Tìm hiểu chung
Sốt màng não miền núi (sốt màng não) là bệnh gì?
Bệnh sốt màng não miền núi, hay còn gọi là sốt màng não, là bệnh cấp tính gây ra do vi khuẩn tên Rickettsia rickettsii (thường có trong bọ ve). Loại ve này có nhiều ở khu vực nhiều cây cối, đặc biệt là bụi cây thấp và bụi cỏ cao. Bệnh thường phổ biến trong thời tiết ấm như mùa xuân và mùa hạ.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của sốt màng não miền núi (sốt màng não) là gì?
Các triệu chứng của sốt màng não miền núi thường bắt đầu trong vòng 2 đến 5 ngày sau khi bị ve cắn. Các triệu chứng này bao gồm: sốt cao kèm theo ớn lạnh, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, và thở gấp kèm theo ho.
Phát ban xuất hiện và bắt đầu ở cổ tay, mắt cá chân, lan ra lòng bàn tay, gót chân và cuối cùng đến chân và toàn thân. Các triệu chứng sau đó là cơ thể bạn yếu đi do cơ bị đau và lú lẫn.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay nếu bạn gặp các triệu chứng sau:
- Đau ngực hoặc bị thở gấp;
- Không thể uống chất lỏng và bị mất nước;
- Tình trạng phát ban của bạn nhìn như bị nhiễm trùng;
- Đau đầu hoặc động kinh nghiêm trọng;
- Đau bụng nghiêm trọng hoặc chảy máu.
Bạn cần đi khám ngay khi bị phát ban hoặc bị sốt sau khi bị ve cắn. Bệnh sốt màng não miền núi cũng như các bệnh sốt siêu vi khác đều phát bệnh rất nhanh và vô cùng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra sốt màng não miền núi (sốt màng não)?
Nguyên nhân gây ra sốt màng não là do bị ve nhiễm bệnh cắn. Ve mang vi khuẩn Rickettsia rickettsii gây bệnh thường là ve chó Mỹ (Dermacentor variabilis) ở miền Tây nước Mỹ, nơi bệnh xảy ra phổ biến nhất. Ở miền Tây nước Mĩ, ve rừng (Dermacentor andersoni) mang vi khuẩn ký sinh vào chó và các loài gậm nhấm. Do đó, bệnh thường xuất hiện ở thành phố và những vùng nông thôn.
Sốt màng não miền núi không lây truyền từ người sang người.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường có nguy cơ mắc sốt màng não miền núi (sốt màng não)?
Bệnh có thể xảy ra ở bất kì lứa tuổi nào nhưng phổ biến nhất ở người lớn từ 60 đến 69 tuổi và trẻ em từ 5 đến 9 tuổi. Trong đó, bệnh nhân nam nhiều hơn bệnh nhân nữ. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với trường hợp của bạn.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc sốt màng não miền núi (sốt màng não)?
Những yếu tố khiến nguy cơ mắc bệnh sốt màng não bao gồm:
- Đang vào mùa xuân hoặc đầu hè;
- Sống ở vùng hay bị bệnh sốt siêu vi và sốt màng não miền núi như có nhiều cây cối, bụi cỏ cao, có sóc hay nhím sinh sống;
- Thường đi lại và sinh hoạt trong rừng, vườn cây rậm và thường tiếp xúc với chó hay sóc tại đó.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán sốt màng não miền núi (sốt màng não)?
Bác sĩ chẩn đoán sốt màng não miền núi thông qua tiền sử mắc bệnh, khám lâm sàng các triệu chứng của bạn và yêu cầu bạn xét nghiệm máu để xem bạn có nhiễm khuẩn không.
Những phương pháp nào dùng để điều trị sốt màng não miền núi (sốt màng não)?
Trong những trường hợp nguy hiểm, bạn cần phải nhập viện càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh như doxycycline hoặc tetracycline cho bạn nếu bạn là nam hoặc nữ không mang thai.
Các thuốc nên tránh sử dụng bao gồm aspirin vì có thể có tác dụng phụ và antacid điều trị viêm và đau dạ dày vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc kháng sinh.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của sốt màng não miền núi (sốt màng não)?
Bạn có thể kiểm soát bệnh sốt của mình dễ dàng nếu bạn lưu ý những điều sau đây:
- Uống thuốc và ăn uống, nghỉ ngơi theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn có thể ăn uống bình thường nhưng tốt nhất là ăn thức ăn dễ tiêu và có vị nhạt;
- Uống nhiều nước nhưng không được uống sữa;
- Cần nghỉ ngơi cho đến khi hết sốt;
- Nếu bị đau cơ bạn có thể dùng miếng dán nóng giảm đau;
- Kiểm tra cơ thể thường xuyên để phát hiện vết cắn do ve khi tham gia những hoạt động ngoài trời;
- Chỉ sử dụng những sản phẩm không chứa aspirin như acetaminophen để hạ sốt và giảm đau;
- Không uống sữa hoặc sử dụng các loại thuốc antacid trị đau dạ dày và viêm dạ dày trong vòng 2 giờ sử dụng thuốc kháng sinh.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.