Tìm hiểu chung
Tăng nhãn áp góc đóng nguyên phát là bệnh gì?
Bệnh tăng nhãn áp góc đóng nguyên phát là một loại bệnh ngăn chặn hệ thống thoát nước mắt qua lưới sợi mô liên kết, bao gồm bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính và tăng nhãn áp góc đóng mạn tính.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp góc đóng nguyên phát là gì?
Đôi khi, bệnh tăng nhãn áp góc đóng nguyên phát không có triệu chứng và nhưng có lúc các triệu chứng lại rất rõ ràng. Bệnh tăng nhãn áp góc đóng nguyên phát cấp tính gây đau đớn ở mắt vì sự gia tăng áp lực xảy ra đột ngột. Triệu chứng bao gồm nhìn thấy những vầng hào quang quanh nguồn ánh sáng, mắt đỏ, tầm nhìn mờ và đôi khi có cảm giác khó chịu. Nếu được điều trị kịp thời thì trong hầu hết trường hợp, thị lực sẽ được phục hồi hoàn toàn.
Đôi khi, người bị mắc bệnh sẽ trải qua một loạt các đơn đau nhức bán cấp nhẹ vào ban đêm. Tầm nhìn bị mờ, có cảm giác như sương mù với các vòng màu xung quanh ánh đèn màu trắng kèm theo khó chịu và đỏ mắt. Nếu bạn gặp phải những triệu chứng này thì hãy tham khảo gặp bác sĩ nhãn khoa ngay.
Bệnh tăng nhãn áp góc đóng mạn tính phát triển chậm, thường không có triệu chứng.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa bệnh tăng nhãn áp góc đóng nguyên phát diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy bạn hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh tình trạng này.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bệnh tăng nhãn áp góc đóng nguyên phát?
Ở bệnh tăng nhãn áp góc đóng nguyên phát, màng lọc thủy dịch không thể nhìn thấy được vì góc mắt bị “thu hẹp”. Có nhiều lý do dẫn đến sự “thu hẹp” này, bao gồm:
- Khác biệt về áp suất. Sự khác biệt về áp suất giữa mặt sau của mắt (hậu phòng) và phía trước của mắt (tiền phòng) có thể khiến cho mống mắt cong về phía trước và gây ra hẹp góc;
- Thay đổi kết cấu. Độ dày của mi (một phần của mắt tạo ra chất dịch cho mắt, được gọi là thủy dịch), vị trí của mống mắt so với mi, thể tích của mống mắt và hình dạng, vị trí và độ dày của thủy tinh thể, đều góp phần làm hẹp góc. Một số các đặc điểm kết cấu phụ thuộc vào tuổi tác, chẳng hạn như độ dày của thủy tinh thể tăng lên khi chúng ta già đi (hình thành đục thủy tinh), đây là lý do tại sao đôi khi chúng ta bị hẹp góc mắt theo thời gian. Trong tình huống khác, đóng góc có thể xảy ra cấp tính, dẫn đến tình trạng góc đóng cấp tính, lúc này áp suất của mắt tăng lên nhanh chóng và tầm nhìn có thể bị ảnh hưởng nặng nề.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh tăng nhãn áp góc đóng nguyên phát?
Bệnh tăng nhãn áp góc đóng xuất hiện rất nhiều ở các nước Châu Á, bệnh có thể cấp tính (khởi phát đột ngột) hoặc mạn tính (phát triển chậm). Số lượng người từ 40 tuổi trở lên mắc bệnh tăng nhãn áp góc đóng được ước tính là 0,69%, tương đương với 15 triệu vào năm 2010. Đến năm 2020, số lượng bệnh nhân bị bệnh tăng nhãn áp góc đóng nguyên phát trên thế giới có thể lên đến hơn 21 triệu.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp góc đóng nguyên phát?
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp góc đóng nguyên phát bao gồm:
- Tuổi tác. Bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính và mạn tính xuất hiện nhiều ở những người trên 40 tuổi. Bệnh cũng có thể xuất hiện ở người trẻ tuổi và nghiêm trọng hơn;
- Giới tính. Phụ nữ mắc bệnh này nhiều hơn so với đàn ông;
- Dân tộc. Người châu Á có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp góc đóng nguyên phát cao hơn người châu Âu;
- Bệnh sử gia đình. Nếu bạn bị bệnh tăng nhãn áp thì người thân của bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Bạn nên yêu cầu họ đến gặp bác sĩ nhãn khoa thường xuyên để kiểm tra mắt;
- Viễn thị. Những người bị viễn thị mức độ nặng có nguy cơ cao mắc bệnh tăng nhãn áp góc đóng.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tăng nhãn áp góc đóng nguyên phát?
Bác sĩ nhãn khoa sẽ đánh giá tất cả các bộ phận của mắt. Ngoài ra, bác sĩ sẽ thực hiện soi tiền phòng (sử dụng một tấm gương đặc biệt để nhìn góc mắt). Đôi khi, bác sĩ sẽ tiến hành chụp ảnh phần trước mắt (cắt lớp quang học phân đoạn trước) hoặc siêu âm vi sinh (một phương pháp siêu âm khám mắt đặc biệt) để xác định cụ thể hơn kết cấu của góc mắt.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tăng nhãn áp góc đóng nguyên phát?
Sau khi kiểm tra mắt, bác sĩ nhãn khoa sẽ trình bày các phương pháp điều trị bao gồm cắt mống mắt bằng laser, thuốc hay phẫu thuật dành cho 2 trường hợp:
- Nghi ngờ góc đóng nguyên phát. Quy trình cắt mống mắt bằng laser giúp ngăn chặn tổn thương góc đóng cấp tính. Nếu bạn hay gặp phải cơn đau nhức hoặc các triệu chứng góc đóng từng đợt thì cần phải tiến hành quy trình phẫu thuật này hoặc bạn có thể chọn theo dõi để xem các góc có dần dần bị thu hẹp hơn không;
- Bệnh tăng nhãn áp góc đóng nguyên phát. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ một phần nhỏ cạnh ngoài của mống mắt bằng phương pháp cắt mống mắt bằng laser. Nếu bạn bị tổn thương góc đóng cấp tính ở một mắt thì bác sĩ sẽ phẫu thuật cho bên mắt còn lại để phòng ngừa, vì con mắt còn lại có nguy cơ cao bị mắc bệnh.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh tăng nhãn áp góc đóng nguyên phát?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Chế độ ăn uống lành mạnh. Phương pháp này có thể giúp bạn duy trì sức khỏe và tránh được bệnh này. Một số vitamin và chất dinh dưỡng quan trọng cho mắt, bao gồm những chất trong lá trà xanh đen và axit béo omega-3 trong cá có thể giúp giữ cho đôi mắt sáng;
- Tập thể dục an toàn. Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm nhãn áp. Bạn hãy gặp bác sĩ để được hướng dẫn các bài tập thể dục thích hợp;
- Hạn chế cà phê. Đồ uống với lượng lớn caffein có thể làm tăng nhãn áp;
- Uống nước thường xuyên. Bạn hãy uống nước đều đặn nhưng với lượng vừa phải vì dung nạp quá nhiều nước trong một lúc có thể làm tăng nhãn áp tạm thời;
- Kê cao đầu khi ngủ. Bạn hãy dùng gối để kê đầu cao một chút, khoảng 20 độ nhằm giảm nhãn áp khi ngủ;
- Sử dụng thuốc. Bạn hãy sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc các thuốc khác được kê toa đúng theo chỉ định của bác sĩ để có kết quả điều trị tốt nhất và tránh gây tổn thương nghiêm trọng cho thần kinh thị giác.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.