Tìm hiểu chung
Sưng bàn chân hoặc mắt cá chân là tình trạng gì?
Sưng bàn chân hoặc mắt cá chân hay còn được gọi là phù ngoại biên, chỉ sự tụ dịch trong các bộ phận của cơ thể. Sự tụ dịch này thường không gây đau đớn, trừ khi do chấn thương.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của sưng bàn chân hoặc mắt cá chân là gì?
Các triệu chứng phổ biến của sưng bàn chân hoặc mắt cá chân là:
- Bạn bị bệnh tim hoặc thận và đang bị sưng phù nề;
- Bạn có bệnh gan và đang bị sưng ở chân;
- Các khu vực bị sưng có màu đỏ và cảm thấy ấm khi chạm vào;
- Nhiệt độ cơ thể cao hơn so với bình thường;
- Bạn đang mang thai và đang bị sưng, phù nề;
- Bạn đã thử biện pháp điều trị tại nhà nhưng không thành công;
- Vết sưng trở nặng.
Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể tồi tệ hơn như:
- Đau, thấy áp lực hoặc tức ở vùng ngực;
- Chóng mặt;
- Nhầm lẫn, bối rối;
- Cảm thấy đầu óc quay cuồng hoặc mờ nhạt;
- Khó thở.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Sưng ở chi dưới thường không gây ra vấn đề nhưng đôi khi có thể là một dấu hiệu nghiêm trọng. Bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào kể trên.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng sưng bàn chân hoặc mắt cá chân?
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sưng bàn chân hoặc sưng mắt cá chân. Trong hầu hết các trường hợp, vết sưng xảy ra do các yếu tố về lối sống, chẳng hạn như:
- Thừa cân có thể làm giảm lưu thông máu, gây ứ đọng dịch và sưng bàn chân hoặc sưng mắt cá chân;
- Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài khiến dịch trong cơ thể không được chuyển về tim bởi vì lúc đó các cơ bắp không hoạt động.
Sưng bàn chân, chân, mắt cá chân cũng có thể xảy ra khi dùng thuốc đặc biệt, chẳng hạn như:
- Steroids;
- Estrogen hoặc testosterone;
- Một số thuốc chống trầm cảm, bao gồm tricyclics và thuốc ức chế MAO;
- Thuốc chống viêm không steroid, bao gồm ibuprofen và aspirin.
Hơn nữa, những loại thuốc này có thể làm giảm lưu thông máu bằng cách tăng độ dày của tế bào máu, gây sưng ở chân. Hãy gặp bác sĩ ngay nếu bạn nghi ngờ thuốc đang dùng gây sưng chân. Không nên ngừng thuốc trước khi bạn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Các nguyên nhân khác có thể gây sưng bàn chân hoặc mắt cá chân bao gồm:
- Thay đổi hormone tự nhiên, ví dụ như dao động mức độ estrogen và progesterone, có thể gây giảm lưu thông máu ở chân, dẫn đến sưng. Những thay đổi trong mức độ hormone có thể xảy ra trong thai kỳ và chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ;
- Máu đông trong chân là một bụi máu ở trạng thái rắn. Khi bụi máu đông trong tĩnh mạch của chân, nó có thể làm giảm lưu lượng máu, dẫn đến sưng và khó chịu;
- Chấn thương hoặc nhiễm trùng ảnh hưởng đến bàn chân, chân hoặc mắt cá chân sẽ gây ra hệ quả làm tăng lưu lượng máu đến khu vực. Điều này thể hiện qua các vết sưng, phù nề;
- Suy tĩnh mạch xảy ra khi mạch máu không thể bơm máu đầy đủ, ứ đọng ở chân và gây sưng;
- Viêm màng ngoài tim là một tình trạng viêm lâu dài của màng ngoài tim, đó là màng túi giống khu vực xung quanh tim. Tình trạng này gây khó thở, sưng mạn tính ở chân và mắt cá chân;
- Phù bạch huyết, còn được gọi là tắc nghẽn bạch huyết, gây tắc nghẽn trong hệ thống bạch huyết. Hệ thống này được tạo thành từ các hạch bạch huyết và mạch máu giúp vận chuyển chất lỏng trong cơ thể. Sự tắc nghẽn trong hệ bạch huyết gây ra sưng ở các mô, dẫn đến sưng ở tay và chân;
- Tiền sản giật gây ra cao huyết áp trong thai kỳ. Việc tăng huyết áp có thể dẫn đến lưu thông kém và sưng ở mặt, tay và chân;
- Xơ gan liên quan đến vết sẹo gan, thường được gây ra bởi sự lạm dụng rượu hoặc nhiễm trùng (viêm gan B hoặc C). Các điều kiện này có thể gây ra huyết áp cao và lưu thông máu kém ở bàn chân, cẳng chân và mắt cá chân.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải tình trạng sưng bàn chân hoặc sưng mắt cá chân?
Sưng bàn chân hoặc sưng mắt cá chân rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng sưng bàn chân hoặc sưng mắt cá chân?
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây sưng bàn chân hoặc sưng mắt cá chân, chẳng hạn như:
- Tuổi tác;
- Thừa cân;
- Tình trạng sức khỏe như mang thai, xơ gan, phù bạch huyết, viêm màng ngoài tim, tiền sản giật, v.v.
Điều trị hiệu quả
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán sưng bàn chân hoặc mắt cá chân?
Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra thể chất và hỏi bạn về các triệu chứng.
Để giúp chẩn đoán nguyên nhân sưng, bác sĩ có thể tiến hành một hoặc nhiều các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm máu;
- X-quang;
- Siêu âm;
- Điện tâm đồ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị sưng bàn chân hoặc mắt cá chân?
Nếu sự sưng tấy có liên quan đến một thói quen, lối sống hay một chấn thương nhỏ, bác sĩ sẽ khuyên bạn điều trị tại nhà. Nếu sự sưng tấy là kết quả của một tình trạng sức khỏe cơ bản, bác sĩ sẽ cố gắng để điều trị theo điều kiện cụ thể. Sự sưng tấy có thể giảm đi sau khi sử dụng thuốc kê toa, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ và thường được sử dụng chỉ khi các biện pháp khắc phục không hiệu quả.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng sưng bàn chân hoặc mắt cá chân?
Các lối sống và biện pháp khắc phục sau có thể giúp bạn đối phó với bàn chân bị sưng hoặc mắt cá chân:
- Nâng chân lên cao bất cứ khi nào bạn đang nằm. Chân cần được đặt ở vị trí cao hơn tim. Bạn có thể muốn đặt một cái gối dưới chân để thoải mái hơn;
- Vận động và tập trung vào giãn cơ và di chuyển chân;
- Giảm lượng muối ăn, điều này có thể làm giảm lượng chất lỏng có nguy cơ tích tụ ở chân;
- Tránh mặc quần nịt tất, các loại quần áo bó bắp đùi;
- Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh;
- Mang vớ hỗ trợ hoặc vớ nén;
- Đứng lên hoặc di chuyển xung quanh ít nhất một lần mỗi giờ, đặc biệt là nếu bạn đang ngồi hoặc đứng yên trong thời gian dài.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với bác sĩ để hiểu rõ nhất đâu là giải pháp tốt nhất dành cho bạn.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Quá trình cắt thực quản diễn ra như thế nào?
- Tin nhắn sex: Tuyệt chiêu quyến rũ bạn nên thử ngay!
- Tiết lộ 6 yếu tố bạn cần có để nuôi dạy con tốt