bất kỳ phương pháp điều trị nào cho bệnh thoái hóa tinh bột. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng bệnh cũng như ngăn chặn tổn thương thêm. Bác sĩ cũng đề nghị bạn làm hóa trị để ngăn quá trình sản xuất amyloidosis. Một lựa chọn khác là ghép tế bào gốc máu ngoại vi. Trong phương pháp điều trị này, bác sĩ sẽ trích xuất các tế bào gốc từ máu và lưu trữ lại khi bạn đang làm hóa trị.
Sau đó, bác sĩ sẽ cấy trở lại những tế bào gốc vào cơ thể qua tĩnh mạch. Bác sĩ cũng chỉ định các thuốc khác để giảm đau, kiểm soát tình trạng huyết học, nhịp tim và giải quyết tình trạng ứ nước.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh thoái hóa tinh bột (amyloidosis)?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Tránh một số hoạt động gắng sức;
- Cố gắng duy trì chế độ ăn uống cân bằng để cung cấp năng lượng cho cơ thể
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.