Tìm hiểu chung
Thiếu hụt yếu tố V là gì?
Thiếu hụt yếu tố V còn được gọi là bệnh Owren hay bệnh ưa chảy máu. Đó là một rối loạn chảy máu hiếm gặp dẫn đến khả năng đông máu kém sau một chấn thương hoặc phẫu thuật. Thiếu hụt yếu tố V không nên nhầm lẫn với đột biến yếu tố V Leiden, một tình trạng gây đông máu quá mức phổ biến hơn nhiều.
Yếu tố V hoặc proaccelerin, là một protein được sản xuất ở gan giúp chuyển đổi prothrombin thành thrombin. Đây là một bước quan trọng trong quá trình đông máu. Nếu bạn không có đủ yếu tố V hoặc nếu nó không hoạt động đúng cách, máu của bạn không đông lại một cách hiệu quả gây chảy máu kéo dài. Có nhiều cấp độ nghiêm trọng khác nhau dựa trên mức độ thiếu hụt yếu tố V nhiều hay ít trong cơ thể.
Thiếu yếu tố V cũng có thể xảy ra cùng lúc với thiếu yếu tố VIII, làm cho chảy máu càng trầm trọng hơn. Sự kết hợp thiếu hụt yếu tố V và yếu tố VIII được coi là một rối loạn riêng biệt.
Mức độ phổ biến của thiếu hụt yếu tố V?
Thiếu hụt yếu tố V là bệnh không phổ biến, xảy ra khoảng 1 trong 1 triệu người. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của thiếu hụt yếu tố V?
Các triệu chứng của thiếu hụt yếu tố V thay đổi tùy theo số lượng yếu tố V có trong cơ thể. Mức cần thiết để gây ra các triệu chứng phụ thuộc vào từng cá nhân. Một mức độ nhất định có thể gây chảy máu ở người này mà không gây chảy máu ở người khác.
Trong trường hợp thiếu hụt yếu tố V nặng, các triệu chứng thường bao gồm:
- Chảy máu bất thường sau khi sinh, giải phẫu hoặc bị chấn thương
- Chảy máu bất thường dưới da
- Chảy máu dây rốn khi sinh
- Chảy máu cam
- Chảy máu nướu
- Dễ bầm tím
- Chu kỳ kinh nguyệt nhiều hoặc kéo dài
- Chảy máu trong các cơ quan như phổi hoặc đường ruột
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra thiếu hụt yếu tố V?
Thiếu hụt yếu tố V có thể do di truyền hoặc mắc phải sau khi sinh.
Thiếu hụt yếu tố V di truyền hiếm gặp. Nó gây ra bởi gen lặn, có nghĩa là bạn phải thừa hưởng gen bệnh từ cả bố lẫn mẹ để hiển thị các triệu chứng.
Thiếu hụt yếu tố V mắc phải có thể gây ra bởi các loại thuốc nhất định, tình trạng bệnh lý hoặc phản ứng tự miễn dịch.
Các tình trạng có thể ảnh hưởng đến yếu tố V bao gồm:
- Đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC) là một tình trạng gây ra các cục máu đông nhỏ và chảy máu quá nhiều do protein đông máu hoạt động quá mức
- Các bệnh về gan như xơ gan
- Phá hủy fibrin thứ phát xảy ra khi các cục máu đông có xu hướng bị phá vỡ do thuốc hoặc các tình trạng bệnh lý khác
- Bệnh tự miễn như lupus
- Phản ứng tự miễn dịch tự phát sau khi phẫu thuật hoặc sinh con
- Một số loại ung thư
Chẩn đoán & điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán thiếu yếu tố V?
Nhiều người có tình trạng này được chẩn đoán khi các bác sĩ làm thử nghiệm đông máu trước khi phẫu thuật. Các xét nghiệm thông thường trong phòng thí nghiệm đối với yếu tố V bao gồm:
- Xét nghiệm đo hiệu suất của các yếu tố đông máu cụ thể để xác định mức thiếu hụt hoặc kém hoạt động của các yếu tố.
- Xét nghiệm đo lường có bao nhiêu yếu tố V và mức độ hoạt động của nó.
- Thời gian prothrombin (PT). Các chỉ số thời gian đông máu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố I, II, V, VII và X.
- Thời gian hoạt tính prothrombin từng phần (APTT). Các chỉ số thời gian đông máu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố I, II, V, VIII, IX, X, XI, XII và các yếu tố von Willebrand.
- Kiểm tra chất ức chế để xác định hệ thống miễn dịch của bạn bị ức chế bởi yếu tố đông máu nào.
Những phương pháp nào dùng để điều trị thiếu hụt yếu tố V?
Thiếu hụt yếu tố V được điều trị bằng truyền huyết tương tươi đông lạnh (FFP) và tiểu cầu. Phương pháp này thường chỉ cần thiết sau khi phẫu thuật hoặc bị chảy máu.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý thiếu hụt yếu tố V?
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- 7 điều có thể bạn chưa biết về chảy máu cam
- 9 nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam và cách xử trí khoa học
- Nguy hiểm khi bị chảy máu động mạch